• ĐIỂM TIN Ngày 26 tháng 3/2020:  Covid19: New York có phần giảm, New Orleans tăng/ Hảng Boeing tạm thời ngưng sản xuất

Tin Tức

• ĐIỂM TIN Ngày 26 tháng 3/2020

 Covid19: New York có phần giảm, New Orleans tăng


Trung tâm Rockefeller ở New York vắng vẻ khác thường do dịch COVID-19.
New York, nơi có nhiều ca nhiễm và tử vong vì virus corona nhất nước Mỹ, đang có vài chỉ dấu cho thấy mức độ lây lan đang chậm lại, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết, trong lúc cuộc khủng hoảng y tế đang đi lên tại New Orleans và những nơi khác vì COVID-19.
Thống đốc Cuomo cho hay tỷ lệ nhập viện tại New York những ngày gần đây giảm nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.Tiểu bang của ông có 30.800 người xét nghiệm dương tính với virus corona và thành phố New York chiếm hơn 17.800 trường hợp.
Toà Bạch Ốc khuyến cáo những ai vừa ghé tới New York hay vừa rời khỏi New York nên tự cách ly trong 14 ngày.
Trên toàn nước Mỹ hiện có trên 80 ngàn người được chẩn đoán COVID-19, ít nhất 1180 người chết.
Ngoài những điểm nóng như New York, California và tiểu bang Washington, Louisiana cùng những nơi khác đang đối mặt với những thách thức với hệ thống chăm sóc y tế trước tình hình lây lan của COVID-19.
Các tiểu bang ra lệnh cho cư dân ở trong nhà làm tác động đến phân nửa dân số Mỹ, khoảng 330 triệu người.
New Orleans đang trên đà trở thành tâm dịch kế tiếp tại Mỹ.
Tình hình đang tệ đi ở New Orleans làm vỡ hy vọng rằng những nơi có dân số thưa thớt và khí hậu ấm hơn sẽ tránh được tình cảnh tệ hại nhất của đại dịch.
Giới hữu trách khuyến cáo các bệnh viện ở thành phố Mississippi River có thể tới mức bị sụp đổ trước ngày 4/4 vì virus corona.
New Orleans là thành phố lớn nhất ở Louisiana, tiểu bang có số người nhiễm virus corona cao hàng thứ ba ở Mỹ tính trên đầu người, sau hai tâm dịch lớn là New York và Washington.
Số ca nhiễm ở New Orleans tăng 30% trong vòng 24 giờ đồng hồ, tính tới giữa trưa ngày 25/3. Louisiana tới nay đã có 65 người chết và gần1.800 người nhiễm virus corona

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Anh: Trung Cộng gây nguy hiểm cho thế giới

 


Ông Woody Johnson, Đại sứ Hoa Kỳ tại Luân Đôn 
Theo Reuters, Đại sứ Hoa Kỳ tại Luân Đôn cho biết Trung Cộng đã gây nguy hiểm cho thế giới bằng cách đàn áp thông tin về sự bùng phát của virus Vũ Hán khiến cho virus này lan rộng ra khắp thế giới.
“Đầu tiên họ cố gắng trấn áp tin tức”, Đại sứ Woody Johnson viết trong một bài báo đăng trên tờ The Times hôm 26/3, nói thêm rằng Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin quan trọng về dịch bệnh cho thế giới một cách “chọn lọc” trong khi gây trở ngại cho các cơ quan y tế quốc tế.
“Nếu Trung Cộng hành động đúng vào đúng thời điểm, nhiều người dân hơn và phần còn lại của thế giới, có thể đã tránh được tác động nghiêm trọng nhất của căn bệnh này”, Đại sứ viết.

Nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất đạo luật ‘Không Trung Cộng’

Taiwan News hôm 26/3 đưa tin, ông Matt Gaetz, Nghị sĩ Hoa Kỳ hôm 24/3 đã giới thiệu đạo luật ‘Không Trung Cộng’ đến Nghị viện Mỹ để đảm bảo rằng, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Cộng  tại Hoa Kỳ sẽ không nhận được viện trợ về ảnh hưởng của virus Vũ Hán.
Trong thông cáo báo chí từ văn phòng của nghị sĩ Gaetz, nghị sĩ cho biết mục đích của “Đạo luật Không Trung Cộng” là đảm bảo các công ty nhà nước Trung Cộng tại Hoa Kỳ không nhận được tiền đóng thuế của người Mỹ từ các gói viện trợ của Nghị viện.
Theo dự luật, không có khoản tiền nào được sử dụng cho năm 2020 có thể được sử dụng vì lợi ích của bất kỳ doanh nghiệp Trung Cộng nào, hoặc bất kỳ công dân Hoa Kỳ hoặc nước ngoài nào chịu sự kiểm soát của Trung Cộng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Trung cộng lừa dối cả thế giới


Hôm thứ Tư (25/3), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo một lần nữa chỉ trích Đảng cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) đã trì hoãn và che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán. Ông chỉ ra rằng tất cả các nước thuộc nhóm G7 đều biết rõ ĐCSTQ đang lừa dối toàn thế giới, và cuối cùng toàn thế giới cũng sẽ truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ...
Ngoi trưởng Hoa K Pompeo nói: "ĐCSTQ biết, h là quc gia đu tiên biết rng dch bnh này s mang ti nguy him cho toàn cu và h đã nhiu ln trì hoãn chia s thông tin này vi thế gii".
Sáng cùng ngày (25/3) ông Pompeo đã tham d mt hi ngh G7 qua đin thoi, vi ch đ tp trung vào cuc khng hong toàn cu do virus Vũ Hán gây ra. Hin ti, tt c các quc gia đu biết rng ĐCSTQ đang la di v tình hình dch bnh.
Ông Pompeo nói: "Tt c các nước tham gia hp sáng nay đu biết rng ĐCSTQ đang lan truyn thông tin sai lch vi ý đ chuyn hướng s chú ý đi vi tình hình thc tế ti Trung Hoa".
Ông Pompeo nhn mnh rng đ ngăn chn và kim soát dch bnh, thông tin v virus Vũ Hán ca tt c các quc gia phi hoàn toàn chính xác và minh bch, và ĐCSTQ cũng không ngoi l.
Ông phát biu: "Đây là mt thách thc kéo dài. Chúng tôi vn cn ĐCSTQ cung cp thông tin chính xác v tình hình đa phương và mc đ lây truyn virus Trung Hoa".
Ông Pompeo cũng ch ra rng mc dù chưa đến lúc truy cu trách nhim, nhưng cui cùng s có mt ngày toàn thế gii buc ĐCSTQ phi chu trách nhim v thm ha này.
Ngoi trưởng Hoa K Pompeo cho biết: i sau khi chúng tôi gii quyết xong khng hong, đi sau khi chúng tôi đưa nn kinh tế tr li đúng hướng, c thế gii s có thi gian truy cu trách nhim đi vi mi vic xy ra".

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Theo Reuters, vào hôm 25/3, tàu khu trục USS McCampbell của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh quân đội Trung Cộng  gần đây liên tục diễn tập gần hòn đảo.
“Chuyến di chuyển qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ Anthony Junco hôm 25/3 cho biết.
Chiến hạm Mỹ di chuyển về hướng bắc và được lực lượng vũ trang Đài Loan theo dõi. “Đây là nhiệm vụ bình thường, không có gì đáng lo ngại”, cơ quan phòng vệ hòn đảo ra thông cáo cho hay.
Đây là lần thứ ba tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong năm nay

9 bác sĩ tử vong, nhiều bệnh viện Phi quá tải

Theo AFP, 9 bác sĩ ở Philippines đã tử vong vì virus Vũ Hán, trong khi nhiều bệnh viện quá tải và nhân viên y tế tuyến đầu không đủ thiết bị bảo hộ.
“Giá tôi được quyền quyết định, tôi sẽ cho xét nghiệm những nhân viên y tế tuyến đầu và xét nghiệm lại cho họ sau 7 ngày. Các bác sĩ có thể là những mầm bệnh”, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Philippines Benito Atienza hôm nay (26/3) cho hay.
Philippines hiện có hơn 630 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 38 trường hợp đã tử vong. Thông báo về các bác sĩ tử vong đã làm gia tăng thêm lo ngại rằng quy mô cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán ở Philippines tồi tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức.

Trung Cộng: Sau virus Vũ Hán, tới virus hanta


Một người đàn ông ở Trung Cộng  tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buýt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông này dương tính với virus hanta, khiến giới chức trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, theo Global Times.
Hiện chưa có kết quả xét nghiệm của 32 người liên đới. Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở. 
Theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), căn bệnh này lây lan từ chuột, không thể lây từ người sang người, nhưng thường được truyền sang bệnh nhân khi họ hít thở không khí bị nhiễm virus từ phân chuột. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus do bị một con chuột bệnh cắn, hoặc sờ phải vật gì đã bị nhiễm nước tiểu, phân, hay nước bọt của chuột rồi chạm vào mắt, mũi, miệng. Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh.

Nhiều Người nổi tiếng, chính trị gia trên thế giới nhiễm virus Vũ Hán



Sau 3 tháng khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Cộng , virus corona giờ đây đã lây nhiễm cho hàng trăm ngàn người trên thế giới, trong đó có nhiều chính trị gia và người nổi tiếng.
Vào hôm 25/3, văn phòng Thái tử Charles của Vương quốc Anh cho biết, người thừa kế ngai vàng nước Anh có kết quả dương tính với virus Vũ Hán và có “các triệu chứng nhẹ nhưng sức khỏe vẫn tốt”.
Diễn viên hài Nhật Bản Ken Shimura cũng dương tính với virus Vũ Hán và nhập viện vào ngày 20/3 sau khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Shimura được mệnh danh là “Vua hài kịch” của Nhật Bản.
Tom Hanks là ngôi sao Hollywood đầu tiên được xác nhận bị nhiễm virus. Hanks và vợ là Rita Wilson cho biết vào ngày 11/3, họ đã cho kết quả dương tính với virus trong quá trình tiền sản xuất một bộ phim về Elvis. Cặp vợ chồng đã xuất viện từ một bệnh viện của Úc vào ngày 16/3 và viết trên Twitter vào ngày 22/3 rằng giờ họ đã cảm thấy tốt hơn.
Tuần này, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg nói trên mạng xã hội rằng cô tin mình đã hồi phục sau các triệu chứng nhẹ của nhiễm virus sau chuyến đi đến các nước châu Âu và cô đã tự cách ly tại nhà, theo AP.
Một số cầu thủ và nhân viên Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA), giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp nhà nghề Bắc Mỹ đã có kết quả dương tính với virus, bao gồm Kevin Durant, Marcus Smart và Rudy Gobert, buộc giải đấu bóng rổ mùa giải 2019-2020 phải tạm dừng “cho đến khi có thông báo mới”.
Vào ngày 12/3, văn phòng Thủ tướng Canada cho biết, phu nhân, bà Sophie Grégoire Trudeau được xác nhận bị nhiễm virus và cho biết thêm Thủ tướng có sức khỏe tốt và ông sẽ tự cách ly trong 14 ngày.
Iran trở thành quốc gia có số lượng nhà lãnh đạo về chính trị và tôn giáo nhiễm virus Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Gần đây, Phó Tổng thống Iran, Eshaq Jahangiri, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống virus Vũ Hán của Iran đã trở thành quan chức cao cấp thứ 7 nhiễm virus corona. Trước đó, vào ngày 2/3, Mohammad Mirmohammadi, 71 tuổi, cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran đã chết vì viêm phổi Vũ Hán.
 

Kinh tế thế giới sẽ hoang tàn đổ nát ?


Ảnh chụp tại nhà máy Boeing Everett, Washington, Hoa Kỳ vào ngày 23/03/2020 sau khi hãng Boeing tuyên bố tạm thời ngưng sản xuất tại các cơ sở Puget Sound, do dịch Covid-19. REUTERS - David Ryder

Dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, thậm chí còn nặng nề hơn cả thời kỳ Đại khủng hoảng (từ cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940). Cú sốc sẽ mạnh như thế nào là tùy thuộc vào phương thuốc của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước và các định chế tài chính quốc tế.
Ngay trước cuộc họp khẩn cấp của nhóm G20 hôm qua 25/03, các kinh tế gia của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo là những nền kinh tế của nhóm này sẽ bị một cú sốc chưa từng có trong nửa đầu năm 2020 và có mức tăng trưởng âm trong năm 2020, trước khi phục hồi vào năm 2021.
Cụ thể, theo Moody’s, trong năm 2020, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các quốc gia nhóm G20 sẽ sụt giảm 0,5%, GDP của Hoa Kỳ sẽ giảm 2%, GDP của khu vực đồng euro giảm 2,2%. Tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng  được dự báo sẽ chỉ đạt 3,3%, mức rất thấp đối với quốc gia này.
Riêng về kinh tế Hoa Kỳ, ngân hàng Goldman Sachs thậm chí dự báo GDP của nước này sẽ sụt giảm đến 3,8%. Còn ngân hàng Deutsche Bank không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái trầm trọng nhất, ít ra là kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Tại châu Âu, bộ trưởng Kinh Tế Đức dự báo kinh tế nước này sẽ bị suy thoái đến 5% trong năm 2020.
Tổng thư ký của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) Angel Gurria thì bi quan hơn nhiều, dự báo kinh tế thế giới sẽ bị suy thoái trong nhiều năm.
Theo nhận định của hãng tin AFP, khủng hoảng virus corona sẽ nặng nề hơn khủng hoảng 2008, vì lần này, không chỉ có hệ thống tài chính, mà toàn bộ nền kinh tế thực (real economy) cũng bị ảnh hưởng sâu rộng, bởi vì hàng trăm triệu người phải nghỉ làm, tự cách ly trong nhà để ngừa lây nhiễm, khiến nền sản xuất sụp đổ, và mức cầu cũng sụt giảm theo.
Những lĩnh vực bị nặng nhất là giao thông, du lịch, phân phối hàng hóa. Chỉ có ngành công nghiệp liên quan đến thiết bị và sản phẩm y tế, kinh doanh thực phẩm và thương mại trực tuyến là được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19.
Một hậu quả khác của dịch virus corona là thất nghiệp sẽ tăng cao, nhất là tại châu Âu. Đây là nơi có luật bảo vệ người lao động rất chặt chẽ, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng vọt lên 12%, từ đây đến cuối tháng 6, xóa sạch những thành quả mà các nước châu Âu đã đạt được trong 7 năm qua. Còn tại Hoa Kỳ, nơi mà ngay cả những người làm việc với hợp đồng dài hạn vẫn có thể bị sa thải, các kinh tế gia dự báo là số người thất nghiệp sẽ tăng với mức độ « chóng mặt ».
Để đối phó với tác động kinh tế của dịch Covid-19, nhiều nước đã đề ra các kế hoạch huy động cả trăm, cả ngàn tỷ đôla, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Thượng Viện hôm qua vừa nhất trí thông qua một kế hoạch « lịch sử » 2.000 tỷ đôla để hỗ trợ nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đức là một quốc gia đã thắt lưng buộc bụng suốt nhiều năm qua để kềm chế thâm thủng ngân sách, nhưng các dân biểu Quốc Hội nước này hôm qua đã không ngần ngại thông qua một kế hoạch cũng « lịch sử » không kém, sử dụng gần 1.100 tỷ euro để bảo vệ nền kinh tế hàng đầu châu Âu.

Những nước lắm tiền nhiều của thậm chí còn trợ cấp tiền cho người dân để kích thích tiêu thụ, gọi là tiền « thả dù » hay là tiền « trực thăng » (helicopter money), như ở Mỹ, mỗi gia đình hai con sẽ nhận được ngân phiếu 3.000 đôla. Hồng Kông cũng làm tương tự, phát hơn 1000 đôla cho mỗi cư dân ở đặc khu hành chính. Hiện giờ các nước châu Âu chưa làm như thế, nhưng một số kinh tế gia đã đề nghị Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu tặng cho mỗi công dân của Liên Hiệp Châu Âu 1.000 euro để mua sắm.

Pháp phát động chiến dịch quân sự chống dịch











Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm bệnh viện dã chiến ở Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp, ngày 25/03/2020. REUTERS - POOL
Dịch bệnh tại Pháp tăng nhanh, thêm 3.000 ca nhiễm mới và hơn 230 người tử vong trong ngày 25/03/2020. Sau vùng Grand Est ở miền đông bắc, đến lượt các bệnh viện vùng Paris và phụ cận bị quá tải. Tổng thống Emmanuel Macron huy động quân đội trong khuôn khổ chiến dịch mang tên "Résilience" hỗ trợ dân chúng kiên cường đối chọi với virus corona.
Đến thăm bệnh viện dã chiến tại thành phố Mulhouse, vùng Grand Est vào chiều qua, tổng thống Macorn thông báo huy động quân đội bảo vệ thường dân trước dịch Covid-19.
Với chiến dịch "Résilience - Kiên cường kháng cự", quân đội trợ giúp chính phủ, các cơ quan nhà nước, hỗ trợ thường dân chống Covid-19 trên lãnh thổ Pháp và ở các vùng hải ngoại. Dịch viêm phổi cấp tính chủng mới đã làm hơn 1.300 người thiệt mạng tại Pháp và tính tới hôm qua, trên toàn quốc, hơn 25.000 người bị nhiễm, gần 3.000 trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.
Quân đội sẽ đóng vai trò hỗ trợ cả về "y tế", "hậu cần" và công tác bảo đảm an ninh tại những điểm bị xem là "nhậy cảm".
Trước khi chiến dịch "Résilience" được khởi động, quân đội đã được huy động để dựng bệnh viện dã chiến tại Mulhouse. Cũng với sự yểm trợ của quân đội, chính phủ đã điều tàu trực thăng Tonnerre đến cảng Ajaccio cuối tuần qua đưa hơn một chục bệnh nhân từ đảo Corse về thành phố Marseille để điều trị. Chính phủ cũng điều hai tàu trực thăng khác là Mistral và Dixmude đến các lãnh thổ hải ngoại trong vùng Ấn Độ Dương. Tương tự như tàu Tonnerre, hai chiếc Mistral và Dixmude của Hải Quân Pháp cũng được trang bị nhiều phòng điều trị và phẫu thuật.
Một nhiệm vụ khác mà quân đội có thể phát huy vai trò đắc lực là bảo đảm khâu vận chuyển khẩu trang đến các vùng, miền trên toàn quốc. Trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các địa điểm nhậy cảm, danh sách các nơi này bao gồm các nhà máy điện lực, các cơ sở thuộc diện "sống còn" đối với an ninh quốc gia.
Sau cùng, cũng nhờ phối hợp với quân đội, lần đầu tiên Pháp dùng tàu cao tốc TGV với nhiều trang thiết bị y tế và khoảng 50 nhân viên đưa khoảng 20 bệnh nhân nhiễm virus corona trong vùng Grand Est đến các tỉnh khác, nơi bệnh viện còn chưa bị quá tải. Lần đầu tiên tại Pháp và ở toàn châu Âu, tàu cao tốc được dùng trong công tác cứu hộ y tế. Tàu gồm 5 toa, mỗi toa chở 4 bệnh nhân nằm trên các giường bệnh dã chiến, với bình oxy ...
Tàu đỗ ở sân ga thành phố Strasbourg vào sáng hôm nay và sau khi tiếp nhận đầy đủ bệnh nhân nhiễm virus, tàu đưa họ đến bệnh viện tại các thành phố như Anger, Le Mans, Nantes và La Roche sur Yon.

Pháp : Một kế hoạch đầu tư lớn cho bệnh viện
Dịch Covid-19 buộc chính phủ Pháp đẩy mạnh đầu tư cho ngành y tế. Cũng trong chuyến viếng thăm bệnh viện dã chiến tại Mulhouse hôm 25/03/2020, tổng thống Macron thông báo một kế hoạch đầu tư quy mô cho các bệnh viện Pháp.
Vào lúc những "chiến sĩ áo trắng" phải bước lên tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô hình là siêu vi corona chủng mới, tổng thống Macron đã không kiệm lời cảm ơn tất cả nhân viên y tế, những người đã tận tụy vì bệnh nhân trong cuộc chiến lần này.

Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh sẽ hỗ trợ tất cả những người này về mặt tài chính, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tổng thống Macron cam kết, sau đại dịch, chính phủ sẽ có một kế hoạch đầu tư lâu dài, chỉnh đốn lại hệ thống bệnh viện và y tế của nước Pháp. Ông xem đó là "một nghĩa vụ" quốc gia đối với toàn dân, đối với tất cả những người đang xả thân chống dịch.

Người già, "mồi ngon" của virus corona
Giới chuyên gia báo động về số người cao niên thiệt mạng vì virus corona tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Trên toàn quốc, tính tới chiều hôm qua, đã có 1.331 người tử vong vì dịch Covid-19, nhưng sở y tế Pháp không đưa vào danh sách những trường hợp bệnh nhân chết tại nhà hay số ca tử vong tại các viện dưỡng lão, vốn liên tục tăng mạnh trong những ngày qua.

Trong cuộc họp báo thường nhật hôm 25/03/2020, tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, Jérôme Salomon, nhìn nhận không biết virus corona đã len lỏi vào các viện dưỡng lão tới mức độ nào. Tạm thời, một trung tâm sóc người cao niên tại thị trấn Cornimont miền đông bắc nước Pháp thông báo 16 ca tử vong vì Covid-19 và 40 ca khác đang được theo dõi.

Một viện dưỡng lão tại Paris đưa ra con số "khoảng một chục người" thiệt mạng, 80 người đã bị nhiễm. Tại vùng Bourgogne-Franche Comté, gần biên giới Thụy Sĩ, 80 trong số 400 viện dưỡng láo đều thông báo có ca nhiễm corona. Từ ít nhất hai tuần qua, các viện dưỡng lão cấm mọi cuộc thăm viếng thân nhân do sợ người từ bên ngoài lây nhiễm cho người cao tuổi, sức đề kháng kém.

Trung Cng : Sau virus corona, ti virus hanta


Một thẩm phán ở Argentina đầu năm ngoái ra lệnh cho 85 cư dân của thị trấn Epuyen không được ra khỏi nhà trong 30 ngày để giảm sự lây lan của virus hanta trong đợt bùng phát dịch vốn đã giết chết 10 người.
Mt người đàn ông Trung Cng  t vong đu tun này khi đang đi xe buýt tr li tnh Sơn Đông đ làm vic. Kết qu xét nghim cho thy ông ta dương tính vi virus hanta, khiến gii hu trách phi tiến hành xét nghim thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe vi nn nhân, t Global Times loan tin.
Chưa có kết qu xét nghim ca 32 người liên đi.
Căn bnh lây lan t chut, mà gii y tế Hoa Kỳ cho là không th lây t người sang người, thường được truyn sang bnh nhân khi h hít th không khí b nhim virus t phân chut.
Cũng có th nn nhân b nhim virus do b mt con chut bnh cn, hoc s phi vt gì đã b nhim nước tiu, phân, hay nước bt ca chut ri chm vào mt, mũi, ming.
Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở.
Căn bệnh do virus hanta gây ra có tỷ lệ tử vong khoảng 38%.
Một số triệu chứng cũng giống biểu hiện của bệnh COVID-19 vốn đã khiến 3.285 người chết và 81.600 người nhiễm, tính riêng tại Trung Cộng .
​Virus hanta có nhiều chủng, trong đó có một số độc hại hơn một số khác, theo CDC.
Chưa có thuốc ngừa hoặc trị nào được chuẩn thuận tại Mỹ đối với virus hanta.
Bệnh thường lây lan chủ yếu giữa các loài động vật gặm nhấm, và từ các loài này sang con người.
Lây lan giữa người với người hiếm thấy, một ca truyền bệnh từ người sang người được ghi nhận ở Argentina vào năm 1996, theo CDC.
Nhật báo Southern Metropolis của Trung Cộng  phát hành ở Quảng Châu cho hay tỉnh Vân Nam, quê nhà của nạn nhân tử vong tuần này, từ năm 2015 đến 2019 báo cáo có tổng cộng 1.231 người bị nhiễm virus hanta. Trung Cộng  đã phát triển vaccine ngừa virus này cách đây 20 năm, nhờ vậy mà số tử vong giảm bớt, theo báo này.
Virus hanta được đặt tên theo con sông Hanta ở Hàn Quốc, nơi khoa học gia Hàn Quốc Lee Ho-wang, lần đầu tiên xác định được virus này vào năm 1976, theo hãng tin News 1 của Hàn Quốc.
(Nguồn FOX/Global Times/UPI)
Tinh hình châu Phi đáng lo ngại

Trên bình diện khủng hoảng y tế thuần túy liên quan đến Covid-19, báo chí Pháp Le Monde đặc biệt lo lắng cho số phận của châu Phi.
Bên trên một bức ảnh màu trên trang nhất, cho thấy một đại biểu dân cử ở thành phố Kampala, thủ đô Uganda, tay cầm loa mặt đeo một cái khẩu trang được kéo trễ xuống cằm, tờ báo chạy tựa “Châu Phi không vũ khí trước một thảm họa được dự báo”.
Báo Le Monde ghi nhận là đại dịch đã lan ra rất nhiều nước trên lục địa đen, và các hậu quả sẽ rất khủng khiếp trên một lục địa đa phần thiếu vắng các cơ cấu y tế.
Liên Hiệp Châu Âu cần chứng tỏ tính hữu ích


Lãnh đạo 27 nước của Liên Hiệp Châu Âu đã họp về phương cách đối phó với dịch Covid-19 và cho rằng “Liên Hiệp Châu Âu bị buộc phải đạt được kết quả”.
Đối với La Croix, nhân “Hội nghị thượng đỉnh từ xa” vào hôm nay, 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tự đặt ra một thách thức là chứng minh sự hữu ích của mình. Ủy Ban Châu Âu đã chủ trương vận dụng năng lực kinh tế của mình để “băng bó” các vết thương thời hậu đại dịch Covid-19. Nhưng liệu Châu Âu có thể đoàn kết được với nhau trong bối cảnh toàn lục địa đã trở thành tâm chấn của dịch Covid-19? Đây là điều 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu phải chứng minh trong bối cảnh họ cũng cần thống nhất lập trường về cách đối phó với dịch bệnh ở cấp châu Âu.









 
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top