• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 16 THÁNG 4 Trung Cộng  phản ứng vụ Mỹ cắt ngân sách yểm trợ WHO,

Tin Tức

• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 16 THÁNG 4

Trung Cộng  phản ứng vụ Mỹ cắt ngân sách yểm trợ WHO,


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng  Triệu Lập Kiên 
AFP cho biết, Trung Cộng  vừa có phản ứng về quyết định cắt ngân sách WHO của Tổng thống Trump và bày tỏ thái độ “cực kỳ lo ngại” về quyết định này.
“Quyết định này của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”,
Ông Triệu cho rằng, đại dịch Covid-19 đang ở giai đoạn quan trọng và quyết định của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Hiện Mỹ là nước đóng góp ngân sách lớn nhất cho WHO.
Quyết định cắt ngân sách của Tổng thống Trump vì ông Trump cho rằng WHO đã khá thiên vị và thông đồng với Trung Cộng  che giấu dịch, không tạo sức ép buộc Trung Cộng  công khai tình hình thực về dịch bệnh tại nước này, khiến dịch bệnh lan ra toàn cầu và trở thành đại dịch. Mỹ nói riêng hiện đang là quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19, ghi nhận hơn 600.000 ca nhiễm và hơn 26.000 ca tử vong tính đến chiều nay.

Đài Loan công bố bức thư từ tháng 12 cho thấy WHO phớt lờ cảnh báo về Covid-19


Phóng ảnh Bức thư chính quyền Đài Loan do Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (MOHW) công bố.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phải hứng chỉ trích sau khi Đài Loan công bố nội dung của một email gửi WHO từ tháng 12 để hỏi về sự lây lan từ người sang người của COVID-19. Tuy nhiên, WHO đã phớt lờ và từ chối cung cấp thông tin đầy đủ gây khó khăn cho hòn đảo trong công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh.

Fox News đưa tin, Đài Loan đang cáo buộc WHO cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng và sự lây lan của nCov để làm hài lòng Trung Cộng , ngay cả sau khi hòn đảo đã cảnh báo có ít nhất 7 trường hợp mắc bệnh viêm phổi không điển hình ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 12/2019.
Theo phía Đài Loan, khi được giới truyền thông đặt câu hỏi về 7 trường hợp này, giới chức y tế Trung Cộng  trả lời rằng: “Các trường hợp này được cho là không phải SARS; tuy nhiên các mẫu bệnh phẩm vẫn đang được xét nghiệm. Các trường hợp trên đã được cách ly để điều trị”, theo nội dung email mà Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Đài Loan gửi tới WHO vào ngày 31/12/2019.
“Chúng tôi sẽ rất cảm kích nếu được tổ chức chia sẻ thêm các thông tin liên quan”, email cho biết thêm.
WHO phủ nhận việc Đài Loan từng cảnh báo tổ chức này về sự lây truyền virus từ người sang người. Tuy nhiên, CDC của Đài Loan nói rằng họ đã sử dụng cụm từ “viêm phổi không điển hình” – giống như dịch SARS trước đây, vốn lây từ người sang người – nên “các chuyên gia y tế có thể nhận thức được việc dùng cụm từ này có nghĩa là, bệnh dịch có thể lây từ người sang người”, theo thông cáo báo chí của CDC Đài Loan.
Người đứng đầu Cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung cho biết, bất cứ chuyên gia y tế nào cũng thừa hiểu về tính chất của các trường hợp bệnh cần cách ly. 
Nếu được điều trị cách ly không phải là một cảnh báo, thì thế nào mới được cho là cảnh báo một cách đầy đủ?”, Straits Times dẫn lời ông Chen.
“Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Đài Loan vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm nào, nên chúng tôi không thể tuyên bố trực tiếp và kết luận rằng bệnh dịch lây truyền từ người sang người”, CDC Đài Loan cho biết.
Đài Loan nói rằng, cả WHO và CDC Trung Cộng  đều từ chối cung cấp thông tin cần thiết, làm ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh của hòn đảo.
Fox News cho hay, WHO cuối cùng phớt lờ cảnh báo của phía Đài Loan và tiếp tục nhắc lại những luận điểm sai của Trung Cộng  rằng “không có bằng chứng cho thấy sự lây truyền từ người sang người” của căn bệnh mới cho đến ngày 14/1/2020. Bên cạnh đó, WHO cũng không yêu cầu giới chức Trung Cộng  chia sẻ thông tin về chủng virus mới.
Đài Loan không được gia nhập WHO vì áp lực của chính quyền Bắc Kinh. Hòn đảo cho biết họ từng không nhận được thông tin kịp thời từ WHO, đồng thời cáo buộc Trung Cộng  đã cung cấp cho WHO những thông tin sai về tình hình dịch bệnh ở Đài Loan.
Căng thẳng giữa WHO và Đài Loan leo thang khi Tổng giám đốc WHO Tedros hôm 8/4 cáo buộc hòn đảo công kích cá nhân và phân biệt chủng tộc đối với ông. Hôm 9/4, phát ngôn viên cơ quan ngoại giao Đài Loan Âu Giang An phản bác, gọi tuyên bố trên là “vu khống” và yêu cầu ông Tedros phải xin lỗi. Cùng ngày, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đăng trên trang Facebook cá nhân rằng, bà phản đối mạnh mẽ các cáo buộc Đài Loan đang xúi giục các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc trong cộng đồng quốc tế.
Reuters cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (14/4) đã ra lệnh cho chính phủ của ông tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ khiến hơn 120.000 người tử vong.

GDP của Trung Cộng  ở mức nhất kể từ 1992

Theo kết quả khảo sát của Reuters công bố ngày 15/4, các nhà phân tích dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Cộng  sẽ giảm 6,5% trong quý I so với năm ngoái, đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên tính từ năm 1992 – năm chính quyền Trung Cộng  bắt đầu thống kê chính thức GDP của từng quý.
Reuters đã khảo sát 57 chuyên gia về mức tăng trưởng GDP của Trung Cộng  trong quý I. Kết quả thu được dao động từ mức giảm 28,9% đến tăng trưởng 4% trong quý đầu tiên.
Một cuộc thăm dò khác của Reuters cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng  năm 2020  dự kiến sẽ giảm mạnh xuống còn 2,5%, từ mức 6,1% vào năm 2019, con số thấp nhất kể từ năm 1976.
Trung Cộng  dự kiến công bố dữ liệu GDP quý I vào thứ Sáu tới (17/4).

Người Nam Hàn đeo khẩu trang đi bầu cử

Reuters đưa tin, người dân Nam Hàn hôm nay đeo khẩu trang và găng tay đi bầu cử quốc hội, tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Khoảng 14.000 điểm bỏ phiếu ở Nam Hàn mở cửa từ 6h ngày 15/4 (4h Hà Nội). Các điểm bỏ phiếu trước đó đều được khử trùng, cử tri được yêu cầu đeo khẩu trang và đo thân nhiệt trước khi bỏ phiếu. Bất cứ ai có mức thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C sẽ được đưa vào phòng bỏ phiếu riêng. Ngoài ra, tất cả cử tri phải khử trùng tay, đeo găng tay khi bỏ phiếu và giữ khoảng cách với nhau ít nhất một mét.
Hơn 13.000 người tự cách ly cũng đã đăng ký bầu cử và sẽ bỏ phiếu sau khi cử tri cả nước hoàn thành bầu cử vào 18h hôm nay.
Kết quả bỏ phiếu dự kiến được công bố sáng 16/4.
Ca nhiễm Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục
Nga hôm nay ghi nhận thêm 3.388 ca nhiễm mới, mức tăng cao nhất trong 24 giờ ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm lên 24.490.
Nước này cũng thông báo 28 ca tử vong mới, nâng tổng số lên 198. Theo hãng tin Tass, Covid-19 đã xuất hiện tại 84 địa phương của Nga, và chỉ còn Cộng hòa Altai ở khu vực Trung Nam chưa có ca nhiễm.

Thủ tướng New Zealand tự giảm lương vì Covid-19

AFP cho biết, Thủ tướng Jacinda Ardern hôm nay tuyên bố tự giảm 20% lương trong 6 tháng để thể hiện sự đồng cảm với những người gặp khó khăn do Covid-19.
Bà Ardern cho biết lương của cá nhân bà cùng các bộ trưởng trong nội các và các công chức hàng đầu sẽ bị cắt giảm 20% trong 6 tháng. Với động thái này, thu nhập của Thủ tướng Ardern sẽ giảm từ 470.000 đôla New Zealand (285.000 USD) mỗi năm xuống 376.000 đô la New Zealand (225.000 USD).

Bắc Kinh cách chức phó giám đốc VPLL Hồng Kông

Reuters đưa tin, Hội đồng nhà nước Trung Cộng  hôm nay thông báo, ông Yang Jian, phó giám đốc văn phòng liên lạc Hồng Kông, đã bị cách chức.
Văn phòng liên lạc của Bắc Kinh tại Hồng Kông chịu trách nhiệm báo cáo tình hình của đặc khu cho các quan chức hàng đầu Trung Cộng .

Thành Long bị lên án vì ‘phát ngôn’ cho ĐCSTQ


Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang “tàn phá” thế giới để lại biết bao đau thương và mất mát, thì Thành Long – nam diễn viên của Hồng Kông – lại một lần nữa lên tiếng thay cho ĐCSTQ, hô hào khẩu hiệu của ĐCSTQ“Trung Cộng  cố lên!”, còn nói “ngày mai nhất định sẽ tốt hơn”. Những ngôn luận này ngay lập tức bị cư dân mạng lên án và chế giễu.
Trong video, Thành Long đầu tiên khuyên mọi người đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh và rửa tay, rồi cuối cùng hô vang khẩu hiệu của ĐCSTQ: “Trung Cộng  (ĐCSTQ) cố lên! Cả thế giới cố lên!”. Nam diễn viên đăng video bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh, nhưng trong video phiên bản tiếng Anh, những từ “Trung Cộng ” và “Thế giới” đã bị lược bỏ và Thành Long chỉ nói “Cố lên!”.
Video lên tiếng thay cho ĐCSTQ này ngay lập tức đã mời gọi sự chế giễu từ cư dân mạng. Có người nói, “Cảm ơn Long ca đã lên tiếng thay cho bệnh viêm phổi của ĐCSTQ. ĐCSTQ phen này xúi quẩy to rồi!”. Còn có người nói, “Hắn ta ủng hộ ai thì kẻ đó chết toi!”, “Thằng sao chổi này một khi mở miệng liền mang đến tai ương!”.
Hóa ra, các sản phẩm được Thành Long quảng cáo bao gồm xe hơi, dầu gội, thực phẩm, v.v., nếu không gặp phải sự cố như bị mang ra khỏi quầy hàng thì chính là doanh nghiệp đó thất bại trong việc làm ăn. “Hong Kong Airlines” được Thành Long ra mặt quảng cáo chẳng bao lâu cũng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhiều cộng đồng doanh nghiệp lớn ở Trung Cộng  đại lục không dám mời Thành Long quảng cáo sản phẩm vì sợ xúi quẩy sẽ đến với mình.
Mồng 1 tháng 10 năm ngoái, kỷ niệm ngày ĐCSTQ cướp chính quyền, trong video tưởng niệm Thành Long đã đưa ra “Luận bàn về lòng ái quốc”. Nam diễn viên cao giọng rằng: “Trước đây, mọi người không mảy may quan tâm, nhưng đến hôm nay, Trung Cộng  đã là một cường quốc lớn mạnh”, “Trung Cộng  chỉ cần hắt hơi một cái, Trái đất sẽ phải rung chuyển”.
“Trung Cộng  chỉ cần hắt hơi một cái, Trái đất sẽ phải rung chuyển”, so sánh với dịch bệnh viêm phổi ĐCSTQ hiện đang hoành hành trên khắp thế giới, cư dân mạng Trung Cộng  sôi nổi nhận định rằng nên phong cho Thành Long là “miệng quạ đen”.
Đầu năm nay, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã vượt ngoài tầm kiểm soát, ĐCSTQ lại phát sóng chương trình gọi là “Đêm Xuân” để tô vẽ cho mình cái cảnh thái bình. Thành Long đã chọn một bài hát có tên “Đúng đắn chính trị” để diễn xướng. Trong bài hát có câu: “Hỏi nước tôi bị bệnh ở đâu nào?” Khiến cư dân mạng thở dài: “Đất nước tôi bị bệnh ở đâu? Đúng thật là bệnh hoạn!”, “Chỉ có người bệnh tâm thần mới đi hỏi người ta rằng tôi có bệnh ở đâu?”.
Hiện tại, nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách phong tỏa toàn quốc. Thành Long trong video hy vọng mọi người “tuân thủ các quy định của chính phủ”. Nhưng đáng cười là vào tháng 2 năm nay, truyền thông Hồng Kông đã công bố một đoạn video có sự góp mặt của giới nghệ sĩ gồm Thành Long, Tăng Chí Vỹ, Đàm Vĩnh Lân,… ăn nhậu tiệc tùng với giới chức cấp cao trong ngành cảnh sát, hoàn toàn không quan tâm đến lời kêu gọi của chính phủ là hủy bỏ các bữa tiệc tùng, giảm bớt tụ tập để tránh lây nhiễm virus, sau khi video được đăng tải đã dấy lên một cuộc thảo luận nóng trên cộng đồng mạng.

IMF cảnh báo nguy hại do Covid-19 gây ra

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Tư cảnh báo rằng những hệ lụy về kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình, theo Fox News.
“Một số quốc gia vẫn sẽ phải đối mặt với các cuộc biểu tình mới, đặc biệt là nếu các chính sách làm giảm bớt khủng hoảng do Covid-19 gây ra bị đánh giá là thiếu sót hoặc không công bằng, hoặc thiên về việc ủng hộ các tập đoàn lớn hơn là người dân”, IMF nhận định.
Trong báo cáo Giám sát tài chính của mình, IMF cho biết các cuộc biểu tình “nhiều khả năng [xảy ra] ở các quốc gia có lịch sử tham nhũng trên phạm vi rộng, thiếu minh bạch trong chính sách công và cung cấp các dịch vụ nghèo nàn [cho người dân]”.

Ông Tedros bày tỏ ‘tâm tư’ sau khi Mỹ ngừng trợ cấp cho WHO

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, bày tỏ sự thất vọng sau khi Tổng thống Trump đình chỉ tài trợ cho WHO với lý do tổ chức này yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán và có sự thiên vị dành cho Bắc Kinh.
Hãng tin CNBC trích lời ông Tedros phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư: “Hoa Kỳ là một người bạn lâu năm và hào phóng với WHO và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy”.
Quyết định của Tổng thống Trump đối với WHO cũng là một lời cảnh báo đối với các tổ chức khác thuộc Liên Hợp Quốc, một hệ thống mà ông từng lên án là “câu lạc bộ ngồi chơi xơi nước”. (Chi tiết)

Đài Loan tặng 80.000 khẩu trang cho các nước Thái Bình Dương


Lô khẩu trang Đài Loan viện trợ cho các nước
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Từ Tư Kiệm (Hsu Szu-chien) ngày 15/4 thông báo, hòn đảo này đã gửi 80.000 khẩu trang phẫu thuật cho 4 đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương.
Taiwan News cho biết, bốn quốc gia nhận được viện trợ của chính phủ Đài Bắc là Palau, Quần đảo Marshall, Nauru và Tuvalu. Các quốc gia này có diện tích nhỏ và tới nay chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 nào.
Ngoài khẩu trang phẫu thuật, Đài Loan còn quyên tặng các bộ xét nghiệm virus, camera đo nhiệt hồng ngoại cho các đồng minh ở Thái Bình Dương. Thứ trưởng Từ cho biết trong buổi lễ trao tặng diễn ra ở Đài Bắc hôm 15/4, trong tương lai Đài Loan sẽ tiếp tục quyên tặng vật tư y tế và thực hiện các viện trợ khác dựa trên nhu cầu của các nước đồng minh.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hồi đầu tháng này cho biết, được thực hiện theo tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan can help), hòn đảo cam kết quyên góp tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có 1 triệu khẩu trang cho các đồng minh ngoại giao.
Thứ trưởng Từ cho hay, “Đài Loan có thể giúp đỡ” không chỉ là một khẩu hiệu mà là một chiến dịch đang được thực hiện. “Đài Loan có thể giúp đỡ và Đài Loan đang giúp đỡ”, ông Từ nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp phát biểu: “Buổi lễ trao tặng hôm nay một lần nữa cho thấy Đài Loan đang có những hành động cụ thể không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Đài Loan mà còn góp phần vào những nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát dịch Covid-19”.
Reuters cho biết, Bắc Kinh gần đây đã tăng cường thúc đẩy ngoại giao ở khu vực Thái Bình Dương, cam kết viện trợ vật tư y tế.
“Chúng tôi là một quốc gia rất nhỏ, chúng tôi nhận thấy hợp tác với Đài Loan dễ dàng hơn so với Trung Cộng  đại lục”, bà Neijon Edwards, đại sứ Quần đảo Marshall tại Đài Loan nói với Reuters.
“Trung Cộng  quá hống hách”, bà nói thêm.
Trung Cộng  đã đề nghị giúp đỡ các nước đang phát triển, trong đó có cả các quốc gia ở Thái Bình Dương bằng các khoản vay. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các khoản vay của Trung Cộng  có thể khiến các quốc gia này rơi vào bẫy nợ.
“Các khoản nợ là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ giúp Trung Cộng  mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn khu vực”, đại sứ Nauru Jarden Kephas nói với Reuters.

Bắc Kinh tiếp tục đàn áp tôn giáo bất chấp đại dịch


Báo cáo của Fox News hôm thứ Tư cho hay, chính quyền Trung Cộng  không ngừng đàn áp Kitô giáo tại nước này, dù đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra.
Vào tháng Ba, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Cộng  đã phá bỏ nhiều cây thánh giá ở các nhà thờ thuộc tỉnh Giang Tô, An Huy và Sơn Đông vì cho rằng các biểu tượng tôn giáo không thể “cao” hơn quốc kỳ Trung Cộng , theo The Christian Post.
“Chính phủ không thực hiện đủ nhiệm vụ giúp đỡ người dân giữa dịch bệnh, thay vào đó họ phá hủy các thánh giá”, một tín đồ Kitô giáo nói với Bitter Winter.

Pháp: Máy bay rơi, ít nhất 2 người tử vong

Một máy bay trực thăng của quân đội Pháp đã bị rơi vào hôm thứ Tư tại khu vực phía tây nam nước này, làm 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương, Reuters cho biết thông tin từ chính quyền Tarbes, nơi xảy ra vụ tai nạn.
Các quan chức cho biết chiếc trực thăng gặp nạn thuộc Trung đoàn trực thăng chiến đấu số 5 của quân đội Pháp. Các nhà chức trách vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.

Mỹ: Trung cộng có thể đã vi phạm hiệp ước hạt nhân?

Chính quyền Trung Cộng  có thể đã bí mật thực hiện một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất ở mức độ thấp, mặc dù họ cam kết tuân thủ hiệp ước quốc tế về việc không tạo ra các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận trong một báo cáo hôm thứ Tư.
Reuters trích dẫn báo cáo cho biết: “Trung Cộng  có thể [làm điều đó để] chuẩn bị cho việc vận hành khu thử nghiệm hạt nhân Lop Nur hàng năm, sử dụng kho chứa thuốc nổ, triển khai thăm dò ở phạm vi rộng tại Lop Nur và che giấu các hoạt động thử nghiệm hạt nhân của mình, làm tăng mối lo ngại về việc tuân thủ tiêu chuẩn zero yield” (nghĩa là thử hạt nhân không có phản ứng nổ dây chuyền).
Bắc Kinh cho thấy họ thiếu minh bạch trong các hoạt động thử nghiệm hạt nhân, một minh chứng là họ không cho truyền dữ liệu từ các cảm biến tới một trung tâm giám sát do cơ quan quốc tế vận hành để kiểm soát việc tuân thủ hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBT), theo Reuters.

Tàu khảo sát Trung Cộng  tiến về gần Malaysia




Reuters đưa tin, tàu Địa chất Hải Dương 8 của Trung Cộng  đang di chuyển về phía Nam, gần Malaysia sau khi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đầu tuần này.
Theo dữ liệu từ Marine Traffic, tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Cộng  hôm nay dường như bắt đầu khảo sát ở vùng biển cách bờ biển Brunei và Malaysia 352 km. Con tàu dường như ở phía Bắc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia.
Một nguồn tin hàng hải giấu tên của Malaysia cho biết, tàu tuần duyên Malaysia KM Pekan đang theo dõi tàu Trung Cộng . Hai nguồn tin khác cho hay tàu Địa chất Hải Dương 8 đã được khoảng 7 tàu hải cảnh Trung Cộng  hộ tống nhưng các tàu hải cảnh đã rời đi.
Bộ ngoại giao Malaysia, Brunei và Trung Cộng  chưa đưa ra bình luận.

Nhật có thể sắp ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc

Reuters dẫn tin từ thời báo Yomiuri hôm nay cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe đang chuẩn bị mở rộng tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với toàn bộ 47 tỉnh thành trên cả nước vì dịch Covid-19, kéo dài đến ngày 6/5.
Thủ tướng Abe hôm 7/4 tuyên bố tình trạng khấp cấp đối với Tokyo, Osaka và 5 tỉnh khác, chiếm 44% dân số Nhật Bản, kéo dài đến ngày 6/5.

Cựu phó đại sứ Bắc Hàn giành ghế quốc hội Nam Hàn

Hãng AFP đưa tin, ông Thae Yong Ho, 55 tuổi, cựu phó đại sứ Triều Tiên tại Anh đào tẩu năm 2016, đã giành ghế quốc hội tại quận Gangnam, Nam Hàn sau cuộc bầu cử hôm 15/4.
“Hôm nay là một ngày lịch sử không chỉ với tôi mà còn cả Nam Hàn”, ông Thae Yong Ho nói sau khi chiến thắng của ông được công bố ngày 15/4.
Đảng Tương lai Thống nhất (UFP), do ông Thae Yong-ho đại diện, giành được 54,8% phiếu bầu tại Gangnam. Ông Thae nói rằng chiến thắng của ông mang lại hy vọng cho giới tinh hoa và dân Triều Tiên, chứng minh “bản chất thực sự của nền dân chủ tự do tại Nam Hàn”.

Phản ứng với đại dịch phơi bày mặt tối của Bắc Kinh



Hình vẽ về bác sĩ Lý Văn Lượng, người lên tiếng cảnh báo các nhà chức trách Trung Cộng  về sự xuất hiện của virus vũ Hán, tại ngõ Hosier ở Melbourne, Úc 
Chính quyền Trung Cộng  đã đối phó với đại dịch bằng cách che đậy và bịt miệng những người tố giác, sau đó khi không thể lờ đi, các quan chức đã ban hành các biện pháp hà khắc, tàn bạo đối với công dân của chính mình, trong khi thao túng các phương tiện truyền thông nhà nước.
Nhắc lại, khi virus corona chủng mới lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12, Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) đã bịt miệng và đe dọa các bác sĩ “thổi còi”, bắt bớ các nhà báo công dân, các học giả và doanh nhân tìm cách phơi bày sự thật về virus này.
Li Zehua, cựu phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Cộng  CCTV, là video blogger thứ ba bị bắt tại tâm chấn dịch Vũ Hán. Câu chuyện của anh chỉ là một trong nhiều câu chuyện kiểm duyệt tương tự, được ghi lại bởi The Epoch Times. 
“Tôi không muốn nhắm mắt và bịt tai lại [trước sự thật]… Tôi cần làm điều này để những người trẻ tuổi như tôi có thể đứng lên”, Li, 25 tuổi, nói trong một video live-stream trên youtube trước khi cảnh sát đột nhập vào khách sạn mà anh đang ở.
“Tôi cảm thấy rất khó để tôi không bị bắt và bị tống giam”, anh nói, ngay trước khi đi ra mở cửa. Cảnh sát đã tịch thu điện thoại và máy tính xách tay của anh và ngắt tín hiệu live-stream.
Ông Justin Haskins, thành viên nghiên cứu tại Viện Heartland cho biết Bắc Kinh luôn đặt lợi ích của họ lên trên hạnh phúc của người dân Trung Cộng  và phần còn lại của thế giới.
“Cuộc khủng hoảng virus corona này cũng không hề khác biệt”, ông nói với The Epoch Times. “Bằng chứng rõ ràng cho thấy ĐCSTQ đã trấn áp những người lo ngại về sự lây lan của virus để bảo vệ lợi ích của chính họ, và kết quả là, rất có thể hàng chục ngàn người [Trung Cộng ] đã chết mà lẽ ra không phải chết”. 
Trấn áp hà khắc
Có vô số ví dụ về các hành động hà khắc của chính quyền Trung Cộng  đối với công dân của mình.
Cụ thể, vào tháng 3, trong một cảnh quay cho thấy, tại khu thương mại của thị trấn Humen ở thành phố Đông Quan, nơi có nhiều cửa hàng thuộc các thương hiệu thời trang cao cấp, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để “chăm sóc” các thương nhân, trừng phạt họ khi họ vẫn hoạt động.
Tương tự, tại thành phố Xiaogan, tỉnh Hồ Bắc, người dân phải ủy quyền mua thực phẩm thông qua các nhà quản lý cộng đồng, nhưng một số người đã mua rau rẻ hơn thông qua mạng lưới cá nhân của họ. Một quản lý cộng đồng đã mật báo giao dịch của những cư dân này và cảnh sát đã đến, bắt giữ họ. Người dân đã phẫn nộ khi trông thấy cảnh sát và đã tổ chức một cuộc biểu tình.
Ngoài ra, công dân Trung Cộng  cũng phàn nàn về việc bị đối xử như động vật tại nhiều trạm kiểm soát ở Vũ Hán. Ví như, trong một đoạn phim cho thấy, một cụ ông đã bị lực lượng an ninh Trung Cộng  đánh đập vì ông cố vượt qua trạm kiểm soát sau khi không cung cấp mã QR.
Vào ngày 14/2, một gia đình bốn người ở thành phố Anlu, tỉnh Hồ Bắc, đã bị cảnh sát bắt đi diễu hành trên đường phố vì chơi đánh bài ở nhà. Cảnh sát cũng yêu cầu gia đình này đọc công khai một bức thư “hối lỗi”. Sau khi đọc thư xong, gia đình này buộc phải đứng một thời gian dài sau đó mới được phép trở về nhà. 
Ông Haskins cho biết, khi một chính phủ luôn đặt lợi ích của họ lên trên quyền của người dân, thì “vi phạm nhân quyền luôn luôn đi theo, và đó chính xác là những gì đã xảy ra ở Trung Cộng ”.
“Các vị có thể thấy các quan chức cầm quyền nói và làm bất cứ điều gì họ muốn, kể cả nói dối, để tránh mọi người nghi ngờ về vai trò của họ trong xã hội”, ông nói. 
Tự do ngôn luận
Sarah Repucci, phó chủ tịch nghiên cứu và phân tích tại Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong tình huống khẩn cấp, “tự do ngôn luận” cho phép chính phủ tìm hiểu về những gì đang xảy ra và phản hồi nhanh hơn.
“Nếu mọi người không cảm thấy an toàn khi nói ra, họ ít có khả năng truyền bá thông tin quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch”, bà nói với The Epoch Times.
Trung Cộng  xếp hạng 177 trên 180 nước về Chỉ số Tự do Báo chí Không Biên giới năm 2019. Bắc Kinh cũng trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ có trụ sở tại Trung Cộng  làm việc cho tờ The New York Times, Tạp chí Phố Wall và The Washington Post.
Các nước tự do
Michael Barone, một nhà phân tích chính trị Mỹ cho biết các nước như Đài Loan và Nam Hàn đã nhanh chóng ban hành các biện pháp nghiêm ngặt nhưng không hà khắc để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán “với một sự minh bạch”, tương phản hoàn toàn trước sự che giấu và dối trá, vốn là chuyện bình thường ở Trung Cộng .
Tại Mỹ, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán có tính nhân văn hơn nhiều so với Trung Cộng , với việc Tổng thống Trump gần đây đã ký một dự luật kích thích kinh tế trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống lại đại dịch và duy trì nền kinh tế. Đây được cho là gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ.

-
 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top