• Điểm Tin ngày 1 tháng 4, 2020
Bạch Ốc: Vài trăm ngàn người Mỹ sẽ thiệt mạng vì Viruscorona
Tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Mỹ đến cảng Los Angeles ngày 27/3/2020 để giúp các bệnh viện địa phương chữa trị COVID-19.
Một viện dưỡng lão tại Nam California bị virus corona tác hại nặng nề với hơn 50 người tại đây bị lây nhiễm—một diễn biến đáng ngại giữa những lạc quan dè dặt rằng số ca nhiễm trong tiểu bang California giảm đà tăng. Trung tâm Phục hồi chức năng Cedar Mountain tại Yucaipa có 51 cư dân cùng 6 nhân viên trong xét nghiệm dương tính với virus corona và 2 người đã thiệt mạng trong đó có cụ bà 82 tuổi với tiền sử bệnh. Viện dưỡng lão này nằm ở phía đông Los Angeles đã không nhận cư dân mới và đóng cửa đối với khách đến thăm theo lệnh tự cách ly cách đây hai tuần của Thống đốc Gavin Newsom.
Tính tới ngày 31/3, California có hơn 8.200 ca nhiễm và ít nhất 173 ca tử vong theo dữ liệu của Trường đại học Johns Hopkins. Tiểu bang Michigan có ít hơn California 30 triêu dân, hiện có khoảng 7.600 ca và ít nhất 259 người chết vì virus corona.
Các giới chức y tế cảnh báo là khi việc xét nghiệm gia tăng, số ca nhiễm được xác định sẽ tăng, trong một số trường hợp rất nhanh.
Nhiều người cho rằng việc tiểu bang California nhanh chóng ban hành lệnh ở nhà (thoạt đầu tại vùng vịnh San Francisco cách đây hai tuần và vài ngày sau đó tại Los Angeles và phần còn lại của tiểu bang California) đã thành công trong việc làm chậm lại đà lây nhiễm.
Trong khi đó trong cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc ngày 31/3 tổng thống Trump dự đoán sẽ có từ 100.000 đến 240.000 người thiệt mạng tại Mỹ vì đại dịch virus corona, ngay cả khi các biện pháp cách ly xã hội tiếp tục được tuân hành. Cho đến hôm nay 1 tháng 4, 2020, Hoa Kỳ dẫn đầu về số người bị nhiễm với 215,003 ca theo bảng kiểm kê của Worldometer.com. Số người chết vì Virus coona tại Hoa Kỳ là 5101. Riêng thành phố New York, con số tử vong ngày hôm nay, 1 tháng 4, là 391 người.
Tòa Bạch Ốc nói nếu không có các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng trên cả nước, sẽ có từ 1,5 đến 2, 2 triệu người tại Mỹ chết vì virus corona.
Bác sĩ Anthony Fauci, người đang chỉ đạo nỗ lực chống COVID-19 tại Mỹ, nói “Đây chuyện chúng ta cần làm.” “Chúng ta cần nỗ lực nhiều, nhiều hơn nữa.”
Việt Nam công bố chống dịch Covid-19 toàn quốc
Người dân mang khẩu trang chờ xét nghiệm Covid-19 tại một bệnh viện dã chiến ở Hà Nội, ngày 31/03/2020.
Hôm 01/04, Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định công bố dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, cấm mọi vận chuyển công cộng, toàn quốc thi hành cách ly xã hội trên toàn quốc trong 15 ngày để kiềm hãm đà lây lan của dịch bệnh mà hơn 200 người đã mắc phải tại Việt Nam.
Sáng 1/4, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thủ tướng Phúc nói: “Cách ly xã hội không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội…”
“Chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường,” ông Phúc nói thêm.
Ngày 11/03, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu và cho đến nay dịch bệnh này đã lây sang 204 quốc gia trên toàn thế giới.
Việc công bố Covid-19 là dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam diễn ra sau khi số ca mắc bệnh đang tăng nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng do nhiều người từ nước ngoài về mang theo mầm bệnh vào trong nước.
Theo quy định tại Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Từ trước đến nay Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Nhưng trong trường hợp tình hình dịch bệnh lây lan đến mức nghiêm trọng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp.
Tính đến cuối ngày 01/04, cũng theo Cổng thông tin Chính phủ, Việt Nam báo cáo có 212 ca nhiễm Covid-19. Trong số các bệnh nhân mới nhất có người Việt từ Nga, Mỹ, Thái Lan, Czech, Hy Lạp…về nước.
Theo Chỉ thị 16 của ông Nguyễn Xuân Phúc thì toàn Việt Nam sẽ thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc trong 15 ngày - khởi sự từ ngày 1 tháng Tư, hạn chế người dân rời khỏi nhà và cấm tụ họp hơn hai người ở nơi công cộng, đồng thời đòi hỏi mọi người nếu có lý do dể rời khỏi nhà thì phải giữ khoảng cách ít nhất là 2m với người khác.
Nhưng báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định rằng cách ly xã hội “không phải là phong tỏa hay là lệnh cấm”, mà là biện pháp để đảm bảo ứng phó trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh hồi gần đây.
Các trường hợp ngoại lệ được miễn là các công xưởng, doanh nghiệp, dịch vụ sản xuất hay cung cấp hàng hóa thiết yếu cho sinh hoạt bình thường của người dân.
Tuy nhiên các cơ sở được phép mở cửa phải bảo đảm nhân viên phải tuân theo các hướng dẫn nghiêm ngặt về sức khỏe, đồng thời phải bảo vệ người lao động.
Với hơn 75.000 người đang bị cách ly, vào chiều thứ Ba 31/3, Việt Nam báo cáo 204 trường hợp nhiễm COVID-19, vẫn không có trường hợp tử vong nào, và 55 người đã được chữa khỏi bệnh vào chiều thứ ba 31//3.
Trước đó vào ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân PHúc loan báo tạm ngưng tất cả các chuyến bay tới Việt Nam trong hai tuần tới, trong nỗ lực nhằm kiềm chế dịch COVID-19.
Hơn 100 nước đề nghị Nam Hàn giúp đỡ việc xét nghiệm Covid-19
Hơn 100 nước đề nghị Nam Hàn
giúp đỡ việc xét nghiệm Covid-19
Một viên chức Bộ Ngoại giao Nam Hàn hôm nay cho biết chính quyền Seoul được 121 quốc gia đề nghị được giúp đỡ trong việc xét nghiệm nCov, khi các nhà chức trách trên thế giới đang chịu áp lực lớn để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều đề nghị từ nhiều quốc gia khác nhau vì chúng tôi đã xây dựng kinh nghiệm từ những ngày đầu dịch bệnh bùng phát. Con số hiện là 121 quốc gia, đang tăng lên theo từng ngày”, một quan chức giấu tên nói với Reuters.
Vị quan chức này không nêu tên các quốc gia đề nghị giúp đỡ nhưng cho biết, các nhà sản xuất bộ xét nghiệm của Nam Hàn có hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các bang của Mỹ và nhiều quốc gia khác, trong đó có Ý.
Ngoài ra, Nam Hàn đã thành lập một đội đặc nhiệm đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ, trong đó việc xuất khẩu bộ xét nghiệm hoặc các viện trợ nhân đạo khác.
Đài Loan viện trợ 10 triệu khẩu trang cho châu Âu và Mỹ
Tin này được đích thân tổng thống Thái Anh Văn thông báo và được Bruxelles hoan nghênh, theo bản tin của Financial Times ngày 31/03/2020.
Theo tổng thống Đài Loan, dù đơn độc vì bị Bắc Kinh gây sức ép, hải đảo đã tự mình khống chế được đại dịch, đã đến lúc cần tỏ tình tương trợ với cộng đồng quốc tế. Theo Financial Times, nhã ý của Đài Bắc chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh tức giận.
Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Ý và Tây Ban Nha chống Covid-19
AFP đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi thiết bị y tế hỗ trợ tới Ý và Tây Ban Nha, hai quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch viêm phổi Vũ Hán.“Nguồn vật tư y tế, được chuẩn bị để cùng nhau chiến đấu với Covid-19 cùng hy vọng về ngày mai tươi sáng hơn, đang trên đường tới Tây Ban Nha và Italy”, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đăng trên Twitter hôm nay, cho biết lô hàng được vận chuyển bằng vận tải cơ quân sự A-400M.
Các vật tư gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ và dung dịch chống khuẩn đều được sản xuất tại các nhà máy, cơ sở may mặc của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Lô hàng viện trợ được dán quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ và Ý, Tây Ban Nha, kèm thông điệp “Tuyệt vọng sẽ lùi bước trước hy vọng. Bóng tối sẽ lùi sau ánh mặt trời” bằng 3 thứ tiếng.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc: Dịch Covid-19 là phép thử lớn nhất kể từ khi thành lập
BBC đưa tin, Tổng thư ký António Guterres hôm 31/3 cho biết, Covid-19 là phép thử lớn nhất mà các nước phải cùng nhau đối mặt kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc.Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres ngày 31/3 phát động một kế hoạch mới toàn cầu chống dịch Covid-19 với mục tiêu “Đánh bại Covid-19 và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Ông nhận định, cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 sẽ kéo theo một đợt suy thoái “có thể trong quá khứ chưa từng có gì tương xứng”. Tổng thư ký phát biểu thêm, dịch bệnh đang tấn công vào cốt lõi các xã hội, cướp đi sinh mạng và sinh kế của người dân.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc ước tính có tới 25 triệu việc làm có thể bị mất trên toàn thế giới do hậu quả của virus Vũ Hán.
California dự kiến thả 3.500 tù nhân
New York Post đưa tin, bang California, Mỹ có kế hoạch giảm dân số nhà tù của tiểu bang lên tới 3.500 tù nhân để giảm bớt tình trạng đông đúc giữa mùa dịch Covid-19.Cơ quan Cải tạo và Phục hồi nhân phẩm California (CDCR) hôm 31/3 đã đưa ra hai bước chính để giảm số lượng tù nhân, bao gồm tạm dừng tiếp nhận tù nhân từ các nhà tù hạt và tiến hành tha bổng cho những người phạm tội phi bạo lực với thời gian thụ án còn 60 ngày hoặc ít hơn.
“Cam kết đầu tiên của chúng tôi tại CDCR là đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân viên, cho những người bị giam và cho toàn cộng đồng. Tuy nhiên, khi đối mặt với đại dịch toàn cầu, chúng ta phải coi nguy cơ nhiễm nCoV là mối đe dọa nghiêm trọng”, Thư ký CDCR Ralph Diaz ra tuyên bố.
Hiện chưa rõ khi nào các tù nhân được phóng thích.
COVID-19 có thể lây nhiễm qua không khí ở khoảng cách xa
Một nghiên cứu mới được công bố vào cuối tuần qua cho thấy virus corona chủng mới có thể lây truyền qua không khí, trang Fox News đưa tin ngày 31/3.
Trong một nghiên cứu hợp tác giữa Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (UNMC), Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Nebraska và một số cơ sở khác, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vật liệu di truyền từ virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán trong các mẫu không khí từ cả trong lẫn ngoài các phòng ở của bệnh nhân Covid-19. Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp “bằng chứng hạn chế cho thấy tiềm năng lây nhiễm qua không khí của căn bệnh này có tồn tại”, các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù họ cảnh báo những phát hiện này gợi ý tiềm năng chứ không khẳng định việc lây nhiễm qua không khí.
Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về sự phát tán của chủng virus mới, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu phẩm không khí và bề mặt từ 11 phòng bệnh của 13 người có kết quả dương tính với virus Vũ Hán trong quá trình cách ly ban đầu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vật liệu di truyền virus trên các vật phẩm thường dùng, như giấy vệ sinh, nhưng cũng có trong các mẫu không khí, từ đó chỉ ra rằng “SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm rộng rãi trong môi trường” (SARS-CoV-2 là tên chính thức của loại vi-rút gây bệnh COVID-19).
Virus không chỉ được phát hiện bên trong phòng bệnh của các bệnh nhân COVID-19, mà “các máy lấy mẫu không khí từ các hành lang bên ngoài các phòng nơi các nhân viên y tế ra vào cũng cho kết quả dương tính”, nghiên cứu cho biết.
Bác sĩ tiếp xúc Putin dương tính với virus
Sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Valimir Putin tới một bệnh viên vào tuần trước, một bác sĩ tiếp xúc gần với ông hôm thứ Ba (31/3) đã được xác nhận dương tính với virus Vũ Hán, theo Fox News.
Tổng thống Putin đã đến thăm bệnh viện Kransarka vào thứ Ba tuần trước, bắt tay và trò chuyện với bác sĩ Denis Protsenko tại bệnh viện này. Một đoạn video trên truyền hình cho thấy hai người tiếp xúc trong điều kiện không mặc đồ bảo hộ.
Bác sĩ Denis đã thông báo về việc ông bị nhiễm virus Vũ Hán trên Facebook và nói rằng ông vẫn khỏe. Trong khi đó điện Kremlin cho biết ông Putin thường xuyên được xét nghiệm COVID-19 và mọi thứ đều ổn.
Venezuela khủng hoảng vì thiếu nhiên liệu và nCoV
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết sự thiếu hụt nhiên liệu ở Venezuela đang gây ra những hệ lụy ngày càng nghiêm trọng đối với hoạt động sản xuất và cung cấp thực phẩm tại nước này.Ông Pabon, một nông dân Venezuela 52 tuổi, nói với Reuters: “Làm thế nào chúng tôi có thể thu hoạch rau nếu chúng tôi chỉ có thể mua 15 lít xăng? Thế là không đủ để đi đến các cánh đồng và trở về”.
Từng là quốc gia giàu có ở Nam Mỹ, Venezuela chìm trong khoảng hoàng nhiều năm qua, và nay lại phải đối mặt với những khó khăn mới do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Sản xuất lương thực của Venezuela đã giảm mạnh sau nhiều năm chịu sự kiểm soát gắt gao theo chính sách thiên tả của chính phủ Maduro đối với lĩnh vực nông nghiệp, góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng và khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này.
HKMH USS Roosevelt có 200 thủy thủ nhiễm virus
Chỉ huy của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng, toàn bộ thủy thủ đoàn gồm khoảng 5.000 người của siêu tàu này cần phải được cách ly sau khi có tới 200 người trong số đó dương tính với virus Vũ Hán, Fox News đưa tin hôm thứ Ba.Vào tuần trước USS Theodore Roosevelt bắt đầu phát hiện có người nhiễm virus Vũ Hán, đây là lần đầu tiên người trên một tàu hải quân Mỹ bị lây lan virus.
Vào đầu tháng Ba, USS Theodore Roosevelt đã ghé cảng Đà Nẵng để thăm Việt Nam trong thời gian từ 5-9/3 trong sự kiện kỷ niệm 25 năm Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ.
Một cậu bé 13 tuổi ở Anh tử vong vì virus Vũ Hán
Một cậu bé 13 tuổi người Anh có tên Ismail Mohamed Abdulwahab đã tử vong vì nhiễm virus Vũ Hán, đây là bệnh nhân COVID-19 nhỏ tuổi nhất ở Anh tử vong tính tới thời điểm này, theo bản tin hôm thứ Ba (31/3) của Fox News.Ismail qua đời tại Bệnh viện Kings College vào sáng sớm hôm thứ Hai. Người thân của Ismail nói với Sky News rằng cậu bé bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của người nhiễm virus Vũ Hán vào thứ Năm tuần trước và lập tức được đưa đến bệnh viện. Ngay ngày hôm sau cậu bé cho kết quả dương tính với nCoV, và rất nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê.
Trước đó, NHS England báo cáo, nạn nhân trẻ nhất của virus Vũ Hán là một nam thanh niên 19 tuổi. Theo Worldometers, tình tới sáng ngày 1/4 (giờ Việt Nam), Anh có 25.150 người nhiễm nCoV (tăng 3.009), trong đó có 1.789 người tử vong (tăng 381).
Chuyên gia: Virus Vũ Hán không làm thế giới thiếu gạo
Các chuyên gia trong ngành cho biết, thế giới sẽ không rơi vào tình trạng thiếu gạo do ảnh hưởng bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng với điều kiện hiện hiện tượng hoảng loạng mua tích trữ và các lệnh cấm xuất gạo không vượt quá tầm kiểm soát, theo bản tin ngày thứ Tư (1/4) của SCMP.“Về cơ bản, chuỗi cung ứng toàn cầu về các loại ngũ cốc vẫn rất tốt, nhưng nếu các nước tiếp tục hạn chế thương mại, chúng ta sẽ có thể đối mặt với biến động giá cả và kích thích việc mua tích trữ”, Phin Ziebell, chuyên gia kinh tế nông nghiệp tại Ngân hàng Quốc gia Úc, nói.
Ủy ban an ninh lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc cảnh báo tuần trước rằng “việc gián đoạn [xuất khẩu] tại các đường biên giới và trong các chuỗi cung ứng có thể gây ra hệ lụy cho hệ thống lương thực”.
Trung Cộng ‘chối’ không cung cấp các sản phẩm y tế “xấu” cho nước ngoài
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng
Sau khi nhiều quốc gia phàn nàn rằng vật tư y tế nhập khẩu từ Trung Cộng cho kết quả xét nghiệm không chính xác và không đủ sự bảo hộ trước virus, Trung Cộng khẳng định rằng họ đang hoàn thành vai trò là một quốc gia lớn có trách nhiệm bằng cách đóng góp vô tư để chống lại virus Vũ Hán.
Theo tờ Taiwan News hôm 31/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Cộng , phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh tuyên bố nhiều doanh nghiệp Trung Cộng đang làm việc suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm y tế ở nước ngoài và lên án ý tưởng cho rằng Trung Cộng đang sử dụng việc hỗ trợ vật tư y tế để thao túng dư luận.
Tuy nhiên, theo các tin tức gần đây, 80% bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán mà Trung Cộng “tặng” Cộng hòa Séc đã bị lỗi. Và trên thực tế, các bộ dụng cụ xét nghiệm này không phải được tặng mà Bộ Y tế Cộng hòa Séc đã phải trả khoảng 14 triệu crowns (khoảng 546.000 USD) cho 100.000 bộ xét nghiệm, trong khi Bộ Nội vụ nước này chi trả cho 50.000 bộ còn lại, tờ Taiwan News dẫn báo cáo của Expats.cz.
Trong một cuộc họp nhân viên tại vùng Moravian-Silesian của Cộng hòa Séc do chuyên gia vệ sinh (hygienist), bà Pavla Svrcinova tổ chức, cho thấy tỷ lệ lỗi của các bộ dụng cụ thử nghiệm được phát hiện là 80%, khiến giới chức cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho những cá nhân đã gần kết thúc kiểm dịch và trước đây chưa từng có kết quả dương tính.
“Chúng tôi đã kiểm tra chúng tại Bệnh viện Đại học Ostrava, nhưng không may là tỷ lệ lỗi khá cao. Vì vậy chúng tôi đang đợi kết quả xét nghiệm đầy đủ trên toàn quốc, và chúng tôi đang xem xét chỉ sử dụng chúng cho những người sắp hết thời hạn cách ly và chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính vì nó có tác dụng với kháng thể”, bà Svrcinova cho biết.
Tương tự, theo tờ South China Morning Post ngày 27/3, thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng bộ kít xét nghiệm nhanh COVID-19 do một công ty Trung Cộng sản xuất sau khi nghiên cứu thấy nó không chính xác.
Cụ thể, hiệp hội nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và vi trùng học lâm sàng Tây Ban Nha (SEIMC), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đã đăng trên trang web của mình rằng họ phát hiện ra bộ tăm bông lấy dịch mũi (nose swabs) được công ty Công nghệ sinh học Thâm Quyến (Shenzhen Bioeasy Biotechnology) sản xuất có tỷ lệ chính xác dưới 30%.
Tờ nhật báo El País của Tây Ban Nha báo cáo rằng chính quyền thành phố Madrid đã quyết định ngừng sử dụng bộ kít của Công nghệ sinh học Thâm Quyến và Bộ Y tế Tây Ban Nha yêu cầu công ty này thay thế nguồn cung cấp.
Theo tờ Taiwan News, trong khi Trung Cộng ráo riết đưa thông điệp rằng “họ là một đối tác có trách nhiệm và đáng tin cậy” với thế giới, giám đốc chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, cảnh báo các quốc gia thành viên EU đang làm ăn với Trung Cộng hãy chuẩn bị chống lại ảnh hưởng của nước này với thủ đoạn “chính trị thông qua sự hào phóng”.