• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 22 THÁNG 4
Chiến hạm Mỹ, Úc tập trậN trên Biển Đông
Tàu hộ vệ Úc HMAS Parramatta đã tham gia diễn tập cùng 3 chiến hạm Mỹ trên Biển Đông với mục tiêu hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
“Tàu hộ vệ HMAS Parramatta, khu trục hạm Mỹ USS Barry đã tham gia đợt diễn tập chung trên Biển Đông cùng tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm USS Bunker Hill nhằm tăng cường phối hợp giữa hải quân hai nước. Các chiến hạm đã thực hành nội dung tiếp vận và cơ động trên biển, hoạt động đường không và thông tin liên lạc”, Reuters dẫn thông cáo hôm 22/4 của Bộ Quốc phòng Úc.
Ngày 21/4, hải quân Mỹ xác nhận rằng 2 tàu tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đang hoạt động ở Biển Đông.
Các tàu của Mỹ và Úc đã hoạt động ở gần tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Cộng và một tàu của Malaysia.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ: Dự án giám sát của Bill Gates có thể xâm phạm tự do cá nhân
Tỷ phú Bill Gates gần đây có đề xuất áp dụng một loại hình công nghệ giám sát người dân để xem ai bị nhiễm Covid-19, ai đã phát triển được miễn dịch với nó, và khi vắc-xin được sản xuất, thì ai đã được tiêm chủng. Khi được hỏi ý kiến về đề xuất này, Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ William Barr đã bày tỏ mối lo ngại về khả năng mà theo đó quyền tự do và riêng tư của công dân Mỹ sẽ bị xói mòn và xâm phạm trong đại dịch.
ID2020 là dự án nhận dạng kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain được sự hậu thuẫn và tài trợ của tập đoàn Microsoft. Dự án này nhằm mục đích cung cấp thông tin pháp lý cho 1,1 tỷ người dân trên toàn thế giới mà không cần giấy tờ tùy thân. Hiểu một cách đơn giản, một trong những công cụ nhận dạng kỹ thuật số được nói tới có thể một con chip có mã số cấy dưới da, một dạng vi mạch nhận dạng kỹ thuật số (digital ID microchip) cấy vào cơ thể người.
Trên đài truyền hình Fox News, Bộ trưởng Tư pháp William Bar đề cập dến việc “Tỷ phú Bill Gate và Quỹ Gates ủng hộ việc phát triển các công cụ nhận dạng kỹ thuật số, có khả năng xác nhận liệu rằng các cá nhân – các công dân Mỹ – có khả năng miễn dịch với Covid-19 và các virus tiềm năng khác hay không” đã cho biết chính phủ có thể áp dụng các biện pháp phong tỏa hà khắc trong đại dịch, hạn chế các hoạt động giúp làm chậm tốc độ lây nhiễm của Covid-19, khi các biện pháp hà khắc được lên kế hoạch dỡ bỏ vào cuối tháng 4, yêu cầu giãn cách xã hội và các biện pháp thay thế khác sẽ cần phải được xem xét thực thi để đảm bảo an toàn cho người dân, nhưng cùng lúc cũng phải cân bằng được quyền tự do dân sự, đại dịch này không thể được dùng như một cái cớ “để tước đoạt quyền tự do và riêng tư của người dân trên diện rộng”.
Ai sẽ thay Kim Jong Un tại bắc Hàn?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và em gái Kim Yo Jong (phải) tham dự Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Nhà hòa bình vào ngày 27/4/2018 tại Panmunjom, Hàn Quốc. (Photo by Pool/Getty Images)
Em gái ông hay là người khác?
Theo tin tức tình báo của Hoa Kỳ, sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang trong tình trạng nguy kịch sau một cuộc phẫu thuật. Thông tin này làm dấy lên lo ngại về tương lai của Triều Tiên khi ông Kim Jong Un chưa có chỉ định cụ thể về người thừa kế hoặc kế vị mình, báo New York Post cho hay.
Gia tộc Kim đã lãnh đạo chính quyền và cai trị Triều Tiên trong hơn 70 năm qua. Theo truyền thống, quyền lực tối cao sẽ được chuyển giao cho con trai của nhà lãnh đạo nước này, tương tự như cách thức ông Kim Jong Un tiếp quản đất nước từ cha mình, ông Kim Jong Il khi cha ông qua đời năm 2011. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo 36 tuổi này hiện không có con trai trưởng thành. Vì vậy, nhiều nguồn tin đánh giá anh trai và em gái của ông Kim Jong Un là những lựa chọn rõ ràng nhất cho vị trí kế nhiệm này.
Theo một báo cáo điều tra từ National Interest năm 2019, ông Kim Jong Un có một người em gái tên là Kim Yo Jong. Bà là thành viên cấp cao của Đảng Lao Động Triều Tiên và được coi là người phụ nữ có quyền lực cao nhất nước này. Bà từng là giám đốc nhân viên và đặc biệt thân thiết với người anh trai cầm quyền của mình; hiện bà là giám đốc bộ phận tuyên truyền quốc gia của Triều Tiên, giữ vai trò bảo vệ hình ảnh cho anh trai bà là ông Kim Jong Un.
Tuy nhiên, nền chính trị của Bắc Hàn còn tương đối bảo thủ vì vậy, việc một phụ nữ lên nắm quyền lãnh đạo tối cao sẽ khó có khả năng xảy ra, dù cho người đó có năng lực tốt hay quyền lực tới đâu.
Như vậy, chỉ còn 1 ứng viên tiềm năng khác là ông Kim Jong Chol, anh trai của ông Kim Jong Un. Trước đó, ông Jong Chol đã không được lựa chọn khi cha của 2 người cân nhắc lựa chọn người kế vị. Bản thân ông Kim Jong Un cũng không coi người anh trai là mối đe dọa cho quyền lực của mình, bởi bản thân ông Kim Jong Chol không có hứng thú với việc kế vị hay nắm quyền lực tối cao.
Ông Kim Jong Un gần đây đã không tham dự lễ sinh nhật ông nội là Kim Nhật Thành vào ngày 15/4, khiến dấy lên đồn đoán về sức khỏe của ông. Trước đó 4 ngày ông có tham gia một cuộc họp của chính phủ. Theo đánh giá từ các chuyên gia, lý do khiến ông Kim Jong Un vắng mặt trong buổi đại lễ năm nay là để tránh việc tụ họp đám đông do ảnh hưởng của virus Corona Vũ Hán, dù trước đó nhà lãnh đạo Bắc Hàn liên tục khẳng định rằng nước này chỉ có duy nhất 1 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Nhà phân tích quốc phòng cấp cao thuộc viện nghiên cứu Rand Corporation, tiến sĩ Bruce Bennett đã cảnh báo nguy cơ Triều Tiên sụp đổ có thể xảy ra nếu ông Kim Jong Un qua đời bất ngờ do biến chứng y khoa. Điều đáng lưu ý là sụp đổ này có thể đi kèm bạo lực và biến động đáng kể.
Hồng Kông : Áp lực của Bắc Kinh
Trong khi áp lực y tế về dịch bệnh Covid-19 giảm bớt ở Hồng Kông, thì dân chúng Hồng Ko2ng lại đối mặt với sự gia tăng căng thẳng về chính trị. Cảnh sát Hồng Kông đã thực hiện các vụ bắt giữ theo lệnh của các công tố viên, nhưng rõ ràng là phải có sự khích lệ từ chính quyền Bắc Kinh, cho dù Hồng Kông được hưởng quy chế « một quốc gia, hai chế độ», vốn đảm bảo cho đặc khu có quyền tự chủ lớn, nhất là về tư pháp. Hiến pháp Hồng Kông còn ghi rõ « không có cơ quan nào của chính quyền trung ương, không một tỉnh, khu tự trị, đô thị nào dưới quyền trực tiếp của chính quyền trung ương (có thể) can thiệp vào các vấn đề của đặc khu hành chính Hồng Kông, vốn chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề theo luật lệ riêng ».
Trong đêm thứ Bảy, qua ngày Chủ Nhật, chính quyền Hồng Kông liên tục ra ba thông báo, với nội dung đầy mâu thuẫn, một mặt vừa khẳng định Văn phòng Liên lạc tại Hồng Kông tuân thủ điều 22 luật cơ bản đặc khu, nhưng mặt khác lại ủng hộ cách giải thích của phía Trung Cộng . Tình hình càng trở nên sôi sục hơn, khi cảnh sát bắt giữ khoảng 15 nhà hoạt động dân chủ vào hôm thứ Bảy 18/04. Ngay hôm sau, 22 dân biểu đối lập ra thông cáo chung tố cáo chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phản bội Hiến pháp Hồng Kông, đầu hàng Bắc Kinh.
Trong số những người Hồng Kông bị bắt, có hai cựu dân biểu Martin Lee và Albert Ho. Họ bị tố cáo đã tham gia các cuộc biểu tình trái phép làm rung chuyển lãnh thổ giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11/2019. Vào ngày 19/05/2020, họ sẽ biết hình phạt dành cho họ là gì. Các thủ tục pháp lý này sẽ hạn chế sự tham gia của hai cựu dân biểu vào đời sống chính trị, trong bối cảnh cuộc bầu cử lập pháp sẽ được tổ chức vào tháng Chín.
Tuy nhiên, dân chúng Hồng Kông hy vọng phe đối lập sẽ chiếm đa số trong Nghị Viện, như trong kỳ bầu cử địa phương hồi tháng 11/2019 và do người dân Hồng Kông ngày càng mất lòng tin vào Bắc Kinh.
Cảnh báo của WHO khi Chấm dứt phong tỏa QUÁ SỚM
Về biện pháp chấm dứt phong tỏa, Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm nay lưu ý việc dỡ biện pháp phong tỏa nên được triển khai dần dần, vì nếu được áp dụng quá sớm, virus corona có nguy cơ lây lan nhanh trở lại.
Takeshi Kasai, giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho Reuters biết : « Các biện pháp phong tỏa đã cho thấy là có hiệu quả và người dân các nước phải chuẩn bị thích nghi với lối sống mới để kiểm soát được virus corona (…) Chính phủ các nước có ý định dỡ bỏ lệnh phong tỏa nên tiến hành thận trọng và từng bước một ». Quan chức WHO cũng lưu ý là chừng nào virus corona vẫn còn lan truyền thì không một quốc gia nào tránh được nguy cơ bị dịch bệnh tàn phá.
Ấn Độ ngừng xử dụng kit xét nghiệm nhanh Trung Cộng
Theo India Today, Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ hôm nay khuyến cáo các tiểu bang dừng sử dụng kit xét nghiệm nhanh Covid-19 do Trung Cộng sản xuất sau khi phát hiện các kết quả xét nghiệm không đồng nhất tại các bang.Ông Gangakhedkar cho biết sẽ cử 8 nhóm chuyên gia tới xem xét những kit đã được sử dụng để xác định kit nào bị lỗi và nêu vấn đề với nhà sản xuất.
Chính quyền bang Rajasthan, phía Tây Ấn Độ ngày 21/4 thông báo sẽ không sử dụng bộ kit xét nghiệm nhanh do Trung Cộng sản xuất, vì độ chính xác của thiết bị này trong việc xét nghiệm các ca Covid-19 chỉ đạt 5,4%, trong khi tỷ lệ chính xác được kỳ vọng là 90%.
Cáp Nhĩ Tân siết hạn chế đi lại
Truyền thông nhà nước Trung Cộng hôm nay cho biết, thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ Tỉnh Hắc Long Giang cấm người dân cùng các phương tiện giao thông bên ngoài đi vào nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan.Cáp Nhĩ Tân trong tháng này thông báo yêu cầu cách ly 28 ngày đối với tất cả những người đến từ nước ngoài, đồng thời thực hiện hai xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể cho mỗi người. Chính quyền cũng ra lệnh phong tỏa 14 ngày với những nơi phát hiện ca nhiễm không triệu chứng.
Trước đó, người dân ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Cộng trả lời phỏng vấn độc quyền của Secretchina, cho biết tình hình dịch bệnh ở đây rất nghiêm trọng.
Áo cảm ơn Đài Loan đã tặng 300.000 khẩu trang
Hãng tin CNA hôm nay cho biết các quan chức và các bệnh viện ở Áo gửi lời cảm ơn Đài Loan khi lô hàng viện trợ gồm 300.000 khẩu trang y tế đã tới Áo.Buỗi lễ trao tặng được tổ chức tại thành phố Graz, thủ phủ của Styria. Khoảng 150.000 chiếc khẩu trang được trao tặng cho vùng Styria.
Bệnh viện Allgemeines Krankenhaus der Stadt Wien (AKH), bệnh viện lớn nhất ở Áo, đã nhận được 100.000 chiếc khẩu trang. Giám đốc bệnh viện Herwig Wetzlinger cũng gửi lời cảm ơn tới Đài Loan vì sự hỗ trợ này.
Bà Vanessa Shih, đại diện của Đài Loan tại Áo, cho biết đến nay Đài Loan đã quyên tặng gần 20 triệu khẩu trang cho các quốc gia trên thế giới, với khẩu hiệu: “Đài Loan có thể giúp đỡ”.
Iran phóng vệ tinh quân sự đầu tiên
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm nay thông báo phóng thành công vệ tinh quân sự Nour sau nhiều lần thất bại trong nỗ lực đưa vệ tinh lên quỹ đạo.“Vệ tinh quân sự đầu tiên của Iran đã được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) phóng thành công, nó đang hoạt động trên quỹ đạo cách mặt đất 425 km”, Reuters dẫn thông cáo của IRGC.
Vệ tinh mang có tên Nour, được phóng lúc sáng nay bằng tên lửa đẩy hai tầng Qassed từ sa mạc Markazi ở miền Trung Iran.
Giới trẻ là nạn nhân đầu tiên của suy thoái kinh tế
Giới trẻ là nhóm lao động đông đảo trong các lĩnh vực bị đóng cửa nhiều nhất trong đợt phong tỏa : nhà hàng, khu thương mại, trung tâm vui chơi giải trí … Chẳng hạn, tại Anh Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu Về Thuế (IFS), 30% lực lượng người làm công ăn lương trong các lĩnh vực nói trên là thanh niên dưới 25 tuổi. Tỉ lệ này là 13% đối với nhóm lao động trên 25 tuổi. Theo tác giả công trình nghiên cứu của IFS, nếu cuộc khủng hoảng 2008 tác động chủ yếu đến giới tài chính, thì lần này tác động của lệnh phong tỏa chủ yếu nhắm đến nhóm người có trình độ học vấn thấp nhất, lương thấp nhất và trẻ tuổi nhất.
Tác động tiêu cực thứ hai đối với những sinh viên sắp hoặc mới ra trường và đang trong giai đoạn tìm việc làm là họ tham gia vào thị trường lao động vào đúng thời điểm tồi tệ nhất. Theo bà Camille Landais, trường Kinh Tế Luân Đôn, khi các doanh nghiệp gặp cú sốc, họ sẽ giữ lại các nhân viên có trình độ cao, hạn chế tuyển dụng nhân lực mới. Các công ty cũng có xu hướng không gia hạn hợp đồng ngắn hạn, trong khi các loại hợp đồng ngắn hạn liên quan nhiều nhất đến giới trẻ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 18-25 đã tăng gấp đôi, đạt mức kỷ lục 26,2%.
Nhiều nghiên cứu dài hạn cũng chỉ ra rằng trong thời khủng hoảng, thời gian thất nghiệp của thanh niên sẽ kéo dài hơn và họ cũng mất nhiều thời gian hơn để tìm được việc làm có hợp đồng dài hạn, nhất là những người có bằng cấp thấp.
Thời kỳ đen tối của các nước sản xuất dầu lửa
Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đều nghe nói dầu hỏa là một nguồn tài nguyên đang cạn kiệt. Thế mà giờ đây dầu lửa dồi dào đến mức một số người sẵn sàng trả tiền để thoát khỏi nó. Hôm qua ở New York, giá niêm yết một thùng dầu chất lượng WTI là -37,63 đô la so với mức giá 18,27 đô la vào thứ Sáu tuần trước. Điều này tất nhiên có thể được giải thích qua nhiều yếu tố. Trước tiên là vào tháng 3, Nga và Ả Rập Xê Út đã tăng sản lượng dầu để giảm giá, giành thị phần. Sau đó, lệnh phong tỏa quy mô lớn chống dịch Covid-19 khiến nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh.
Cuộc khủng hoảng lần này làm nổi bật sự mong manh của thế giới đương đại, cả về địa chính trị và kinh tế. Khi có một yếu tố không lường trước như đại dịch Covid-19 xảy ra, sẽ có một cái kết bất ngờ.
Báo Libération lo ngại là nếu « các nền quân chủ dầu lửa » ở Trung Đông phải xem xét lại các mục tiêu kinh tế thì nhiều nước khác như Algeri, Nigeria có nguy cơ « bùng nổ xã hội ». Quả thực, từ các nước quân chủ sản xuất dầu lửa giàu có nhất vùng Vịnh cho đến các nước châu Phi, Ả Rập hay Nam Mỹ vốn ít giàu có và đông dân hơn, tất cả đều dựa chủ yếu vào thu nhập từ nguồn dầu lửa và giờ đang bị dồn vào chân tường. Báo Algérie-Eco ngay đã lo ngại về« Một thời kỳ phá sản đang mở ra cho ngành công nghiệp dầu lửa thế giới ».
Các nước Algeria, Irak sẽ gặp khủng hoảng xã hội lan rộng hơn nữa nếu thu nhập giảm sút ; Các mối đe dọa cũng đè nặng lên Venezuela và Iran, những nước đang chịu lệnh trừng phạt của quốc tế. Còn đối với các nước giàu có vùng Vịnh, cho dù có tránh được tình trạng bất ổn xã hội nhờ có dự trữ tài chính đáng kể, thì các chế độ quân chủ sẽ khó lòng thực hiện các tham vọng kinh tế và chính trị, đặc biệt là các chiến lược đa dạng hóa để chuẩn bị cho thời kỳ hậu dầu lửa. Cuối cùng, sự sụt giảm doanh thu của các quốc gia dầu lửa giàu có thể sẽ đè nặng lên nền kinh tế thế giới.
LHQ thông qua nghị quyết phân phối vác-xin
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) tiếp tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại trụ sở WHO Genève ngày 20/02/2020. REUTERS - POOL New
Thùy Dương
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (193 thành viên) hôm qua 20/04/2020 đã nhất trí thông qua nghị quyết đảm bảo vác-xin phòng chống virus corona trong tương lai sẽ được phân phối công bằng cho các quốc gia.
Dự thảo nghị quyết được soạn thảo theo ý tưởng của Mêhicô và được sự ủng hộ của Mỹ. Nghị quyết kêu gọi quốc tế, kể cả giới tư nhân, tăng cường hợp tác nghiên cứu để chống dịch Covid-19. Nghị quyết nhấn mạnh tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cần hành động để đảm bảo là các xét nghiệm, dụng cụ trang thiết bị phòng ngừa dịch bệnh, thuốc men và vác-xin chống Covid-19 … sẽ được phân phối một cách công bằng, bình đẳng, hiệu quả cho mọi quốc gia có nhu cầu, nhất là các nước đang phát triển.
Nghị quyết cũng lưu ý về vai trò lãnh đạo hàng đầu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) trong bối cảnh định chế này đang bị Mỹ chỉ trích về cách đối phó với dịch bệnh Covid-19.
WHO khẳng định không giấu diếm Mỹ về dịch Covid-19
Liên quan đến định chế y tế của Liên Hiệp Quốc, đáp lại cáo buộc của Washington, WHO hôm qua khẳng định « đã không che giấu bất cứ điều gì với Mỹ » về dịch Covid-19. AFP cho biết, trong cuộc họp báo thường nhật qua cầu truyền hình, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nhiều lần nhấn mạnh « Không có bí mật gì ở Tổ Chức Y Tế Thế Giới », « Chúng tôi đã báo động ngay từ ngày đầu tiên ».
Còn giám đốc các chương trình khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Michael Ryan, cho biết ngày từ ngày 01/01 đã có khoảng 15 đại diện của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), được biệt phái đến trụ sở của WHO tại Genève, Thụy Sỹ, trong khuôn khổ chương trình đối phó với Covid-19.
« thập kỷ quyết định » cho tự do báo chí
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới lo ngại Covid-19 đe dọa quyền tự do báo chí. ©rsf
Ngày 21/04/2020 nhân dịp cho công bố bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trụ sở tại Paris, lên tiếng cảnh báo thế giới đang bước vào « thập kỷ quyết định » cho tự do báo chí từ sau đại dịch Covid-19.
Tổng thư ký RSF, ông Christophe Deloire giải thích với AFP rằng dịch virus corona là dịp để nhiều quốc gia lợi dụng hoang mang của công chúng và sự suy yếu trong hệ thống xã hội để áp đặt những biện pháp không thể có trong thời kỳ bình thường. Theo ông Deloire, bóp méo thông tin dịch bệnh chỉ là cái cớ cho các nước gia tăng các điều luật trấn áp.
Đó là các trường hợp của Trung Cộng , Iran đều áp dụng các biện pháp kiểm duyệt ngặt nghèo hơn, hay Hungary cho thông qua luật phòng chống virus corona để nâng mức án tù lên 5 năm vì tội phát tán thông tin sai sự thật.
Dịch bệnh cũng làm gia tăng khủng hoảng trong báo chí. Lãnh đạo RSF nêu một vài thí dụ điển hình như « ở Liberia, các tờ báo giấy đã phải ngừng phát hành, hay tại Mỹ hơn 30 nghìn người bị mất việc từ đầu khủng hoảng này ».
Tự do báo chí, tính đa nguyên và độ tin cậy của thông tin trong một thập kỷ tới, có thách thức ngay từ bây giờ, ông Chistophe Deloire nhấn mạnh.
Sơ bộ về bảng xếp hạng thế giới về tự do báo chí tại 180 nước và vùng lãnh thổ : Ba nước dẫn đầu bảng là Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch. Pháp lùi 2 hạng xếp thứ 32.
Tại châu Mỹ, Hoa kỳ tăng hai điểm lên hạng thứ 45 trong khi Brazil tụt 2 điểm xuống thứ 107.
Ở châu Á, Bắc Hàn vẫn xếp cuối bảng 180, Trung Cộng xếp thứ 177, Việt Nam đứng thứ 175. Trong khi đó
Covid-19 : phim "video theo yêu cầu" đắt khách
Màn hình minh họa cho thú xem video theo yêu cầu. AFP - STEPHANE DE SAKUTIN
Tuấn Thảo
Kể từ khi có lệnh phong tỏa, thú xem phim ở nhà đã thay thế cho việc đi xem phim ở rạp. Chưa bao giờ, các mạng chiếu phim ‘‘video theo yêu cầu’’ lại thu hút đông đảo khán giả như lúc này. Bên cạnh các mạng Netflix, Amazon Prime hay Disney+, người Pháp còn đặc biệt ủng hộ các mạng độc lập, nơi họ dễ tìm thấy các tác phẩm kinh điển của Pháp hay Âu Mỹ.
Nằm ở vùng ngoại ô phía bắc Paris, công ty TitraFilm (được thành lập từ năm 1933) hoạt động liên tục từ khi nước Pháp ban hành lệnh phong tỏa. Mặc dù hãng này buộc phải đóng cửa văn phòng, nhưng đại đa số nhân viên đều làm việc từ xa. Các chuyên viên kỹ thuật cũng như nhóm biên tập phụ trách công việc dịch thuật, làm phụ đề cho phim, rồi mã hóa tải lên máy chủ. Hàng tuần, công ty này nhận khoảng 300 phim truyện và phim truyền hình, trong đó có các tác phẩm của đạo diễn Pháp Michel Hazanavicius "Le Prince Oublié" (Vị Hoàng tử bị lãng quên) hay đạo diễn Tây Ban Nha Alejandro Amenabar "Lettre à Franco" (Thư gửi tướng Franco).
Theo giám đốc thương mại Stéphane Chirol, do các biện pháp cách ly, công ty TitraFilm buộc phải đình chỉ khâu lồng tiếng, toàn bộ êkíp chuyên làm phụ đề cho các rạp chiếu phim nay đều được chuyển sang làm việc cho khâu video theo yêu cầu (gọi tắt là V.O.D).
Trước đây, giới chuyên ngành nghĩ rằng thị trường ‘‘video theo yêu cầu’’ đã quá đầy đủ với các mạng lớn như Netflix, Amazon Prime & Disney+, chưa kể đến các bộ phim được chiếu miễn phí trên các kênh truyền hình, nhưng rốt cuộc thời gian phong tỏa cho thấy là người Pháp có nhiều sở thích khác và chính nhu cầu xem phim đã đem lại lợi nhuận cho các mạng độc lập như UniversCiné, FilmoTV, LaCinetek, LaToile, Tënk, Carlotta Studio hay Médiathèque Numérique ….. Theo anh Romain Dubois, giám đốc tiếp thị của mạng UniversCiné, giờ cao điểm là khoảng 21 giờ (tức sau giờ ăn tối) nhưng kể từ buổi chiều, lượng người truy cập bắt đầu tăng lên và sự gia tăng này lại càng rõ nét trong thời gian phong tỏa do đa số người Pháp đều buộc phải ở nhà.
Còn theo ông Vincent-Paul Boncour, giám đốc Carlotta Studio, công ty này vừa thành lập trang web dành riêng cho dòng phim xưa bao gồm nhiều tác phẩm kinh điển được xếp vào hàng "di sản văn hóa". So với người Anh Mỹ, người Pháp trước đây ít dùng dịch vụ VOD, nay nhu cầu xem phim cũng tăng lên với lệnh phong tỏa, nhưng ‘‘gu’’ xem phim của họ cũng có phần khác biệt. Chẳng hạn như khán giả Pháp thích xem vua hề Louis de Funès và họ khám phá toàn bộ các bộ phim này qua các mạng VOD thay vì xem phim được phát lại trên các đài truyền hình (gần đây đã có chiếu lại La Folie des Grandeurs, Rabbi Jacob, loạt phim Les Gendarmes de Saint Tropez …)
Nhờ vậy, các mạng ‘‘phim xưa’’ đã có thêm hàng trăm người đăng ký mỗi ngày. Các mạng video theo yêu cầu cũng ăn khách một phần nhờ quảng cáo trên các mạng xã hội, cũng như qua báo chí truyền thông, các bài phân tích về các đợt phát hành phim video mới đã thay thế các bài phê bình hàng tuần khi phim được cho ra mắt khán giả ở rạp.
Trên mạng LaCinetek, các bộ phim ăn khách thường được tuyển chọn bởi các nhà đạo diễn tên tuổi như Jacques Audiard hay James Gray, Pascale Ferran hay Cédric Klapisch ….. Các đạo diễn này thông qua những đoạn video ngắn giải thích vì sao một số tác phẩm được đánh giá là quan trọng đối với nghệ thuật thứ bảy. Theo anh Jean-Baptiste Viaud, kể từ khi có những danh sách chọn lọc của các nhà làm phim trứ danh, số lượng người truy cập đã được nhân lên gấp 5 lần. Trong đó, có khoảng 13.000 người mỗi tuần đăng ký xem phim video trên danh sách "phim hay trong tháng".
Trên mạng UniversCiné, trang web này tập trung giới thiệu các tác phẩm mới như "Les Misérables" của đạo diễn Ladj Ly hay là "Gloria Mundi" của Robert Guédiguian. Theo giám đốc Romain Dubois, kể từ tháng 03/2020 UniversCiné đã tăng gấp đôi lượt khách truy cập so với cùng thời điểm năm ngoái, mạng này thu hút trên 800.000 lượt khách mỗi tháng và số lượng thuê phim video đạt tới mức 3.000 tựa phim mỗi ngày.
Nếu như các mạng Netflix, Amazon Prime hay Disney+ có một bộ sưu tập khổng lồ với hàng chục ngàn tựa phim, thì ngược lại cách sắp xếp tổ chức đối với nhiều khán giả lại không dễ tìm kiếm. Thư viện phim càng lớn chừng nào, mục lục lại càng phải chi tiết với nhiều tag chuyên đề chừng nấy. Trên các mạng phim độc lập, ‘‘kho lưu trữ’’ phim có thể nhỏ hơn, nhưng đổi lại giới yêu chuộng điện ảnh tìm thấy trong cách trình bày và giới thiệu phim một công việc biên tập thực sự. Mạng Tënk có trụ sở tại vùng Ardèche và chỉ cung cấp phim tài liệu với phần giới thiệu nội dung khá đầy đủ.
Trên mạng FilmoTV, bộ sưu tập khá đa dạng bao gồm dòng phim hình sự của Frank Capra cho đến phim hài của Alain Chabat, những bộ phim câm trắng đen theo kiểu vua hề Charlot có cùng một ‘‘chỗ đứng’’ với phim zombie của Hàn Quốc. Theo ông Jean Ollé-Laprune, phim thường được giới thiệu bởi một nhà phê bình, trả lời ba câu hỏi trong vòng ba phút. Đây là cơ hội để khám phá hay xem lại những bộ phim khác của nhiều đạo diễn khác nhau.
Trên mạng Carlotta Studio, mỗi tác phẩm kinh điển ngoài lời giới thiệu, còn có thêm những bài phân tích có giá trị, chẳng hạn như tuần này có giới thiệu dòng phim của Milos Forman hay là tác phẩm "The King of New York" của đạo diễn Abel Ferrara. Với lối tiếp cận gần giống như Viên lưu trữ phim ảnh Pháp Cinémathèque Française, các bộ phim này đặc biệt được giới sành điệu hay các sinh viên khoa điện ảnh đặc biệt hưởng ứng, chẳng hạn như phim "Monsieur Klein" với Alain Delon của Joseph Losey, phim "Lacombe Lucien" của Louis Malle, hay phim "L’Armée des Ombres" của Jean-Pierre Melville với một dàn diễn viên hùng hậu như Simone Signoret, Lino Ventura hay Paul Meurisse nói về thời kháng chiến chống Đức quốc xã những năm 1939-1945.
Nhu cầu xem video theo yêu cầu cũng gia tăng kể từ khi trung tâm điện ảnh quốc gia Pháp CNCn cho phép phát hành trực tiếp trên mạng, chứ không cần phải chờ thời hạn 4 tháng giữa ngày ra mắt ở rạp và thời điểm chiếu video. Trong tháng 04/2020, khoảng 30 bộ phim mới dành cho xinê, lại được xem qua video ở nhà, trong đó có tác phẩm mới "Le Cas Richard Jewell" của Clint Eastwood, các phim Pháp như ‘‘Les Traducteurs’’ của Régis Roinsard, phim hài "Mine de rien". Theo nhà phân phối François Clerc, không ai biết được chừng nào các rạp chiếu phim sẽ mở cửa trở lại. Từ đây cho tới cuối tháng 06/2020, các nhà phân phối phim ở rạp sẽ bị thất thu lớn vì không khai thác được 200 tựa phim (tức khoảng 20 phim mới mỗi tuần). Việc phát hành qua video trực tuyến là một trong những cách để phần nào bù đắp những thiệt thòi do dịch Covid-19 gây ra …