• Điểm tin ngày 2 tháng 4, 2020
Tỷ phú Bill Gates
kêu gọi phong tỏa toàn nước Mỹ
Tỷ Phú Bill Gates mới đây đã viết bài bình luận trên tờ Washington Post kêu gọi phong tỏa toàn quốc Hoa Kỳ để ứng phó với virus corona Vũ Hán lây lan.
Tỷ phú Bill Gates nói rằng thông qua tổ chức từ thiện của mình, ông đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia và họ cho biết chính sách thống nhất toàn quốc hiệu quả hơn nhiều việc một số tiểu bang ban hành lệnh ‘hãy ở nhà’, trong khi các tiểu bang khác vẫn duy trì hoạt động bình thường. Ông Gates lập luận rằng nước Mỹ cần “một cách tiếp cận phong tỏa đất nước trên toàn quốc một cách nhất quán”.
Trong bài bình luận trên Washington Post, nhà sáng lập Microsoft viết: “Bất chấp lời kêu gọi từ các chuyên gia sức khỏe cộng đồng, một số tiểu tiểu bang và quận hạt vẫn không phong tỏa hoàn toàn. Tại một số tiểu tiểu bang , các bãi biển vẫn mở; ở một số tiểu tiểu bang khác, nhà hàng vẫn phục vụ ăn uống tại chỗ”.
Các tiểu bang như New York, New Jersey, Washington và California đều đã ban hành lệnh ‘hãy ở nhà”, trong khi một số tiểu bang khác chỉ áp đặt các hạn chế đi lại không đáng kể.
“Đây là một cách làm thảm họa. Bởi vì mọi người có thể đi lại tự do giữa các tiểu bang với nhau và có thể mang theo virus. Các nhà lãnh đạo đất nước cần phải rõ ràng: Phong tỏa bất cứ đâu nghĩa là phong tỏa mọi nơi”, ông Gates nói. “Cho đến khi số ca nhiễm trên khắp nước Mỹ bắt đầu giảm xuống – có thể phải mất 10 tuần hoặc hơn – không ai được phép tiếp tục kinh doanh bình thường hoặc nới lỏng phong tỏa”.
Tỷ phú Gates cũng cho biết mặc dù vắc-xin phòng virus corona có thể được sản xuất trong vòng 18 tháng nữa, nhưng “bào chế vắc-xin mới chỉ là một nửa trận đánh”. Ông Gates viết: “Chúng ta ngay bây giờ có thể bắt đầu xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ việc sản xuất vắc-xin. Vì nhiều loại trong số các vắc-xin tiềm năng phải được sản xuất bằng các thiết bị độc đáo, nên chúng ta sẽ phải xây dựng các cơ sở cho từng loại, dẫu biết rằng một số sẽ không được sử dụng”.
“Các công ty tư nhân không thể đảm đương loại việc rủi ro này, nhưng chính quyền liên bang có thể làm. Tín hiệu tuyệt vời là chính quyền [Trump] tuần này đã đạt được thỏa thuận với ít nhất hai công ty để chuẩn bị sản xuất vắc-xin. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều thỏa thuận tương tự như thế”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (1/4) nói rằng ông sẽ không ra mệnh lệnh yêu cầu toàn bộ đất nước ở nhà cách ly bởi vì các tiểu bang khác nhau có mức độ lây nhiễm virus khác nhau.
“Tình trạng nhiễm bệnh tại các tiểu bang khác nhau và tôi thông cảm khi thống đốc Florida, ông Ron De Stantis đã ra một lệnh cách ly hôm nay và đó là điều tốt. Nhưng có những tiểu bang khác thì khác. Có những tiểu bang không có nhiều vấn đề”, ông Trump nói trong buổi họp báo hôm thứ Tư.
Ông Trump cho rằng cần có sự linh hoạt giữa các tiểu bang , phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của dịch bệnh ở từng tiểu bang .
“Bạn phải có một chút linh hoạt. Nếu bạn ở tại một tiểu bang ở Trung Tây, hoặc là ở Alaska, nơi không có vấn đề gì, thì thật kinh khủng khi ra lệnh họ phải đóng cửa. Chúng ta cần phải có một sự linh hoạt”, ông Trump nói.
Trong ngày 1/4, Mỹ lần đầu tiên có trên 1.000 cả tử vong vì virus corona Vũ Hán. Tổng số ca nhiễm bệnh ở Mỹ hiện là hơn 242.000 người và chưa có dấu hiệu suy giảm.
trong 1 tuần 6 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp
(Reuters) Người dân xếp hàng chờ nhận trợ cấp thất nghiệp tại một trung tâm hỗ trợ nghề nghiệp ở Las Vegas. Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ đạt mức kỷ lục mới với hơn 6 triệu đơn trong 1 tuần qua.Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức kỷ lục mới, với hơn 6 triệu vào tuần trước, khi ngày càng có thêm nhiều tiểu bang, quận thành ra chỉ thị cho công chúng phải ở trong nhà để chặn dịch Covid-19, mà các nhà kinh tế nhận định là đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Báo cáo về đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Bộ Lao động ra hôm 2/4, dữ liệu mới nhất về sức khoẻ của nền kinh tế, đã củng cố thêm nhận định của các kinh tế gia cho rằng chuỗi tăng trưởng việc làm kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ có thể đã kết thúc vào tháng Ba vừa qua.
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đầu tiên đã tăng từ mức hơn 3,3 triệu lên mức hơn 6,8 triệu trong tuần cuối của tháng 3 tính đến ngày 28/3, theo dữ liệu của chính phủ. Dữ liệu của tuần trước đó cho thấy mức tăng thêm 24.000 đơn so với 1 tuần trước đó, nâng tổng số lên hơn 3,3 triệu.
Các kinh tế gia tham gia khảo sát của Reuters trước đó dự báo rằng số lượng đơn xin thất nghiệp sẽ tăng vọt lên 3,5 triệu trong tuần trước, mặc dù các ước tính nói sẽ lên tới 5,25 triệu.
“Tương tự như con số công bố thất nghiệp của tuần trước, báo cáo ngày hôm nay phản ánh sự hy sinh của người lao động Mỹ cho gia đình, hàng xóm và đất nước họ nhằm làm chậm sự lây lan (của virus corona),” Bộ trưởng Lao động Mỹ, Eugene Scalia, nói trong một tuyên bố.
Mỹ có số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus mới COVID-19 gây ra, được xác nhận cao nhất, với hơn 242.000 người dương tính. Theo một thống kê của Reuters, gần 5.800 người ở tử vong vì căn bệnh này ở Mỹ
New York: lò thiêu hoạt động hết công suất
Các lò hỏa thiêu tại thành phố New York đã phải tăng thêm giờ, và thiêu xác chết mãi tới tận khuya.Tiểu bang New York đã bắt đầu cập nhật liên tục các lễ mai táng và ngày càng phải sử dụng các nghĩa trang xa thành phố hơn về hướng Bắc của tiểu bang để tạm chôn cất người chết.
Dịch corona quét qua bang New York chưa lên tới đỉnh mà những người làm công việc mai táng chưa bao giờ bận rộn tới mức này, theo bản tin của Reuters.
Các nhà quàng và các nghĩa trang cho biết mức cầu tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ vì dịch Covid-19, đại dịch đã lây nhiễm virus Corona cho hàng ngàn người, và giết chết hơn 2.300 người trên toàn bang New York, tính cho tới khoảng 2 giờ chiều ngày 2/4 - giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Một cư dân tên Moylan nói ông không nhớ trong 48 năm ông cư ngụ ở Green Wood, có bất cứ thời điểm nào chứng kiến cảnh nhiều người chết vị một nguyên nhân như thế này. Ông nói sự kiện gần nhất với dịch Covid-19 bây giờ có thể là biến cố 11 tháng 9 khi tổ chức khủng bố Al Qaeda giết gần 3000 người.
Đa số người dân New York chọn hỏa thiêu thay vì chôn cất, nhưng cả thành phố đông dân nhất nước Mỹ chỉ có 4 lò thiêu.
Tiểu bang này đã phải nới lỏng các quy định về môi trường để cho phép các lò thiêu họạt động dài giờ hơn, trong khi số tử thi chờ được mai táng được dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao.
Đại sứ Philippines tử vong vì virus Vũ Hán
Bà Bernardita Catalla, đại sứ Philippines tại Lebanon
The National dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, bà Bernardita Catalla, 62 tuổi, đại sứ Philippines tại Lebanon, qua đời sáng nay tại một bệnh viện ở Beirut sau khi nhiễm virus Vũ Hán.
Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ “đau buồn sâu sắc” trước thông tin này và cho biết bà Catalla qua đời vì “biến chứng phát sinh từ Covid-19”.
Bà Catalla đã làm việc trong ngành ngoại giao 27 năm, từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Malaysia và Jakarta. Trước khi được bổ nhiệm làm đại sứ tại Lebanon, bà là tổng lãnh sự Philippines ở Hồng Kông.
Nam Hàn cho phép bệnh nhân Covid-19 bỏ phiếu qua thư
Theo Reuters, Nam Hàn sẽ cho phép các bệnh nhân Covid-19 được bỏ phiếu qua thư hoặc vắng mặt trong cuộc bầu cử Quốc hội vào giữa tháng này, khi số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới tại quốc gia châu Á này tiếp tục tăng nhanh.Các cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 15/4 để bầu ra 300 thành viên Quốc hội trong bốn năm tiếp theo. Bộ trưởng Nội vụ Chin Young cho biết khoảng 4.000 bệnh nhân đang được điều trị có thể bỏ phiếu qua thư hoặc bỏ phiếu sớm. Ông nói thêm, chính phủ vẫn đang tìm biện pháp cho những người không nhiễm nCov nhưng đang tự cách ly.
Ủy ban bầu cử quốc gia kêu gọi tất cả cử tri đeo khẩu trang trong các khu vực bỏ phiếu, đeo găng tay có sẵn ở điểm bầu cử, và giữ khoảng cách với những người khác. Các quan chức sẽ đo thân nhiệt ở lối vào và thực hiện khử trùng thường xuyên.
Bé 6 tuần tuổi tử vong vì Covid-19
Theo AFP, ông Ned Lamont, thống đốc tiểu bang Connecticut của Mỹ hôm 1/4 cho biết, một trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi đã tử vong vì các biến chứng liên quan đến Covid-19 sau khi nhập viện hồi tuần trước.Thống đốc Ned Lamont đăng trên Twitter rằng, em bé sơ sinh được đưa tới bệnh viện trong tình trạng không có phản ứng và các y bác sĩ đã không thể cứu chữa cho em.
“Kết quả xét nghiệm đêm qua xác nhận em bé nhiễm Covid-19”, ông cho biết. “Điều này thật sự đau lòng. Chúng tôi tin rằng đây là một trong những trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan đến Covid-19 trẻ nhất thế giới”.
Chính phủ Nhật cấp 2 khẩu trang vải
cho mỗi hộ gia đình
Reuters đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 1/4 cho biết chính phủ sẽ cấp 2 khẩu trang vải cho mỗi hộ gia đình, và chưa ra lệnh phong toả toàn quốc.Ông Shinzo Abe cho biết 50 triệu hộ gia đình của Nhật Bản sẽ được phát khẩu trang vải, mỗi hộ 2 chiếc, bắt đầu từ tuần sau, ưu tiên cho các khu vực có nhiều ca nhiễm.
“Mọi người có thể dùng xà phòng để giặt và tái sử dụng chúng, vì vậy đây sẽ là biện pháp tốt cho nhu cầu khẩu trang tăng vọt”, Thủ tướng Abe phát biểu trong cuộc họp cuối ngày 1/4.
Động thái trên của ông Abe đã vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng mạng.
Thâm Quyến cấm ăn thịt chó và mèo
Reuters đưa tin, chính quyền thành phố Thâm Quyến cấm người dân ăn thịt chó và mèo, bắt đầu từ 1/5. Đây là biện pháp nằm trong nỗ lực ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.Thông cáo hôm 1/4 của chính quyền Thâm Quyến có đoạn: “Chó và mèo là những con vật gần gũi với con người hơn tất cả các loài động vật khác. Lệnh cấm ăn chó, mèo và những vật nuôi khác đã được áp dụng ở nhiều nước phát triển cũng như ở Hồng Kông và Đài Loan”.
Trung Cộng đã cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã kể từ cuối tháng 2. Dù chính quyền trung ương không cấm ăn thịt chó, mèo nhưng Thâm Quyến đã mở rộng danh mục cấm.
Trung Cộng sử dụng lao động nô lệ
để duy trì các nhà máy trong dịch bệnh?
Chính quyền Trung Cộng đã bị cáo buộc cưỡng ép người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở nước này phải tiếp tục làm việc trong các nhà máy, trong bối cảnh đại dịch virus Vũ Hán bùng phát và leo thang. Trao đổi với kênh CNA, một chuyên gia về tự do tín ngưỡng nhận định Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) có thể đang buôn người, buôn bán lao động nô lệ.
Trong những tháng đầu năm 2020, khi số ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Trung Cộng, đã có “một sự gia tăng lớn về số lượng người Duy Ngô Nhĩ được chỉ định, hoặc ‘tốt nghiệp’ từ các trại giam giữ và được phân công làm việc trong các nhà máy”, bà Nad Nadine Maenza, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), chia sẻ với CNA.
“Vì vậy, có vẻ như vào tháng 1 năm nay, có một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ được chuyển từ các trại giam sang các nhà máy”, bà nói.
Ước tính có đến 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người dân tộc Kazakhstan, người Slovak và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị chính quyền Trung Cộng giam giữ tại khu tự trị Tân Cương. Nạn nhân tại các trại giam hoặc thành viên gia đình họ đã phải đối mặt với các hành vi tẩy não, bỏ đói, tra tấn, đánh đập, thậm chí cưỡng ép triệt sản trong các trại giam.
Một báo cáo gần đây của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Cộng đã nêu chi tiết việc những người bị giam đã được chuyển vào các nhà máy gần đó và trang trại nông nghiệp, và hàng hóa họ làm ra sẽ góp mặt trong chuỗi cung ứng của một số công ty lớn của Mỹ.
“Nếu những báo cáo này chính xác, thì điều đó có nghĩa là chính phủ Trung Cộng đang buôn người, buôn các lao động nô lệ từ các nhóm tôn giáo thiểu số tại đây”, bà Maenza nói.
Bà Maenza cho biết việc dịch chuyển người Duy Ngô Nhĩ vào các nhà máy đã gia tăng cùng với sự lây lan của đại dịch virus. Trung Cộng chỉ báo cáo 76 trường hợp COVID-19 tại Tân Cương, với ba ca tử vong duy nhất – một tuyên bố không thật thuyết phục, bà nói.
“Hiện giờ với một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung này, chúng tôi nghĩ những con số đó rất khó tin”, bà Ma Maenza nói.
Chính quyền Trung Cộng đã phong tỏa thành phố Vũ Hán, tâm chấn dịch bệnh, vào ngày 23/1.
Ngày hôm sau, một phần tỉnh Tân Cương cũng bị phong tỏa sau khi có ít nhất 2 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán được phát hiện tại thành phố thủ phủ. Theo một cuộc báo cáo ngắn gọn vào ngày 26/2 của Dự án Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, việc phong tỏa được thông báo đột ngột khiến người dân không có đủ thời gian để mua các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Khi một phần Tân Cương bị phong tỏa, người Duy Ngô Nhĩ đã được gửi đến làm việc tại các nhà máy tại nơi khác ở Trung Cộng để bù đắp cho sức sản xuất bị ảnh hưởng do dịch bệnh, Radio Free Asia đưa tin. Và mối đe dọa từ virus có thể gây ra một “thảm họa nhân đạo” tại các trại giam ở Tân Cương, USCIRF cảnh báo.
Được biết, các nhà máy và trường học trong khu vực đã được mở lại. Thời báo New York ngày 30/3 đưa tin, theo các nhà chức trách Trung Cộng, các nhà máy may mặc, trang trại và các mỏ dầu đã đi vào hoạt động.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin vào ngày 31/3 cho biết các trường học ở Tân Cương đã mở cửa trở lại bất chấp những lo ngại về sự lây lan của virus Vũ Hán.
Nhà báo tự do Trần Thu Thực đưa tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, anh đã bị mất tích sau đó
Trung Cộng cho phong tỏa một huyện vì virus Vũ Hán
Chính quyền tỉnh Hà Nam, một tỉnh thuộc miền trung Trung Cộng, đã phong tỏa một huyện khi ở đây xuất hiện nhiều người nhiễm virus Vũ Hán, SCMP đưa tin.Biện pháp phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ thứ Ba tại huyện Jia với khoảng 600 nghìn dân. Nhà chức trách của huyện Jia đã phát đi thông báo này trên internet, trong đó cho biết lệnh phong tỏa hạn chế tối đa người dân rời khỏi nhà, trừ những trường hợp đặc biệt, người ra khỏi nhà phải được cấp phép, có thân nhiệt bình thường và phải đeo khẩu trang.
Lệnh phong tỏa cũng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp tại Jia tạm ngừng hoạt động, ngoại trừ các nhà cung cấp sản phẩm y tế, công ty cung cấp dịch vụ hậu cần và các công ty chế biến thực phẩm.
Ấn Độ: chồng 93 tuổi, vợ 88 tuổi
bình phục sau khi nhiễm COVID-19
Một người đàn ông 93 tuổi ở Ấn Độ đã trở thành người cao tuổi nhất nước này sống sót sau khi nhiễm virus Vũ Hán, mặc dù có bệnh nền huyết áp và tiểu đường, Fox News đưa tin.Người vợ 88 tuổi của người đàn ông này cũng đã bình phục sau khi nhiễm nCoV. Ngoài ra, 140 người khác sống cùng với vợ chồng ông tại tiểu bang Kerala cũng đã khỏi COVID-19.
Tính tới sáng 2/4 (giờ Việt Nam), theo thống kê của Worldometers, Ấn Độ có thêm 601 người nhiễm mới virus Vũ Hán, đưa số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 1.998, trong đó có 58 ca tử vong, tăng từ 45 ca so với một ngày trước.
tàu hải quân Hoa Kỳ áp sát Venezuela
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang triển khai tàu hải quân tiến gần Venezuela hơn nhằm tăng cường các nỗ lực chống ma túy. Động thái này diễn ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc nhà cầm quyền Venezuela, ông Nicolas Maduro, là tội phạm ma túy và treo thưởng 15 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ ông ta.Một nhà phân tích nói với Reuters rằng việc Mỹ triển khai tàu hải quân áp sát Venezuela là nhằm gia tăng áp lực lên Maduro và các đồng minh của ông này chứ chưa phải là một động thái bắt đầu kế hoạch quân sự tấn công chính phủ thiên tả ở Venezuela.
Thổ dân sống trong rừng sâu ở Brazil cũng nhiễm nCoV
Brazil đã ghi nhận trường hợp thổ dân nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên. Bệnh nhân COVID-19 này là một cô gái sống tại một ngôi làng nằm sâu trong rừng Amazon. Thông tin này được dịch vụ y tế dành cho người bản địa của Bộ Y tế Brazil xác nhận hôm thứ Tư, theo Reuters.Cô gái 20 tuổi nhiễm virus Vũ Hán thuộc bộ lạc Kokama. Cô cho kết quả dương tính với nCoV khi tới khám tại huyện Santo Antonio, nằm cách biên giới Colombia khoảng 880 km.
Tại huyện Santo Antonio đã có 4 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán, bao gồm một bác sĩ được xác nhận dương tính với nCoV vào tuần trước, làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Cộng có thể tàn phá các cộng đồng người bản địa sống trong rừng sâu Amazon vốn dễ bị tổn thương do điều kiện sống khắc nghiệt.
Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra vụ
3 nhà báo Trung Cộng mất tích
Một nghị sĩ Hoa Kỳ đang kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ hối thúc chính quyền Trung Cộng điều tra vụ việc ba nhà báo tự do ở nước này mất tích sau khi đưa tin về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Reuters.Trong một lá thư đề ngày thứ Ba (31/3), nghị viên Cộng Hòa Jim Banks đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh mở một cuộc điều tra về số phận của nhà báo Fang Bin (Phương Bân), Chen Qiushi (Trần Thu Thực) và Li Zehua (Lý Triết Hoa). Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, ba nhà báo này đã mất tích sau khi cố gắng đưa thông tin trung thực về dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Cả ba người đàn ông này hiểu rằng họ sẽ gặp nguy hiểm khi độc lập đưa tin về tình hình dịch nCoV tại Trung Cộng, nhưng họ đã làm điều đó”, ông Banks viết trong thư, và cáo buộc chính quyền Trung Cộng đã “cầm tù họ hoặc làm điều tệ hại hơn”.
Đại sứ quán Trung Cộng tại Mỹ và Bộ Ngoại giao Trung Cộng vẫn chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters về lá thư của nghị viên Banks.
Trung Cộng lợi dụng đại dịch Để giết hại người duy ngô nhĩ
Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo hồi ở Trung Cộng đang bị cảnh sát canh chừng
Vào hôm 30/3, trong một báo cáo được công bố bởi Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (Christian Solidarity Worldwide) về tình hình các cộng đồng tôn giáo bị đàn áp ở Trung Cộng, cho rằng một số cộng đồng tôn giáo ở nước này đang là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự lây lan của virus Vũ Hán.
Bản báo cáo có tựa đề “Bị đàn áp, bị xóa sổ, bị cải tạo: Sự bóp nghẹt đời sống tôn giáo ở Trung Cộng”, cho biết tình trạng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Cộng đang bị đe dọa, bao gồm những người có tín ngưỡng như tín đồ Cơ Đốc, Phật tử Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Báo cáo cũng đề cập đến sự đàn áp của chính quyền Trung Cộng đối với luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động, những người bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng.
Trưởng nhóm Đông Á của Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu, ông Benedict Rogers cho biết: “Khi công bố báo cáo này, chúng tôi muốn sát cánh cùng các cộng đồng tôn giáo không có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Trung Cộng. Báo cáo này dựa trên những câu chuyện đấu tranh và nỗi đau khổ của chính họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi chính quyền Trung Cộng bảo vệ quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng cho tất cả mọi người ở Trung Cộng, chấm dứt chiến dịch quấy nhiễu chống lại các nhà bảo vệ nhân quyền, cho đến khi chúng tôi thấy sự thay đổi thực sự ở đất nước này”.
Trong khi virus Vũ Hán đang lan ra khắp toàn cầu với tốc độ khủng khiếp, báo cáo cho rằng, một số cộng đồng tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung Cộng sẽ lâm vào tình trạng dễ bị nhiễm virus, nhất là những người bị giam giữ trong cái gọi là “trại cải tạo” Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, trong điều kiện sinh hoạt quá đông đúc và mất vệ sinh. Báo cáo đề cập cụ thể về cộng đồng có từ 1 đến 3 triệu người bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và thành viên của các nhóm dân tộc Hồi giáo bị giam giữ trong các trại, bị tra tấn, ngược đãi và buộc phải từ bỏ đức tin.
Tương tự, các tù nhân lương tâm khác, bao gồm học viên Pháp Luân Công, lãnh đạo Cơ Đốc giáo, tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, luật sư và các nhà hoạt động, đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng và các quyền con người khác, cũng có nguy cơ bị nhiễm virus và gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt và thường xuyên bị đối xử tàn bạo.
Ông Benedict Rogers nói thêm: “Báo cáo này không tìm cách đưa ra một câu trả lời có thể giải quyết những thách thức mà cộng đồng tôn giáo ở Trung Cộng đang phải đối mặt – không có câu trả lời đơn giản nào. Tuy nhiên, Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu vẫn cam kết hỗ trợ các cộng đồng này và bảo vệ các quyền dành cho họ theo luật quốc tế và quyền cơ bản của con người… Chúng tôi kêu gọi các chính phủ trên thế giới hối thúc chính quyền Trung Cộng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho tất cả mọi người”.