• ĐIỂM TIN NGÀY  6 tháng 4, 2020: THỦ TƯỚNG ANH VÀO ICU VÌ COVID-19 / Hoa Kỳ có 356,942 người nhiễm bệnh, 10,524 người chết

Tin Tức

• ĐIỂM TIN NGÀY  6 tháng 4, 2020

Thủ tướng Anh vào ICU vì COVID-19

Hoa Kỳ có 356,942 người nhiễm bệnh, 10,524 người chết




Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Th tướng Anh, Boris Johnson, ngày 6/4 ww được đưa vào khu chăm sóc-điu tr đc bit trong bnh vin sau khi ông có các triu chng nng hơn vì virus corona. Ngoi trưởng Dominic Raab sẽ tạm thời thay thế ông tm thi, theo phát ngôn nhân chánh phủ Anh cho biết.
Th tướng Anh, 55 tui, được đưa vào bnh vin St Thomas ti London hôm 5/4, mười ngày sau khi xét nghim dương tính vi virus corona và tình hình sc kho không ci thin, Văn phòng Th tướng lúc đó cho hay.
Văn phòng Th tướng cho biết ti trưa ngày 6/4, tình hình ca ông Johnson t đi nhưng ông vn còn tnh và rng ông được đưa vào phòng chăm sóc đc bit như mt bin pháp cn trng, phòng khi cn máy th.
Thông cáo ca Văn phòng Th tướng gi li cm ơn đi ngũ y bác sĩ đang chăm sóc hết sc chu đáo cho ông Johnson.
Ông Johnson tng được cách ly ti tư dinh Downing Street k t khi được chn đoán nhim COVID-19 vào ngày 26/3.
Đây là nhân vt lãnh đo mt chính ph đu tiên b bnh vì virus corona.
(Theo Bloomberg, Axios, BBC)
 

Khoảng 430.000 người đã bay từ tàu sang Mỹ sau khi Bắc Kinh công bố dịch virus Vũ Hán


Một báo cáo mới được công bố vào ngày 4/4 cho biết, khoảng 430.000 người đã bay từ Trung Cộng  đến Hoa Kỳ kể từ khi các quan chức Trung Cộng  lần đầu tiên công bố thông tin về sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán vào ngày cuối cùng của tháng 12.
Theo tờ New York Times, hầu hết các du khách này đã bay đến các sân bay ở Los Angeles, San Francisco, New York, Chicago, Seattle, Newark và Detroit vào tháng 1, trong đó có hàng ngàn người bay từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng , nơi bắt nguồn dịch Covid-19.
Báo cáo không nêu số lượng du khách bay quá cảnh tại Trung Cộng  để đến Hoa Kỳ.
Số lượng hành khách bay từ Trung Cộng  đến Hoa Kỳ đã giảm đáng kể sau khi Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du lịch vào ngày 31/1, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, đồng thời công dân nước ngoài cũng bị cấm vào Hoa Kỳ nếu họ đã đến thăm Trung Cộng  trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, theo phân tích của tờ New York Times dựa trên dữ liệu thu thập ở cả hai nước, ngay cả sau khi lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 2/2, khoảng 40.000 người, đi trên 279 chuyến bay, đã đến Hoa Kỳ từ Trung Cộng . Những cá nhân này thuộc diện được miễn trừ trước lệnh cấm vì họ là công dân Mỹ, hoặc có hộ chiếu Hoa Kỳ hoặc có thẻ xanh. Ngoài ra, thân nhân của những cá nhân thuộc diện này nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ cũng được phép vào Mỹ, một sự miễn trừ của Tổng thống để các gia đình không phải chia ly.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã hành động rất sớm, tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi rất thông minh, vì chúng tôi đã ngăn chặn Trung Cộng . Đó có lẽ là quyết định lớn nhất mà chúng tôi đưa ra cho đến nay”, Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp ngắn vào tuần trước về lệnh cấm du lịch đối với người đến từ Trung Cộng .
 

Nghị sĩ Hoa Kỳ tiết lộ: Trung Cộng  trao đổi 1 tỷ khẩu trang nếu Pháp cho Huawei tiến vào  


Nghị sĩ Mark Green (bên phải) trong cuộc phỏng vấn truyền hình
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 4/4, Nghị sĩ Hoa Kỳ - ông Mark Green tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) đã đề nghị một cuộc trao đổi: Trung Cộng  sẽ cung cấp 1 tỷ khẩu trang cho Pháp, đổi lại Pháp cho phép Huawei triển khai thiết bị 5G tại nước này. Ông Green cảnh tỉnh rằng đây là bản chất của ĐCSTQ, thế giới nên nhận thức và thay đổi sự phụ thuộc vào nền sản xuất của Trung Cộng .
Nghị sĩ Hoa Kỳ Mark Green nói: "Hôm qua, trong một cuộc họp qua điện thoại, chúng tôi đã biết về nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Trung Cộng  Tập Cận Bình. Ông Macron đã hỏi về việc mua 1 tỷ khẩu trang của Trung Cộng . Ông Tập cho biết có thể cung cấp số lượng theo yêu cầu nếu Pháp triển khai 5G của Huawei tại nước này. Đây chính là ĐCSTQ, đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh và đối mặt với vấn đề này một cách thẳng thắn".
Ông Green viết trên Facebook: "Chúng ta phải cải thiện chiến lược dự trữ  thuốc và thiết bị y tế; thay đổi vấn đề dựa vào Trung Cộng  [ĐCSTQ] - quốc gia phát tán virus này".
Sau khi virus Corona Vũ Hán bùng phát tại đại lục vào tháng 1 năm nay, ĐCSTQ đã sử dụng các đại sứ quán và lãnh sự quán cùng người dân Trung Cộng  tại các nơi để vơ vét vật tư y tế trên khắp thế giới. Theo dữ liệu hải quan Trung Cộng  cho thấy Trung Cộng  đã nhập khẩu 2 tỷ khẩu trang trong 5 tuần kể từ tháng 1, tương đương với hai tháng rưỡi sản xuất toàn cầu. Trung Cộng  cũng nhập khẩu 400 triệu bộ thiết bị phòng hộ khác, như kính bảo hộ y tế và quần áo bảo hộ chống lại nguy hiểm sinh hóa.
Gần đây, do sự lây lan của dịch bệnh trên thế giới, nhiều quốc gia đang có nhu cầu khẩn cấp các vật liệu chống dịch, và ĐCSTQ đã xuất khẩu vật tư y tế đi khắp nơi. Giới truyền thông, quan chức và chuyên gia châu Âu vô cùng nghi ngờ trước động thái này.
Các kênh truyền thông nước ngoài như Le Monde của Pháp và các quan chức EU đã mô tả chính sách ngoại giao khẩu trang của ĐCSTQ là một âm mưu ‘chính trị hào phóng’. Họ chỉ trích ĐCSTQ vì cạnh tranh ảnh hưởng địa lý chính trị mà ‘giậu đổ bìm leo’. Các quan chức Pháp cảnh báo ĐCSTQ không được sử dụng viện trợ dịch bệnh để "phô diễn" chính trị.
Việc Trung Cộng  dùng khẩu trang để gây sức ép buộc Pháp sử dụng 5G của Huawei mà nghị sĩ Green tiết lộ, được cho là sẽ khiến các nước châu Âu xem xét nghiêm túc hơn mục đích đằng sau cái gọi là “viện trợ” của ĐCSTQ.
 

Dụng cụ xét nghiệm Covid-19 của Trung Cộng  viện trợ là ‘đồ đồng nát” không dùng được. 



Vật tư y tế Trung Cộng  viện trợ cho các nước đang chống chọi với COVID-19 “không chữa mà hại”, chuyên gia người Mỹ về Trung Cộng  ông Steven Mosher nói.
Nhiều khả năng Bộ Y tế Philippines (DOH) đã bị Bắc Kinh thúc ép phải rút lại tuyên bố nói rằng, bộ dụng cụ xét nghiệm virus Vũ Hán do Trung Cộng  gửi chỉ chính xác đến 40%, nhưng tác giả cuốn “Côn đồ Châu Á” ông Steven Mosher đã cảnh báo rằng nguồn cung vật liệu y tế đến từ Trung Cộng  là “đồ đồng nát”“không những không chữa mà còn hại người bệnh”.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 1/4 trên đài Fox News của Mỹ, vị chuyên gia về Trung Cộng  này cho biết Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) đã gửi các thiết bị y tế lỗi đến các nước châu Âu đang phải vật lộn với dịch viêm phổi Vũ Hán.
Nhưng những nước nhận viện trợ đã phát hiện “mặt nạ bị rò rỉ, đồ bảo hộ không hoạt động được”, ông Mosher nói, đồng thời cho biết Tây Ban Nha, Hà Lan và Cộng hòa Séc đã gửi trả lại Trung Cộng  bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị y tế bị lỗi khác. 
Các quốc gia khác đã gửi trả lại đồ viện trợ của Trung Cộng  là Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.
“Rất nhiều đồ đồng nát đến từ Trung Cộng  thật sự là đồ đồng nát theo nghĩa đen”, ông Mosher nói. “Nó sẽ không chữa mà hại người”.
Ông Mosher cũng chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì không “công nhận Đài Loan như một hình mẫu chống dịch” trên cộng đồng quốc tế. Bị Bắc Kinh xem như một tỉnh phản loạn, Đài Loan là quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với thành phố Vũ Hán, nơi khởi nguồn virus. Kết quả là, Đài Loan có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong rất thấp, dù sát sườn Trung Cộng  Đại Lục.
Đề cập đến WHO, ông gọi đây là “Tổ chức Y tế Trung Cộng ”.

Bất bình

Là một nhà khoa học xã hội và chuyên gia nhân khẩu học và nhân quyền Trung Cộng  nổi tiếng, năm 1979 ông Mosher đã trở thành nghiên cứu sinh người Mỹ đầu tiên tiến hành nghiên cứu nhân khẩu học tại Trung Cộng  sau thời Cách mạng Văn hóa. Ông Mosher đã vạch trần vấn nạn cưỡng bức phá thai tàn bạo đến từ “chính sách một con” của ĐCSTQ.
Những lời chỉ trích Trung Cộng  gần đây của ông đến không lâu sau khi Philippines bày tỏ sự bất bình trước 100.000 bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 được Trung Cộng  viện trợ, mà theo tuyên bố hôm 28/3 của bà Maria Rosario Vergeire – thứ trưởng Bộ Y tế nước này – những món đồ này “chỉ chính xác đến 40%” và không phù hợp với tiêu chuẩn WHO.
Nhưng vào ngày 29/3, đại sứ quán Trung Cộng  tại Philippines cho biết họ “dứt khoát từ chối mọi nhận xét vô trách nhiệm và bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm suy yếu sự hợp tác giữa hai nước”. DOH trong một tuyên bố đã xin lỗi vì “sự nhầm lẫn” và cho biết các bộ dụng cụ đến từ một “tổ chức tư nhân”.
Việc rút lời tuyên bố đột ngột của DOH là một động thái điển hình của chính phủ Tổng thống Duterte, người tuyên bố sẽ thực thi một “chính sách đối ngoại độc lập” nhưng dường như muốn phục vụ Bắc Kinh trong khi lãng quên lợi ích quốc gia, đặc biệt là vấn đề chủ quyền nước mình.
Nhưng chính Trung Cộng  cũng từng đưa ra các “nhận xét vô trách nhiệm”. Ông Mosher cho biết quân đội Trung Cộng  đã từng tuyên bố với khoảng 90 triệu Đảng viên của nó rằng virus Vũ Hán đến từ Mỹ. Trên một tờ báo, Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ bang Florida (Mỹ) nhận định Trung Cộng  đã “tuyên bố vô căn cứ rằng virus này là một loại ‘vũ khí sinh hóa’ do Mỹ sản xuất để nhắm vào Trung Cộng ”.
Trong cuốn sách “Côn đồ châu Á: Tại sao giấc mộng Trung Hoa là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”, Mosher viết về khuynh hướng đổ lỗi tất cả mọi thứ cho Mỹ của ĐCSTQ bởi “cái cách diễn giải sai lầm và mang tính phỉ báng lịch sử mối quan hệ Mỹ – Trung”, vốn bị ép đưa vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục nước này. Nó không khác gì việc “tẩy não”.
Ông Mosher cho biết ngay cả các nhà sử học Trung Cộng  được đào tạo ở Mỹ cũng bị ép phải dạy rằng Mỹ có các “chính sách tà ác“ chống lại Trung Cộng  bởi vì, như một giáo sư thừa nhận, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã “lập hồ sơ về chúng tôi” và “việc giảng dạy chệch khỏi các tài liệu được phê duyệt cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt sự nghiệp”.

Châu Phi: nguy Cơ sụp đổ kinh tế vì COVID-19


Một số nhà lãnh đạo ở châu Phi đang cảnh báo về sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế và sinh kế cho người dân nếu hỗ trợ tài chính không được cung cấp cho hàng triệu người mất việc vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Fox News đưa tin hôm Chủ nhật.
“Thị trường lao động châu Phi được thúc đẩy bởi nhập khẩu và xuất khẩu và khi khắp mọi nơi trên thế giới đều phong tỏa, điều đó có nghĩa là về cơ bản nền kinh tế [của các nước] bị đóng băng”, bà Ah Ahnana Eziakonwa, Giám đốc khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Châu Phi, nói với AP. “Và như vậy, rõ ràng, tất cả các việc làm đã biến mất”.
“Chúng ta sẽ thấy sự sụp đổ hoàn toàn của các nền kinh tế và sinh kế [ở châu Phi]. Sinh kế sẽ bị xóa sổ theo cách chúng ta chưa từng thấy trước đây”, bà Eziakonwa nói thêm.
Trong trường hợp COVID-19 không được khống chế sớm, sẽ có khoảng 50% lao động châu Phi mất việc, hầu hết trong đó làm việc trong các ngành như hàng không, dịch vụ, xuất khẩu, khai thác, nông nghiệp và các khu vực khác, bà Eziakowa cho biết.

Brazil: TT Bolsonaro vẫn được ủng hộ

Kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm Chủ nhật, do tờ Folha de S.Paulo thực hiện, cho thấy đa số người Brazil vẫn ủng hộ Tổng thống Jair Bolsonaro, dù có những chỉ trích nhắm vào các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của vị tổng thống thiên hữu, theo Reuters.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1-3/4, ghi nhận 59% trong số 1.151 người được hỏi phản đối việc yêu cầu ông Bolsonaro từ chức, trong khi 37% tán đồng yêu cầu này, 4% còn lại không thể hiện quan điểm.
Ông Bolsonaro bị những người đối lập phản đối vì không ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch hà khắc, ông được cho là không muốn nhìn thấy con số thất nghiệp của người Brazil tăng lên, vì thế không tán đồng các biện pháp phong tỏa nền kinh tế để chống dịch.
Brazil hiện đang là tâm dịch viêm phổi Vũ Hán ở khu vực Nam Mỹ. Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng ngày 6/4, Brazil có 11.130 người nhiễm nCoV (tăng 770), trong đó có 486 người đã tử vong (tăng 41).

Tây Ban Nha kêu gọi EU tương trợ

Châu Âu cần có sự tương trợ lẫn nhau về các khoản nợ và cần có kế hoạch chung để phục hồi nên kinh tế sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, theo Reuters.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU) đã giao nhiệm vụ cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra con đường phục hồi nền kinh tế của khối sau đại dịch COVID-19, sau khi Đức và Hà Lan không đồng tình với lời kêu gọi của Pháp, Ý và Tây Ban Nha về việc cần xây dựng một kế hoạch xử lý nợ chung.
Đức và một số quốc gia khác từ lâu phản đối việc cùng xử lý nợ với các thành viên còn lại của EU, cho rằng điều này sẽ ngăn cản các quốc gia thành viên theo đuổi những cải cách riêng và cân bằng ngân sách của họ.

Hy Lạp phong tỏa trại tị nạn có nCoV

Hy Lạp đã cách ly một cơ sở lưu trú thứ hai dành cho người tị nạn sau khi một người đàn ông 53 tuổi ở cơ sở này cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, Bộ Di trú Hy Lạp cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.
Người đàn ông nhiễm bệnh là một người Afghanistan sống cùng gia đình tại trại tị nạn Malakasa, thuộc phía bắc thủ đô Athens của Hy Lạp, cùng với hàng trăm người di cư khác. Bệnh nhân này đã được chuyển đến một bệnh viện ở Athens, trong khi đó nhà chức trách Hy Lạp tiếp tục cố gắng truy tìm tuyến đường lây lan của virus Vũ Hán từ bệnh nhân này.
Hy Lạp đã xác nhận 62 bệnh nhân COVID-19 mới vào Chủ nhật, nâng tổng số người nhiễm virus Vũ Hán tại quốc gia này lên 1.735 kể từ khi có trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh được báo cáo vào tháng Hai. Trong số các bệnh nhân COVID-19 ở Hy Lạp, có 73 người đã tử vong.

Anh: Covid-19 rò rỉ từ Trung Cộng?

Các bộ trưởng Anh lo ngại đại dịch covid-19 có thể là kết quả của sự rò rỉ loại virus này từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Cộng , tờ The Mail on Sunday của Anh tiết lộ.
Các nguồn tin chính phủ cấp cao cho biết, trong bối cảnh vẫn có khả năng loại virus chết người này được lây truyền lần đầu tiên sang người từ một chợ hải sản sống ở Vũ Hán, tuy nhiên giả thuyết loại virus này rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hiện ‘không còn bị loại trừ’.
Các thành viên tham gia họp tại Trung tâm đối phó khủng hoảng ngầm Cobra tại thủ đô London, đã nhận được các báo cáo ngắn chi tiết tuyệt mật từ cơ quan tình báo nước này, cho biết: ‘Có một quan điểm khác đáng tin cậy [bên cạnh giả thuyết về nguồn gốc động vật sống] dựa trên bản chất của con virus này. Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi có một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán [cách chợ hải sản được nhắc đến không xa]. Giả thuyết này hiện không còn được loại trừ’.
Vũ Hán là nơi đặt Viện Virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm tiên tiến nhất và là phòng thí nghiệm cấp độ 4 duy nhất tại Trung Cộng . Phòng thí nghiệm này trị giá 30 triệu euro, nằm cách chợ hải sản được cho là nơi bắt nguồn Covid-19 khoảng 15 km. Nó được cho là cơ sở thí nghiệm virus bảo mật nổi tiếng trên thế giới.

Hy vọng với biện pháp điều trị Covid-19 mới

Một loại thuốc làm loãng máu hiện được sử dụng cho các bệnh nhân đau tim và đột quỵ có khả năng làm giảm số ca tử vong do virus Vũ Hán và nhu cầu sử dụng máy thở, theo news.com.au.
Số liệu mới xuất hiện từ các quốc gia có bệnh nhân Covid-19 phát hiện các triệu chứng rối loạn đông máu cấp tính gây ra suy hô hấp ngay cả khi dùng thở máy. Loại thuốc được đề cập được cho là có thể phá vỡ cục máu đông trên bệnh nhân COVID-19 đang bị suy hô hấp cấp tính, và đây là cơ sở cho các thử nghiệm lâm sàng ở bước tiếp theo.
Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Michael Yaffe, nhận định “nếu loại thuốc này hiệu quả, và tôi hy vọng vậy, nó sẽ có tiềm năng nhân rộng lên rất nhanh, bởi vì mọi bệnh viện đã có sẵn loại thuốc này trong tủ thuốc của họ”.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu EU
đề xuất kế hoạch phục hồi kinh tế Châu Âu 

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen kêu gọi các quốc gia EU đầu tư hàng tỷ đô la vào ngân sách của khối để ngăn chặn các hậu quả kinh tế thảm khốc từ cuộc khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán hiện nay, theo DW.
“Chúng tôi cần một Kế hoạch Marshall cho châu Âu”, bà viết trong một bài viết cho tờ Welt am Sonntag, khi đề cập đến chương trình phục hồi kinh tế do Mỹ đề xuất trong giai đoạn 1948-1952 để giúp vực dậy các nền kinh tế Tây Âu sau Thế chiến II.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cũng ủng hộ thiết lập một “nền kinh tế thời chiến” theo sau chương trình phục hồi.

Trung Cộng  vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?

 Chính quyền Trung Cộng  đã được bổ nhiệm vào một ủy ban trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (U.N.), có nhiệm vụ lựa chọn các nhà điều tra nhân quyền của ủy ban này, bất chấp nước này có một bản hồ sơ dài các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm tôn giáo, nhà bất đồng chính kiến và dân tộc thiểu số qua các năm, theo The Epoch Times.
Jiang Duan, người đứng đầu phái đoàn Trung Cộng  tại UN ở Geneva, đã được bổ nhiệm vào ngày 1/4 là đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nhóm tư vấn gồm 5 thành viên Hội đồng. Sự bổ nhiệm này đã hứng chịu chỉ trích từ U.N. Watch, một nhóm vận động nhân quyền có trụ sở tại Geneva, khi cho đây là hành vi “phi lý và vô đạo đức”.
“Việc cho phép một chính quyền Trung Cộng  tàn bạo và phi nhân tính có quyền lựa chọn các nhà điều tra thế giới về quyền tự do ngôn luận, tình trạng giam giữ tùy tiện và cưỡng bức mất tích thì cũng chẳng khác gì việc đưa một người mắc chứng cuồng phóng hỏa vào vị trí trưởng nhóm cứu hỏa quận”, ông Hill Neuer, giám đốc điều hành UN Watch, nhận định trong một thông cáo báo chí ngày 2/4. 

LHQ kêu gọi cấm các chợ tươi sống


Bà Elizabeth Maruma Mrema, quyền thư ký điều hành Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về đa dạng sinh học, đã kêu gọi một lệnh cấm toàn cầu đối với các chợ động vật hoang dã như chợ ở Vũ Hán, Trung Cộng , được cho là điểm khởi đầu bùng phát dịch virus corona, theo The Guardian.
Bà Elizabeth cho biết, các nước nên có động thái nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai bằng cách cấm các “chợ tươi sống” nơi bán cả động vật sống lẫn đã chết cho người tiêu dùng, nhằm ngăn chặn những hậu quả.
Trung Cộng  đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các chợ động vật hoang dã như cầy hương, chó, tê tê sống bị nhốt trong những chiếc lồng ở điều kiện bẩn thỉu, có khả năng mang mầm bệnh tràn vào quần thể người. 

Nhân viên LHQ tại Nam Sudan nhiễm Covid-19

Nam Sudan đã công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, là nước thứ 51 trong 54 quốc gia châu Phi báo cáo về căn bệnh.
Hãng tin AP ngày 6/4 dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất Riek Machar và phái viên Nam Sudan tại Liên Hợp Quốc cho biết nhân viên của Liên Hợp Quốc đến Nam Sudan từ Hà Lan vào ngày 28/2 đã đổ bệnh. Bệnh nhân là một phụ nữ, 29 tuổi, xuất hiện dấu hiệu nhiễm bệnh vào ngày 2/4 và đang hồi phục. 
Ông Machar cho biết, Nam Sudan với 11 triệu dân mà chỉ có 4 máy trợ thở và hiện muốn tăng số lượng thiết bị này, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi người nên ở cách xa nhau từ 1 – 2 mét. 

Iran sớm khởi động lại kinh tế “rủi ro thấp”

Iran sẽ cho phép các hoạt động kinh tế “rủi ro thấp” hoạt động trở lại từ thứ Bảy (11/4), vì tỷ lệ lây nhiễm virus corona hàng ngày ở nước này đã chậm lại trong ngày thứ năm liên tiếp, theo AFP. 
Tổng thống Iran Rouhani nói hoạt động này được phép kể từ thứ Bảy ở các tỉnh thành, riêng ở Tehran là từ ngày 18/4. Ông không nêu rõ những điều kiện gì để được gọi là hoạt động kinh tế rủi ro thấp, nhưng cho biết lệnh cấm vẫn áp dụng đối với các trường học và các cuộc tụ tập quy mô lớn.
Quốc gia Trung Đông này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đã báo cáo 58.226 ca nhiễm bệnh, một con số mà các chuyên gia nước ngoài nghi ngờ rằng nó thấp hơn thực tế.

Thụy Điển ra cảnh báo nghiêm khắc
cho cư dân coi thường đại dịch

Tờ Daily Mail ngày 6/4 thông tin, Thủ tướng Thụy Điển đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc cho công dân của mình rằng “hãy chuẩn bị cho vô số cái chết” sau khi nước này tỏ thái độ ung dung trước dịch Covid-19. 
Thông điệp nghiệt ngã của ông Stefan Löfven được đưa ra sau khi khoảng 2.300 bác sĩ và các học giả Thụy Điển vấp phải sự chỉ trích vì không coi đại dịch toàn cầu là nghiêm trọng và không thắt chặt các biện pháp phòng ngừa.
Nhiều quốc gia châu Âu đã thực hiện các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội nhưng cuộc sống ở Thụy Điển vẫn diễn ra tương đối bình thường. Tuy nhiên, điều này đã có sự thay đổi khi số người chết vì dịch bệnh ở Thụy Điển lên tới 401 và 6.830 ca lây nhiễm.

Iraq: Rocket tấn công các công ty dầu khí

Vài rocket đã trúng gần một điểm nối giữa các công ty dầu khí nước ngoài và các công ty nhà nước ở thành phố Basra, miền nam Iraq, vào sớm ngày thứ Hai, nhưng không gây thiệt hại hay thương vong, hãng tin Reuters hôm nay dẫn các nguồn tin dầu mỏ và cảnh sát cho biết. 
Theo cảnh sát, 3 pháo phản lực Katyusha, được phóng vào khoảng 3 giờ sáng (giờ địa phương), trúng khu dân cư Burjesia cũng là điểm nối giữa các công ty ở phía tây Basra.

hổ ở sở thú New York nhiễm virus Vũ Hán


Con hổ Nadia ở sở thú Bronx, thành phố New York
Cơ quan quản lý sở thú Bronx, thành phố New York hôm 5/4 cho biết Nadia, một con hổ cái 4 tuổi giống Mã Lai đã dương tính với nCov, và được cho là bị lây từ một người chăm sóc không có triệu chứng.
“Chúng tôi xét nghiệm con hổ như một biện pháp đề phòng và đảm bảo bất cứ kiến thức nào chúng tôi có về Covid-19 sẽ đóng góp cho sự hiểu biết của thế giới về loại virus này”, Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã Mỹ (WCS) – cơ quan quản lý sở thú cho biết trong một thông báo gửi AFP.
Ngoài Nadia, chị của Nadia là Azul, 2 con hổ giống Amur và 3 con sư tử giống châu Phi cũng đều có triệu chứng ho khan.
“Dù chúng có dấu hiệu ăn không ngon, nhưng các con hổ ở sở thú Bronx vẫn ổn khi được chăm sóc thú y. Chúng vẫn hoạt bát và tương tác với các nhân viên sở thú”, thông báo cho biết thêm.
“Hiện chưa rõ dịch bệnh sẽ phát triển trên hổ như thế nào vì các loài khác nhau có thể phản ứng khác nhau, nhưng chúng tôi sẽ giám sát các con vật cẩn thận và dự kiến chúng sẽ phục hồi hoàn toàn”, WCS viết.
Phía sở thú nhấn mạnh rằng “chưa có bằng chứng cho thấy động vật có thể truyền nhiễm virus cho người ngoài sự việc ban đầu ở chợ Vũ Hán, cũng như chưa có bằng chứng cho thấy động vật, gồm cả chó và mèo, lây Covid-19 cho người ở Mỹ”.
Toàn bộ 4 sở thú và 1 thủy cung ở New York đều đóng cửa từ ngày 16/3.
Theo trang web của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chưa có báo cáo nào về vật nuôi hoặc động vật khác tại nước này nhiễm Covid-19 ngoài trường hợp con hổ Nadia nêu trên. Tuy nhiên, cơ quan này khuyến cáo những người bị bệnh hạn chế tiếp xúc với động vật cho đến khi có thêm thông tin liên quan.
Siêu vi Corona: Tia sáng cuối đường hầm hay ngọn đèn hiu hắt

Một sạp báo tại Pháp - Ảnh minh họa. la croix

Các bác sĩ Pháp cảnh báo chánh phủ Pháp, vá dân chúng Pháp cũng như những quốc gia đang bị dịch bệnh hòanh hành:    Dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần nhưng không có nghĩa là dân chúng được lơ là cảnh giác. Thành phần sinh viên, bác sĩ nội trú đã "hết gân hết cốt". Sau nhiều tuần lễ liên tục đấu vật với siêu vi, y tá bác sĩ đều mệt mỏi "suy nghĩ, ăn uống, nằm ngủ cũng bị Corona ám ảnh.

Báo chí thế giới cuối tuần qua tràn ngập những phóng sự hay bài viết về COVID 19: Phóng sự một bảo sanh viện tại Pháp "sắp xếp" sao cho trong thời đại dịch vẫn có điều kiện lý tưởng an lành cho sản phụ và con thơ, Hoa Kỳ, siêu cường trong cơn bão loạn. New York bước vào cuộc chiến. California hứng trọn ngọn sóng thất nghiệp. Tại Ấn Độ thì dân sợ đói hơn sợ Corona: Hàng triệu công nhân Ấn Độ bị thất nghiệp, không lương, từ hai tháng nay, không tiền nuôi vợ nuôi con. Câu hỏi được đặt ra trên toàn cầu: liệu chúng ta phải đeo khẩu trang hay không ?

Hàn Lâm Viện Y Học Pháp vừa ra thông cáo khuyến khích dân Pháp theo gương dân châu Á. Trái với thông điệp, giải thích của hành pháp, của hàng loạt chuyên gia, bác sĩ thay nhau lên các đài truyền hình trấn an công luận  từ hơn một tháng nay , ý kiến của Viện Hàn Lâm Y Học "nên đeo khẩu trang" có thể làm cho một nhu cầu y tế trở thành "chiến tranh".

Chưa hết cách ly đã mấp mé chiến tranh khẩu trang



Les Echos không ngần ngại đề tựa: "Chiến tranh khẩu trang". Theo nhật báo kinh tế, cho dù Washington cải chính những lời cáo buộc, nhưng theo nhiều nhân chứng, chính Mỹ đã làm giá khẩu trang sản xuất tại Trung Cộng  tăng vọt. Pháp đặt hàng 2 tỷ khẩu trang với giá 8 yuan. Một tháng sau, giá lên đến 18 hay 19 yuan, cao hơn gấp đôi. Tiền chuyên chở cũng lên... mà hàng thì chưa thấy về.

Cùng đề tài, Le Monde lý giải: Trước tình trạng khan hiếm khẩu trang và sự bất bình của dân chúng, chính phủ các nước đều cần khẩu trang để hạn chế trường hợp lây nhiễm do vô tình đứng gần người mang siêu vi.  Đó là lý do mà ngay giữa các nước Tây phương cũng tranh giành nhau. Stockholm tố Pháp chận một lô khẩu trang của Thụy Điển. Pháp tố Mỹ chơi đểu giật một lô hàng của Pháp ngay sân bay Thượng Hải với sự đồng lõa của đối tác Trung Cộng  tham tiền.

Về phần Bắc Kinh, để tô điểm lại bộ mặt bị chê trách bóp nghẹt thông tin dịch Vũ Hán và bán khẩu trang "dỏm" cho Hà Lan, chính quyền Trung Cộng  đặt điều kiện khắt khe, cấm xuất khẩu trang và thiết bị y tế nếu không có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng.

Về chuyện dài khẩu trang, Le Figaro không tử tế, nhẹ tay với các  chính phủ Tây phương, nhất là Pháp và Mỹ với loạt bài như sau:

Đeo khẩu trang, chính quyền nhiều nước thay đổi 180°. Hoa Kỳ xét lại phương pháp chống dịch và yêu cầu dân chúng đeo khẩu trang; Pháp: sau khi Viện Hàn Lâm Y Học đưa ý kiến, chính phủ xem lại chiến lược.

Thật ra, một mình khẩu trang không đủ ngăn chận siêu vi lây lan mà phải tuân thủ thêm bốn nguyên tắc nữa là phải hạn chế đi lại, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên và không bắt tay, hôn má... một bác sĩ khuyến cáo trên nhật báo thiên hữu.

Công luận đã biết lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và đạo luật cấm dân chúng bịt mặt biểu tình bị khẩu trang trả thù như thế nào. Cũng với ý này để trêu chọc chính phủ Pháp, bài xã luận "Hài kịch" của Le Figaro nhập đề : Mặt nạ trả thù: đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Macron xoay chiều "lăng ba vi bộ". Họ đã mời chúng ta đi bầu trong khi chỉ thị dân  phải ở nhà tránh dịch. Sau đó là vụ Chloroquine, khuyến cáo rồi lại cho thử lâm sàng. Bây giờ đến chiếc khẩu trang. Tác giả kết luận hóm hỉnh: Hy vọng sự thật không bị "cách ly".

Châu Á sợ siêu vi tấn công đợt hai



Singapore cho "nổ cầu chì". Sau khi thành công ngăn chận dịch Corona lây lan bằng các biện pháp trói buộc theo dõi sát sao, qua điện thoại có định vị, đường đi nước bước của những người dân hoặc du khách nhiễm siêu vi. Kết quả khích lệ hạn chế số tử vong ở mức 5 người. Cho đến nay, người dân Singapore cũng như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đi làm việc, mua sắm. Rạp chiếu phim đóng cửa nhưng hàng quán vẫn tập nập.

Nhưng từ tháng Ba đến nay, với 50 ca lây nhiễm mỗi ngày, Singapore không thể theo dõi tình hình dịch tất cả qua ứng dụng "định vị" của điện thoại được nữa. Cuối tuần qua, thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố cho "nổ cầu chì" tức là sẽ ban hành biện pháp "phong tỏa" mọi sinh hoạt. Viễn ảnh kinh tế Singapore tê liệt, thuơng mại đình đốn làm cả châu Á lo âu.

Corona đi rồi lại trở về. Theo Le Monde, cụ thể, Đài Loan cho biết đại đa số các ca được phát hiện tức là 86% trong số 339 trường hợp dính siêu vi là do người từ nước ngoài hồi hương, nhập cảnh mang vào. Ngay trong số ít oi 48 ca nội địa thì phân nửa là do tiếp xúc với người hồi hương.

Để có thể sinh hoạt bình thường, hàng quán mở cửa, không hạn chế tự do đi lại, ai ở đâu ở đó, như ở Pháp, Đài Loan đang  áp dụng biện pháp rất nghiêm khắc đối với công dân về nước. Bước xuống máy bay là gặp nhân viên cho chỉ thị: Phải có xe riêng đưa về nhà, không đi phương tiện công cộng. Tự cách ly 14 ngày. Trong thời gian đó, nếu ra khỏi nhà dưới 100 mét, bị phạt  tương đương với 3000 đô la Mỹ, xa hơn 100 mét, tiền phạt có thể lên đến 30.000 đô la.

Trung Cộng  cũng lo âu không ít. Trong số các ca "ngoại nhập lây nhiễm" được công bố, 9% là sinh viên Hoa Lục hồi hương trong bối cảnh các đại học Âu Mỹ đóng cửa. Vì giao thông ngưng đọng, giới sinh viên Hoa Lục không có máy bay về nước. Bị gièm pha "đem con bỏ chợ", chính quyền Trung Cộng  thông báo sẽ tổ chức các chuyến bay giá rẻ nhưng lại bị chỉ trích là mở đường đem siêu vi trở về nhà.

TỔNG THỐNG Nga chống Covid-19



Putin đi thăm bnh vin ngoi ô Moscow ngày 24.3

Đó là tựa bài "giải mã" của Liberation về chính sách chống khủng hoảng Corona thật khó hiểu của điện Kremlin. Bài rất dài nhưng có hai ý chính: Putin không sử dụng tài khoản dự trữ, 150 tỷ đô la, để cứu dân nghèo và xí nghiệp vừa và nhỏ, lãnh vực kinh tế sử dụng đến 30% lao động Nga.

Trong bối cảnh dầu hỏa, nguồn ngoại tệ chính của Nga rơi giá còn có hơn 10 đôla mỗi thùng, nước Nga phải thận trọng trong mọi chính sách dài hạn. Tuy nhiên, điều chắc chắn  là trong ngắn hạn, thành phần  xí nghiệp hạng trung sẽ tan hoang và dân nghèo lãnh đủ.

Siêu vi từ Vũ Hán tác động mạnh đến
thế hệ học sinh lớp 12 tại Pháp



Đối với gần 740.000 học sinh lớp 12, Terminale, thế hệ Tú Tài 2020, năm nay không phải thi cử gì cả. Quyết định của bộ Giáo Dục vừa được thông báo: điểm bài kiểm của ba quý trong năm từ trung bình 10/20 trở lên là đủ.  Còn thiếu điểm từ 8 đến dưới 10/20, sẽ thi vớt vào tháng 9.

“BAC, bằng Tú Tài không khảo thí, biến cố lịch sử của nước Pháp”, tựa đậm của Le Monde. Quyết định miễn thi này không phải ai cũng hài lòng. Rất nhiều học sinh  lơ là điểm trong lớp, đặt cược vào kỳ thi chung cuộc để lấy hạng ưu hoặc tối ưu để vào trường danh tiếng.

Les Echos cho biết thêm: Để bác bỏ chỉ trích "bằng cấp hạ giá", bộ Giáo Dục kéo dài chương trình học thêm một tháng cho đến 04/07. Biện pháp lịch sử này còn là thông điệp minh bạch gửi phụ huynh học sinh là cho dù tình hình dịch diễn biến như thế nào từ nay đến mùa hè, tương lai trước mắt các em là như thế.

Trang môi trường, nhật báo kinh tế nhấn mạnh đến một cái may trong cái rủi: Khí thải CO2 giảm 58% mỗi ngày tại châu Âu làm không khí trong lành hơn từ khi sinh hoạt con người bị đình trệ vì Corona.

 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top