TT Trump huy động luật thời chiến chống đại dịch
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một cuộc họp đối phó với virus corona, Nhà Trắng, Washington, ngày 18/03/2020. REUTERS - LEAH MILLIS
(RFI) Tất cả 52 tiểu bang của Mỹ đều bị lây nhiễm siêu vi corona chủng mới. Tiếp theo các biện pháp phỏng tỏa thành phố, thứ Tư 18/03/2020, tổng thống Donald Trump thông báo kích hoạt luật thời chiến để ngăn chặn dịch mà ông gọi là siêu vi Trung Cộng : đạo luật Sản Xuất Quốc Phòng, ban hành vào tháng 8/1950 để đối phó với chiến tranh Triều Tiên.
Đạo luật này đã nhiều lần được áp dụng để phòng chống thiên tai, cuồng phong, khủng bố. Lo ngại bệnh viện ở Mỹ thiếu phương tiện, dụng cụ y khoa để đương đầu với làn sóng Covid-19, từ nhiều ngày nay, giới chuyên gia y tế của Mỹ yêu cầu chính phủ huy động toàn lực, kích hoạt đạo luật Sản Xuất Quốc Phòng 1950.
Trong thời chiến tranh lạnh, đạo luật này cho phép chính quyền Liên bang huy động sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm bảo đảm an ninh quốc gia, từ vũ khí cho đến trang thiết bị. Với đạo luật này, Hoa Kỳ sẽ tăng tốc sản xuất khẩu trang, găng tay bảo hộ và máy hô hấp nhân tạo.
Một biện pháp nữa được chính quyền loan báo hôm thứ Ba liên quan đến việc bố trí một tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ tại cảng New York. Có phòng bệnh đặc biệt và đủ nhân sự y tế cứu cấp bệnh nhân Covid-19, tàu quân y này sẽ là nơi tiếp nhận các ca giải phẫu nhằm giúp cho các bệnh viện dân y trên đất liền chống dịch bệnh do virus corona gây ra, loại virus mà tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn gọi là siêu vi Trung Cộng.
Mỹ thông qua luật hỗ trợ khẩn cấp dịch virus Vũ Hán
Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật hỗ trợ tài chính khẩn cấp để phòng chống dịch COVID-19 vào thứ Tư (18/3) với số phiếu tán thành 90-8, dự kiến dự luật này sẽ nhanh chóng được Tổng thống Donald Trump ký ban hành, theo SCMP.Một trong những điều khoản của dự luật này quy định, người dân sẽ được trả lương trong trường hợp nghỉ việc để làm các xét nghiệm nCoV, hoặc chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, chi phí cho các xét nghiệm virus Vũ Hán cũng sẽ được miễn phí. Đạo luật cũng bao gồm điều khoản chi tiền hỗ trợ thực phẩm cho người dân.
Dịch viêm phổi COVID-19 do virus Vũ Hán gây ra đang diễn biến theo chiều hướng xấu tại Hoa Kỳ, theo cập nhật của Worldometers, tình tới sáng ngày 19/3, Mỹ có 8.998 người nhiễm bệnh (tăng 2.587 ca), 150 người chết (tăng 41 ca).
Pháp chuẩn bị ban bố "Tình trạng khẩn cấp y tế"
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe phát biểu trên truyền hình ngày 17/03/2020. © Captura de pantalla, France 2
(RFI) Thủ tướng Edouard Philippe thông báo chính phủ chuẩn bị ban bố "Tình trạng khẩn cấp y tế" trên toàn quốc hoặc một phần lãnh thổ Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại. Đây là một trong những dự luật được trình lên Hội đồng bộ trưởng ngày 18/03/2020, trong bối cảnh số người lây nhiễm "tăng lên gấp đôi hàng ngày".
Thủ tướng Philippe giải thích : "Tình trạng khẩn cấp y tế được ban bố trong trường hợp nước Pháp phải đối mặt với một thảm họa về y tế, đặc biệt là khi nổ ra dịch bệnh ở quy mô lớn đe dọa đến sức khỏe của người dân".
Theo thủ tục, dự luật sẽ phải được thông qua, sau đó chính phủ ban hành một sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp y tế. Chính phủ sẽ thông báo với Thượng Viện và Hạ Viện về những biện pháp cụ thể được áp dụng trong thời gian có tình trạng khẩn cấp.
Các biện pháp đó cho phép thủ tướng Philippe ban hành những sắc lệnh liên quan đến việc giới hạn các quyền tự do đi lại, tự do hội họp, hay việc trưng dụng những công cụ và các nguồn nhân lực cần thiết để đối phó với dịch Covid-19.
Đứng đầu trong số đó là biện pháp trưng thu khẩu trang y tế, như giải thích của phát ngôn viên chính phủ Pháp, bà Sibeth Ndiaye. Ngoài ra, chính phủ có thể ban hành những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điêu đứng vì virus corona, mở rộng quyền hạn của các công ty trong việc sử dụng nhân viên, ấn định thời gian làm việc. Một điều khoản quan trọng khác là chính phủ được phép triển hạn thêm 6 tháng thẻ cư trú cho những người nhập cư hợp pháp.
Tính đến chiều 18/03/2020, trên toàn quốc có 9134 ca nhiễm virus corona, 264 người tử vong, và trên 900 trường hợp nguy kịch.
Ngân hàng trung ương châu Âu chi hàng trăm tỷ euro hỗ trợ khẩn cấp
Trụ sở Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Frankfurt, Đức, ngày 23/01/2020. REUTERS - Ralph Orlowski
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) ngày 18/03/2020 đưa ra một kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp 750 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nước chống chọi với tác động về kinh tế do dịch bệnh virus corona gây ra.
Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại trụ sở của BCE tại Frankfurt, Đức, ngày 18/3/2020. Lãnh đạo định chế tài chính lớn nhất châu Âu, bà Christine Lagarde, tuyên bố : “Vào thời khắc bất thường này, cần phải có những hành động bất thường”.
Ngoài việc mua lại nợ của các chính phủ và doanh nghiệp, BCE cho biết sẽ bơm thêm 117 tỷ euro vào thị trường, ít nhất cho đến cuối năm 2020. Bà chủ tịch khẳng định, nếu cần thiết, sự “hỗ trợ của BCE cho khu vực đồng euro sẽ không có giới hạn”.
Đây là một kế hoạch trợ giúp tài chính lớn chưa từng có. Số tiền hỗ trợ cho từng tháng sẽ cao hơn rất nhiều so với suốt thời kỳ khủng hoảng nợ 2015 - 2018. Với quyết định mua lại nợ, BCE hy vọng giảm nhẹ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các cơ sở tài chính duy trì các hoạt động, thậm chí xúc tiến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay, cũng như là hỗ trợ cho sản xuất và việc làm.
Một cách cụ thể, lần đầu tiên kể từ năm 2011, BCE cho biết sẵn sàng mua lại nợ công của Hy Lạp. Ngoài ra, BCE dự tính can thiệp linh hoạt hơn vào thị trường. Điều này có thể cho phép BCE tập trung hỗ trợ cho những trái phiếu Nhà nước đang gặp khó khăn, nhằm giảm bớt căng thăng nợ công, chẳng hạn như trường hợp của Ý, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Việc để lãi suất nợ tăng vọt làm cho cuộc khủng hoảng thêm nghiêm trọng.
Virus Corona phơi bày nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu
Quảng trường Concorde, Paris, Pháp không một bóng người vì lệnh phong tỏa chống dịch virus corona. JOEL SAGET / AFP
(RFI) Từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát tại châu Âu, có lẽ Liên Hiệp Châu Âu chỉ đồng thuận 1 điều mang tính biểu tượng, về đoàn kết chống dịch : Đóng cửa biên giới bên ngoài của khối và không gian Schengen từ 12 giờ ngày 17/03/2020 và kéo dài 30 ngày.
Thực vậy, các nước thành viên tự thân vận động, lo cho nước mình trước tiên, bất chấp lời kêu gọi tương ái của Ủy Ban Châu Âu. Những “ích kỷ” này được thể hiện qua việc nhiều nước thành viên đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng, một quyết định đi ngược với tinh thần “đoàn kết” của khối. Chỉ trong vòng vài ngày, những đường biên giới bỗng được tái lập giữa các nước, trái với thỏa thuận Schengen ký năm 1985.
Dịch Covid-19 cũng cho thấy khả năng về dịch vụ y tế của mỗi nước vì vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, điều này không cấm cản các nước thành viên phối hợp trên quy mô châu Âu để có được một phương án hành động chung. Thực tế cho thấy mỗi nước đang “mạnh ai nấy làm”. Thậm chí, Đức và Pháp cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế sang các nước thành viên, bất chấp vi phạm các quy định của thị trường chung.
Trên lĩnh vực kinh tế, quá trình phối hợp cấp Liên Âu bị hạn chế tối đa. Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không có nhiều phương tiện, đặc biệt là về kế hoạch ngân sách, để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh đang khiến kinh tế thế giới lao đao. Điều này không có gì ngạc nhiên vì ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu chỉ chiếm hơn 1% GDP của mỗi nước thành viên. Cho đến nay, mọi ý định lập một chính sách kinh tế trên quy mô của khối đều bị thất bại. Xã luận cho rằng nếu không có một liên minh ngân hàng hay đồng nhất về các thị trường vốn và đóng góp thêm vào ngân sách, thì mỗi nước sẽ lại tiếp tục hành động theo lợi ích riêng mà không bận tâm đến vấn đề của các nước láng giềng.
“Chỉ tinh thần đoàn kết giữa các nước mới giúp thoát khỏi khủng hoảng”
Tại sao Pháp và Đức cấm xuất sang các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trang thiết bị y tế ? Vì thực ra, chính những nước này cũng đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu có thể điều phối, theo nhận định của nhà nghiên cứu kinh tế Hélène Rey trên Les Echos : “Chỉ có tình đoàn kết giữa các nước mới cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.
Thứ nhất, cần huy động khẩn cấp mọi nguồn lực để tập trung sản xuất trang thiết bị y tế cần thiết (khẩu trang, đồ bảo hộ…), xây dựng bệnh viện dã chiến. Ủy Ban Châu Âu có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc phân phối những thiết bị cần thiết phù hợp với thời điểm đỉnh dịch ở mỗi nước. Chuyên gia kinh tế không quên nhắc lại rằng việc các nước để chính phủ Ý đơn độc đương đầu với dịch Covid-19 là một sai lầm về đạo đức và chiến lược.
Thứ hai, lĩnh vực kinh tế sẽ phải hứng một cú sốc rất mạnh. Dựa trên những phân tích về tình hình tại Trung cộng trong thời dịch, bà Hélène Rey nhận định tăng trưởng của Pháp sẽ bị giảm mạnh và cấp độ còn tùy vào thời gian của dịch. Hai giả thuyết được nêu lên : Nếu các biện pháp dịch bệnh nghiêm ngặt được áp dụng trong vòng ba tháng dẫn đến việc giảm 25% hoạt động và sau đó mọi chuyện trở lại bình thường, thì GDP hàng năm của Pháp sẽ giảm 5% so với mức kỳ vọng ; Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và quy mô tác động trực tiếp lớn hơn, Pháp sẽ có thể sẽ ghi nhận mức suy thoái từ 10% trở lên cho năm 2020 so với dự kiến.
Vấn đề đặt ra là sau khủng hoảng, nợ công của các nước sẽ tăng một cách đáng kể. Vì vậy, theo chuyên gia Pháp, cần phải xử lý tình huống này với các đối tác của khu vực đồng euro một cách thống nhất tối đa có thể. Ví dụ có lẽ đã đến lúc cân nhắc đến một ngân sách châu Âu đủ mạnh để đối phó với những chi phí cho dịch bệnh và chi phí thất nghiệp tạm thời cho các nước thành viên khối đồng tiền chung euro. Nguyên tắc tương ái cần được áp dụng trọn vẹn.
Cuộc chạy đua tìm vác-xin sẽ kéo dài
Loại vác-xin đầu tiên chống virus corona chủng mới đang được thử nghiệm lâm sàng. © futura-sciences
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành dữ dội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, một số nước đang nỗ lực tìm thuốc điều trị và thuốc chích ngừa virus corona chủng mới càng nhanh càng tốt. Chỉ có điều, việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Hôm 17/03/2020, tờ Nhân dân Nhật báo loan tin là chính quyền Trung Cộng đã cho phép tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên một loại vác-xin ngừa virus corona chủng mới. Vác-xin này sẽ được Học viện Khoa học Quân y của quân đội Trung Cộng thử nghiệm trên 108 người tình nguyện, toàn bộ đều khỏe mạnh, trong thời gian 9 tháng rưỡi, từ 16/03 đến 31/12.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, Viện quốc gia các bệnh dị ứng và bệnh truyền nhiễm (NIAID) hôm 16/03 thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vác-xin tại thành phố Seattle. Vác-xin này được thử nghiệm với sự phối hợp của tập đoàn công nghệ sinh học Modena trên 45 người tình nguyện, tuổi từ 18 đến 55, trong khoảng thời gian 6 tuần.
Trong cuộc chạy đua này, không chỉ có hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, mà châu Âu cũng đang tích cực tham gia. Tại Pháp, Viện Pasteur đã bắt đầu thử nghiệm một loại vác-xin trên chuột từ ngày 11/03. Các cuộc thử nghiệm dự trù kéo dài một tháng, hoặc một tháng rưỡi. Còn Viện bào chế CureVac của Đức hy vọng từ đây đến tháng 7 sẽ được cấp phép thử nghiệm một loại vác-xin trên người.
Trên tạp chí khoa học Nature ngày 18/03, chuyên gia Trung Cộng Khương Thế Ba (Jiang Shibo), giáo sư virus học tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải, đã nhấn mạnh rằng, tuy là rất cấp bách, việc nghiên cứu, phát triển thuốc điều trị và thuốc chích ngừa virus corona không thể được tiến hành một cách vội vã, mà phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình để bảo đảm tính hiệu quả và an toàn của những loại thuốc này.
Theo các chuyên gia y tế, vào mỗi giai đoạn nghiên cứu và phát triển, vác-xin phải được thử nghiệm trên động vật, rồi trên người. Tổng cộng phải mất 6 - 36 tháng để sản xuất, đóng gói, rồi gởi đến các nước có liên hệ. Các nước này sau đó còn phải tiến hành kiểm tra chất lượng của vác-xin.
Cơ quan y tế của Mỹ cũng nhìn nhận là cuộc thử nghiệm phải trải qua rất nhiều giai đoạn để có thể xác định vác-xin có hiệu quả và an toàn hay không. Họ dự báo là nếu mọi việc diễn ra êm xuôi thì cũng phải mất đến một năm rưỡi. Các chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới dự báo là phải đến giữa năm 2021 mới có thể hoàn tất việc thử nghiệm vác-xin để bán ra thị trường.
Mặt khác, theo các chuyên gia Pháp, tính hiệu quả của một loại vác-xin chỉ có thể được chứng minh trong dài hạn. Cụ thể là phải có những người được chích ngừa và những người không được chích ngừa virus corona tiếp cận với virus corona tại một vùng có dịch để có thể chứng minh là những người được chích ngừa ít bị lây nhiễm hơn những người không được chích ngừa.
Về phần giáo sư Khương Thế Ba của đại học Phục Đán, Thượng Hải, ông nhắc lại là trong quá khứ, nghiên cứu về các loại vác-xin ngừa các virus corona, như virus gây ra dịch SARS năm 2002, đã cho các kết quả rất khiêm tốn trên động vật. Trong một số trường hợp, các vác-xin thử nghiệm hoàn toàn không hiệu quả, thậm chí làm tăng nguy cơ lây nhiễm giữa các con vật dùng để thí nghệm.
Bên cạnh vác-xin ngừa virus corona, nhiều nước trên thế giới cũng đang nghiên cứu phát triển một loại thuốc điều trị Covid-19. Trước mắt, tại Pháp, kết quả thử nghiệm thuốc chống sốt rét Plaquenil trên các bệnh nhân Covid-19 đã cho kết quả được xem là « khả quan ». Tuy nhiên, giáo sư Khương Thế Ba lưu ý là cho dù những loại thuốc đó điều trị được những ca khác, thì người ta vẫn chưa biết là chúng có thật sự hiệu quả đối với virus corona chủng mới hay không.
30 dự án vác-xin chống virus corona
Cuộc chiến tìm vác-xin chống virus corona đã diễn ra từ đầu năm, nhưng càng khẩn trương hơn trong thời gian gần đây. Công ty Moderna Therapeutics và NIH đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ. Và hiện có khoảng “30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona”, theo Le Figaro.Tuy nhiên, việc nghiên cứu một sản phẩm có hiệu quả cần nhiều thời gian. Nhà nghiên cứu Etienne Declory, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nhận định với Le Figaro : “Quá trình đưa được một loại vác-xin ra thị trường rất lâu, tổng cộng phải cần ít nhất 2 năm… Sau những đợt thử nghiệm đầu tiên trên động vật, thì cần phải có ba đợt thử nghiệm trên người”. Viện Pasteur của Pháp cũng đang phát triển một loại vác-xin chống virus corona mới nhưng để có thể sử dụng rộng rãi, cũng phải chờ đến năm 2021.
Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đã có (chống HIV, Ebola…) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc chloroquine, được một bệnh viện ở Marseille, khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ý cho sử dụng, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, thì “phải thận trọng với thuốc Chloroquine”.
Sản xuất trong thời phong tỏa vì Covid-19
Trong khi toàn bộ người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những trường hợp bất khả kháng, thì chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục “làm việc dù có virus” do lo ngại nhiều lĩnh vực thiết yếu phải ngừng hoạt động do thiếu nhân lực.
Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire khuyến khích : “Tất cả những ai có thể thì nên đi làm, nhất là trong những lĩnh vực thiết yếu”. Tổ chức giới chủ Medef nghiên cứu cách làm tại Ý để điều phối các biện pháp dịch bệnh và duy trì hoạt động sản xuất.
Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi rất nhiều lĩnh vực “không cần thiết” trong thời dịch bệnh (du lịch, nhà hàng…) ngừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc, khiến người lao động trong một số lĩnh vực khác (thu ngân, cảnh sát…) bị sốc vì các biện pháp phong tỏa gần như triệt để và có cảm giác phải đối đầu với nguy hiểm khi họ đi làm. Cả nhật báo kinh tế Les Echos và Le Figaro lần lượt giải thích những quyền lợi của “người lao động và người sử dụng lao động trong cơn bão virus corona”.
Ca tử vong đầu tiên do virus Vũ Hán tại Nga
The Moscow Times, giới chức Nga hôm nay thông báo nước này có ca tử vong đầu tiên vì virus Vũ Hán.
Bệnh nhân là một phụ nữ 79 tuổi, được đưa đến một phòng khám tư hôm 13/3 và được chuyển đến một bệnh viện về các bệnh truyền nhiễm vài ngày sau đó. Bà được chẩn đoán dương tính nCoV và được đưa vào khu cách ly chăm sóc đặc biệt do suy hô hấp.
“Bệnh nhân cao tuổi mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường tuýp hai, bệnh động mạch và tăng huyết áp”, Svetlana Krasnova, bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Moskva số hai, cho biết hôm nay.
Theo cập nhật của worldometer, tính đến ngày 19/3, Nga ghi nhận 147 ca nhiễm virus Vũ Hán.
Tất cả nhân viên phục vụ Putin phải xét nghiệm nCoV
Điện Kremlin hôm 18/3 cho biết tất cả các nhân viên liên quan đến lịch trình của Tổng thống Putin đều bắt buộc phải xét nghiệm nCoV.
“Chúng tôi thực hiện mọi biện pháp cần thiết 24/7 để bảo vệ Tổng thống trước virus và các bệnh khác”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên ngày 18/3 tại Moskva. Ông Peskov cho biết ông và các quan chức cấp cao khác trong Điện Kremlin đều đã xét nghiệm nCoV.
Phát ngôn viên Điện Kremlin từ chối cho biết liệu ông Putin đã xét nghiệm nCoV hay chưa nhưng khẳng định Tổng thống được chăm sóc sức khỏe ở mức độ đặc biệt cao.
Nam Hàn phát hiện thêm ổ dịch virus Vũ Hán
Theo CNA, Nam Hàn ngày 19/3 ghi nhận 152 ca nhiễm mới, sau 4 ngày liên tiếp báo cáo số ca nhiễm mới dưới mốc 100. Ổ dịch mới nhất của Nam Hàn là một viện dưỡng lão ở thành phố Daegu, địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi virus Vũ Hán.Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Nam Hàn (KCDC) cho biết ít nhất 74 ca nhiễm virus Vũ Hán đến từ một viện dưỡng lão tại Daegu trong tuần này. Tuy nhiên, KCDC không nêu rõ có bao nhiêu ca trong số 152 ca nói trên có liên quan tới viện dưỡng lão.
Theo cập nhật của worldometer, tính đến 17h36 (giờ Việt Nam) ngày 19/3, Nam Hàn ghi nhận 8.565 ca nhiễm virus Vũ Hán và 91 ca tử vong.
Úc – New Zealand cấm nhập cảnh với người nước ngoài
Theo Bloomberg, Úc và New Zealand quyết định đóng cửa biên giới với những người không phải công dân hoặc không cư trú dài hạn trên nước họ, nhằm ngăn sự lây lan của virus Vũ Hán.Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ở Canberra ngày 19/3 rằng, Úc cấm người không cư trú dài hạn (non-resident) hoặc không phải công dân nước này (non-citizen) nhập cảnh, bắt đầu từ 21h ngày 20/3 (giờ địa phương).
Trong khi đó, lệnh cấm tương tự của New Zealand sẽ có hiệu lực vào nửa đêm nay, Thủ tướng Jacinda Ardern nói tại một cuộc họp báo ở Wellington.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania đóng quảng cáo chống virus Vũ Hán
Reuters đưa tin, các đài truyền hình lớn của Mỹ sẽ phát đoạn quảng cáo, trong đó đệ nhất phu nhân Melania Trump kêu gọi và hướng dẫn rửa tay đúng cách, nhằm chống virus Vũ Hán.Nhà Trắng hôm 18/3 cho biết bà Melania xuất hiện trong một đoạn quảng cáo, hướng dẫn về cách rửa tay và giữ khoảng cách với người khác để phòng chống dịch bệnh. Nội dung quảng cáo hướng khán giả truy cập vào trang web chứa đầy đủ các thông tin về COVID-19, coronavirus.gov. Quảng cáo này sẽ được nhiều đài truyền hình như ABC, CBS, NBC và nhiều đài khác phát sóng.
42% người Mỹ đòi Trung cộng phải đền bù thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra
Tổng thống Donald Trump đang nói về các biện pháp phòng chống virus Vũ Hán tại Nhà Trắng vào ngày 16/3/2020 (ảnh: Nhà Trắng / Twitter).
Một cuộc khảo sát của Rasumssen cho kết quả, một lượng lớn người Mỹ cho rằng chính phủ Trung Cộng phải đền bù tổn thất do virus Vũ Hán gây ra cho thế giới, bởi vì họ đã ém thông tin về loại virus gây chết người kéo theo hệ lụy nCoV lây lan khắp nơi.
42% người Mỹ được Rasumssen hỏi nói rằng Trung Cộng nên đền bù cho thế giới một khoản tài chính do họ đã để virus Vũ Hán lây lan cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó 36% không cho rằng cần phải làm như vậy, 22% còn lại không bày tỏ ý kiến.
Trong số những cử tri của đảng Cộng hòa, có 55% nghĩ rằng Trung Cộng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do virus Vũ Hán gây ra. Quan điểm này được chia sẻ bởi 37% cử tri thuộc đảng Dân chủ hoặc những người phi đảng phái.
Nam giới dưới 40 tuổi được khảo sát mạnh mẽ hơn phụ nữ và người cao tuổi trong việc ủng hộ ý kiến cho rằng chính quyền Trung Cộng phải trả tiền vì có lỗi trong quản lý khiến hàng trăm ngàn người nhiễm virus Vũ Hán, và nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua.
Tổng thống Donald Trump đã gọi virus nCoV phát sinh từ Vũ Hán là “virus Trung Cộng”, ông đã tiếp tục giữ tên gọi này trong nhiều tweet của mình, mặc dù các quan chức Trung Cộng cáo buộc quân đội Hoa Kỳ là bên phát tán nCoV.
Đã có nhiều báo cáo dẫn lời các chính trị gia và chuyên gia y tế cho rằng virus SARS-CoV-2 (theo cách gọi tên của WHO) khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Cộng là virus nhân tạo do Bắc Kinh chủ trương sản xuất dưới dạng một vũ khí sinh học.
Cuộc khảo sát của Rasmussen cho thấy 21% cử tri Hoa Kỳ coi Trung Cộng là kẻ thù của Mỹ, chỉ có 10% người được hỏi coi Bắc Kinh là đồng minh, 61% còn lại có ý kiến khác. Những người ủng hộ việc Trung Cộng phải đền bù thiệt hại cho thế giới đa số cũng coi Bắc Kinh là kẻ thù của Mỹ.
Cuộc khảo sát, được thực hiện từ ngày 15 – 16/3, cũng cho thấy người Mỹ chỉ cảm thấy lo lắng hơn một chút đến sự an toàn cá nhân của họ khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến theo chiều hướng xấu ở Hoa Kỳ.
Theo thống kê của Worldometers, tính tới 15h52 phút ngày 19/3 , Hoa Kỳ ghi nhận 9.464 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 155 người chết, 108 người đã hồi phục và 29 bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch.
Thượng nghị sĩ Ý: ‘Trung Cộng là khối u của toàn cầu”
Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý
Mới đây, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý đã phát thốt lên “Trung Cộng là khối u của toàn cầu” vì những tuyên truyền dối trá khi nói rằng “Trung Cộng đã giúp đỡ Ý và các nước châu Âu khác trong đại dịch virus Vũ Hán”.
Trong một video, ông Maurizio Gasparri, thượng nghị sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý, đã chỉ trích chính phủ Trung Cộng gây tổn hại cho toàn thế giới. Theo ông, Trung Cộng dưới thời của ĐCSTQ đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất thế giới. Trung Cộng không chỉ là quốc gia có nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất, mà chính quyền nước này còn thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng, khiến các quốc gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Theo ông, chính quyền Trung Cộng lần này thậm chí đã che dấu và báo cáo giả về tình hình dịch bệnh, lừa dối toàn thế giới, khiến các nước trên thế giới đều bị rơi vào thảm họa.
Ông kêu gọi: “Các nước châu Âu, các vị phải thức tỉnh từ những gì xảy ra ở Ý, đừng bao giờ bị đánh lừa bởi những lời dối trá của ĐCSTQ”.
“Trung Cộng là khối u của toàn cầu”, ông nói.
Sau khi đăng, Video của ông đã thu hút nhiều sự chú ý. Cư dân mạng Lesliechou bình luận rằng, nên sửa lại rằng chính ĐCSTQ là khối u, chứ không phải Trung Cộng.
Một người dùng mạng tên Charlse, nói về nghị sĩ Gasparri: “Người như thế này phải là người đứng đầu lãnh đạo nước Ý!”.
Trước đó, chính quyền Trung Cộng tuyên truyền rằng họ cử chuyên cơ vận chuyển vật tư y tế cung cấp cho Ý. Tuy nhiên truyền thông Ý nghi ngờ đây là “tin giả” và cho biết hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn bình oxy Đài Loan đều là do Ý bỏ tiền ra mua, đây là giao dịch thương mại.
Theo Tờ Il Foglio của Ý, ông Luigi Di Maio, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, luôn sử dụng thuật ngữ “hàng cứu viện từ Trung Cộng” để mô tả các vật tư này. Đồng thời, ông này còn nhấn mạnh “Trung Cộng đem đến sự ấm áp trong mùa đông giá lạnh”, điều này gây ra sự hiểu nhầm cho người dân Ý. Trên thực tế, đây chỉ là giao dịch thương mại giữa Trung Cộng và Ý. Vài ngày trước, ông Luigi Di Maio đã gọi điện cho ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng, đề xuất nhu cầu mua vật tư cho Ý, ông Vương Nghị phụ trách kết nối với nhà cung cấp Trung Cộng.
Bà Guilia Pompili, tác giả bài viết này trên tờ Il Foglio, là một nữ nhà báo nổi tiếng người Ý, cũng là người thường xuyên vạch trần các vụ bê bối của Trung Cộng. Bà đã viết: “Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý tuyên bố, gần đây Trung Cộng quyên tặng 20.000 bộ đồ bảo hộ, 50.000 liều thuốc thử nghiệm, 100.000 khẩu trang, 1000 bình oxy. Rất nhiều cư dân mạng yêu nước đã cảm ơn Trung Cộng vì cho rằng Trung Cộng không giống như EU, và họ đã thể hiện tình đoàn kết và tình bạn thực sự. Nhưng mọi người không cảm thấy kỳ quái sao?”.
Bà Guilia Pompili chỉ ra, trước đây chính quyền Trung Cộng đã cực lực tuyên truyền khắp nơi về “mô hình Trung Cộng chống bệnh dịch toàn cầu”, và bây giờ xuất khẩu số lượng lớn vật tư y tế là “làn sóng thứ hai” trong kế hoạch tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ. Chỉ cần quan sát các kênh truyền thông chính thức của Trung Cộng sẽ phát hiện trục chính đều xoay quanh mục tiêu ca ngợi “Trung Cộng từ thiện”. Ngoài Ý, ĐCSTQ cũng đã lên kế hoạch làm việc này với các nước châu Âu khác.
Theo kênh Formiche của Ý, tình bạn Trung Cộng – Ý là “tin giả” vì Ý chỉ là bàn đạp cho việc ĐCSTQ triển khai tiến sâu vào châu Âu. Tất nhiên, Ý không thể mong đợi có được các thiết bị y tế đắt tiền từ chính quyền Trung Cộng. Ý không những đã phải là “người dùng trả tiền”, mà tiếp sau “e rằng Ý sẽ còn phải bỏ ra nhiều hơn cái giá chính trị này”.
Anh đóng cửa trường học để chống virus Vũ Hán
Các quan chức Anh vào thứ Tư (18/3) thông báo rằng tất cả các trường học trên cả nước sẽ đóng cửa vô thời hạn bắt đầu từ thứ Sáu để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán đã lấy đi thêm 33 sinh mạng người dân, theo Fox News.Theo BBC, yêu cầu mới này vẫn có ngoại lệ, các trường học dành cho con em của những người làm việc trong các dịch vụ công công thiết yếu hoặc trong hoàn cảnh khó khăn sẽ vẫn tiếp tục mở cửa.
Anh đang trở thành một trong những tâm dịch COVID-19 ở châu Âu, theo thống kê của Worldometers, tính tới hết ngày thứ Tư, sau 24 giờ, nước này có thêm 676 ca nhiễm bệnh, đưa tổng số người dương tính với virus Vũ Hán ở nước này lên 2.626 người, trong đó có 104 trường hợp tử vong.
Mỹ-Hàn đàm phán chia sẻ chi phí quân sự
Hoa Kỳ vẫn cam kết tìm kiếm một thỏa thuận chung có thể chấp nhận được với Nam Hàn về việc chia sẻ chi phí cho quân đội Mỹ đóng quân trên bán đảo Triều Tiên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết hôm thứ Tư (18/3), Yonhap đưa tin.Đây là vòng đàm phán thứ bảy giữa hai bên. Vòng đàm phán lần này được khởi động lại vào thứ Ba tại Los Angeles sau hai tháng gián đoạn. Dự kiến đoàn đàm phán hai bên sẽ kết thúc các thảo luận trong 2 ngày.
Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ cho nghỉ việc, bắt đầu từ 1/4, khoảng 9000 người Nam Hàn đang làm việc tại các căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại bán đảo Triều Tiên.
Ý có thể cấm hoạt động ngoài trời vì virus Vũ Hán
Chính phủ Ý, hôm thứ Tư (18/3), nói rằng có thể sẽ cấm các hoạt động ngoài trời để ngăn chặn tối đa sự lây lan của virus Vũ Hán đang bùng phát ở nước này, theo Reuters.Ý là quốc gia phương Tây đầu tiên áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại gắt gao nhằm ngăn chặn COVID-19. Tuy nhiên, sau một tuần áp dụng các biện pháp mạnh tay, số người nhiễm virus Vũ Hán và tử vong vì loại virus này vẫn tăng cao. Tính tới hết ngày thứ Tư, ở Ý có 35,713 người nhiễm bệnh (tăng 4,207), và 2,978 (tăng 475). Các bệnh viện thuộc phía bắc Ý hiện đã ở tình trạng quá tải do lượng bệnh nhân COVID-19 dồn về quá nhiều.
Chính quyền khu vực Lombardy, tâm dịch COVID-19 ở Ý, hôm thứ Tư, đã yêu cầu những nhân viên y tế mới nghỉ hưu quay trở lại bệnh viện để giúp chống chọi với đại dịch. Trước đó một ngày, chính phủ Ý đã cho phép 10.000 sinh viên năm cuối ngành y không phải thi tốt nghiệp để hành nghề sớm hơn gần một năm, nhằm bổ sung thêm nhân sự phòng chống dịch bệnh.
Nhân dịp năm mới, Iran ân xá 10.000 tù nhân
Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, sẽ ký lệnh ân xá cho 10.000 tù nhân, bao gồm cả những tù nhân chính trị trong dịp nước này mừng năm mới theo phong tục riêng, Reuters đưa tin.Hôm thứ Ba (17/3), ông Gholamhossein Esmaili, phát ngôn viên của ngành tư pháp Iran cho biết, khoảng 85.000 tù nhân đã được tạm thời phóng thích, bao gồm
Trung Cộng tiếp tục phá hủy các ngôi chùa
Một ngôi chùa 7 tầng bên trong Đền Thanh Hải (Qingliang) ở quận Hoài Lai, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Cộng, bị chính quyền phá hủy (ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/X5ZtEWR0XaQ).
Chính quyền Trung Cộng tiếp tục đóng cửa và phá hủy các ngôi chùa của tín đồ Phật giáo trên khắp đất nước, ngay cả những địa điểm vốn được chính phủ phê duyệt.
Đền Thanh Hải (Qingliang) ở quận Hoài Lai, do chính quyền thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc quản lý, được xây dựng dưới triều Minh Thần Tông (1563-1620), Hoàng đế thứ 14 của nhà Minh. Bên trong khu đền có một ngôi chùa 7 tầng, vốn rất quen thuộc với người dân địa phương.
Vào tháng 10 năm ngoái, chính quyền địa phương đã phá hủy ngôi chùa này với lý do là “việc xây dựng không được phê duyệt”. Với một tiếng động lớn, tòa nhà biến thành đống đổ nát giữa làn khói dày. Cùng ngày, đền Thanh Hải bị phá hủy.
Theo một nhân chứng, các cảnh sát vũ trang dựng hàng rào tại ngã tư dẫn đến ngôi chùa để ngăn dân làng phản đối việc phá hủy. Chính quyền địa phương không cho phép mạng điện thoại di động vào toàn bộ khu vực để tránh rò rỉ thông tin. Một Phật tử đã cố vào trong để lấy đồ cá nhân nhưng cảnh sát đã ngăn lại và còn cảnh báo bất cứ ai cố gắng vào sẽ bị bắt giữ.
Một Phật tử nói với Bitter Winter rằng ngôi đền Thanh Hải từng bị phá hủy mấy năm trước đây, nhưng sau đó đã được xây dựng lại với sự đóng góp từ người dân địa phương vào năm 2014. Việc tái thiết đã được Hiệp hội Phật giáo Trung Cộng địa phương cũng như chính quyền quận, thị trấn và làng xã phê duyệt. Ngôi chùa 7 tầng được xây dựng 3 năm sau đó.
Ngôi chùa 7 tầng trước khi bị phá hủy
Vào giữa tháng 8/2019, các quan chức địa phương đã ra lệnh cho trụ trì phải phá hủy ngôi đền, nếu không chính phủ sẽ làm điều đó. Người dân bất bình nói: “Ngôi đình và chùa là tài sản của làng, nhưng chính phủ đã phá hủy, mà không xem xét đến suy nghĩ của người dân”.
Một ngôi chùa Phật giáo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông cũng nhiều lần bị đập phá. Theo một Phật tử địa phương, ngôi chùa có 13 tầng, được xây dựng vào năm 2018, có tổng cộng 75 bức tượng. Khi hoàn thành, các quan chức địa phương đã đến kiểm tra và tuyên bố rằng chính quyền chưa chấp thuận và ngôi chùa là một công trình xây dựng bất hợp pháp. Họ đe dọa sẽ phạt trụ trì chùa và phá hủy chùa nếu không gỡ bỏ các bức tượng. Tuy nhiên, các Phật tử đã từ chối.
Áp lực lên ngôi chùa này không hề giảm bớt. Vào tháng 5/2019, sư trụ trì đã phải di dời tất cả các bức tượng. Vào cuối tháng 6/2019, hàng chục nhân viên chính phủ và an ninh công cộng đã hợp lực để phá hủy ngôi chùa, nhưng họ đã không làm được điều đó. Các Phật tử địa phương lo lắng rằng cuối cùng ngôi chùa sẽ bị phá hủy.
Tất cả các bức tượng đã bị di dời khỏi chùa (ảnh chụp màn hình Bitter Winter).
Vào tháng 5/2019, Văn phòng Tôn giáo địa phương của thành phố Thái An ở Sơn Đông đã đóng cửa Đền Zengfu, đồng thời đuổi tất cả các nhà sư sống trong khuôn viên đền. Văn phòng Tôn giáo viện cớ ngôi đền không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Trong 2 tháng sau đó, các quan chức đã quay lại ngôi đền 2 lần để kiểm tra. Họ chỉ ngừng quấy rối cho tới khi sân đền mọc đầy cỏ dại và tất cả các bức tượng Phật đã biến mất.
Một người trong cuộc thuộc chính quyền địa phương nói với Bitter Winter rằng nhà nước sợ các thành viên của các nhóm tôn giáo có thể liên hệ với nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ. “Chính phủ muốn ngăn chặn những biến động nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2019”, người này cho biết. tù nhân chính trị, để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.
Chính phủ Iran nói rằng nước họ có 189.500 tù nhân. Một quan chức của Liên Hợp Quốc tin rằng trong số các tù nhân này có hàng trăm người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 11 năm ngoái. Những người này có thể nằm trong số tù nhân được ân xá lần này.
--