• Điễm Tin ngày 31 tháng 3, 2020
TT Trump rút kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế vào giữa tháng 4
Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 gia hạn thêm lệnh ‘ở trong nhà’ cho đến hết tháng 4, và từ bỏ kế hoạch bị nhiều chỉ trích về việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại vào giữa tháng 4 sau khi một cố vấn hàng đầu về y tế cảnh báo rằng sẽ có hơn 100.000 người Mỹ có thể chết vì sự bùng phát dịch bệnh virus corona.
Quyết định đảo ngược của ông Trump, mà ông nói sẽ tiết lộ thêm chi tiết vào ngày 1/4, được đưa ra trong lúc số lượng người chết ở Mỹ vì căn bệnh viêm đường hô hấp cấp lên đến 2.460. Theo thống kê của Reuters, Mỹ đã có hơn 141.000 trường hợp nhiễm virus corona, cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
“Đỉnh điểm, (tức) điểm cao nhất của tỷ lệ tử vong, có khả năng sẽ xảy ra sau hai tuần nữa,” ông Trump nói tại một cuộc họp báo cập nhật về tình hình virus corona tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, với sự có mặt của các cố vấn hàng đầu và lãnh đạo doanh nghiệp. “Không có gì tồi tệ hơn khi tuyên bố chiến thắng trước cả khi giành thắng lợi,” ông nói.
Ông nói với người dân Mỹ: “Bạn tuân thủ tốt ngày nào thì cơn ác mộng này sẽ chóng kết thúc ngày đấy.”
Trước đó cùng ngày, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nói với CNN rằng đại dịch này có thể sẽ giết chết khoảng 100.000 đến 200.000 người ở Mỹ nếu nỗ lực giảm nhẹ không thành công.
Kể từ năm 2010, bệnh cúm đã giết chết 12.000 đến 61.000 người Mỹ mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Đại dịch cúm năm 1918-1919 đã giết chết 675.000 người tại Mỹ, vẫn theo CDC.
Bác sĩ Fauci làm dịu đi những dự đoán tàn khốc của mình tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng, khi ông nói rằng các dự báo đó dựa trên các mô hình được đưa ra để cho thấy tình huống xấu nhất nếu người Mỹ không tuân theo các chỉ thị ‘ở trong nhà.’
“Chúng tôi cảm thấy nỗ lực giảm thiểu mà chúng tôi đang tiến hành hiện đang có hiệu quả,” chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm nói. “Quyết định kéo dài quá trình giảm thiểu này cho đến cuối tháng 4 là một quyết định sáng suốt và khôn ngoan.”
Đề xuất bất ngờ của ông Trump rằng ông có thể ra lệnh mở cửa lại nền kinh tế vào dịp lễ Phục sinh đã nhận được sự chỉ trích gay gắt và tức thì từ các thống đốc bang tại các tiểu bang vẫn đang vật lộn với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng và hệ thống y tế ngày càng mỏng.
Các thống đốc của ít nhất 21 tiểu bang, đại diện cho hơn một nửa của tổng số 330 triệu người dân Mỹ, đã đóng cửa “các cơ sở kinh doanh không thiết yếu” và bảo người dân ở trong nhà.
Khi được hỏi trong cuộc họp báo, liệu ý tưởng về việc dỡ bỏ lệnh cấm vào giữa tháng 4 có phải là một sai lầm hay không, ông Trump nói đó “chỉ là một mong muốn” và rằng ông giờ đây tin tưởng rằng nước Mỹ có thể sẽ trên đường phục hồi kinh tế vào ngày 1/6.
Người dân New York sẽ bị phạt đến 500 USD nếu vi phạm lệnh ‘giãn cách xã hội’
Một người mang khẩu trang khi đi tàu điện ngầm ở Brooklyn, New York, hôm 12/3.
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio hôm 29/3 cho biết người dân New York nào vi phạm lệnh giải tán các cuộc tụ tập nơi công cộng của cảnh sát sẽ bị phạt tới 500 USD trong lúc dịch virus corona bùng phát.
Politico, tờ báo chuyên về quan điểm chính trị của Mỹ có trụ sở ở Virginia, cho biết rằng thị trưởng de Blasio đưa ra thông báo trên tại một cuộc họp báo, đồng thời nhấn mạnh rằng tiền phạt sẽ chỉ được ban hành như là phương sách cuối cùng đối với những người thực sự có ý định vi phạm lệnh của ông.
“(Cảnh sát) sẽ cho mọi người cơ hội để lắng nghe, và nếu có ai đó không nghe theo thì họ xứng đáng bị phạt vào thời điểm này,” ông de Blasio được Politico trích lời nói. “Tôi không muốn phạt người dân khi rất nhiều người đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng nếu tới bây giờ họ chưa hiểu được thông điệp này và nếu họ vẫn không hiểu được thông điệp này khi một nhân viên thực thi công lực nhìn thẳng vào mặt họ ... thì họ xứng đáng bị phạt, vì vậy chúng tôi sẽ xúc tiến việc đó.”
Thị trưởng New York được trích lời nói rằng: “Bạn đã được cảnh báo đi cảnh báo lại nhiều lần,” và còn cho biết rằng tiền phạt sẽ được ban hành với các mức tăng là 250 USD, và mức phạt lên tới 500 USD nếu vi phạm các nguyên tắc ‘giãn cách xã hội.’
Thống đốc New York Andrew Cuomo đã ban hành lệnh cấm tụ tập hơn 50 người ở tiểu bang này hồi đầu tháng, theo sau chỉ thị trước đó của Thị trưởng de Blasio cấm tụ tập hơn 500 người.
Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu của thành phố New York đã đóng cửa trong lúc các quan chức của thành phố cố gắng kiểm soát sự lây lan của virus corona, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp hiện đã lây nhiễm tới hơn 30.000 người trong thành phố. Hơn 40 trường hợp tử vong do virus này đã được báo cáo trên toàn thành phố, theo The Hill.
Trong số những nỗ lực được thành phố công bố hôm 29/3 còn có việc thành lập một bệnh viện dã chiến bên trong Công viên Trung tâm nổi tiếng của thành phố, dưới sự chỉ đạo của một tổ chức viện trợ nhân đạo truyền giáo có tên Samaritan's Purse.
Theo ghi nhận của Politico, Thị trưởng de Blasio nói rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng mọi địa điểm mà chúng tôi cần sử dụng. Đây là điều bạn sẽ thấy tại thời điểm này khi cuộc khủng hoảng này tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên nghiêm trọng.”
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio hôm 29/3 cho biết người dân New York nào vi phạm lệnh giải tán các cuộc tụ tập nơi công cộng của cảnh sát sẽ bị phạt tới 500 USD trong lúc dịch virus corona bùng phát.
Politico, tờ báo chuyên về quan điểm chính trị của Mỹ có trụ sở ở Virginia, cho biết rằng thị trưởng de Blasio đưa ra thông báo trên tại một cuộc họp báo, đồng thời nhấn mạnh rằng tiền phạt sẽ chỉ được ban hành như là phương sách cuối cùng đối với những người thực sự có ý định vi phạm lệnh của ông.
“(Cảnh sát) sẽ cho mọi người cơ hội để lắng nghe, và nếu có ai đó không nghe theo thì họ xứng đáng bị phạt vào thời điểm này,” ông de Blasio được Politico trích lời nói. “Tôi không muốn phạt người dân khi rất nhiều người đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng nếu tới bây giờ họ chưa hiểu được thông điệp này và nếu họ vẫn không hiểu được thông điệp này khi một nhân viên thực thi công lực nhìn thẳng vào mặt họ ... thì họ xứng đáng bị phạt, vì vậy chúng tôi sẽ xúc tiến việc đó.”
Thị trưởng New York được trích lời nói rằng: “Bạn đã được cảnh báo đi cảnh báo lại nhiều lần,” và còn cho biết rằng tiền phạt sẽ được ban hành với các mức tăng là 250 USD, và mức phạt lên tới 500 USD nếu vi phạm các nguyên tắc ‘giãn cách xã hội.’
Thống đốc New York Andrew Cuomo đã ban hành lệnh cấm tụ tập hơn 50 người ở tiểu bang này hồi đầu tháng, theo sau chỉ thị trước đó của Thị trưởng de Blasio cấm tụ tập hơn 500 người.
Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu của thành phố New York đã đóng cửa trong lúc các quan chức của thành phố cố gắng kiểm soát sự lây lan của virus corona, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp hiện đã lây nhiễm tới hơn 30.000 người trong thành phố. Hơn 40 trường hợp tử vong do virus này đã được báo cáo trên toàn thành phố, theo The Hill.
Trong số những nỗ lực được thành phố công bố hôm 29/3 còn có việc thành lập một bệnh viện dã chiến bên trong Công viên Trung tâm nổi tiếng của thành phố, dưới sự chỉ đạo của một tổ chức viện trợ nhân đạo truyền giáo có tên Samaritan's Purse.
Theo ghi nhận của Politico, Thị trưởng de Blasio nói rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng mọi địa điểm mà chúng tôi cần sử dụng. Đây là điều bạn sẽ thấy tại thời điểm này khi cuộc khủng hoảng này tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên nghiêm trọng.”
• Điễm Tin ngày 31 tháng 3, 2020TT Trump rút kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế vào giữa tháng 4(Reuters) Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo cập nhật về tình hình bùng phát dịch virus corona ở Vườn Hồng của Nhà Trắng ở Wasington, DC, hôm 29/3. Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 gia hạn thêm lệnh ‘ở trong nhà’ cho đến hết tháng 4, và từ bỏ kế hoạch bị nhiều chỉ trích về việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại vào giữa tháng 4 sau khi một cố vấn hàng đầu về y tế cảnh báo rằng sẽ có hơn 100.000 người Mỹ có thể chết vì sự bùng phát dịch bệnh virus corona. Quyết định đảo ngược của ông Trump, mà ông nói sẽ tiết lộ thêm chi tiết vào ngày 1/4, được đưa ra trong lúc số lượng người chết ở Mỹ vì căn bệnh viêm đường hô hấp cấp lên đến 2.460. Theo thống kê của Reuters, Mỹ đã có hơn 141.000 trường hợp nhiễm virus corona, cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. “Đỉnh điểm, (tức) điểm cao nhất của tỷ lệ tử vong, có khả năng sẽ xảy ra sau hai tuần nữa,” ông Trump nói tại một cuộc họp báo cập nhật về tình hình virus corona tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, với sự có mặt của các cố vấn hàng đầu và lãnh đạo doanh nghiệp. “Không có gì tồi tệ hơn khi tuyên bố chiến thắng trước cả khi giành thắng lợi,” ông nói. Ông nói với người dân Mỹ: “Bạn tuân thủ tốt ngày nào thì cơn ác mộng này sẽ chóng kết thúc ngày đấy.” Trước đó cùng ngày, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nói với CNN rằng đại dịch này có thể sẽ giết chết khoảng 100.000 đến 200.000 người ở Mỹ nếu nỗ lực giảm nhẹ không thành công. Kể từ năm 2010, bệnh cúm đã giết chết 12.000 đến 61.000 người Mỹ mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Đại dịch cúm năm 1918-1919 đã giết chết 675.000 người tại Mỹ, vẫn theo CDC. Bác sĩ Fauci làm dịu đi những dự đoán tàn khốc của mình tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng, khi ông nói rằng các dự báo đó dựa trên các mô hình được đưa ra để cho thấy tình huống xấu nhất nếu người Mỹ không tuân theo các chỉ thị ‘ở trong nhà.’ “Chúng tôi cảm thấy nỗ lực giảm thiểu mà chúng tôi đang tiến hành hiện đang có hiệu quả,” chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm nói. “Quyết định kéo dài quá trình giảm thiểu này cho đến cuối tháng 4 là một quyết định sáng suốt và khôn ngoan.” Đề xuất bất ngờ của ông Trump rằng ông có thể ra lệnh mở cửa lại nền kinh tế vào dịp lễ Phục sinh đã nhận được sự chỉ trích gay gắt và tức thì từ các thống đốc bang tại các tiểu bang vẫn đang vật lộn với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng và hệ thống y tế ngày càng mỏng. Các thống đốc của ít nhất 21 tiểu bang, đại diện cho hơn một nửa của tổng số 330 triệu người dân Mỹ, đã đóng cửa “các cơ sở kinh doanh không thiết yếu” và bảo người dân ở trong nhà. Khi được hỏi trong cuộc họp báo, liệu ý tưởng về việc dỡ bỏ lệnh cấm vào giữa tháng 4 có phải là một sai lầm hay không, ông Trump nói đó “chỉ là một mong muốn” và rằng ông giờ đây tin tưởng rằng nước Mỹ có thể sẽ trên đường phục hồi kinh tế vào ngày 1/6. Người dân New York sẽ bị phạt đến 500 USD nếu vi phạm lệnh ‘giãn cách xã hội’Một người mang khẩu trang khi đi tàu điện ngầm ở Brooklyn, New York, hôm 12/3. Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio hôm 29/3 cho biết người dân New York nào vi phạm lệnh giải tán các cuộc tụ tập nơi công cộng của cảnh sát sẽ bị phạt tới 500 USD trong lúc dịch virus corona bùng phát. Politico, tờ báo chuyên về quan điểm chính trị của Mỹ có trụ sở ở Virginia, cho biết rằng thị trưởng de Blasio đưa ra thông báo trên tại một cuộc họp báo, đồng thời nhấn mạnh rằng tiền phạt sẽ chỉ được ban hành như là phương sách cuối cùng đối với những người thực sự có ý định vi phạm lệnh của ông. “(Cảnh sát) sẽ cho mọi người cơ hội để lắng nghe, và nếu có ai đó không nghe theo thì họ xứng đáng bị phạt vào thời điểm này,” ông de Blasio được Politico trích lời nói. “Tôi không muốn phạt người dân khi rất nhiều người đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng nếu tới bây giờ họ chưa hiểu được thông điệp này và nếu họ vẫn không hiểu được thông điệp này khi một nhân viên thực thi công lực nhìn thẳng vào mặt họ ... thì họ xứng đáng bị phạt, vì vậy chúng tôi sẽ xúc tiến việc đó.” Thị trưởng New York được trích lời nói rằng: “Bạn đã được cảnh báo đi cảnh báo lại nhiều lần,” và còn cho biết rằng tiền phạt sẽ được ban hành với các mức tăng là 250 USD, và mức phạt lên tới 500 USD nếu vi phạm các nguyên tắc ‘giãn cách xã hội.’ Thống đốc New York Andrew Cuomo đã ban hành lệnh cấm tụ tập hơn 50 người ở tiểu bang này hồi đầu tháng, theo sau chỉ thị trước đó của Thị trưởng de Blasio cấm tụ tập hơn 500 người. Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu của thành phố New York đã đóng cửa trong lúc các quan chức của thành phố cố gắng kiểm soát sự lây lan của virus corona, căn bệnh viêm đường hô hấp cấp hiện đã lây nhiễm tới hơn 30.000 người trong thành phố. Hơn 40 trường hợp tử vong do virus này đã được báo cáo trên toàn thành phố, theo The Hill. Trong số những nỗ lực được thành phố công bố hôm 29/3 còn có việc thành lập một bệnh viện dã chiến bên trong Công viên Trung tâm nổi tiếng của thành phố, dưới sự chỉ đạo của một tổ chức viện trợ nhân đạo truyền giáo có tên Samaritan's Purse. Theo ghi nhận của Politico, Thị trưởng de Blasio nói rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng mọi địa điểm mà chúng tôi cần sử dụng. Đây là điều bạn sẽ thấy tại thời điểm này khi cuộc khủng hoảng này tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên nghiêm trọng.” ‘Hàng triệu người Mỹ’ có thể nhiễm virus vũ hán
Pháp di chuyển bệnh nhân tới các vùng ít dịchNhiều chuyến tàu cao tốc được dùng để chở bệnh nhân từ các vùng bệnh viện quá tải do dịch Covid-19 về các tỉnh thành khác để chữa trị. REUTERS - CHRISTIAN HARTMANN Tính đến hôm nay 30/03/2020, đại dịch Covid-19 đã sát hại hơn 34 ngàn người trên thế giới, trong tổng số hơn 725 ngàn ca bị lây nhiễm và làm hơn 3 tỷ người bị cách ly hay hạn chế đi lại. Đứng hàng thứ 5 trong bức tranh ảm đạm này, trước tình trạng một số bệnh viện bị « quá tải », cơ quan y tế Pháp khẩn cấp di chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế ở vùng ít dịch. Chính quyền Pháp cũng tăng cường các chuyến bay sang Trung Quốc đem dụng cụ y tế và khẩu trang về Pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện. Cho đến hôm nay, số bệnh nhân từ trần vì đại dịch Covid-19 tại Pháp đã lên đến 2.606 người trong tổng số hơn 40 ngàn người bị lây nhiễm. Theo báo cáo của Tổng Nha Y Tế Công Cộng, trong 24 giờ qua, có thêm 292 người chết. Tổng cộng đến nay có 4.632 người đang chống chọi với tử thần trong các phòng cấp cứu nhưng tin vu là có 7.732 bệnh nhân đã bình phục và trở về nhà. Để có thể đối phó hiệu quả với Covid-19 mà « đỉnh sóng thần » được dự báo trong tuần này, cơ quan y tế tiến hành hàng loạt biện pháp. Từ cuối tuần qua, nhiều xe lửa tốc hành TGV, trực thăng, máy bay quân sự di chuyển nhiều đợt bệnh nhân (250 người), từ vùng Đông Pháp - nơi mà các bệnh viện cấp vùng gần như « quá tải » - về các địa phương chưa bị báo động đỏ như miền tây và tây nam. Các nước láng giềng như Đức và Thuỵ Sĩ đã nhận hơn một chục bệnh nhân Pháp. Tranh thủ thời gian này, các ty y tế ở một số tỉnh thành, kể từ hôm nay, thành lập các trạm xét nghiệm và khám bệnh lưu động theo mô hình Hàn Quốc. Tùy mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chuyển đi đúng nơi đúng chỗ, tránh gây thêm sức ép không cần thiết cho nhân viên chăm sóc. Pháp cũng thiết lập cầu không vận, mỗi tuần bốn chuyến bay, đem khẩu trang và máy hô hấp nhân tạo đặt mua tại Trung Quốc về Pháp. Chuyến đầu tiên đã đến san bay Pháp vào chiều hôm qua. Để tỏ lòng tri ân đối với nhân viên y tế trên tuyến đầu ở Paris và vùng phụ cận, chính quyền địa phương thông báo chi ra 18 triệu euros bổ sung thu nhập cho y tá. Một biện pháp đáng khích lệ khác là các công ty xe điện ngầm, xe bus, sẽ hoàn trả tiền mua vé phương tiện công cộng tháng Tư cho khách hàng có thẻ tháng hoặc năm. Trái lại, số tiền phạt đối với những người phạm luật phong tỏa tăng vùn vụt: từ 135 euro lên 200 euro nếu tái phạm trong vòng 15 ngày. Và 3.750 euro cộng thêm 6 tháng tù nếu liên tục tái phạm. Về trị liệu, một số trường hợp biến chứng từ triệu chứng nhiễm Covid-19 thành truỵ tim ở một số bệnh nhân tự ý dùng hydroxychloroquine, được ghi nhận ở Nouvelle-Aquitaine. Thái Lan có 1.524 ca nhiễm, 9 người tử vong Xe tuk-tuk ở phố người Hoa, Bangkok, Thái Lan (Reuters) Thái Lan ghi nhận 136 ca nhiễm mới virus corona và hai ca tử vong mới vào thứ Hai, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.524 và 9. Đảo du lịch Phuket nổi tiếng ở miền nam Thái Lan đã phong tỏa một phần vào hôm nay, khi chính quyền sở tại bắt đầu đóng cửa các bãi biển và tất cả các điểm nhập cảnh và xuất cảnh, ngoại trừ du lịch hàng không cho đến cuối tháng Tư. Campuchia lệnh đóng cửa sòng bạcThủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay đã lệnh đóng cửa tất cả các sòng bạc để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, lệnh có hiệu lực kể từ 23:59 đêm ngày 1/4, theo Reuters.
Bộ Y tế Campuchia báo cáo có 4 trường hợp nhiễm mới virus corona vào hôm thứ Hai, đưa tổng ca nhiễm lên 107. Trong số các ca nhiễm mới có một người đàn ông 30 tuổi từng làm việc trong một câu lạc bộ karaoke và sòng bạc ở tỉnh Banteay Meanchey, gần biên giới với Thái Lan, Bộ cho biết. Danh ca Mỹ Joe Diffie tử vong vì Covid-19Hãng tin AFP cho biết, ca sĩ nhạc đồng quê Joe Diffie, người từng đoạt giải Grammy và có nhiều ca khúc đạt kỷ lục trong các bảng xếp hạng âm nhạc những năm 1990 đã tử vong hôm 29/3 vì dịch Covid-19, khi ông 61 tuổi.
Theo thông tin được đăng tải trên trang Facebook của ông Diffie, ông ra đi vào hôm Chủ nhật “do biến chứng của virus corona”, chỉ sau hai ngày ông thông báo có kết quả dương tính với nCoV và đang được chăm sóc đặc biệt. Nga bắt đầu cách ly chống nCoVChính quyền Moscow đã yêu cầu các công dân của họ tự cách ly bắt đầu từ thứ Hai (30/3), bất chấp tuyên bố của chính phủ Nga rằng đất nước thực tế không có dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Fox News.
Thị trưởng Moscow, Sergei Sobyanin, cho biết thành phố sẽ thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt đối với những người dân muốn rời khỏi nhà. Quy định mới chỉ cho ra ngoài đối với những người cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, bắt buộc phải giải quyết một công việc nào đó ở xa, mua sắm tại hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm “gần nhất”, cho thú cưng đi dạo “cách không quá 100 mét” và vứt rác thải sinh hoạt. Quyết định mới của thành phố Moscow được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Putin tới thăm một bệnh viện ở ngoại thành thủ đô của Nga. Ông Sobyanin nói trong chuyến thăm của Tổng thống Putin rằng số ca nhiễm virus Vũ Hán trong thành phố vượt xa con số chính thức. Mặc dù vậy, hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên của điện Kremlin nhấn mạnh rằng “thực tế không có dịch bệnh” ở Nga khi so sánh tình hình COVID-19 giữa Nga và châu Âu. Số người chết vì virus ở Ý giảm qua ngày thứ haiVào Chủ nhật (29/3), số ca tử vong vì virus Vũ Hán ở Ý đã giảm ngày thứ hai liên tiếp, trong bối cảnh nước này đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, theo Reuters.
Cục Bảo vệ Công dân của Ý cho hay, tính tới hết ngày Chủ nhật có thêm 756 người Ý tử vong vì virus Vũ Hán, nâng tổng số người tử vong vì loại virus khởi phát từ Trung Quốc lên 10.779 người, xấp xỉ 1/3 số người tử vong vì nCoV trên toàn thế giới. So sánh số người tử vong vào ngày thứ Bảy (889) và thứ Sáu (919) thì số người chết vì COVID-19 ở Ý đã giảm khá sâu. Số người nhiễm mới virus Vũ Hán ở Ý cũng có xu hướng giảm, thống kê hôm Chủ nhật cho thấy số người nhiễm mới tăng 5.217 (từ 92.472 người lên 97.689 người), mức thấp nhất tính từ thứ Tư tuần trước. Anh sẽ tiếp tục phong tỏa nhiều thángMột số biện pháp phong tỏa để chống dịch viêm phổi Vũ Hán tại Anh có thể sẽ được áp dụng kéo dài trong nhiều tháng và chỉ được dỡ bỏ từ từ, một quan chức y tế Anh cho biết hôm Chủ nhật (29/3), theo Reuters.
Anh đã báo cáo 19.522 trường hợp được xác nhận dương tính với virus Vũ Hán và 1.228 trường hợp tử vong, sau khi tăng 209 trường hợp bệnh nhân tử vong tính đến 5 giờ chiều (giờ địa phương) ngày thứ Bảy. Thủ tướng Boris Johnson trước đó cảnh báo rằng tình hình COVID-19 ở Anh sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn. Hiện Anh làm khoảng 10.000 xét nghiệm virus Vũ Hán mỗi ngày và đang tìm kiếm các biện pháp để có nhiều máy thở hơn cho bệnh nhân. Câu chuyện về những ca được chữa lànhTrong bối cảnh đầy âu lo do dịch Covid-19 gây ra, báo Công Giáo La Croix cố mang lại một vài tia hy vọng, kể lại “Những câu chuyện về người bệnh được chữa lành”, tựa lớn trên trang nhất. La Croix đã tìm gặp bốn cựu bệnh nhân Covid-19 tại Pháp, cư ngụ ở những thành phố, thị xã khác nhau, để họ giải thích rõ hơn là họ đã được chữa khỏi như thế nào. Những bệnh nhân ở Beauvais (tỉnh Oise, phía Bắc Paris), Montpellier (miền Nam), Chambéry (miền Đông Nam) hay Bastia (đảo Corse) được La Croix phỏng vấn là những người đầu tiên bị nhiễm bệnh Covid-19 tại Pháp và phải nhập viện. Hiện nay, họ đang trên đà lành bệnh và đã được cho về nhà dưỡng bệnh. Châu Âu và trận chiến về ngân sách nhật báo Les Echos tiếp tục khai thác khía cạnh kinh tế mà dịch Covid-19 đặt ra. Tựa lớn trang nhất tờ báo nêu bật: “Châu Âu: trận chiến ngân sách”. Nhận định chung của tờ báo Les Echos về “Châu Âu: trận chiến ngân sách”.là tất cả các quốc gia đều đang có phản ứng ồ ạt và nhanh chóng nhằm khắc phụ tác hại kinh tế của cuộc khủng hoảng Covid-19. Các biện pháp đưa ra đều nhắm vào những mục tiêu cụ thể, có điều là còn thiếu phối hợp, đồng thời lại tùy thuộc rất nhiều vào phương tiện của riêng từng nước. Một ví dụ rõ nét về tình trạng này là sự chia rẽ giữa các nước trong Liên Hiệp Châu Âu về việc phát hành trái phiếu châu Âu “coronabonds”. NHÀ HÀNG TÀU GÂY PHẪN NỘvì "ăn mừng" dịch bùng phát ở Mỹ, NhậtTấm biển"chúc mừng" đại dịch hoành hành ở Mỹ và Nhật Bản của một nhà hàng Tàu Chệt khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Một nhà hàng nằm ở trung tâm mua sắm Thái Nguyên, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh(Tàu Quốc) gây phẫn nộ khi dựng biểu ngữ lớn chúc mừng sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Mỹ và Nhật Bản. Tấm biển với hai màu đỏ và vàng được treo ở ngay lối vào của nhà hàng hôm 22/3 có nội dung :"Xin chúc mừng Mỹ vì sự bùng phát của Covid-19. Chúc dịch bệnh sẽ tiếp tục ở lại với Nhật Bản". Nhiều người qua đường đã chụp lại và chia sẻ lên mạng xã hội. Nhà hàng ngay lập tức nhận về vô số ý kiến chỉ trích vì hành động của mình. Nhà hàng Tàu treo biển 'ăn mừng' đại dịch bùng phát. "Điều này thực sự quá xấu hổ", một người dùng Weibo viết. "Trong bối cảnh dịch bệnh, điều quan trọng nhất là đoàn kết chứ không phải hẹp hòi và ích kỷ", một người khác bình luận trên Twitter. Truyền thông Tàu cũng lên án mạnh mẽ nhà hàng tại Thẩm Dương. Tờ Beijing News, nhật báo được phân phối rộng rãi tại Tàu, cho rằng nhà hàng này phạm sai lầm khi chia sẻ biểu ngữ trên. "Covid-19 là thảm họa và là kẻ thù chung của nhân loại bất kể dân tộc, quốc gia", bài báo nêu rõ. "Chúng ta phải đoàn kết để chống lại một kẻ thù chung và không nên vui mừng khi chứng kiến thảm họa của người khác". Theo Beijing News, quản lý của nhà hàng được xác định là một người đàn ông họ Hui, đã bị sa thải sau vụ việc trên. Hui hiện bị cảnh sát điều tra. Trong khi đó, chủ sở hữu nhà hàng cho biết mình hoàn toàn không biết gì về tấm biển và nói rằng đây là hành động đơn phương của quản lý nhà hàng nhằm thu hút khách. "Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì những ảnh hưởng xã hội tiêu cực trong thời gian qua", chủ nhà hàng viết trong thông cáo báo chí. Mỹ điều tra lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng ca cao của Bờ Biển NgàGiới chức hải quan Mỹ đã yêu cầu các thương nhân ca cao báo cáo về địa điểm và thời gian khi họ thấy có lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng ở vùng trồng trọt hàng đầu tại Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), ba nguồn tin trong ngành cho biết, sau khi các nhà lập pháp Mỹ kêu gọi cấm một số mặt hàng nhập khẩu, theo Reuters.
Các thương nhân ca cao và các công ty sô cô la gồm Mars, Hershey, Cargill và Barry Callebaut đã nhiều lần bỏ qua các mục tiêu được quốc tế chấp thuận, bao gồm giảm các hình thức lao động trẻ em từ nguồn cung ở Tây Phi. Mỹ tăng sức ép sau khi 2 Thượng nghị sĩ yêu cầu Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ vào tháng 7 năm ngoái ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm ca cao của Bờ Biển Ngà do sử dụng lao động cưỡng bức. |