• Điểm Tin Thế Giới Ngày 28 tháng 4, 2020: TT Trump: Mỹ có thể đòi Trung Cộng  bồi thường vì Covid-19

Tin Tức

• Điểm Tin Thế Giới Ngày 28 tháng 4, 2020

TT Trump: Mỹ có thể đòi Trung Cộng  bồi thường vì Covid-19



Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/4 nói rằng ông có thể yêu cầu Trung Cộng  bồi thường thiệt hại vì dịch Covid-19.

“Chúng tôi không hài lòng với Trung Cộng ”, ông Trump phát biểu trong buổi họp báo hôm 27/4 tại Nhà Trắng. “Chúng tôi không hài lòng với tình hình chung bởi chúng tôi tin rằng nó (Covid-19) đáng lẽ đã có thể ngăn chặn ngay tại nơi khởi phát”.
Tổng thống Trump phát biểu thêm: “Có rất nhiều cách để buộc họ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi đang điều tra rất nghiêm túc”.
Trong cuộc họp báo, một phóng viên đã đề cập đến việc một tờ báo của Đức gần đây yêu cầu Trung Cộng  bồi thường 149 tỷ Euro cho nước này vì những thiệt hại kinh tế mà Covid-19 gây ra và hỏi Mỹ có hành động tương tự hay không. Tổng thống Trump trả lời: “Chúng tôi có thể làm những thứ dễ dàng hơn nhiều. Đức đang xem xét, chúng tôi cũng đang xem xét. Chúng tôi bàn đến khoản tiền (bồi thường) lớn hơn nhiều khoản tiền mà Đức đang cân nhắc. Chúng tôi vẫn chưa quyết định bao nhiêu, nhưng sẽ là rất lớn”.
 “Đây là thiệt hại với cả thế giới. Đây là thiệt hại với Mỹ, nhưng cũng là thiệt hại với cả thế giới”.
Covid-19 khởi phát ở Trung Cộng  vào cuối năm 2019, đến nay dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Mỹ là ổ dịch lớn nhất thế giới nhưng các quan chức Mỹ nghi ngờ số liệu mà giới chức Trung Cộng  công bố.
Hàng ngàn người Mỹ và nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ yêu cầu buộc tội chính quyền Trung Cộng  che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin, khiến virus Vũ Hán lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nước.
Tại châu Âu, một báo cáo của tổ chức Henry Jackson Society – một cơ quan nghiên cứu của Anh Quốc – lập luận rằng các quốc gia G7 có thể khởi kiện Trung Cộng  và yêu cầu bồi thường hàng ngàn tỷ USD. Báo cáo còn tuyên bố nước Úc có thể đòi Trung Cộng  bồi thường thiệt hại hơn 58 tỷ USD.

Ấn Độ trả lại kit xét nghiệm, Trung Cộng  lên tiếng chỉ trích

Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) hôm 27/4 nói rằng, họ sẽ trả lại khoảng 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 nhập từ Công ty Công nghệ sinh học Wondfo Quảng Châu và Công ty Công nghệ chẩn đoán Livzon Chu Hải do chất lượng kém. Viên chức Trung Cộng  lập tức lên tiếng chỉ trích quyết định của Ấn Độ là “không công bằng và vô trách nhiệm”.
“Mặc dù nhà sản xuất hứa hẹn bộ kit xét nghiệm sẽ có hiệu suất tốt cho mục tiêu sàng lọc bệnh dịch, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy độ nhạy của sản phẩm khác xa cam kết”, hãng tin IANS trích thông báo của ICMR. ICMR cũng khuyến cáo các bang ngừng sử dụng các kit xét nghiệm và gửi lại cho ICMR để trả về các nhà cung cấp.

Đài Loan cảm ơn Mỹ vì ủng hộ gia nhập WHO

Theo Reuters, trong cuộc họp trực tuyến vào cuối ngày 27/4, Bộ trưởng Y tế Đài Loan Trần Thời Trung (Chen Shih-chung) đã cảm ơn Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar vì đã ủng hộ mạnh mẽ quốc gia này gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Bộ Y tế Đài Loan cho biết thêm rằng ông Azar “tái khẳng định việc Mỹ sẽ hỗ trợ liên tục và cụ thể trong việc mở rộng sự tham gia của Đài Loan tại WHO và các tổ chức y tế toàn cầu”.
Bộ trưởng Alex Azar viết trên Twitter rằng, ông đã cảm ơn ông Trần vì “những nỗ lực chia sẻ các nguồn lực tốt nhất của Đài Loan với Mỹ”.
 

Pháp : Dỡ bỏ phong tỏa, chuyện không đơn giản


Thủ tướng Pháp, Edouard Philippe trình bày về kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa chống Covid-19. REUTERS – POOL

Ngày 28/04/2020, trước Quốc Hội, thủ tướng Pháp Edouard Philippe trình bày kế hoạch chi tiết dỡ bỏ lệnh phong tỏa ở nước Pháp. Nội dung của kế hoạch được dư luận Pháp mong đợi không kém gì thời điểm ngày 11/05. Sự kiện này cũng quan trọng như cuộc khủng hoảng y tế của Pháp trong đại dịch Covid-19.
Dĩ nhiên người dân Pháp đang mong chờ từng ngày được ra khỏi phong tỏa, nhưng chính phủ Pháp đang đau đầu và bị sức ép rất lớn làm sao giải tỏa được cuộc sống cho người dân khi nguy cơ bệnh dịch vẫn còn đó.  Chính phủ cho biết kế hoạch sẽ được chia thành 6 mảng chính : y tế (gồm các vấn đề khẩu trang, xét nghiệm, cách ly…), trường học, việc làm, thương mại, giao thông và các cuộc tụ tập. Với mỗi chủ đề như vậy, thủ tướng Pháp phải trình bày cụ thể đâu là cơ sở để hành pháp cho phép trở lại các hoạt động mà vẫn tránh được dịch bệnh tái phát.

Mục đích nội dung như vậy, nhưng chính phủ vẫn chưa có được kế hoạch thực hiện. Cho đến tận sáng ngày hôm qua (27/04), tại phủ thủ tướng, các cuộc họp vẫn liên tục diễn ra để bàn về vô số các vấn đề đặt ra khi dỡ bỏ phong tỏa trước làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn luôn rình rập đâu đó và trong khi tiếng kêu cứu của các ngành nghề kinh tế, xã hội ngày thêm nhiều. Bên cạnh đó, đến lúc này các đường hướng quyết định chính trị dường như chưa thuyết phục được giới khoa học cũng như của phe đối lập.


Khẩu trang, không còn là chuyện nhỏ của chính phủ


Với tựa lớn chiếm cả trang nhất: « Khẩu trang, dối trá và chểnh mảng », báo Pháp Libération có bài phóng sự điều tra về vấn đề vì sao nước Pháp rơi vào trình trạng khan hiếm khẩu trang y tế trầm trọng khi Covid-19 lan tràn. Dựa trên các nguồn tin chính thức cũng như ý kiến của các nhà khoa học, Libération đã cho thấy, khi cuộc khủng hoảng virus corona bùng lên, vấn đề sử dụng khẩu trang để phòng dịch đã được đặt ra. Nhưng do lơ là để kho hàng chiến lược phòng dịch này bị cạn từ 10 năm qua, chính phủ lấy lý do là khẩu trang chỉ cần thiết và có tác dụng cho nhân viên y tế và người bị bệnh, phải dành dụm không đem sử dụng đại trà. Giờ đây khi thấy khẩu trang là vật dụng thiết yếu phòng dịch lây lan thì chính phủ lại nói rằng cách tiếp cận vấn đề đã thay đổi…

Libération khẳng định, không hề có sự thay đổi nào trong cơ sở lý luận hết mà chính phủ đã cố ý nói dối dân để che lấp sự sai lầm về quản lý kho dự trữ khẩu trang hơn 1 tỷ chiếc trong suốt hai nhiệm tổng thống từ François Hollande đến Emmanuel Macron.

Theo tờ báo ngay từ tháng Hai, khi virus corona bắt đầu lây lan ở Pháp thì khi dự trữ khẩu trang của Nhà nước đã cạn kiệt. Thế nhưng các giới chức y tế của chính phủ vẫn khẳng định không sợ khan hiếm khẩu trang. Đến giữa tháng 3, khi tình trạng đã bắt đầu nguy ngập, lúc đó các cơ quan y tế mới thông báo trong kho chiến lược chỉ còn 117 triệu chiếc khẩu trang y tế loại FFP2, trong khi mà 10 năm trước đó con số này là 1 tỷ 600 triệu.

Điều tra của Libération cho thấy trong 10 năm, các chính phủ đã không để ý quan tâm đến tích trữ kho hàng chiến lược phòng dịch này, do cắt giảm ngân sách đầu tư cho y tế, mặc dù các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo cần phải bổ sung liên tục nguồn dự trữ vật tư chiến lược phòng dịch bệnh. Hậu quả là khi bị dịch Covid 19 tấn công  các cơ sở, nhân viên y tế bị rơi vào tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ.

Tờ báo đưa ví dụ, như tại bệnh viện Mulhouse, tâm dịch đầu tiên của Pháp, vào lúc cao điểm dịch Covid-19, bệnh viện này cần khoảng hơn 100 nghìn khẩu trang chuyên dụng các loại mỗi tuần, trong khi Nhà nước chỉ có thể cung cấp khoảng 25 nghìn chiếc mỗi tuần. Đến cuối tháng 3, cao điểm của dịch trong cả nước, Pháp cần ít nhất 40 triệu khẩu trang mỗi tuần, trong khi đó 8 tuần lễ, chính phủ mới tích góp được 69 triệu khẩu trang, theo một tài liệu chính thức của bộ Y Tế. Chính phủ không đủ khả năng cung cấp khẩu trang cho cả người bệnh cũng như các nhân viên chăm sóc họ. Các đơn đặt hàng gấp được ký nhưng đã quá muộn.

Libération khẳng định trong bài xã luận tình trạng khủng hoảng khẩu trang mà bài điều tra cho thấy trách nhiệm, sự yếu kém và thất bại của chính phủ trong chính sách y tế. « Những sai lầm đó làm suy yếu thủ tướng Edouard Philippe, khi mà hôm nay ông trình bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa từng phần cho dân chúng từ ngày 11/05. Một kế hoạch để thành công và tránh được làn sóng dịch thứ 2 thì nhất thiết phải dự trù  đủ số lượng khẩu trang, xét nghiệm, đây lại là điều chưa có được. Nếu muốn thuyết phục được mọi người, thủ tướng phải cụ thể và chắc chắn và còn phải biết thừa nhận những sai lầm của chính phủ », Libération kết luận.

Châu Âu rục rịch dỡ bỏ phong tỏa




Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn còn lâu mới bị đẩy lùi, các nước bị dịch nặng nề nhất của châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức đều đã bắt đầu rục rịch các bước khởi động thoát ra khỏi vòng phong tỏa, một giai đoạn được đánh giá là « cốt yếu và rất khó xử ».

Đây là giai đoạn mà các chính phủ toàn cầu phải đối mặt: Làm sao vừa phải giữ được các chuẩn mực vệ sinh y tế để đề phòng làn sóng dịch thứ 2, vừa phải khởi động lại cỗ máy kinh tế trước nỗi lo về đời sống của dân chúng ngày càng lớn. Tuy nhiên, mỗi nước đều dỡ bỏ các hạn chế một cách thận trọng với ưu tiên của mỗi nơi cũng khác nhau. Ý chọn chiến lược làm dần từng mảng, Đức thì mỗi vùng làm theo cách riêng phù hợp với hoàn cảnh của mình .

Nhìn chung, nhiều nước đã cho mở lại dần dần trường học, như ở Đức, bắt đầu từ ngày 4/5 hay Đan Mạch thì sớm hơn từ ngày 14/4. Nhưng cũng có nước thận trọng đề nghị đến tháng 9 mới mở trường học trở lại như Ý hay Rumani. Pháp, Tây Ban Nha, hay Anh việc mở lại trường học trên nguyên tắc từ ngày cho dỡ lệnh phong tỏa, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc nên chưa có chủ trương dứt khoát.

Nhưng khởi động lại cỗ máy kinh tế đang là ưu tiên của các nước. Trước tiên là mở lại các cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở sản xuất quan trọng nhưng vẫn phải dưới sự giám sát chặt chẽ của các quy định phòng dịch. Quán ăn, khách sạn, tụ điểm vui chơi giải trí vẫn còn chờ tiến triển tình hình dịch.

Một vấn đề khác là việc lưu thông qua biên giới. Đây là điểm mấu chốt trong việc dỡ lệnh phong tỏa. Thế nhưng hầu hết các nước trong Liên Hiệp Châu Âu cũng như trong khối Schengen đều rất thận trọng chưa muốn đưa ra quyết định cụ thể. Ưu tiên của các nước lúc này vẫn là lo tổ chức lại hệ thống giao thông công cộng trong mỗi nước đã và sẽ còn bị đảo lộn lâu dài vì trận dịch này.

Covid-19 :  Vì sao Trung Cộng  sợ minh bạch ?
Trên trang « Dư luận » của báo Le Figaro có bài viết với tựa đề khá hấp dẫn liên quan đến Trung Cộng  của nhà báo, nhà văn Renaud Girard: « Vũ Hán : Cần có một cuộc điều tra quốc tế ».
“Để trả lời một thảm họa quốc tế thì phải có một cuộc điều tra quốc tế. Thế nhưng đảng Cộng Sản Trung Cộng  có vẻ không muốn chấp nhận điều đó. Trước đề nghị của Úc mở một cuộc điều tra quốc tế dưới sự chỉ đạo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới về dịch Covid-19, đại sứ Trung Cộng  tại Canberra đã trả lời là « không » và còn đe dọa sẽ tẩy chay, trả đũa nếu chính phủ Úc tiếp túc theo đuổi ý tưởng này.

Tác giả nhắc lại, đến nay người ta còn chưa biết gì nhiều về hoàn cảnh ra đời tại Vũ Hán hồi tháng 11/2019 một căn bệnh sau này bùng phát khắp thế giới giết chết hàng trăm nghìn người. Còn rất nhiều câu hỏi xung quanh bệnh dịch này dưới nhiều góc độ khác nhau để thế giới tìm hiểu, ngăn chặn dịch.

Vậy có chính đáng khi các nước lớn trên thế giới muốn hiểu rõ điều gì đã xảy ra ở Trung Cộng  hay không ? Hiển nhiên là chính đáng, như vậy chỉ để ngăn chặn các đại dịch không tái xảy ra từ nước lớn này mà thôi, theo tác giả.

Trong khi đó các tin đồn, thuyết âm mưu rộ lên liên quan đến trách nhiệm của Trung Cộng  với virus corona chủng mới. Tại sao Trung Cộng  lại từ chối sự minh bạch, bác bỏ một cuộc điều tra quốc tế ? Phải chăng họ có điều gì phải giấu ?

Tác giả bài báo nhắc lại khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima 2011, chính phủ Nhật ngay lập tức kêu gọi các chuyên gia của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế tới trợ giúp. Vậy tại sao Trung Cộng  không làm như Nhật ?
Tác giả kết luận : « Trên bình diện công nghệ, Trung Cộng  đã hưởng lợi quá nhiều trong việc mở cửa với thế giới phương Tây. Những thập kỷ gần đây, con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh cũng không ngừng đòi phương Tây mở cửa rộng hơn. Vậy mà giờ đây Trung Cộng  chủ trương đóng cửa, sau khi đã xuất khẩu một thảm họa sức khỏe chưa từng có từ một thế kỷ nay ».

Trung Cộng  gây thêm bất ổn tại Biển Đông

Nhà nghiên cứu Ấn Độ trước hết nêu bật ý đồ của Trung Cộng  khi quyết định tổ chức lại bộ máy hành chính trên các vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng hoặc đang yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Đối với chuyên gia Abhijit Singh, hành động của Trung Cộng  đã gây thêm bất ổn định trong một khu vực vốn đã căng thẳng. Việc thiết lập hai quận đảo mới – Tây Sa để quản lý Hoàng Sa và Nam Sa để quản lý Trường Sa - trước đây gộp chung dưới trướng của “thành phố Tam Sa" có mục đích rõ ràng là tăng cường quyền kiểm soát trên vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Giới phân tích an ninh đặc biệt chỉ trích việc thiết lập quận đảo Nam Sa, đặt trụ sở trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross) - một trong ba đảo nhân tạo đã được mở rộng thành tiền đồn quân sự của Trung Cộng  trong khu vực Trường Sa. Hành động này của Bắc Kinh đã làm tăng khả năng xảy ra xung đột khu vực.

Hà Nội, Jakarta và Kuala Lumpur cố chống lại động thái xâm lược của Bắc Kinh

Các láng giềng Đông Nam Á như đã dự phòng trước việc làm của Trung Cộng . Việt Nam, Indonesia và Malaysia trong những tháng gần đây đã tìm cách đẩy lùi các hành vi xâm lấn của Trung Cộng  tại các vùng biển gần nước họ, sử dụng cả các công cụ hành chính, pháp lý lẫn các phương tiện tác chiến.

Vào tháng 12/2019, Malaysia đã gởi đến Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Ranh Giới Thềm Lục Địa, bản đề nghị kéo dài thềm lục địa Malaysia ra ngoài phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế nước này ở phía bắc Biển Đông. Động thái này của Kuala Lumpur được cho là nhằm chống lại việc Bắc Kinh cho tàu hiện diện thường xuyên bên trong và xung quanh bãi cạn Luconia của Malaysia.

Vài tuần sau, đến lượt Indonesia cho triển khai chiến hạm và một chiếc tàu ngầm đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna sau khi khu vực này bị tàu cá và tàu hải cảnh Trung Cộng  xâm lấn.

Và mới đây, vào thượng tuần tháng Tư này, Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao đến Liên Hiệp Quốc phản đối các yêu sách rộng khắp của Trung Cộng  tại Biển Đông. Công hàm phản đối của Việt Nam được tung ra sau vụ một chiếc tàu Trung Cộng  đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.

Mỹ và Úc đưa chiến hạm đến Biển Đông



Tàu đổ bộ tấn công USS America (dẫn đầu) các tàu chiến Úc và Mỹ trong cuộc tập trận trên Biển Đông ngày 18/04/2020. © via REUTERS - Australia Department Of Defence

Các nỗ lực kể trên tuy nhiên đã lại làm Trung Cộng  hung hăng thêm, gửi thêm lực lượng dân quân biển và hải cảnh đến các khu vực tranh chấp.

Chuyên gia Ấn Độ ghi nhận: Hành vi bắt nạt của Trung Cộng  được thấy rõ nhất ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam và Malaysia, nơi lực lượng tuần duyên Malaysia đang theo dõi một đội tàu Trung Cộng . Một chiếc tàu khảo sát của chính phủ Trung Cộng  được tàu hải cảnh hộ tống đã bị buộc tội quấy rối một tàu thăm dò do công ty dầu khí Nhà nước Malaysia điều hành.

Hoa Kỳ đã cấp tốc phản ứng, ra lệnh cho tàu tấn công đổ bộ USS America cùng hai chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và USS Barry đến khu vực. Trong bối cảnh lo ngại về khả năng đối đầu xảy ra với Trung Cộng , Úc cũng cho chiến hạm HMAS Parramatta đến tham gia “tập trận” cùng với các tàu chiến Mỹ gần nơi có tàu Trung Cộng .

Ba yếu tố đáng ngại cho Ấn Độ

Theo nhà phân tích Abhijit Singh, tình hình đang diễn ra ở Biển Đông có ba yếu tố có liên quan đến Ấn Độ.

Đầu tiên hết, các hoạt động của lực lượng Trung Cộng  tập trung vào một khu vực rất gần Ấn Độ Dương, lại nhắm vào các quốc gia mà Ấn Độ có mối quan hệ chính trị và quân sự chặt chẽ.

Kể từ tháng 9 năm 2018, sau vụ một khu trục hạm của Hải Quân Trung Cộng  áp sát chiến hạm Mỹ USS Decatur gần Đá Ga Ven ở Trường Sa, Hải Quân và dân quân biển Trung Cộng  đã gia tăng quấy rối tàu chấp pháp của Việt Nam và Indonesia vốn thường xuyên hợp tác với Hải Quân và Tuần Duyên Ấn Độ trong các sáng kiến tăng cường an ninh khu vực.

Yếu tố thứ hai là các diễn biến hiện nay ở Biển Đông trùng khớp với sự gia tăng hoạt động của Trung Cộng  ở khu vực Đông Ấn Độ Dương, đặc biệt là sự hiện diện của tàu nghiên cứu và khảo sát Trung Cộng .

Vào tháng 9 năm ngoái, chiến hạm Ấn Độ đã trục xuất tàu nghiên cứu Thập Yển 1 (Shiyan) của Trung Cộng  xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Quần Đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Vào thời điểm xuất hiện thông tin về kế hoạch được Trung Cộng  hậu thuẫn để xây dựng một kênh đào xuyên Thái Lan và một thỏa thuận bí mật cho Trung Cộng  thiết lập một căn cứ hải quân tại Cam Bốt, sự hiện diện của Trung Cộng  ở phía đông Ấn Độ Dương đã làm dấy lên quan ngại của New Delhi.

Ấn Độ lại càng lo lắng hơn khi các hoạt động khai thác của Trung Cộng  tại khu vực Nam Ấn Độ Dương đã được mở rộng đáng kể, cũng như sự hiện diện của các khu vực dành cho tàu đánh cá Trung Cộng  gần vùng lãnh hải của Ấn Độ.

Tàu gián điệp Trung Cộng  ngày càng nhiều ở Ấn Độ Dương

Một yếu tố thứ ba thu hút mối quan tâm của giới phân tích Ấn Độ là sự hiện diện ngày càng nhiều của tàu gián điệp Trung Cộng  ở Ấn Độ Dương.

Các loại tàu thu thập thông tin tình báo lớp Đông Điều (Dongdiao) của Trung Cộng  – từng được dùng để theo dõi tàu chiến của Mỹ, Úc và Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương - hiện đang hoạt động ở vùng biển phía đông Ấn Độ Dương, để theo dõi động thái của Hải Quân Ấn Độ. Một chiếc tàu tình báo điện tử loại này đã bị phát hiện ở vùng biển phía đông gần quần đảo Andaman và Nicobar vào cuối năm ngoái đã gây tranh cãi trong giới an ninh Ấn Độ.

Giới quan sát tình hình khu vực hiện đang quan ngại trước các nỗ lực của Bắc Kinh để lợi dụng tình hình địa chính trị lỏng lẻo do dịch Covid-19 gây ra. Trong lúc nhiều nước Đông Nam Á hoặc bị bệnh hoặc đang tự cách ly, và Washington bị đại dịch tại Mỹ làm phân tâm, lực lượng dân quân biển Trung Cộng  đã tăng sức hoành hành tại các điểm nóng quan trọng trong khu vực.

Ấn Độ nên từ bỏ thái độ trung lập

Theo chuyên gia Singh, Ấn Độ phải thay đổi đường lối trung lập về tranh chấp Biển Đông vẫn được duy trì cho đến nay.

Xu hướng nhìn khu vực thông qua lăng kính địa chính trị và sự “cân bằng quyền lực” đã khiến giới có thẩm quyền quyết định tại Ấn Độ thận trọng trong việc đối phó với lập trường hung hăng của Trung Cộng . Tuy nhiên, cái giá phải trả cho thái độ chỉ nói mà không làm gì đang tăng lên. Đối với nhiều người ở New Delhi, rõ ràng là việc Bắc Kinh  khống chế chặt chẽ được các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông sẽ cung cấp cho Trung Cộng  một uy lực lớn hơn ở miền đông Ấn Độ Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Nguỵ Phượng Hoà:
Trung Cộng chưa bao giờ xâm lược nước khác (?)


Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hoà tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6/2019- AFP
“Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà trong bài phát biểu được trông đợi tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, hôm 2/6 đã đưa ra một hình ảnh Trung Quốc yêu hoà bình nhưng sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ các quyền lợi cốt lõi của mình.
Đối thoại Shangri-La là một diễn đàn khu vực được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các quan chức quốc phòng và chuyên gia đến từ nhiều nước. Các vấn đề chủ yếu được thảo luận tại Đối thoại bao gồm quốc phòng và an ninh.
Ngay từ đầu bài phát biểu của mình, ông Nguỵ đã nói đến một Trung Quốc mong muốn chung sống hoà bình với các nước, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới trong nhiều năm qua.
“Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác.
Nói về tương lai, ông nói tiếp “Trong tương lai, dù có lớn mạnh thế nào, Trung Quốc cũng không bao giờ đe doạ ai, tìm cách bành trướng hay tạo ảnh hưởng. Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không quên lên tiếng bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc bằng lời lẽ mạnh mẽ. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chúng tôi sẽ chắc chắn phản công nếu bị tấn công”.
Để nói rõ điều này, tướng Nguỵ Phượng Hoàng nói rằng Quân đội Nhân dân Trung Quốc tham gia nhiều cuộc chiến và không sợ sự hy sinh và đã giành được từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Không một quốc gia nào nên trông đợi Trung Quốc cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị xâm phạm”, ông Nguỵ Phượng Hoà phát biểu.
Các vấn đề được trông đợi sẽ được đề cập trong Đối thoại lần này đều được tướng Nguỵ Phượng Hoà đưa ra trong bài phát biểu của mình bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ, Biển Đông, Đài Loan, và vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.
Liên quan đến căng thẳng thương mại với Mỹ, ông Nguỵ Phượng Hoà nói rằng Trung Quốc luốn sẵn sàng mở cửa đàm phán nhưng nếu Mỹ muốn chiến tranh thì Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng.
Về vấn đề Biển Đông, Tướng Nguỵ liên tục khẳng định vùng nước đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng đang ổn định. Ông cũng không quên ám chỉ Hoa Kỳ là quốc gia bên ngoài đang gây mất ổn định khu vực này, dù không nêu tên Mỹ trực tiếp trong phần này. Ông cũng không quên khẳng định việc Trung Quốc xây lấp các đảo và quân sự hoá khu vực Biển Đông là thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn vì mục đích tự vệ.
Đây là lần đầu tiên sau 8 năm vắng bóng, Trung Quốc lần này đã gửi Bộ trưởng Quốc phòng đến Đối thoại Shangri-La. Sự có mặt của tướng Nguỵ Phượng Hoà được trông đợi là dịp để Trung Quốc gửi ra các thông điệp với Mỹ và thế giới vào khi quan hệ giữa hai cường quốc đang căng thẳng liên quan đến một loạt các vấn đề về thương mại, công nghệ, Biển Đông và Đài

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top