• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGAY 25/2: Hàn Quốc báo cáo gần 1.000 người nhiễm COVID-19, 11 ca tử vong

Tin Tức

• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGAY 25/2

Hàn Quốc báo cáo gần 1.000 người nhiễm COVID-19, 11 ca tử vong


Nhân viên y tế Hàn Quốc (ảnh chụp màn hình Youtube)

Theo AFP, giới chức Hàn Quốc vừa xác nhận thêm 84 trường hợp dương tính với virus corona, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 977. Ngoài ra, một người đàn ông là công dân Mông Cổ đã tử vong tại Hàn Quốc khi đang điều trị COVID-19.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết hơn 80% trong số 977 ca nhiễm nCoV ở nước này đến từ thành phố Daegu và tỉnh Gyeongsang Bắc.
KCDC cho biết người đàn ông Mông Cổ, 35 tuổi, có bệnh lý về gan, dương tính với virus corona, đã qua đời trong một bệnh viện ở ngoại ô Seoul hôm nay. Nguyên nhân chính xác của về cái chết của người này chưa được công bố. Ca tử vong này nâng số người chết liên quan đến virus corona ở Hàn Quốc lên 11.


Quan chức y tế Hàn Quốc nhiễm Covid-19 rồi mới nhận là thành viên giáo phái Shincheonji

Một quan chức y tế đi đầu trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 ở Hàn Quốc sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona đã tự nhận là một thành viên của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa). Vị này được cho là có liên quan đến hàng trăm ca nhiễm khác, theo SCMP ngày 24/2.

Vị quan chức giấu tên là người đứng đầu Cục Y tế phòng chống các bệnh lây nhiễm ở quận phía Tây của thành phố Daegu – tâm điểm dịch virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở Hàn Quốc.
Thành phố Daegu có 2,2 triệu dân và tỉnh lân cận North Gyeongbuk chiếm phần lớn số ca nhiễm tại Hàn Quốc.
Theo Yonhap, tính đến chiều 25/2 tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc là 977 và đã có 11 người chết.

Số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc (nguồn: twitter.com/jodigraphics15).

Hơn 450 trong số những trường hợp nhiễm dịch được xác định là tín đồ của giáo phái Shincheonji, các chuyên gia tin rằng số ca nhiễm trong các tín đồ sẽ còn tăng.
Thị trưởng Daegu Kwon Young-jin nói, vị quan chức chịu trách nhiệm về cuộc chiến chống virus trong quận, tự nhận mình thuộc về giáo phái trên sau khi ông ta có xét nghiệm dương tính với virus. Chính vì thế, 50 quan chức y tế làm việc với ông này đã bị cách ly tại nhà riêng.
Tin tức này được đưa ra sau khi một sĩ quan cảnh sát ở Daegu được chẩn đoán nhiễm virus cũng tiết lộ bản thân là một thành viên của giáo phái Shincheonji, tương tự trường hợp một giáo viên nữ tại một trường dạy trẻ ở thành phố Gumi gần Daegu.

Giáo phái Shincheonji có chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới và họ đi lại giao lưu rất thường xuyên (nguồn: twitter.com/Spainkiller).

Giáo phái Shincheonji được thành lập năm 1984 có tổng cộng 120.000 thành viên. Theo tin cập nhật trên twitter, giáo phái này được cho là đã phát triển rộng khắp trên thế giới trong những năm qua. Các thành viên của giáo phái có thể đã bị nhiễm bệnh nhưng vẫn đi lại khắp nơi trên thế giới trong vài tuần qua.
Giáo phái có một chi nhánh ở Vũ Hán, mặc dù chi nhánh này đã bị xóa khỏi internet sau khi Vũ Hán bùng phát dịch. Khoảng một nửa trong số tất cả các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc gắn liền với giáo phái này.

Bệnh viện Daenam, quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, gần thành phố Daegu, ngày 25/2 xác nhận anh trai của người sáng lập giáo phái Shincheonji là Lee Man-hee được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện hôm 27/1. Ông này điều trị tại đây trong 5 ngày và tử vong hôm 31/1.
Khoảng 40 tín đồ Shincheonji, trong đó có một số người Trung Quốc, đã tham dự lễ tang của ông này diễn ra trong 3 ngày tại bệnh viện.
Cùng với nhà thờ Shincheonji tại thành phố Daegu, bệnh viện Daenam là một trong hai cụm dịch Covid-19 ở Hàn Quốc với 113 ca nhiễm. Hai cụm dịch này chiếm khoảng 70% trong tổng số gần 1.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 hiện nay ở Hàn Quốc.

Tờ Chosun của Hàn Quốc ngày 25/2 cũng đưa tin, một mục sư của nhà thờ giáo hội MyungSung (Minh Thanh) khu vực quận Gang Dong, Seoul bị nhiễm dịch COVID-19. Vị mục sư này đã có mặt tham dự tang lễ tại Bệnh viện Daenam. Giáo hội MyungSung cũng là một trong những giáo hội lớn ở Hàn Quốc, được thành lập từ năm 1980 và hiện có khoảng 100.000 thành viên.

Người th 4 nhim COVID-19 trên du thuyn Dimond Princess Nht t vong

Truyền thông Nhật Bản hôm 25/2 đưa tin ca tử vong thứ 4 vì virus corona chủng mới là hành khách từ du thuyền Diamond Princess cập cảng ở Yokohama, Nhật Bản.
Reuters dẫn tin từ truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết hành khách này ở độ tuổi ngoài 80. Đến hiện tại, đã có 691 người trên du thuyền dương tính với virus corona. 

Iran đứng thứ 2 thế giới về số người tử vong
do nhiễm COVID-1


Đã có thêm 3 người Iran nữa tử vong vì chủng mới của virus corona (SARS-COVID-2), đưa số người chết vì loại virus nguy hiểm ở quốc gia này lên 15 người, cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Hoa.

“Các kiểm tra cho thấy họ bị nhiễm chủng mới của virus corona”, người đứng đầu trường Đại học Khoa học Y khoa Saveh, Iran, thông tin về hai ca tử vong mới, theo trang Eghtesaonline.
Hôm thứ Hai (24/2), Bộ Y tế Iran thông báo, có 61 người ở Iran đã bị nhiễm virus SARS-COVID-2. So với các nước khác trên thế giới, tính tới ngày 25/2, Iran có tỷ lệ tử vong trên số người nhiễm chủng mới của virus corona cao nhất thế giới (15/61=0,25; cao hơn tỷ lệ của Trung Quốc 2.664/77.660 = 0,034).
Để đối phó với sự lây lan của dịch COVID-19, các nhà chức trách Iran đã ra lệnh hủy bỏ các buổi hòa nhạc, đóng cửa các trường học, và các hoạt động thể thao trên toàn quốc.
Hiện dịch COVID-19 đang lan nhanh ra toàn cầu, hôm qua đã ghi nhận thêm 3 nước có người nhiễm SARS-COVID-2 là Bahrain, Afghanistan và Kuwait. COVID-19 cũng đang bùng phát tại Hàn Quốc, theo cập nhật mới nhất trên trang Worldometers, tính tới 08:31 GMT, ngày 25/2, quốc gia Đông Bắc Á có 893 người nhiễm SARS-COVID-2, 10 người chết vì loại virus khởi phát từ Vũ Hán.
Cập nhật của Worldometers cũng cho thấy, xếp sau Hàn Quốc về số người chết vì dịch COVID-19 là Ý, và tàu du lịch Diamond Princess, trong đó Ý có 7 người chết (231 người nhiễm bệnh), tàu Diamond Princess có 4 người chết (691 người nhiễm bệnh).

Chính quyền Trump yêu cầu 2,5 tỷ USD để chống dịch COVID-19


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến công du Ấn Độ hôm 24/2 (ảnh: White House/Flick).

Chính quyền Tổng thống Trump hôm thứ Ba (25/2) gửi yêu cầu cho Nghị viện Mỹ thông qua ngân sách 2,5 tỷ USD để đối phó với dịch COVID-19, trong đó 1 tỷ USD dành cho việc phát triển vắc-xin.
“Chính quyền Trump vẫn chú trọng vào sự lây lan của dịch COVID-19. Hôm nay, chính quyền đã trình lên Nghị viện kế hoạch chi bổ sung 2,5 tỷ USD để đẩy nhanh việc phát triển vắc-xin, hỗ trợ các hoạt động sẵn sàng ứng phó và mua sắm các thiết bị và vật tư cần thiết”, ông Rachel Semmel, người phát ngôn Văn phòng Ngân sách Nhà Trắng cho biết.
Reuters cho hay, theo yêu cầu từ phía chính quyền Trump, 1,5 tỷ USD đến từ các quỹ mới, 1 tỷ USD còn lại được chuyển từ các nguồn ngân sách chưa sử dụng.
“Chúng tôi cần tiền để bảo vệ mọi công dân Mỹ”, phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley nói với Fox News.
Trước đó, CNBC cho hay Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đặt mua lô hàng nước rửa tay và khẩu trang trị giá 40.000 USD trong trường hợp dịch COVID-19 trở thành đại dịch ở Mỹ. Đến nay, Mỹ ghi nhận 53 ca nhiễm COVID-19.

TT Trump bán 3 t USD vũ khí cho n Độ
Reuters cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (24/2) tuyên bố ký hợp đồng bán vũ khí trị giá 3 tỷ USD cho Ấn Độ trong chuyến công du đầu tiên tới quốc gia Nam Á này.
“Tôi vui mừng thông báo đại diện của chúng tôi sẽ ký thỏa thuận mua bán trực thăng và những khí tài tối tân trị giá 3 tỷ USD cho lực lượng vũ trang Ấn Độ vào ngày mai”, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua phát biểu khi thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Ấn Độ.
Ông chủ Nhà Trắng cũng tỏ ý muốn mở rộng hợp tác không gian với New Delhi, và cho biết hai bên đang tiến tới một thỏa thuận thương mại “đáng kinh ngạc”.

Mưa ln gây ngp ph tng thng Indonesia


Phủ tổng thống Indonesia bị ngập hôm nay

Jakarta Post đưa tin, mưa lớn do ảnh hưởng của bão từ hôm qua đã khiến nhiều khu vực ở Jakarta bị ngập nghiêm trọng, trong đó có phủ tổng thống Indonesia.
“Phủ Tổng thống đã bị ngập”, Bộ trưởng Nội các Pramono Anung hôm nay thông báo. Pramono cũng chia sẻ hình ảnh và video các nhân viên phủ tổng thống đang lau dọn nước tràn vào.
Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết hơn 200 khu phố bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Jakarta cho biết trên Twitter rằng họ đang giúp đỡ người dân ở phía Tây và phía Đông của thành phố.

Covid-19: Phải chăng thế giới đang bước vào một đại dịch?





(Trọng Nghĩa-RFI) Nếu có một điểm chung gắn kết các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay, 25/02/2020, thì đó là từ khóa “coronavirus”, xuất hiện trên toàn bộ các trang nhất. Một từ thứ hai cũng bắt đầu xuất hiện trong nhiều bài báo: Đó là từ “đại dịch” trong một cấu trúc nghi vấn.

Le Monde chạy hàng tựa lớn trên 5 cột báo: “Hiện tượng lây lan bùng lên ở Ý và Iran”. Theo tờ báo Pháp, nước Ý đã trở thành quốc gia bị lây nhiễm virus corona nghiêm trọng nhất tại châu Âu, với cả chục thị xã bị cách ly, hơn 200 ca dương tính với virus của dịch Covid-19, các nơi công cộng bị đóng cửa, lễ hội hóa trang nổi tiếng Carnaval thành phố Venise bị bỏ ngang.

Covid-19: Virus lan rộng, thị trường tuột dốc


Les Echos dĩ nhiên xoáy mạnh trên khía cạnh tác động kinh tế của dịch bệnh bùng lên ngoài Trung Hoa trong hàng tựa “Virus corona: Các thị trường tuột dốc”. Tờ báo liệt kê trên trang nhất nào là “Thị trường chứng khoán trên thế giới giảm mạnh”, nào là “Dầu hỏa và đồng euro đang mất giá”, nào là “Dịch bệnh đang làm hồi sinh nguy cơ suy thoái kinh tế ở Ý”.

Theo Les Echos, đối với Viện Pasteur Paris: “Tình hình (dịch bệnh) trên thế giới đã đảo lộn” theo chiều hướng nguy hiểm hơn.

Trong tình hình đó, tờ báo kinh tế ghi nhận việc “Bắc Kinh đang cố gắng để "công xưởng của thế giới" hoạt động trở lại”. Còn tập đoàn dược phẩm Sanofi thì đang có kế hoạch giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nhìn chung, các báo Pháp đều ít nhiều nêu lên câu hỏi là phải chăng dịch Covid-19, cho đến nay chủ yếu giới hạn ở Trung Quốc, đã biến thành một đại dịch cấp toàn cầu.


Còn bên bờ hay đã rơi xuống vực “đại dịch” Covid-19?

Nhật báo uy tín Le Monde không ngần ngại tự hỏi “Phải chăng chúng ta đang đứng trên bờ vực của một đại dịch, hay thậm chí đã rơi vào bên trong tình huống này?” Đối với tờ báo Pháp, sự phát triển mạnh của các ổ dịch Covid-19 bên ngoài Trung Quốc - ở Hàn Quốc, Iran và Ý - có thể là đã đánh dấu sự cáo chung của hy vọng khoanh dịch bệnh bên trong biên giới của quốc gia nơi nó sinh ra, tức là Trung Quốc.

Nhật báo cánh hữu Pháp Le Figaro gián tiếp chỉ trích thái độ thận trọng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới OMS/WHO khi cho rằng “đại dịch” (tiếng Pháp gọi là pandémie) là “Một từ ngữ mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới không muốn sử dụng”.

Thế nhưng, ngay chính tổng giám đốc WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, vào hôm qua, cũng phải gợi đến “một đại dịch có thể xảy ra” để kêu gọi các nước chuẩn bị tốt công việc đối phó.

Đối với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong bối cảnh đà lây lan của virus Covid-19 đang gia tăng trên khắp thế giới, sự bùng phát của các trường hợp lây nhiễm ở một số quốc gia “rất đáng lo ngại”, bắt đầu từ Hàn Quốc, nơi đã trở thành ổ dịch lớn nhất của dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc. Hôm qua, thậm chí chính quyền Hàn Quốc còn ghi nhận 230 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, điều chưa từng thấy kể từ khi virus corona xuất hiện.

Le Figaro không chỉ dừng lại ở châu Á, mà cũng lo ngại trước các diễn biến ở châu Âu, cụ thể là ở Ý, với số ca lây nhiễm từ vỏn vẹn 6 trường hợp lúc đầu, đã nhảy vọt lên 219 ca trong vỏn vẹn 4 bốn ngày, với 6 trường hợp tử vong tính đến hôm qua.

Một luồng gió hoảng loạn cũng đang thổi qua vùng Trung Đông, nơi virus đang lây lan mạnh ở Iran, nơi có 12 người chết vì Covid-19 và ít nhất 61 bệnh nhân.

Dịch bệnh tại Iran đã gây lo ngại nơi các láng giềng, từ Afghanistan, Bahrein, cho đến Koweit, Oman..., với một số nước bắt đầu loan báo những ca nhiễm virus đầu tiên. Irak, nơi chỉ có không đầy 10 bác sĩ trên 10.000 dân, theo WHO, cũng bị ảnh hưởng.


Pháp đang bị đe dọa và tìm cách phòng vệ


Nguy cơ đại dịch, với Ý vươn lên thành một ổ lây nhiễm tiềm tàng, dĩ nhiên gây lo ngại không ít tại Pháp, buộc Paris phải cấp tốc phòng vệ. Công cuộc chuẩn bị chống Covid-19 tại Pháp đã được tất cả các báo nêu bật, đi đầu là Libération, với cả một hồ sơ đặc biệt.

Đối với tờ báo cánh tả Pháp, việc chính quyền Pháp “chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất, tức là nguy cơ con virus corona xâm nhập vào lãnh thổ Pháp” là một điều logic.

Theo Libération, nguy cơ Pháp bị nhiễm Covid-19 từ Ý là điều có thực: Mỗi ngày đều có đến hàng chục ngàn người qua lại biên giới Pháp-Ý bằng ô tô hoặc xe buýt, đặc biệt là qua các đường hầm Mont-Blanc và Fréjus, hoặc xa hơn về phía nam bằng đường cao tốc Vintimille, chưa kể đến các chuyến tàu hỏa và hàng trăm chuyến bay nối các thành phố lớn của hai nước.

Tại vùng Alpes-Maritimes của Pháp, giáp giới với tỉnh Piemont miền Bắc Ý, hệ thống kiểm tra y tế đã được tăng cường, đặc biệt là để phát hiện càng nhanh càng tốt các trường hợp khả nghi và tăng khả năng tiếp nhận bệnh nhân trong các cơ sở chăm sóc nếu cần thiết.

Libération ghi nhận tuyên bố của bộ trưởng bộ Y Tế Olivier Véran theo đó trên toàn nước Pháp, khoảng 70 bệnh viện bổ sung sẽ "được kích hoạt".


Liên Hiệp Âu Châu: Nên đóng cửa biên giới hay không?



Một vấn đề nhức nhối đang được đặt ra cho các chính quyền châu Âu là vấn đề đóng cửa biên giới để chống dịch, chủ yếu được các thành phần cực hữu kích động.

Hiện tại, biên giới giữa Pháp và Ý vẫn được mở gần như bình thường, nhưng một số tiếng nói bên cánh cực hữu như bà Marine Le Pen và ông Eric Ciotti đã đòi chính quyền phải đóng ngay biên giới để ngăn dịch.

Đối với nhật báo Libération đó là những phản ứng “Vô trách nhiệm”, tựa đề bài xã luận. Theo nhà bình luận của báo Pháp, cánh hữu triệt để rất cơ hội chủ nghĩa và luôn áp dụng cùng một chiến thuật: luôn luôn đòi hỏi những biện pháp hà khắc hơn những gì mà chính phủ đề xuất.

Tờ báo mỉa mai: “Như vậy là Marine Le Pen và Eric Ciotti, các chuyên gia được công nhận về đại dịch, đã yêu cầu kiểm soát biên giới chặt chẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của người mang mầm bệnh coronavirus vào Pháp”.

Có điều là chính phủ Pháp lần này, dù không che giấu nguy cơ lây nhiễm, đã quyết định kế hoạch của mình sau khi tham khảo ý kiến của cộng đồng khoa học. Và giới khoa học vốn rất coi trọng vấn đề, đã thấy rằng các biện pháp được áp dụng trước mắt thích ứng với mức độ nguy hiểm mà Pháp có thể trải qua.

Và không loại trừ khả năng các biện pháp nghiêm ngặt hơn sẽ được thực hiện trong những ngày tới nếu diễn biến tình hình xấu đi thêm.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói đến nguy cơ ''đại dịch''




Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (T) và tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họp bàn về tình hình dịch virus corona tại Genève, Thụy Sĩ ngày 24/02/2020. Salvatore Di Nolfi/Pool via REUTERS

(RFI) Trong vòng 24 giờ qua, dịch Covid-19 gây thêm nhiều ca tử vong ngoài Trung Quốc, tại Iran, Hàn Quốc và Ý. Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với nguy cơ ''đại dịch''.

Trong một cuộc họp báo tại Genève hôm qua, 25/02/2020, lãnh đạo WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi : ''Chúng ta phải tập trung vào việc ngăn chặn (dịch), cùng lúc với việc hết sức nỗ lực để chuẩn bị đối phó với một đại dịch có thể xảy ra''. Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhấn mạnh đến tình trạng ''rất đáng lo ngại'' do số lượng người nhiễm virus tại ba nước Ý, Hàn Quốc và Iran tăng vọt. Nhiều ca lây nhiễm lần đầu tiên được phát hiện tại năm nước Tây Á và vùng Vịnh, là Afghanistan, Bahrein, Koweit, Irak và Oman. Lãnh đạo WHO lưu ý là khả năng khống chế dịch vẫn còn, nhưng triển vọng này ngày càng hẹp lại. Tuy vậy, lãnh đạo WHO lại cho rằng sử dụng cụm từ ''đại dịch'' để nói về tình hình hiện tại là không phù hợp.

Theo một số chuyên gia về truyền thông đối phó khủng hoảng, vào thời điểm này, việc sử dụng cụm từ ''đại dịch'' là cần thiết. Mục tiêu quan trọng nhất của truyền thông đối phó với khủng hoảng, trong những ngày tới, là giúp cho công chúng hiểu rõ là ''chiến lược ngăn chặn dịch không còn hiệu quả nữa'' và để thế giới sẵn sàng cho các biện pháp khác để đối phó với dịch bệnh lan rộng. Đó là giải thích của hai chuyên gia truyền thông Jody Lanard và Peter Sandman, trên trang mạng của nhà virus học Ian Mackay, được Le Monde ngày 24/02 trích dẫn.

Về khả năng phản ứng của WHO đối với Covid-19 ở quy mô đại dịch, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của WHO hôm qua 24/02, cho biết rõ : theo quy định mới, kể từ năm 2009, định chế quốc tế này không còn sử dụng phân loại cấp độ dịch để tuyên bố ''đại dịch'' mà chỉ ra Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế (Public Health Emergency of International Concern, gọi tắt là PHEIC), như đã đưa ra ngày 30/01/2020, để đối phó với dịch Covid-19 được đánh giá là mức báo động cao nhất.

Việc tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế cho phép các quốc gia có một nền y tế yếu, có cơ hội được hưởng các hỗ trợ để tăng cường hệ thống phòng chống dịch. Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2009, WHO ban bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế. Theo một số nhà quan sát, việc thừa nhận dịch Covid-19 thành ''đại dịch'' có thể thúc đẩy các quốc gia, các định chế quốc tế tăng cường hợp tác chống dịch, và WHO đáng lẽ đã có thể thừa nhận điều này sớm hơn.

Reuters dẫn số liệu của Bắc Kinh về dịch bệnh tại Trung Quốc. Nếu như số lượng người nhiễm mới tiếp tục tăng chậm lại trên toàn quốc, với tổng số 508 ca (tổng cộng 77.658 ca mắc từ đầu dịch), thì số ca nhiễm mới riêng tại tâm dịch Hồ Bắc lại tăng lên. Tuyệt đại đa số ca nhiễm mới là tại Hồ Bắc (499 trên tổng số 509). Ngày hôm qua, thêm 71 người chết vì bị nhiễm Covid-19. Nhiều nhà quan sát ghi nhận, trong những tuần vừa qua, Trung Quốc nhiều lần thay đổi cách tính người nhiễm Covid-19, con số người mắc trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Hôm nay, cơ quan hàng không Trung Quốc thông báo, các tuyến bay nội địa tại Trung Quốc đang dần dần được nối lại, ngoại trừ với tỉnh Hồ Bắc.


COVID-19Phải chăng cách ly là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan ?


Nhân viên y tế tại một trạm kiểm soát đường vào làng Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, Việt Nam bị cách ly. Ảnh chụp ngày 12/02/2020 Kham/Reuters
(RFI) Kể từ khi dịch virus corona mới (Covid-19) bùng phát, một trong những biện pháp được áp dụng mạnh mẽ tại những nơi có dịch, đó là cách ly. Thực ra, biện pháp này đã có từ thời Trung Cổ nhằm phòng ngừa dịch bệnh, nhưng hiệu quả vẫn gây nhiều tranh luận.

Một biện pháp đã có từ thế kỷ 14
Cựu Kinh Ước có nói đến việc cách ly, xa lánh người bị bệnh hủi. Nhưng các biện pháp cách ly đầu tiên phòng chống dịch hạch – Cái chết đen (Peste noire) được sử sách ghi lại là vào thế kỷ 14 và 15, áp dụng đối với các tàu bè từ vùng có dịch trở về. Theo báo Le Monde, lần đầu tiên, biện pháp cách ly được thực hiện tại Dubrovnik, Croatia, năm 1377, rồi tại Venizia, Ý, kể từ năm 1423. Thời gian cách ly là 30 ngày, sau tăng lên thành 40. Ngay từ thời đó, hầu như tất cả các cảng lớn tại châu Âu đều có những cơ sở, khu vực, để cách ly những người từ vùng dịch tới.

Đồng thời, việc lập « vành đai y tế » cũng phát triển nhằm kiểm soát, ngăn chặn, hạn chế việc ra vào vùng có dịch. Năm 1665, tại Anh Quốc, khu làng nhỏ bé Eyam, có khoảng từ 400 đến 700 dân, có dịch hạch. Người dân ở đây đã quyết định tự cách ly, lập « vành đai y tế » -  nội bất xuất, ngoại bất nhập – để ngăn ngừa dịch lây lan ra toàn vùng.

Ở vùng đông nam Pháp, năm 1721, một bức tường dài 27 km đã được dựng lên để bảo vệ « bá quốc Venessin » - nay thuộc vùng Vaucluse - ngăn ngừa dịch hạch đang hoành hành ở Marseille và Provence.

Để thực hiện các biện pháp này, chính quyền thời đó không ngần ngại sử dụng vũ lực. Năm 1821, Paris điều 30 ngàn quân tới khu vực biên giới chung với Tây Ban Nha để ngăn chặn dịch sốt vàng (fièvre jaune) lây lan sang Pháp.


Cách ly chỉ có hiệu quả tương đối
Đương nhiên, việc khoanh vùng, cách ly, hạn chế hoặc cấm di chuyển sẽ có hiệu quả tức thời trong việc ngăn chặn dịch lây lan. Tuy vậy, theo ông Patrick Zylberman, sử gia về ngành y tế, giáo sư danh dự trường Cao đẳng Y tế công, nhấn mạnh, hiệu quả còn tùy thuộc vào sự phản ứng nhanh chóng của cơ quan chức năng trong việc tiến hành cách ly. Nếu triển khai nhanh, thì có thể làm chậm, giảm mức độ lây lan, qua đó, giảm tỉ lệ tử vong.

Trong một số trường hợp, việc cách ly có thể gây ra những hậu quả tai hại hơn. Khi để cho những người không nhiễm virus sống chung với những người tuy không có triệu chứng nhưng lại nhiễm virus có thể làm tăng nhanh việc lây truyền bên trong khu cách ly.

Ngoài ra, biện pháp cách ly có thể gây ra hoảng loạn và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Ví dụ như trường hợp một số khu phố ở thủ đô Monrovia, Liberia, bị cách ly để ngăn ngừa dịch virus Ebola, năm 2014. Xô xát giữa người dân và quân đội đã làm nhiều thường dân tử vong. Cách ly còn làm cho nhiều bệnh nhân tránh, không muốn gặp y bác sĩ để che giấu các triệu chứng vì họ không muốn bị cô lập.


Cách ly để thể hiện quyết tâm chính trị, nhưng ít hiệu quả y tế
Trong quá khứ, một số trường hợp cách ly đã dẫn đến rối loạn xã hội, đình đốn kinh tế. Ví dụ, năm 2003, dịch viêm phổi cấp tính không điển hình SARS tại Trung Quốc đã dẫn các cuộc biểu tình, nổi loạn ở vùng Nam Kinh (Nankin) và Thượng Hải, do các biện pháp cách ly quá phũ phàng, không có trợ giúp những người bị cách ly, không cung cấp đầy đủ lương thực và chăm sóc, chữa trị thuốc men cho họ.

Khi xẩy ra dịch Ebola, ở vùng Tây Phi (2013-2016), chính quyền các nước đã nhiều lần ra lệnh đóng cửa biên giới, tiến hành cách ly, phong tỏa. Tháng 09/2014, khoảng 6 triệu dân Sierra-Leone đã buộc phải ở trong nhà 3 ngày liền. Biện pháp này lại được áp dụng hồi tháng 03/2015. Theo chuyên gia Patrick Zylberman, việc cách ly như vậy không hề có hiệu quả. Nhưng chính phủ cần phải tỏ ra là họ đang hành động.


Liệu có thể áp dụng cách ly tập thể tại Pháp hay không ?
Về mặt chính thức, có nghị định cho phép các tỉnh trưởng (đại diện của Nhà nước ở địa phương – Prefet) được quyền tuyên bố phong tỏa khi có mối đe dọa y tế nghiêm trọng. Thế nhưng, trên thực tế, nước Pháp chưa bao giờ áp dụng biện pháp này. Năm 1955, xã Vannes, trong vùng Morbihan, suýt nữa bị cách ly do dịch đậu mùa hoành hành. Thế nhưng, chính quyền đã quyết định phải tiêm chủng bắt buộc. Trong vòng 6 ngày, khoảng 70% cư dân ở đây đã được tiêm chủng, nhờ vậy xã này tránh được tình trạng bị cách ly.


 
Nguyễn thị Cỏ May: Âu châu kêu gọi 450 triệu dân hãy mua gạo dự trử
An ninh trước hết là cái bếp có hoạt động hay không nên Âu châu kêu gọi dân lo phòng thủ dân sự để đối phó với những khủng hoảng ngày càng đa dạng  và hung hản.  Mọi gia đình phải lo dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, ít lắm phải đủ cho 1 tuần. Ở ba nước Bắc Âu, Phần-lan, Na-uy và Thụy-điển, chánh phủ vừa cho phổ biến tới tay người dân bản hướng dẫn chi tiết 32 trang nhắc nhở phải mua sắm những thứ cần thiết cho đời sống hằng ngày, tối thiểu, đủ cầm cự cho 72 giờ.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top