Mỹ bác tin Trung Cộng ‘”ĐUỔi” tàu Hoa Kỳ ở Hoàng Sa
Trái: Tàu USS Barry (DDG-52) , phải: Thủ tướng Úc Scott Morrison
Tàu khu trục USS Barry (DDG-52) đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong vùng lân cận chuỗi đảo ngoài khơi Việt Nam. Bắc Kinh hôm 28/4 tuyên bố đã bố trí tàu và máy bay để “theo dõi, xác minh, xác định và trục xuất” con tàu này. Tuy nhiên, một quan chức Mỹ xác nhận với USNI News, trang tin của Học viện Hải quân Mỹ, rằng tàu khu trục USS Barry đã thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa theo đúng kế hoạch, mà không gặp bất kỳ sự cố nào thiếu an toàn hoặc thiếu chuyên nghiệp từ máy bay hoặc tàu chiến Trung Cộng .
Mỹ thắt chặt xuất khẩu công nghệ sang Trung Cộng
Hoa Kỳ đã đưa ra quy định mới, thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn các công ty Mỹ bán các sản phẩm và công nghệ có thể giúp Bắc Kinh gia tăng sức mạnh quân sự, theo SCMP.Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, hôm thứ Ba, đã đưa ra các quy tắc mới mở rộng phạm vi của các sản phẩm phải được xem xét bởi các cơ quan quản lý an ninh quốc gia trước khi được xuất ra nước ngoài.
Quy định mới chỉ rõ, bất kỳ sản phẩm nào có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc đóng góp cho các hoạt động quân sự và giúp thiết lập, bảo trì, sửa chữa, đại tu, tân trang, phát triển hoặc sản xuất các mặt hàng quân sự sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu với sự đồng ý của cơ quan quản lý an ninh. Ngoài Trung Cộng , quy định này sẽ được áp dụng cho Venezuela và Nga.
Syria: Đánh bom xe, ít nhất 46 người chết
Hôm thứ Ba, một vụ đánh bom xảy ra tại một thành phố ở phía bắc Syria đã giết chết ít nhất 46 người, trong đó có 6 tay súng của lực lượng quân sự được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, theo SBS News.Vụ đánh bom nhắm vào một xe tải chở nhiên liệu xảy ra ở một ngôi chợ thuộc thành phố Afrin đã giết chết “ít nhất 46 người, bao gồm cả dân thường và làm bị thương 50 người khác”, theo ông Rami Abdul Rahman, người đứng đầu Tổ chức theo dõi Nhân quyền Syria có trụ sở hoạt động ở Anh.
Ông Rahman cho biết thêm, con số thương vong có thể sẽ còn cao hơn nữa vì nhiều người bị thương sau vụ đánh bom đang ở tình trạng nguy kịch.
Hiện chưa rõ thủ phạm vụ đánh bom. SBS News cho hay, đây là một trong những vụ đánh bom lớn nhất xảy ra ở Afrin kể từ khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các tay súng được Ankara hỗ trợ giành quyền kiểm soát vùng đất từ tay của lực lượng người Kurd vào tháng 3/2018.
Lebanon: biểu tình và an ninh đụng độ trong đại dịch
Vào đêm thứ Ba, bất chấp lệnh phong tỏa vì dịch viêm phổi Vũ Hán, người Lebanon vẫn tiếp tục xuống đường để bày tỏ sự bất mãn với khủng hoảng kinh tế kéo dài và đã đối đầu với lực lượng an ninh trong ngày biểu tình thứ hai của họ, theo AFP.Tại thành phố Scuffles, phía bắc Lebanon, người biểu tình đã ném đá vào lực lượng an ninh, sau khi lực lượng này bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán họ. Có khoảng 60 người bị thương trong cuộc đụng độ này, trong đó có 40 người thuộc lực lượng an ninh.
Hành động chống lại lực lượng an ninh ở thành phố Scuffles xảy ra sau khi một người biểu tình ở thủ đô Tripoli bị cảnh sát bắn chết.
TNS Hoa Kỳ: trừng phạt Trung Cộng cho đến khi đạt được 3 điều
Trung Cộng sẽ phải gặp khó khăn trong việc kinh doanh với Hoa Kỳ, tài sản của các viên chức có trách nhiệm thông báo bùng phát dịch bệnh sẽ bị thu giữ cùng nhiều biện pháp khác.TNS Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ trong chương trình của hãng Fox News hôm 27/4
Ông Graham cho biết có ba điều Trung Cộng phải làm. Một là, hợp tác hoàn toàn với bất kỳ cuộc điều tra nào về bắt nguồn của virus từ phía Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Hai là, đóng cửa tất cả các thị trường phục vụ động vật hoang dã kỳ lạ như dơi và khỉ, nơi là cái ổ của các loại virus. Và ba là, giải phóng tất cả những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã bị bỏ tù kể từ khi virus bắt đầu bùng phát.
“Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Trung Cộng cho đến khi họ thực hiện ba điều đó”, ông Graham khẳng định.
Ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt sẽ thu giữ tài sản của các viên chức Trung Cộng có trách nhiệm không báo cáo về đại dịch.
“Chúng tôi sẽ cắt Trung Cộng khỏi các tổ chức tài chính Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ đóng cửa du lịch visa vào Hoa Kỳ cho sinh viên Trung Cộng . Chúng tôi sẽ đóng cửa Mỹ với Trung Cộng – nền kinh tế Trung Cộng ”.
“Và chúng tôi sẽ làm cho họ khó khăn trong việc kinh doanh tại Hoa Kỳ cho đến khi họ hợp tác hoàn toàn, đóng cửa các thị trường động vật hoang dã và giải phóng những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông”, ông Graham cho biết.
NASA sáng chế ra máy thở mới trong 37 ngày
(Phan Anh) Một loại máy thở áp lực cao mới đã được phát triển bởi các kỹ sư làm việc tại NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) nhằm điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus corona (COVID-19). Phát minh mới này ra đời chỉ sau 37 ngày nghiên cứu và sản xuất.
Theo NASA, cỗ máy này đã vượt qua giai đoạn kiểm tra quan trọng vào hôm 21/4 vừa qua tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York, một trung tâm nghiên cứu COVID-19 ở Hoa Kỳ
Thiết bị có tên “VITAL” (Ventilator Intervention Technology Accessible Locally. Tạm dịch: Công nghệ can thiệp máy thở có sẵn tại địa phương) được phát triển bởi các kỹ sư tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) của NASA ở Nam California.
Phát minh này ra đời nhằm giảm thiểu việc sử dụng các máy thở truyền thống – loại máy hiện đang có nguồn cung hạn chế, thường được dùng cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến COVID-19.
“Chúng tôi chuyên về tàu vũ trụ, không phải sản xuất thiết bị y tế,” giám đốc JPL Michael Watkins cho biết. “Nhưng chuyên môn của chúng tôi là kỹ thuật xuất sắc, thử nghiệm nghiêm ngặt và tạo mẫu nhanh. Khi các nhân viên tại JPL nhận ra rằng bản thân có thể hỗ trợ về mặt y tế nói riêng và cộng đồng nói chung, họ cảm thấy cần phải có trách nhiệm đóng góp về chuyên môn và năng lực.”
NASA hiện đang chờ FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) thông qua việc sử dụng máy thở mới trong trường hợp khẩn cấp. JPL đã gửi một nguyên mẫu của thiết bị tới Phòng thí nghiệm mô phỏng người ở Khoa Gây mê, Phẫu thuật và Thuốc giảm đau tại Mount Sinai để tiến hành thử nghiệm thêm.
“Chúng tôi rất hài lòng với kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm mô phỏng người với độ chính xác cao,” tiến sĩ Matthew Levin, Giám đốc Sáng tạo tại Phòng thí nghiệm mô phỏng người và Phó giáo sư khoa Gây mê, Tiền phẫu thuật và Thuốc giảm đau, Di truyền học và Khoa học về gen tại Trường Y khoa Icahn. “Nguyên mẫu của NASA đã đáp ứng được mong đợi đối với nhiều tình trạng bệnh nhân được mô phỏng. Nhóm nghiên cứu tự tin rằng máy thở VITAL sẽ có thể giúp ích cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.”
VITAL có thể được chế tạo nhanh hơn, bảo trì dễ dàng hơn máy thở truyền thống. Ngoài ra nó sử dụng ít bộ phận hơn (chỉ cần 1/7 lượng linh kiện tạo nên một máy thở thông thường), trong đó nhiều bộ phận đang có sẵn trong các nhà sản xuất tiềm năng thông qua chuỗi cung ứng hiện có. Thiết kế linh hoạt cho phép điều chỉnh thiết bị để sử dụng ở các bệnh viện dã chiến trên toàn cầu.
Giống như tất cả các máy thở, VITAL yêu cầu phải gây mê và đặt nội khí quản bằng ống oxy để giúp bệnh nhân thở. Thiết bị mới này sẽ không thay thế máy thở hiện tại của bệnh viện, vốn có tuổi thọ nhiều năm và được chế tạo để giải quyết một loạt các vấn đề y tế. Thay vào đó, VITAL thường chỉ có tuổi thọ từ 3 đến 4 tháng và được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân COVID-19.
“Các phòng chăm sóc đặc biệt đang phải điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 cần các loại máy thở nhiều chức năng,” bác sĩ J.D. Polk, giám đốc sức khỏe và y tế của NASA cho biết. “Mục tiêu của VITAL là giảm thiểu tỷ lệ bệnh nhân tiến triển nặng – khi họ cần sử dụng các máy thở cao cấp hơn.”
Văn phòng chuyển giao công nghệ và quan hệ đối tác doanh nghiệp tại Caltech, nơi quản lý JPL cho NASA, sẽ cung cấp giấy phép miễn phí sản xuất VITAL và hiện đang tiếp cận ngành y tế thương mại nhằm tìm kiếm các nhà sản xuất thiết bị.
Úc quyết điều tra Covid-19
The Guardian đưa tin, Thủ tướng Scott Morrison hôm nay phát biểu Úc sẽ tiếp tục theo đuổi điều tra về nguồn gốc virus corona, bất chấp đe dọa tẩy chay kinh tế của Trung Cộng .“Úc tất nhiên sẽ tiếp tục theo đuổi hành động hợp lý và đúng đắn. Đây là loại virus đã cướp đi hơn 200.000 sinh mạng trên thế giới”, ông nói với các phóng viên ở Canberra.
“Bây giờ có vẻ như hoàn toàn hợp lý và đúng đắn khi thế giới muốn có một đánh giá độc lập về dịch bệnh đã xảy ra như thế nào, để chúng ta có thể rút bài học và ngăn chặn nó xảy ra lần nữa”, Thủ tướng Úc nói thêm.
Gần đây, Úc liên tiếp khẳng định lập trường của mình, bất chấp áp lực từ phía Bắc Kinh. Trước đó, Bộ trưởng thương mại Simon Birmingham và Ngoại trưởng Marise Payne cũng bảo vệ đề xuất của Úc là cần tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập về Covid-19.
Hôn thê của Thủ tướng Anh sinh con trai
Theo tờ Mirror, bà Carrie Symonds, vị hôn thê của Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã sinh “một bé trai” khỏe mạnh tại Bệnh viện London sáng nay.“Cả mẹ và em bé đều rất khỏe mạnh”, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson và bà Carrie Symonds cho biết.
Vì vị hôn thê sinh con, nên ông Johnson sẽ không chủ trì cuộc họp báo về Covid-19 hôm nay và người thay thế ông là Ngoại trưởng Dominic Raab.
Cháy công trường ở Nam Hàn, 25 người thiệt mạng
Theo hãng tin Yonhap, 25 công nhân đã thiệt mạng, ít nhất 7 người bị thương trong vụ cháy công trường xây dựng ở thành phố Icheon, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) vào hôm nay.Icheon là nơi đặt trụ sở của SK hynix Inc, công ty sản xuất chip DRAM lớn thứ hai thế giới, cùng lượng lớn các nhà kho của các doanh nghiệp bán lẻ.
Nhà chức trách nghi ngờ nguyên nhân vụ cháy là do tai nạn nổ bất ngờ khi sử dụng urethane, một hóa chất dễ cháy nổ, trong quá trình thi công tại khu vực ngầm.
“Lửa dường như đã lan rất nhanh nên các nạn nhân đã không kịp chạy thoát”, một lính cứu hỏa nói.
Pháp: các biện pháp phong tỏa vẫn được duy trì
Chiều ngày 28/04/2020, thủ tướng Pháp Edouard Philippe trình bày trước Quốc Hội về kế hoạch hậu phong tỏa 11/05. REUTERS - POOLKhi thông báo 11/05/2020 là ngày chấm dứt phong tỏa, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tạo ra niềm hy vọng cho người dân. Thế nhưng, bài phát biểu của thủ tướng Edouard Philippe trước Hạ Viện cho thấy một thực tế là trong giai đoạn ngưng phong tỏa, các biện pháp phong tỏa vẫn được duy trì. Báo Le Figaro nhận định rằng thủ tướng Pháp đã dội « một gáo nước lạnh » vào dân Pháp.
Tờ báo này ví chiến lược của chính phủ như « trò chơi ghép hình puzzle », theo đó nền kinh tế vắng bóng, đời sống giáo dục, thương mại và xã hội chỉ được khởi động lại từng chút một như từng miếng hình puzzle được ghép lại dần, với những điều kiện nghiêm ngặt. Tùy theo mức độ lây nhiễm, các tỉnh được phân loại theo các màu từ đỏ đến xanh lá cây, trên cơ sở đó chính quyền điều chỉnh quyền tự do, nhất là quyền di chuyển của người dân các nơi. Theo Le Figaro, mọi chuyện sẽ không đơn giản chút nào. Rõ ràng virus corona đã khiến nguyên tắc tự do và bình đẳng, vốn rất gắn bó với người Pháp, bị đảo lộn.
Không ai có thể phủ nhận việc điều hành đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Mọi chuyện thay đổi từng ngày. Vì thế, thủ tướng Edouard Philippe buộc phải « chơi trò thăng bằng» : « Hơi vô lo quá thì dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại. Còn thận trọng hơi quá một chút là cả nước sẽ bị nhấn chìm ». Tuy nhiên, tờ báo thiên hữu vẫn nhấn mạnh nước Pháp đang phải trả giá vì sự chậm trễ, thiếu thống nhất và bất cẩn khi virus mới xuất hiện. Những sai lầm của ngày hôm qua báo hiệu ngày mai sẽ xảy ra thảm họa kinh tế.
Đối với báo Công Giáo La Croix, thì kế hoạch hậu 11/05 của thủ tướng Pháp Edouard Philippe là « Tinh thần phòng ngừa” mang tính hạn chế chặt chẽ hơn rất nhiều so với những gì công chúng có thể hình dung, nhất là việc cấm các hoạt động tụ tập trên 10 người. Cho dù một số biện pháp giảm phong tỏa được triển khai, nhưng trên thực tế, các trường học chỉ được mở cửa trở lại một cách thận trọng, các doanh nghiệp được đề nghị tiếp tục để nhân viên làm việc từ xa và bố trí để những người đến công sở làm việc lệch giờ nhau, tránh tình trạng có quá đông người trong các phương tiện giao thông công cộng. Các cửa hàng phải tôn trọng các quy định chặt chẽ khi đón tiếp khách hàng. Các trung tâm thương mại vẫn phải đóng cửa.
Còn các lĩnh vực khác của đời sống xã hội vẫn bị giới hạn. Người dân không được di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Người cao tuổi được khuyến cáo hạn chế chuyện đi ra ngoài và các chuyến thăm nom. Các quán cà phê, nhà hàng, rạp phim, nhà hát chưa được mở cửa trở lại. Các hoạt động thể thao tập thể vẫn bị cấm. Trong bối cảnh đó, theo báo Công Giáo La Croix, việc chính phủ chưa muốn các buổi cầu nguyện tôn giáo được khôi phục lại ngay cũng không phải một điều đáng ngạc nhiên.
Một cách khách quan, ưu tiên hàng đầu của chính phủ Pháp vẫn là tránh nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát để rồi lại phải phong tỏa đất nước một lần nữa. Nếu điều này xảy ra, thiệt hại từ cuộc khủng hoảng sẽ càng thêm nghiêm trọng và người dân sẽ còn phải chờ đợi lâu hơn nữa để có thể quay trở lại cuộc sống tự do.
Hy Lạp - Tấm gương cho các nước châu Âu
Suốt một thời gian dài bị chỉ trích không quản lý tốt ngân sách, Hy Lạp không còn khiến Liên Âu đau đầu. Trái lại, Hy Lạp còn được coi là tấm gương điển hình cho các nước Liên Âu trong cuộc chiến chống Covid-19, cho dù ở Hy Lạp có nhiều yếu tố có nguy cơ đẩy đất nước vào thảm kịch : Dân số già tương tự như nước Ý và 10 năm khủng hoảng kinh tế 2008-2018 đã khiến nước này mất tới 25% GDP. Việc cắt giảm chi tiêu mà các chủ nợ công như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Liên Hiệp Châu Âu và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu áp đặt cho Athens đã đẩy các bệnh viện công vào tình trạng bấp bênh, thiếu cả trang thiết bị và nhân viên chăm sóc y tế, 2.000 giường bệnh bị cắt giảm và 11 bệnh viện phải đóng cửa.
Thế nhưng, Hy Lạp đã tạo nên một điều bất ngờ : Với dân số 10,5 triệu người, cho đến nay Hy Lạp chỉ có dưới 140 ca tử vong. Le Figaro đặt câu hỏi : Làm thế nào mà Hy Lạp, đất nước vốn bị coi là « cừu đen » (bị Liên Hiệp Châu Âu ghét bỏ) lại trở thành một « học sinh giỏi » trong khối ? Câu trả lời : Tính kỷ luật và ý thức công dân đã được phát huy. Người Hy Lạp, nhận thức được tình trạng y tế, đã tuân thủ các quy định phong tỏa từ rất sớm. Biên giới, trường học, cửa hàng, tất cả đều nhanh chóng đóng cửa.
Theo các cuộc khảo sát gần đây, lần đầu tiên người ta thấy những người được hỏi không tỏ ra lo lắng về tương lai và họ đánh giá là đất nước đã có được hình ảnh đẹp trong mắt quốc tế. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp vẫn cảnh giác và tin rằng những khó khăn chỉ mới bắt đầu và tất cả những nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh đều có một cái giá. Bộ Tài Chính Hy Lạp dự báo cuộc chiến chống Covid-19 sẽ tiêu tốn 10-15% GDP. Bóng ma của cuộc khủng hoảng vẫn còn lảng vảng đâu đó.
Trung Cộng Xuất khẩu bộ xét nghiệm virus dỏm
Ảnh minh họa : Lấy sinh phẩm cho xét nghiệm virus gây bệnh Covid-19 tại Congo, châu Phi. ALEXIS HUGUET / AFP
Thế giới đang trong trạng thái vừa rất cần vừa rất hoài nghi về mức độ chính xác của các bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona « made in China ». Ngày càng có nhiều nước đòi trả lại những lô hàng vô dụng mua của Trung Cộng . Thay vì trấn an quốc tế, Bắc Kinh chọn giải pháp nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu với cả trăm công ty công nghệ sinh học, đã ký hợp đồng với gần như toàn thế giới.
Theo tiết lộ của tờ báo tài chính Nhật Bản, Nikkei Asian Review ngày 29/04/2020, kể từ đầu tuần, các tập đoàn công nghệ sinh học của Trung Cộng không còn phải đi qua cửa ải của cơ quan quản lý dược phẩm National Medical Products Administration (NMPA), hậu thân của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm (CFDA), trước khi xuất khẩu hàng ra thế giới bên ngoài.
Quyết định mới được áp dụng cho tất cả các sản phẩm y tế xuất khẩu : từ khẩu trang, máy trợ thở, găng hay đồ bảo hộ cũng như các bộ xét nghiệm virus corona của Trung Cộng . Chủ trương của Bắc Kinh khiến giới phân tích vừa ngạc nhiên vừa lo ngại vào lúc ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích hàng Trung Cộng kém chất lượng.
Gần đây nhất, hôm 27/04/2020 Hội Đồng Nghiên Cứu Y Khoa Ấn Độ thông báo trả lại 650.000 bộ xét nghiệm mua của hai tập đoàn công nghệ sinh học Trung Cộng , do có mức độ chính xác quá thấp. New Delhi vốn kỳ vọng nhiều vào các chiến dịch xét nghiệm hàng loạt nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại nước đông dân thứ nhì thế giới và cũng là nơi lệnh phong tỏa không được áp dụng nghiêm ngặt.
Trước Ấn Độ, Philippines từng chê hàng Trung Cộng có mức độ chính xác chưa đầy 40 %, nhưng sau đó Manila đã rút lại lời phê bình này.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha là nạn nhân đầu tiên của những lô xét nghiệm virus corona kém chất lượng của Trung Cộng . Là nước có số nạn nhân Covid-19 cao thứ nhì tại châu Âu, tháng 3/2020, Tây Ban Nha đánh giá 340.000 bộ dụng cụ xét nghiệm mua của tập đoàn Bioeasy, trụ sở tại Thâm Quyến là « vô dụng » với độ chính xác là chưa đầy 30 %. Kế tới, Anh Quốc đã trả giá đắt khi mua bán với Trung Cộng . Báo New York Times hôm 17/04/2020 tiết lộ chính quyền của thủ tướng Johnson đã chi ra 20 triệu đô la để mua vào 2 triệu bộ xét nghiệm của Trung Cộng . Có điều khi hàng đến tay, các phòng thí nghiệm uy tín của vương quốc Anh nhận thấy rằng, toàn bộ 2 triệu lô xét nghiệm đó không đáp ứng các chuẩn mực y tế như trong hợp đồng. Giáo sư Peter Openshaw, Đại học Imperial College of London nhận định là do chịu áp lực chính trị quá lớn, chính phủ Anh đã quá « hấp tấp ». Thậm chí vẫn theo báo New York Times, chính phủ Anh đang đòi Trung Cộng hoàn lại số tiền nói trên.
Tất cả các chỉ trích về hàng kém chất lượng của Trung Cộng dường như không làm Bắc Kinh nao núng. Trung Cộng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trang thiết bị y tế. Một mặt, các giới chức ngoại giao Trung Cộng - điển hình là đại sứ Trung Cộng tại Ấn Độ - cảnh báo là các đối tác chỉ nên mua hàng của những công ty có giấy chứng nhận của Bắc Kinh, đồng thời chỉ trích khách hàng không biết sử dụng các sản phẩm của Trung Cộng .
Sau cùng, việc Trung Cộng nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng dược phẩm và trang thiết bị y tế xuất khẩu có thể do Bắc Kinh thừa biết đang ở thế thượng phong : các bộ xét nghiệm SARS-CoV2 là yếu tố quyết định cho phép thế giới dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Từ Hoa Kỳ đến Ấn Độ, hay những nền công nghiệp lớn của châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến các quốc gia kém phát triển như Philippines hay Iran đều đang có nhu cầu rất lớn về các bộ xét nghiệm.
Trước mắt chỉ một mình Trung Cộng mới có sức sản xuất hàng loạt, cung ứng « hàng trăm ngàn » bộ xét nghiệm một ngày, như ghi nhận của báo South China Morning Post và « hơn một trăm tập đoàn công nghệ sinh học Trung Cộng đã có những bước chuẩn bị từ cuối tháng Giêng vừa qua ».
Giờ đây đơn đặt hàng của những công ty này đang « đầy ắp », nhân viên làm việc 7 ngày trên 7 và 24 giờ một ngày. Trong bối cảnh đó, cho dù cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navaro, cách nay hai ngày trên đài truyền hình Fox News, có trực tiếp tố cáo Bắc Kinh lợi dụng đại dịch để bán các bộ xét nghiệm « giả » và « kém chất lượng », nhưng vào lúc quốc tế cần có từ 3 đến 4 triệu bộ xét nghiệm một ngày để bảo đảm làm chủ được đà lây nhiễm của virus corona, Bắc Kinh vẫn đang áp đặt luật chơi với phần còn lại của thế giới.