Bắc Kinh tung tài liệu phản bác
’24 cáo buộc sai’ của Mỹ
Chính quyền Trung Cộng đã đưa ra một phản bác dài về những gì họ nói là 24 “cáo buộc phi lý” của một số chính trị gia Hoa Kỳ đối với phản ứng của Bắc Kinh trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo bản tin hôm Chủ nhật của SBS News.Bộ Ngoại giao Trung Cộng vào tối thứ Bảy đã đưa lên trang web của mình một tài liệu dài 30 trang, 11 ngàn từ, với nội dung phản bác lại các tuyên bố của viên chức Mỹ.
Cơ quan ngoại giao của chính quền Trung Cộng đã dành hầu hết các cuộc họp báo trong tuần qua để bác bỏ các cáo buộc của các chính trị gia Hoa Kỳ, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, rằng Trung Cộng đã che đậy sự thật về dịch Covid-19 và nCoV có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.
Covid-19 bùng phát ở đông bắc Trung HOa
Hôm Chủ nhật, giới chức Trung Cộng cho hay ở vùng đông bắc của nước họ có những dấu hiệu cho thấy dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát trở lại, theo Reuters.Tỉnh Cát Lâm đã bị đưa vào nhóm nguy cơ cao về Covid-19, trong danh sách phân 3 mức nguy cơ, gồm “thấp”, “trung bình” và “cao” mà chính quyền Trung Cộng đặt ra.
Hôm Chủ nhật, viên chức tỉnh Cát Lâm đã nâng mức rủi ro dịch bệnh ở thành phố Shulan từ “trung bình” lên “cao”. Chỉ trước đó ít ngày, mức rủi ro của thành phố này vẫn còn ở trong nhóm “thấp”. Tính tới ngày 9/5 Shulan đã phát hiện 11 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán, tất cả những người này đều là thành viên trong một gia đình.
Covid-19 bùng phát thế nào tại
một tiểu bang ‘thân’ Trung Cộng của Mỹ
Một cảnh chụp tại tiểu bang Massachusetts
Vào ngày 1/2, Sở Y tế công cộng tiểu bang Massachusetts đã công bố ca đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán tại tiểu bang này là một sinh viên của Đại học Massachusetts Boston, người tới từ thành phố Vũ Hán.
Bệnh nhân, một nam sinh viên 20 tuổi, đã đến thành phố Boston của tiểu bang Massachusetts vào ngày 28/1 và cho kết quả dương tính với virus vào ngày 31/1. Đây là bệnh nhân thứ 8 được xác nhận tại Hoa Kỳ.
Mãi đến ngày 2/3, tiểu bang Massachusetts mới phát hiện ra ca nhiễm virus thứ 2. Tuy nhiên, tính đến ngày 26/4, tiểu bang này đã có hơn 54.900 người dương tính với virus và hơn 2.800 người tử vong.
Đại học Massachusetts Boston, nơi có ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên của tiểu bang Massachusetts được cho là đã góp phần phát huy sức mạnh mềm ở nước ngoài của chính quyền Trung Cộng thông qua Viện Khổng Tử.
Các Viện Khổng Tử, nơi được cho là truyền bá tư tưởng và hỗ trợ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh, hiện đang phải đối mặt với sự “tẩy chay” ngày càng tăng trên toàn cầu và gần đây, các Viện Khổng Tử trên cả nước Mỹ đã ngừng hoạt động.
Viện Khổng Tử
Vào năm 2006, Đại học Massachusetts Boston đã thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại tiểu bang Massachusetts, mở đường cho nhiều chi nhánh của Viện Khổng Tử được thành lập trên toàn tiểu bang.
Ngoài ra, Viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston cũng hợp tác với lãnh sự quán Trung Cộng tại thành phố Boston để tổ chức các chương trình trao đổi ngôn ngữ và các hoạt động khác, đồng thời đẩy nhanh việc học tiếng Trung tại tiểu bang nhằm thúc đẩy tình hữu nghị Trung – Mỹ.
Trong một bộ phim tài liệu mang tên “Nhân danh Khổng Tử” đã tiết lộ rằng, những giáo viên muốn tham gia dạy tiếng Trung trong Viện Khổng Tử phải vượt qua các đánh giá và điều tra lý lịch của chính quyền Trung Cộng . Hợp đồng lao động ghi rõ các giáo viên này không được ủng hộ hay có cái nhìn tích cực về Pháp Luân Công, một môn khí công theo trường phái Phật gia bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Cộng kể từ năm 1999. Các giảng viên cũng bị cấm thảo luận về các chủ đề mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm như vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Tây Tạng và Đài Loan. Các chương trình học cũng dạy các bài hát ca ngợi chính quyền Trung Cộng trong các lớp học.
Sau khi Viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston bị dẹp bỏ vào tháng 1/2019 thì trường đại học này vẫn duy trì mối quan hệ với các tổ chức thuộc Trung Cộng , ví như trường đã gia hạn biên bản ghi nhớ với Đại học Renmin ở Bắc Kinh vào năm ngoái.
Gian lận visa
Vào tháng 9/2019, công dân Trung Cộng Liu Zhongsan đã bị bắt với tội danh là một phần của âm mưu đưa nhân viên chính phủ Trung Cộng vào Mỹ, dưới vỏ bọc là học giả nghiên cứu trong khi thực tế mục tiêu chính của họ là tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu của Hoa Kỳ để làm việc cho Trung Cộng .
Từ năm 2017 đến tháng 9/2019, Liu làm việc cho văn phòng New York của Hiệp hội trao đổi nhân sự quốc tế Trung Cộng (CAIEP) với tư cách là trưởng đại diện.
Theo bản cáo trạng của tòa án, CAIEP là một cơ quan chính phủ Trung Cộng tuyển dụng các nhà khoa học, học giả, kỹ sư Hoa Kỳ và các chuyên gia khác có thể hỗ trợ các nhu cầu phát triển kinh tế và công nghệ của Bắc Kinh.
Theo báo cáo tháng 9/2019 của tờ Boston Globe, Liu bị nghi ngờ đã liên hệ với ít nhất 7 trường đại học Mỹ để tài trợ cho chương trình visa “học giả Trung Cộng ”. Khi những học giả này đến Hoa Kỳ, họ không tham gia nghiên cứu mà tuyển dụng những tài năng khoa học và công nghệ cho chính quyền Trung Cộng . Năm 2018, Liu đã cố gắng đưa một viên chức chính phủ Trung Cộng đến Hoa Kỳ và liên lạc với một số trường học trong đó có Đại học Massachusetts Boston.
Theo tờ Boston Globe, Sun Baifeng, cựu giám đốc của Học viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston, vẫn đang làm việc tại trường đại học và cũng quan tâm đến việc hợp tác với Liu trong kế hoạch gian lận visa.
Kể từ khi FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) bắt đầu điều tra vụ án, Đại học Massachusetts Boston đã cho Sun nghỉ phép có lương, theo tờ Boston Globe.
Theo các tài liệu của tòa án, vào tháng 1/2018, Liu đã liên lạc với Sun, người nói rằng “sẽ rất dễ dàng đối với chúng tôi” để có được visa “học giả” tại Đại học Massachusetts Boston.
“Nếu anh ấy / cô ấy để hồ sơ ở đây, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu anh ấy / cô ấy có mặt ở đây, miễn là anh ấy / cô ấy đến tham gia khi có một sự kiện”, Sun nói, theo tài liệu của tòa án.
Mối quan hệ của viên chức tiểu bang với chính quyền Trung Cộng
Dưới thời cựu thống đốc Deval Patrick, chính phủ tiểu bang Massachusetts đã thúc đẩy mối quan hệ với chính quyền Trung Cộng .
Ví như, vào tháng 12/2007, trong một dịp đến Trung Cộng , cựu thống đốc Patrick đã nhấn mạnh sự thân thiết giữa Trung Cộng và tiểu bang Massachusetts khi nói rằng, Trung Cộng và tiểu bang có “mối quan hệ thương mại đặc biệt” kéo dài hơn hai thế kỷ.
Tiếp nối Patrick, dưới thời thống đốc Charlie Baker, tiểu bang này còn theo đuổi mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn nữa với Bắc Kinh.
Ví như, vào tháng 10/2016, cơ quan lập pháp tiểu bang đã lần đầu tổ chức sự kiện “ngày Trung Cộng ” tại Đại sảnh tòa nhà quốc hội tiểu bang Massachusetts.
Tại sự kiện, bà Patricia Haddad, đại diện tiểu bang nói rằng cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy mối quan hệ giữa Massachusetts và Trung Cộng : “từ công nghệ sinh học, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe đến năng lượng… tất cả những điều này đều quan trọng để làm cho thế giới của hai chúng ta tốt hơn”.
Sau đó, các sự kiện “Ngày Trung Cộng ” đã được tổ chức hàng năm để củng cố mối quan hệ giữa tiểu bang Massachusetts và Trung Cộng .
Anh nới lỏng phong tỏa
Thủ tướng Anh Boris Johnson, hôm Chủ nhật, nói rằng nước ông sẽ không ngừng ngay lập tức việc phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán mà sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng từ từ, cho dù dịch bệnh đã lắng xuống sau 7 tuần người dân bị xiết chặt các hoạt động đi lại, theo Reuters.Từ thứ Hai, những người không thể làm việc ở nhà sẽ được khuyến khích tích cực đi làm, và từ thứ Tư, mọi người sẽ được phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc cách ly xã hội, ông Johnson cho biết thêm.
Mặc dù dịch Covid-19 ở Anh đã suy yếu nhưng theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng 11/6, nước này vẫn có thêm 3.923 người nhiễm bệnh mới sau 24 giờ, đưa tổng số bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở Anh lên 219.183 người, trong đó có 31.855 người đã tử vong, tăng 268 ca tử vong so với một ngày trước.
Pháp vừa giải tỏa vừa lo
Ảnh chụp tại ga Saint-Lazare, Paris, ngày 11/05/2020, ngày đầu tiên Pháp dỡ bỏ phần nào lệnh phong tỏa. REUTERS/Charles Platiau
Sau 8 tuần được đặt trong tình trạng phong tỏa phòng chống dịch Covid-19, hôm nay 11/05 là một ngày đặc biệt, nước Pháp bắt đầu gỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế hoạt động đời sống thường nhật. Một giai đoạn mới mở ra với người dân Pháp trong tâm trạng vừa thở phào nhẹ nhõm nhưng lại không ít lo lắng, thận trọng và hoài nghi.
Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn 1 kéo dài 3 tuần của cả tiến trình giải tỏa hoàn toàn mà điểm kết thúc phụ thuộc vào diễn tiến tình hình dịch, không ai có thể nói trước điều gì. Có thể nói cuộc chiến chống Covid-19 đặt nước Pháp trước thách thức chưa từng có, và giờ đây giai đoạn thoát khỏi vòng phong tỏa do virus corona cũng đang đặt ra rất nhiều thử thách mới cho mọi người dân cũng như chính phủ Pháp. Le Monde nhận định, giai đoạn giải tỏa thực sự sẽ phải là từ ngày 02/06. Đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi động, thăm dò. Từ nay đến khi đó, « mọi người vẫn như đi trên trứng với nỗi ám ảnh làm sao không để dịch bùng lên một lần nữa ». Các chỉ số về mức độ virus lây lan và mật độ bệnh nhân ở nhiều vùng đông bắc vẫn còn đáng lo ngại.
Báo Le Monde ghi nhận « việc dỡ bỏ phong tỏa lần này đang diễn ra dưới sức ép của dư luận ». Chính phủ đang cân bằng việc trở lại với tự do, khôi phục hoạt động đời sống xã hội với cuộc chiến chống dịch. Một mục tiêu không dễ thực hiện khi mà ngay từ đầu dịch, các quyết định của chính phủ luôn tỏ ra chậm hơn so với thực tế.
Cho đến giờ, dịch bệnh đã làm 26 ngàn người chết và Pháp là nước bị dịch nặng thứ 5 thế giới. Hiện tại, vẫn còn 4 vùng lớn ở khu vực đông bắc đất nước vẫn là những vùng đỏ, tức là những điều kiện y tế, bệnh dịch vẫn còn rất căng thẳng. Mặc dù vậy, trước việc phải khẩn cấp khôi phục hoạt động đời sống kinh tế, chính phủ vẫn phải giải tỏa hoạt động cho đất nước.
Đại đa số dân Pháp mất niềm tin vào chính quyền
Theo một nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Odoxa thực hiện cho Le Figaro, « trong lúc mà đa số người dân châu Âu đánh giá chính phủ của họ đã hành động đúng tầm với tình hình trong cuộc khủng hoảng virus corona thì 66% người Pháp lại nghĩ ngược lại. Chỉ có 34% dân Pháp tỏ ra ủng hộ hành động của chính phủ ».
Vẫn theo thăm dò dư luận trên, dù việc phong tỏa đã được đại đa số người dân châu Âu cũng như Pháp thực hiện tốt, nhưng cũng không ít người lo lắng về việc ra khỏi phong tỏa cùng các hệ quả của nó. Có 35% dân Pháp cho biết không muốn dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 11/05, chủ yếu là vì lý do y tế. Trong khi đó, 28% lo sợ bị mất việc làm trong tháng tới. Tại Pháp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao đi kèm với sự mất lòng tin báo hiệu một cuộc khủng hoảng xã hội mới. Tổng thống Pháp đang đứng trước một thách thức khác là « hậu khủng hoảng ».
Rủi ro chính trị không thể tránh
Từ gần 2 tháng qua, mọi điều tra dư luận đều khẳng định đa số dân Pháp chỉ trích nghiêm khắc hành động của chính phủ, đánh giá chính quyền không đủ khả năng xử lý hiệu quả việc ra khỏi phong tỏa. Không có chính phủ nào ở châu Âu phải đối mặt với thái độ như vậy của người dân ». Đối với hơn 2/3 dân chúng, chính phủ đã không giữ lời hứa, sẽ vẫn còn thiếu khẩu trang, các cơ quan y tế sẽ không đủ phương tiện để thực hiện hàng trăm nghìn xét nghiệm như đã thông báo ? Những ngày tới sẽ cho thấy người dân đúng hay sai ? Đó chính là thách thức chính trị của quá trình dỡ phong tỏa này.
Không bàn về chính trị mà tập trung vào góc độ xã hội, La Croix dành gần hết các trang báo để thu thập cảm nhận của 100 người về trải nghiệm họ đã sống trong vòng phong tỏa. Hầu hết mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp, những giá trị về tình đoàn kết, quý trọng hơn giá trị của cuộc sống trong những ngày tháng sống trong vòng vây hãm của bệnh dịch. Bên cạnh đó tờ báo cũng đăng 10 lời khuyên thiết thực nhất cho mọi người để phòng chống Covid -19 và trở lại với cuộc sống bình thường được an toàn nhất.
Hồng Kông bắt giữ hơn 200 người biểu tình
Truyền thông Hồng Kông hôm 11/5 đưa tin, chính quyền đặc khu đã bắt giữ 230 người trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào cuối tuần qua, sau một cuộc biểu tình đơn lẻ ở một trung tâm mua sắm.Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để giải tán những người biểu tình hôm 10/5. Cảnh sát cho biết, những người bị bắt giữ trong độ tuổi từ 12 đến 65.
Hôm Chủ nhật, các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã phát động một cuộc tuần hành chớp nhoáng để kêu gọi độc lập và yêu cầu các lãnh đạo không được lòng dân ở đặc khu từ chức. Để kiểm soát người biểu tình, cảnh sát đã bám sát họ qua khắp các con phố và tuyến đường của hòn đảo, AFP đưa tin.
Các cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra tại ít nhất tám khu vực của Hồng Kông trong suốt buổi chiều ngày Chủ nhật. Có ít nhất 3 vụ bắt giữ đã xảy ra. Kể từ khi tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông lắng dịu vào tháng trước, các cuộc biểu tình nhỏ như thế này đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
“Đây chỉ là một sự khởi động, phong trào phản kháng của chúng tôi cần phải bắt đầu lại”, một sinh viên đại học nói với AFP. “Đó là một dấu hiệu cho thấy phong trào đang trở lại với cuộc sống. Tất cả chúng tôi cần phải thức dậy ngay bây giờ”.
‘Vành đai Con đường’ Trung Cộng
bị sa lầy ở Đông Nam Á
Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Cộng bị chững lại ở Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Campuchia.
Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dốc tiềm lực kinh tế của họ vào phòng chống dịch bệnh và cứu trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19, nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Cộng khởi xướng ở khu vực Đông Nam Á bị đình trệ vô thời hạn, khiến giới quan sát quốc tế cho rằng chính quyền Trung Cộng đang quay cuồng trong một nền kinh tế bị vùi dập sau dịch bệnh virus corona, theo báo Taiwan News.
Truyền thông Nhật Bản Nihon Keizai Shimbun ngày 5/5 cho hay, một dự án vốn nhà nước Trung Cộng nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 140 km giữa Jakarta và Kota Bandung ở Indonesia đã tạm dừng.
Một dự án khác ở Indonesia được xây dựng bởi hai doanh nghiệp nhà nước Trung Cộng , dự kiến khánh thành vào năm 2021 cũng bị lùi thời hạn, theo truyền thông Nhật Bản.
Tại Myanmar, một dự án nhà máy điện do một doanh nghiệp nhà nước Trung Cộng liên doanh với một doanh nghiệp Hồng Kông cũng bị đình trệ, một phần do gián đoạn chuỗi cung ứng từ tác động của đại dịch Covid-19. Một nhà máy điện khác ở Campuchia đang được Trung Cộng xây dựng dường như không thể hoạt động vào tháng Năm như kế hoạch.
Truyền thông Nhật Bản cũng đề cập rằng Thái Lan đã cố gắng trì hoãn các cuộc đàm phán về thời hạn của một dự án đường sắt cao tốc tới Trung Cộng . Thái Lan hy vọng cuộc đàm phán về đoạn đường sắt từ Bangkok tới Nakhon Ratchasima có thể được hoãn lại đến tháng 10 thay vì vào tháng 5. Tuy nhiên, Trung Cộng không hồi đáp đề nghị hoãn của Thái Lan.
Bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ kiện Trung Cộng
Trước khi dịch viurs corona bùng phát, bà Saundra Andringa-Meuer, 61 tuổi, là người mẹ có 6 con sống khỏe mạnh, chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu. Thế nhưng, bà đã ốm nặng sau khi di chuyển từ nhà ở Wisconsin tới Connecticut, Mỹ, giúp con trai nhập học.
Bà Saundra nhập viện hồi tháng 3, hôn mê và phải thở máy trong 14 ngày. Các bác sĩ nói với gia đình bà rằng cơ hội sóng sót của bà rất mong manh. Khi bà thoát khỏi cơn nguy kịch, bà mới biết mình là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất sống sót mà bệnh viện từng điều trị.
Giờ đây, bà Andringa-Meuer Saundra cùng hàng chục bệnh nhân Mỹ khác nhiễm Covid-19 và một số doanh nghiệp trong nước tham gia hành động pháp lý: Khởi kiện Trung Cộng vì đã để virus corona lây lan, khiến gần 81.000 người Mỹ tử vong.
Bà Saundra Andringa-Meuer
“Tôi cho rằng họ đã giấu cả thế giới và người Mỹ về loại virus này”, bà nói. “Tôi cho rằng đáng lẽ không có nhiều người đến như thế phải chết. Đáng lẽ chúng ta không phải đóng cửa nền kinh tế. Nó phá nát toàn bộ cuộc sống của người dân Mỹ. Tôi tin chúng ta cần khắc phục những sai lầm này”.
Cho đến nay, có ít nhất 9 vụ kiện đã được đệ trình tại Mỹ, tố cáo giới chức Trung Cộng không làm tròn trách nhiệm để ngăn virus lây lan, trong khi tìm cách che giấu tình hình dịch bệnh tại tâm dịch Vũ Hán, che giấu hành động cũng như những thông tin về dịch Covid-19 mà họ nắm được.
Có 8 vụ kiện tập thể đại diện cho hàng nghìn người và doanh nghiệp tại Mỹ, trong đó có một vụ được tổng chưởng lý bang Missouri đệ đơn. Đây là bang duy nhất của Mỹ nộp đơn kiện chính phủ Trung Cộng tới nay.
Các vụ kiện đối mặt nhiều rào cản theo Luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài, trong đó quy định chính phủ nước ngoài không thể bị kiện tại Mỹ trừ khi đáp ứng một số điều kiện ngoại lệ nhất định. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để chứng minh điều này cũng không dễ dàng.
“Chúng tôi cho rằng để tận dụng được những ngoại lệ này sẽ là một trận chiến khó khăn”, ông Robert Boone, công tố viên ở Los Angeles chuyên về các vụ kiện tập thể, cho hay.
Một ngoại lệ đang được xem xét để tước quyền miễn trừ của Trung Cộng là hoạt động thương mại của họ ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ, hoặc nước này có liên quan đến hành vi sai trái trên lãnh thổ Mỹ.
Các luật sư đệ đơn kiện nói rằng họ có thể chứng minh những ngoại lệ này. Nếu họ giành chiến thắng trong các vụ kiện, họ sẽ tìm ra một số phương án bù đắp tổn thất, có thể là tịch thu tài khoản ngân hàng Trung Cộng hoặc bất động sản của nước này ở Mỹ nếu Bắc Kinh từ chối bồi thường.
Đại diện cho bà Saundra và nhiều nguyên đơn khác, luật sư Matthew Moore và Jeremy Alters đã đệ đơn lên tòa án liên bang Miami, kiện đảng Cộng sản Trung Cộng như một thực thể tách biệt với chính phủ Trung Cộng .
“Họ sẽ phải bồi thường… Chúng ta có thể nói rằng sẽ không làm ăn với họ nữa. Khi chúng ta tấn công vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), họ sẽ phải chịu đòn đau”, ông Jeremy Alters nói.
Các nghị sĩ Mỹ đang thúc đẩy những nỗ lực tại Nghị viện và một số cơ quan lập pháp nhà nước để giúp việc kiện Trung Cộng và các nước khác dễ dàng hơn.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn, Martha McSally và hạ nghị sĩ Lance Gooden đã đệ trình một dự luật nhằm “đem lại công lý cho nước Mỹ”.
“Chính phủ Trung Cộng phải chịu trách nhiệm cho nỗi đau mà họ gây ra trên toàn nước Mỹ”, ông McMcally cho biết trong một tuyên bố.
Tại New Jersey, ba nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã trình dự thảo nghị quyết kêu gọi Tổng thống Donald Trump và Nghị viện thông qua dự luật cho phép công dân Mỹ kiện Trung Cộng vì những sai sót trong việc xử lý Covid-19.
Thượng nghị sĩ Jim Holzapfel cùng các ủy viên hội đồng lập pháp Greg McGuckin và John Catalano nói trong một tuyên bố, họ tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã hành động rất ít để ngăn chặn sự lây lan của virus và người dân cũng như chính quyền địa phương nên được bồi thường những gì họ đã mất về mặt tài chính.
Hiện chưa rõ các dự thảo luật và nghị quyết này có được thông qua hay không. Các chuyên gia pháp lý cho rằng nếu các dự luật này được thông qua, chúng sẽ mở đường cho hàng trăm vụ kiện Trung Cộng .
Mali: 3 nhân viên LHQ trúng bom thiệt mang
Ba nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã thiệt mạng và bốn người bị thương nặng sau một vụ nổ từ những quả bom được gài ở khu vực phía bắc của Aguelhok, Mali, Liên Hợp Quốc cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.Mahamat Saleh Annadif, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình ở Mali, nói: “Chúng tôi sẽ huy động tất cả các nỗ lực để xác định và bắt những kẻ chịu trách nhiệm về các hành vi khủng bố này, để họ phải đền tội cho những tội ác của họ”.
Tên lửa Iran bắn nhầm tàu hỗ trợ
Tên lửa Iran bắn nhầm tàu hỗ trợ gây nhiều thương vong
Một sự cố hy hữu đã xảy ra, hải quân Iran trong mộc cuộc tập trận ở Vịnh Oman hôm Chủ nhật (10/5) đã bắn tên lửa trúng tàu hỗ trợ của chính họ, làm chết 19 thủy thủ Iran và làm bị thương 15 người, hãng tin AP dẫn truyền thông Iran đưa tin ngày 11/5.
Konarak, một tàu hỗ trợ lớp Hendijan, đang tham gia cuộc tập trận ngày 10/5, đã ở vị trí quá gần mục tiêu. Truyền thông Iran nói tên lửa vô tình bắn trúng tàu.
Bloomberg: Venezuela đổi 9 tấn vàng lấy dầu
Một nhà tài chính bị Hoa Kỳ cáo buộc đã giúp Venezuela giao dịch vàng đổi lương thực với Thổ Nhĩ Kỳ đang giúp chính quyền Maduro dàn xếp một vụ đổi chác tương tự với Iran liên quan đến các sản phẩm xăng dầu, 7 nguồn thạo tin cho biết với tờ Bloomberg.Theo hai nguồn tin cho biết, Alex Nain Saab Moran, một người Colombia mà chính quyền Mỹ coi là một trong những người quyền lực nhất ủng hộ chế độ Nicolas Maduro, đã đi đến Tehran cùng các giám đốc điều hành cấp cao của Công ty dầu mỏ Venezuela vào tháng trước. Đây là một phần trong thỏa thuận mà theo đó Iran gửi phụ gia xăng dầu, các bộ phận và kỹ thuật viên đến quốc gia Nam Mỹ để đổi lấy vàng.
Theo Bloomberg, chính quyền Venezuela đã chất khoảng 9 tấn vàng, trị giá khoảng 500 triệu USD, lên những chiếc máy bay vận tải của Mahan Air. Flight có căn cứ ở Tehran.
Argentina: Sụt lún bờ sông Parana
Những tàu vận chuyển hàng từ Rosario, trung tâm ngũ cốc của Argentina, đang phải giảm bớt tải trọng trên các chuyến hàng của họ khi qua sông Panama, sau khi bờ sông sụt lún gây trở ngại cho tàu bè qua lại, Reuters dẫn tin từ các nhà xuất khẩu cho biết ngày 11/5.Những tàu vét bùn đang hoạt động ở khu phức hợp Rosario, phía nam Parana, nhằm phục hồi độ sâu cần thiết của vùng nước cho hoạt động xuất khẩu được lưu thông. Hiện chưa biết khi nào các hoạt động vận chuyển ngũ cốc trên tuyến đường này trở lại bình thường.
Trung Cộng phong tỏa thành phố
giáp biên giới Bắc Hàn
Trung Cộng phong tỏa Thư Lan, thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm, giáp biên giới với Bắc Hàn, sau khi ghi nhận chuỗi lây nhiễm Covid-19 bí ẩn, dấy lên nghi vấn có vùng dịch ở Bắc Hàn.Chính quyền Trung Cộng đã cấm tất cả các phương tiện giao thông không thiết yếu ở Thư Lan, các khu vực dân cư và làng mạc bị phong tỏa, Đài truyền hình Trung ương Trung Cộng (CCTV) đưa tin hôm 10/5. Học sinh vừa trở lại trường học đã được yêu cầu tiếp tục ở nhà. Giới chức thành phố Thư Lan đã nâng mức cảnh báo virus từ mức trung bình lên mức cao nhất.
Lệnh phong tỏa thành phố được đưa ra sau khi Thư Lan ngày 10/5 ghi nhận 11 trường hợp nhiễm mới Covid-19, xuất phát từ một phụ nữ 45 tuổi làm công việc giặt là tại một đồn cảnh sát địa phương. Người phụ nữ này được xác nhận nhiễm virus hôm 7/5 và đã lây Covid-19 cho chồng, ba chị em gái và một số thành viên trong gia đình. Nguồn lây nhiễm từ người phụ nữ vẫn còn là một bí ẩn, vì bà không có lịch sử du lịch hay tiếp xúc nào gần đây, khiến người dân địa phương lo lắng về việc liệu virus có cách thức lây lan khác hay không.
Tờ Bloomberg ngày 10/5 cho hay, Bắc Hàn đã đóng cửa biên giới vào tháng 1/2020, khi các ca lây nhiễm xuất hiện ở Trung Cộng , và vẫn chưa xác nhận bất kỳ trường hợp lây nhiễm Covid-19 nào, dù chính quyền Kim Jong Un đã chấp nhận sự giúp đỡ từ các quốc gia khác để chống dịch virus.
Cũng theo Bloomberg, không giống biên giới quân sự hóa giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc, biên giới có chiều dài 1.420 km giữa Bắc Hàn với Trung Cộng là “biên giới xốp”, và các thương nhân chợ đen giữa hai phía trong nhiều năm đã vượt qua những đường mòn lối mở này, có khả năng là nguồn mang virus vào Bắc Hàn.
Số ca nhiễm virus được xác nhận tại hai tỉnh lớn nhất của Trung Cộng tiếp giáp Bắc Hàn là Liêu Ninh và Cát Lâm tới nay tương đối thấp, với tổng số dưới 300 ca nhiễm.
Lính Trung Cộng – Ấn Độ xung đột gần biên giới Tây Tạng
Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Cộng lại bùng lên trong tuần qua, sau một vụ ném đá, xô xát giữa binh sĩ hai nước xảy ra gần biên giới Tây Tạng.
Trao đổi với tờ báo ThePrint, các nguồn tin quân đội cho biết, vụ ẩu đả xảy ra gần bờ phía bắc của hồ Pangong Tso, hồ có chiều dài 135 km, ở khu vực Ladakh và Bắc Sikkim. Hai phần ba hồ Pangong Tso, kéo dài từ Tây Tạng đến Ladakh bị Trung Cộng kiểm soát. Ban đầu phía Trung Cộng phản đối sự hiện diện của phía Ấn Độ trong khu vực tranh chấp, cuộc tranh luận giữa hai bên đã nhanh chóng trở thành một cuộc cãi cọ và sau đó biến thành vụ ẩu đả dẫn đến hai bên đều có người bị thương.
Theo tờ Press Trust of India, có 150 binh sĩ tham gia vụ việc.
Theo tờ The Guardian, cuộc đụng độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, ở độ cao 4.572 m, thuộc bang Sikkim phía đông bắc Ấn Độ, giáp biên giới với Bhutan, Nepal và Trung Cộng , nơi có tuyến đường núi quan trọng chiến lược gần Tây Tạng.
“Hành vi hung hăng của cả hai bên dẫn đến việc các binh sĩ bị thương nhẹ. Ném đá và tranh luận đã kết thúc bằng một vụ đánh lộn”, The Guardian ngày 11/5 dẫn lời Mandeep Hooda, phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của quân đội Ấn Độ.
Sikkim nằm nơi ngã tư biên giới với Trung Cộng , Bhutan, Nepal, Tây Bengal
Cũng theo The Print, một cuộc đụng độ tương tự cũng diễn ra trong khu vực vào tháng 9/2019.
Giữa Ấn Độ và Trung Cộng đã có những căng thẳng biên giới kéo dài, với một cuộc chiến đã xảy ra ở bang Arunachal Pradesh miền đông bắc Ấn Độ trong năm 1962.