• CẬP NHẬT TIN VỀ VIRUS COVID-19    VÒNG QUANH THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

Tin Tức


• CẬP NHẬT TIN VỀ VIRUS COVID-19

   VÒNG QUANH THẾ GIỚI TRONG TUẦN QUA

 

Hai người nhiễm COVID-19 d hi ngh cùng Phó TT M Mike Pence

 


Trái: Phó tổng thống Mỹ Mike Pence (ảnh: White House / Flickr); Phải: Nhân viên y tế Nam Hàn
AFP đưa tin, hai người được xác định nhiễm COVID-19 sau khi đến Hội nghị Chính sách ở Washington có sự tham dự của Phó tổng thống Mike Pence và hàng chục nghị sĩ khác.
Hội nghị Chính sách do Uỷ ban Công vụ Israel Mỹ (AIPAC) tổ chức ở Washington từ hôm 1-3/3. Trong một email gửi đến những người tham dự, các diễn giả và văn phòng Nghị viện hôm 6/3, AIPAC thông báo hai người bị nhiễm nCoV đã đi từ New York đến dự sự kiện trên.
“Chúng tôi đang tiếp tục duy trì liên lạc thường xuyên với Uỷ ban Y tế Westchester và Uỷ ban Y tế Washington, họ đang phối hợp với Uỷ ban Y tế New York và các giới chức y tế quốc gia”.
Trong một thông báo gửi đến giới chức y tế Washington cuối ngày, AIPAC cho hay họ chưa xác định nguy cơ nào với những người khác tham dự sự kiện. 

Nỗi lo đại dịch bao trùm



Dịch virus corona ngày càng lan nhanh và rộng khắp gây lo ngại cho cả thế giới. Ảnh minh họa REUTERS
(Tin tổng hợp) Theo thống kê của Worldometer lúc 17h52 ngày 7 tháng 3, toàn thế giới có 102.580 ca nhiễm bệnh, trong đó 3.501 người đã tử vong và 57.700 ca phục hồi.
Giới chức Nam Hàn chiều nay ghi nhận thêm 274 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 7.041 và 48 người đã tử vong. 
Hai toà chung cư ở thành phố Daegu, Hàn Quốc bị phong toả sau khi 46 cư dân, phần lớn là tín đồ của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV.
Mỹ ghi nhận 335 ca nhiễm và thêm 2 người chết ở Florida, nâng số ca tử vong ở nước này lên 17. Dịch bệnh xuất hiện tại quá nửa số bang của Mỹ.
Chiều nay 7/3, Bộ Y tế Việt Nam công bố ca nhiễm nCov thứ 18 , là một bệnh nhân trở về từ Hàn Quốc.

Dịch Covid-19 ngày càng lan rộng là chủ đề dĩ nhiên không thể thiếu vắng trên các tuần báo ra đầu tháng 3 năm 2020 được đang trên trang bìa của nhiều báo thế giới. Các báo nói chung đều thể hiện thái độ lo âu trước nguy cơ đại dịch Covid-19 bùng lên trên thế giới. Duy nhất có tờ Le Point làm khác, chú ý nhiều hơn đến cái nhìn từ bên ngoài về nước Pháp.

Ảnh trang bìa của L’Express phản ảnh đúng tâm trạng lo âu và khẩn trương hiện nay, với hình vẽ một con virus corona như đang đuổi theo một người đang chạy hụt hơi ở phía trước. Đối với những ai thường xem phim, đây chính là một bức ảnh mô phỏng một tờ affiche cho bộ phim hồi hộp kinh điển nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchkock, với Cary Grant thủ vai chính. Tựa đề tiếng Anh của phim là North by Northwest (Bắc Tây Bắc) nhưng trong tiếng Pháp đã được đặt lại thành La Mort aux trousses, nghĩa là “Tử thần bám đuổi”.

Thách thức không nhỏ


L’Express nhìn thấy trước tiên là con virus gây ra dịch Covid-19 sẽ còn tồn tại lâu dài, và tác hại đến đâu còn tùy thuộc vào thái độ giới lãnh đạo, và nhất là tùy thuộc vào mỗi người chúng ta. Tạp chí công nhận là thách thức không nhỏ.

Đối với L’Express, chắc chắn là đến một lúc nào đó nạn dịch sẽ chậm lại, và những dây chuyền truyền nhiễm sẽ được chặn lại, và hành tinh có thể thở phào. Thế nhưng trong khi chờ đợi thì thế giới đang trong tình trạng lâm chiến chống con virus của dịch Covid-19, với số tử vong đã vượt xa nạn dịch Sars trong những năm 2002-2003 (774 người chết).

Điểm khác hiện nay giữa Sars và Covid-19 là quy mô lây lan. Nếu trước đây Sars chỉ hoành hành ở một số ít quốc gia, chủ yếu ở châu Á, cũng như ở Canada và vài nước ở châu Đại Dương, thì hiện nay, với dịch Covid-19, theo bà Sylvie Briand thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới: “Không một nước nào có thể tránh khỏi”.

Tạp chí nhắc lại rằng quả thật là không có ngày nào mà không có một ca mới xuất hiện trên thế giới, và mỗi ổ dịch đều gây bất ngờ cho giới khoa học và chính trị. Thử hỏi là có điểm chung nào giữa trường hợp ở Hàn Quốc mà tình hình lây nhiễm liên quan đến một giáo phái Thiên Chúa Giáo, nơi một tín đồ đã truyền virus cho hàng trăm tín đồ khác, với tình hình Iran mà những ca tử vong bùng nổ, hay tình hình Ý, nước bị nặng nhất ở châu Âu ?

Tổ Chức Y Tế Thế Giới từng hy vọng giới hạn nạn dịch nhưng thời kỳ ngăn chặn có lẽ đã qua rồi, vì như nhân định của bác sĩ Pháp Daniel Lévy-Bruhl, chuyên gia bộ Y Tế Pháp đặc trách việc vạch ra các kịch bản diễn tiến của dịch bệnh, thì virus vừa sẽ lây lan đến nhiều nước khác, vừa tăng thêm cường độ tại những nơi đã bị nhiễm.

Và như đánh giá của chuyên gia Marc Baguelin, thuộc trường Imperial College ở Luân Đôn, “đến một lúc nào đó, sẽ có từ 1/3 đến một nửa nhân loại bị nhiễm Covid-19”.

Còn nhiều ẩn số




Câu hỏi đặt ra là tác hại thực sự của mối đe dọa mới này sẽ là như thế nào ? L’Express nhìn thấy ở giai đoạn hiện nay có rất nhiều ẩn số:

Khả năng lây nhiễm của Covid-19 rất cao, cao hơn bệnh cúm thường. Nếu không bị ngăn chặn, một người nhiểm virus corona có thể lây bệnh cho từ 2 đến 3 người khác, trong khi virus cúm chỉ lây cho 1,5 người. Và còn có những người “siêu lây nhiễm”, một hiện tượng không hề thấy với virus cúm.

Ngoài ra, còn có vấn đề những người không lộ ra triệu chứng, sức lây nhiễm của ho ra sao, hay vấn đề các ca tử vong, tỷ lệ như thế nào, tất cả những vấn đề đó vẫn đang được thảo luận sôi nổi trong giới khoa học.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới nêu lên con số 80% trường hợp nhẹ, 11% trường hợp nặng, 5% bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và từ 2% đến 5% tử vong. Học Viện Imperial College ở Luân Đôn thì nói đến tỷ lệ 1% tử vong, trong lúc chuyên san y khoa Anh Quốc New England Journal of Medicine, nêu tỷ lệ rất thấp là 0,1%.

Thế nhưng đối với L’Express, kể cả khi tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất, nếu tính trên toàn cầu thì con số người chết vẫn sẽ rất quan trọng.

Pháp đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng điều trị


Trong bầu không khi đầy lo âu như kể trên, L’Express đã làm lóe lên một tia hy vọng: Tại Pháp, các cuộc thử nghiệm lâm sàng cách chữa trị bệnh Covid-19 có thể bắt đầu nay mai, tuần này hoặc vào tuần sau.

Tờ báo trích dẫn bác sĩ Yazdan Yazdanpanah, khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Bichat, Paris, đồng thời là một chuyên gia bên cạnh Tổ Chức Y Tế Thế Giới, cho biết rằng: “Thủ tục tiến hành đã xong, giờ đây chỉ chờ được phép đúng theo quy định, và công việc sẽ được xúc tiến nhanh”.

Theo tạp chí thì giới khoa học đã chuẩn bị khả năng này ngay sau khi có thông báo về dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Nhiều mạng nghiên cứu tại Pháp và châu Âu đã được huy động trong sự phối hợp với Tổ Chức Y Tế Thế Giới để tránh việc mỗi nơi làm một nẻo.

Giáo sư vi trùng học Herman Goosens tại Bỉ, điều phối viên của mạng lưới Prepare của châu Âu xác nhận: “Hàng trăm cơ sở ở châu Âu đã được kết nối, các thủ tục thu thập dữ liệu bệnh nhân và thực hiện các nghiên cứu đã được hài hòa… vấn đề còn lại chỉ là chọn thuốc”.

Tại Pháp, các bộ Y Tế và Nghiên Cứu đã tháo khoán các ngân sách cần thiết.

Tuần báo Pháp Le Point cũng chú ý đến các liệu pháp có thể chống Covid-19, trong lúc cả thế giới lao vào tìm cách chữa trị. Trong 4 trang, tạp chí trước tiên nói đến những ê-kíp đang duyệt lại kỹ càng những phân tử có sẵn với hy vọng tìm được đáp án nhanh chóng hơn là bắt đầu từ số không.

Đối phó ra sao với con virus corona

Tại Pháp, tại Hàn Quốc, tại Đức, ở khắp nơi trên thế giới, các giới chức y tế đều đang ra sức tổ chức và tiến hành công cuộc phòng chống dịch Covid-19, huy động mọi loại phương tiện như cô lập chặt chẽ các phòng cách ly trong các bệnh viện, đặt mua khẩu trang với khối lượng lớn, nào là huấn luyện nhân viên y tế về cách phát hiện triệu chứng, phát triển các loại xét nghiệm có kết quả nhanh chóng…

Thế nhưng, vấn đề là không phải nơi nào cũng có đầy đủ phương tiện, cũng phản ứng nhanh chóng như nhau, và nhất là đều quyết tâm như nhau. Hai ví dụ tiêu cực được ghi nhận là tại Iran và tại Trung Hoa.

Tạp chí Pháp đã trích dẫn các báo và trang web Âu Á để ghi nhận những nơi làm tốt, như ở Pháp chẳng hạn. Courrier International đã trích dịch một bài phóng sự trên tờ báo Đức Die Zeit (xuất bản ở Hambourg), cho biết là phóng viên của báo này đã đến thăm bệnh viên lớn tại thành phố Nice, miền Nam nước Pháp vào cuối tháng 2, và đã không che giấu sự ngạc nhiên.

Tờ báo Đức đã khen ngợi cách chuẩn bị, cho thấy là bệnh viện Pháp đã sẵn sàng đối phó với con virus corona, và các bác sĩ biết cách trấn an các bệnh nhân đang rất lo âu.

Nhưng không phải nơi nào cũng thế. Courrier International đã trích dịch trên trang mạng IranWire ở Luân Đôn, ghi nhận lời chứng của giới y sĩ Iran chỉ trích rất nặng nề chính quyền Teheran Iran, thoạt đầu đã không chỉ làm ngơ mà còn phủ nhận sự tồn tại của dịch Covid-19, thậm chí nói dối, để dẫn đến thảm họa.

Theo lời giới y sĩ tại Iran, số liệu thống kê mà chính quyền đưa ra hoàn toàn sai sự thât, và dẫn đến việc Iran không có được kế hoạch đúng đắn để chống dịch bênh. Còn những bác sĩ nào báo động về nguy cơ thì bị đe dọa.

Họ e ngại nếu tình hình này tiếp diễn thì trong những tháng tới đây thảm họa Covid-19 ở Iran sẽ làm hàng chục ngàn người thiệt mạng chỉ riêng ở thủ đôTeheran, một điều còn nguy hại hơn là ở Trung Quốc.

The Economist: Toàn bộ chính phủ phải nổ lực, phối hợp hành động

Tuần báo Anh The Economist cũng dành trang bìa cho dịch Covid-19, để khuyến cáo các chính phủ về cách chuẩn bị đối phó với tình trạng dịch bệnh lan rộng.

Đối với The Economist, đại dịch covid-19 kéo theo nguy cơ khủng hoảng vừa y tế, vừa kinh tế, do đó cần phải chữa trị cả hai mảng này.

Theo tạp chí Anh, ở bất cứ nơi nào bị dịch bệnh hoành hành, việc ngăn chặn đà lây lan và giảm thiểu tác hại của con virus không chỉ cần đến bác sĩ và đội ngũ y tế mà còn đòi hỏi một nỗ lực của toàn bộ chính phủ, phối hợp hành động để bảo vệ người dân và các doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

The Economist cho rằng nếu làm được như vậy, thì nỗi lo âu và dịch bệnh tự khắc tiêu tan.

Nỗi hãi sợ dịch bệnh có từ ngàn xưa



Một nhà sử học về các dịch bênh, nhắc lại là người ta vẫn giữ trong ký ức tập thể những đại dịch chết người, như dịch hạch thời Trung Cổ, dịch “cúm Tây Ban Nha” vào năm 1918, và gần đây hơn là cúm gia cầm Sars ở Hồng Kông, hay dịch Ebola ở Châu Phi

Đây là những nạn dịch xảy ra vào những thời điểm khác nhau nhưng mỗi khi được nhắc đến “đều làm dấy lên nỗi sợ hãi nhưng pha lẫn một sức thu hút giống như cảm nhận choáng váng của con người trước sự linh thiêng”.

“Người Mỹ vẫn tin tưởng vào nước Pháp”



Như nói trên Le Point tuần này không dành trang bìa cho dịch Covid-19, mà chú ý đến hình ảnh nước Pháp trong mắt người nước ngoài, chạy tựa trang bìa “Những người tin tưởng vào nước Pháp” và hóm hỉnh chú thích bên cạnh (bất chấp công đoàn CGT).

Trong một hồ sơ dài 17 trang, tạp chí Pháp đã đặc biệt nêu bật đánh giá của cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder trong một bài phỏng vấn dành độc quyền cho Le Point.

Vị cựu thủ tướng Đức tỏ ý rất tin tưởng vào chính sách hiện hành tại Pháp và đã nói rất thẳng thẳn: “Tổng thống Macron, cá nhân tôi chưa bao giờ gặp riêng ông ấy, nhưng (tôi thấy) ông ấy đã dấn thân vào việc cải cách chế độ hưu bổng tại Pháp. Vào thời hiện tại thì đây là một ý rất tốt. Hơn nữa người ta đã thấy những cải cách đầu tiên của ông đã thúc đẩy trở lại tăng trưởng. Còn ở nước Đức của chúng tôi, thì ngược lại. Từ năm 2010 không có gì thay đổi thực sự.”

Đối với Le Point, nước Mỹ cũng có thái độ tin tưởng vào Pháp. Không chỉ nơi giới đầu tư mà cả nơi các nhà hảo tâm. Bà Laurence des Cars, người đứng đầu viện bảo tàng Orsay tại Paris tiết lộ rằng cơ sở của bà sẽ nhận được 20 triệu euros từ một nhà hảo tâm Mỹ không muốn nêu tên. Bà còn cho biết là viện bảo tàng này đón 700.000 khách Mỹ đến xem mỗi năm.

Vatican xác nhn ca nhim COVID-19 đầu tiên


Reuters dẫn tin Vatican thông báo hôm nay, một bệnh nhân trong cơ sở y tế của họ đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Phát ngôn viên Matteo Bruni cho biết, ca nhiễm này được phát hiện hôm 5/3 và các dịch vụ ngoại trú tại các phòng khám của Vatican đã bị đình chỉ để vệ sinh các khu vực.

Cameroon xác nhận ca nhiễm đầu tiên là một công dân Pháp

Bộ Y tế Cameroon vào hôm nay đã xác nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên, là một công dân Pháp 58 tuổi, người này đã tới thủ đô Yaounde vào ngày 24/2. Bộ này cho biết người đàn ông đã được cách ly y tế trong bệnh viện trung tâm của thành phố.
Cameroon, nằm ở Trung Phi, là quốc gia thuộc châu Phi hạ-Sahara hôm 4/3 báo cáo có ca mắc nCoV sau Nigeria, Senegal và Nam Phi. Tổng số ca nhiễm trên lục địa này là 29.

Phó Thủ tướng Trung cộng  tới thăm, người dân Vũ Hán hét lên ‘Tất cả đều là giả dối’



Nhiều người dân Vũ Hán hét lên “Giả dối, tất cả đều là giả dối” khi Phó thủ tướng Trung cộng  Tôn Xuân Lan thị sát một khu chung cư tại thành phố Vũ Hán hôm 5/3.
Theo truyền thông nhà nước Trung cộng , bà Tôn hôm 5/3 đã đến một khu chung cư ở quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung cộng  để kiểm tra hoạt động của ủy ban khu phố, nơi chịu trách nhiệm quản lý những cư dân bị cách ly. Thông thường ủy ban khu phố thực hiện kiểm tra cư dân hàng ngày và phân phát các nhu yếu phẩm như thuốc, thực phẩm và rau quả tươi.
Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khi bà Tôn và một nhóm quan chức đi dọc sân chung cư, người dân ở các tầng đã hét qua cửa sổ rằng “giả dối, tất cả đều là giả dối”, hay “chúng tôi phản đối”. Cũng có người la lên “chủ nghĩa hình thức”, một cụm từ thường được người dân Trung cộng  sử dụng gần đây khi chỉ trích các biện pháp kém hiệu quả của chính phủ.
Theo The Guardian, từ ngày 12/2, toàn bộ chung cư ở Vũ Hán bị phong tỏa, người dân bị cấm rời khỏi nhà. Ủy ban của từng khu phố chịu trách nhiệm về mọi vấn đề, từ sắp xếp cho người dân đến bệnh viện thăm khám, cách ly những người nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19, kiểm tra thân nhiệt và cung cấp thuốc men, thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều người dân phàn nàn rằng họ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Trong khi đó, các nhân viên cộng đồng nói rằng họ bị quá tải.
Trong một động thái bất thường, truyền thông nhà nước Trung cộng  hôm 6/3 đã đăng tải các video cho thấy sự bất bình của công chúng. Trước đây, những video như vậy thường xuyên bị kiểm duyệt trên mạng xã hội ở Trung cộng .
Tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một video có phụ đề bằng tiếng Anh cho thấy một người đang hét lên “Giả dối, giả dối”, nhưng sau đó video bị xóa. Một tờ báo khác là Thanh niên Bắc Kinh cũng đưa tin về vụ việc này.
Theo truyền hình nhà nước CCTV, bà Tôn đã tổ chức một cuộc họp ngay sau vụ việc để giải quyết các khiếu nại. 
The Epoch Times cho biết, nhiều người dân đã bày tỏ những bất bình đối với các quan chức địa phương trên mạng xã hội WeChat.
Trong một cuộc trò chuyện nhóm trên WeChat mà The Epoch Times xem được, một người dân nói rằng vào ngày quan chức cấp cao tới thăm, ban quản lý tòa nhà sẽ cho phép người dân xuống cầu thang. Các cư dân nói rằng ban quản lý cũng sắp xếp cho các tình nguyện viên giả vờ giao đồ ăn cho họ.
Zhang, một người dân Vũ Hán nói với The Epoch Times rằng: “Điều khiến tôi buồn nhất là các biện pháp kiểm soát dịch bệnh như một hình thức đàn áp vậy. Không có tự do ngôn luận, phần lớn người dân không được biết sự thật, về cơ bản, mọi người cảm thấy mơ hồ và bị buộc phải tuân theo”.
Pan, một người dân khác sống ở Vũ Hán, đã không thể rời khỏi căn hộ kể từ khi cha anh được chẩn đoán mắc bệnh và các quan chức địa phương đã niêm phong nhà anh.
Thiếu tiền mặt và giá lương thực tăng vọt, anh tự hỏi mình có thể tiếp tục bao nhiêu ngày nữa.
“Ngay cả khi tôi muốn đi ăn xin, tôi cũng chả biết phải đi đâu nữa”, anh nói.


Virus COVID-19: Bệnh nhân số không
vẫn “bặt vô âm tín”


Virus corona tiếp tục khuynh đảo thế giới. Trung cộng  phập phù theo dõi diễn tiến dịch bệnh « hy vọng vượt qua được giai đoạn tồi tệ của trận dịch » như ghi nhận của báo Le Monde. Tại cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, tuy mỗi ngày vẫn có thêm số ca tử vong và ca nhiễm bệnh mới, nhưng nhịp độ đã chậm lại hơn, và nhất là không có thêm trường hợp mới nào ngoài tâm dịch chính là tỉnh Hồ Bắc.

Điều làm cho giới nghiên cứu Trung cộng  lo lắng nhất hiện nay là « bệnh nhân số không» vẫn « bặt vô âm tín ». Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc một viện nghiên cứu ở Vân Nam, được công bố hôm 20/01, những ca nhiễm đầu tiên được phát hiện là nằm ngoài khu chợ Huanan, ở Vũ Hán.

Chính điều này đã làm dấy lên lời đồn thổi cho rằng nguồn gốc của dịch bệnh bắt nguồn từ phòng nghiên cứu vi khuẩn học tuyệt mật P4 ở Vũ Hán. Bộ Ngoại Giao Trung cộng  phải lên tiếng nhắc nhở « chưa có kết luận về xuất xứ của chủng virus này », đồng thời trích dẫn một chuyên gia Trung cộng  cho rằng virus corona « chưa hẳn có nguồn gốc » từ Trung cộng . Do vậy, Bắc Kinh yêu cầu chấm dứt gọi đó là « virus Trung cộng  » và « virus chính trị ».

Khủng hoảng y tế, khủng hoảng niềm tin



Trận dịch này cũng là một đòn thử thách cho giới lãnh đạo của nhiều nước. Bài phân tích của thông tín viên của báo Le Monde tại Tokyo cho thấy « virus corona gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin chính trị tại Nhật Bản ». 60% số người dân Nhật Bản được hỏi không hài lòng về cách xử lý dịch bệnh của chính phủ thủ tướng Shinzo Abe. Khủng hoảng dịch tễ đã làm lộ rõ những cách xử lý yếu kém của chính phủ trước một tình trạng khẩn cấp, thái độ quan liêu của giới viên chức rồi phản ứng ngoại giao và kinh tế vụng về của thủ tướng Abe vì không muốn làm phật lòng Trung cộng …

Bắ hàn: Bệnh viện lỗi thời, bảo hiểm không có

Cơn khủng hoảng y tế này cũng là cơ hội phơi bày những hệ thống y tế yếu kém tại một số nước như Bắc Hàn chẳng hạn dù rằng nước này tuyên bố không có một ca nhiễm nào. Trong vài ngày tới, chính quyền Bình Nhưỡng cho phép một bộ phận các nhà ngoại giao nước ngoài rời lãnh thổ đến Vladivostok của Nga bằng chuyến bay đặc biệt do hãng hàng không quốc gia Air Koryo thực hiện.

Nguyên nhân là vì từ hơn một tháng nay, Bắc Hàn đã cho cách ly hơn 400 nhà ngoại giao của nhiều nước và thân nhân của họ. Hơn nữa, Bình Nhưỡng ý thức được rằng hệ thống bệnh viện của đất nước đã lỗi thời, thiếu thốn thuốc men và thiếu cả thực phẩm, do vậy đất nước khó có thể sơ tán các kiều dân nước ngoài.

Trái với Bắc Hàn, cường quốc hàng đầu thế giới Mỹ có một hệ thống bệnh viện hiện đại, nhưng không vì thế là không có những « hạn chế » khi đối phó với COVID-19. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như 27,5 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế không thể làm các xét nghiệm và chữa trị do chi phí quá cao ? Mối họa lây nhiễm chắc có lẽ điều không thể tránh khỏi. Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ chỉ còn mong cho tháng Tư đến mau vì  dịch bệnh sẽ tắt » như ông từng tuyên bố.

Kim Jong Un sẽ không còn được ăn Nutella?



Tạp chí L’Express dưới một tựa đề hóm hỉnh tiết lộ một thông tin ít ai chú ý liên quan đến Bắc Triều Tiên: “Phải chăng Kim Jong Un sắp không còn được ăn Nutella nữa ?”

Tạp chí Pháp ghi nhận là tại đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin, có cả một đường dây cung cấp món ngon vật lạ cho tầng lớp ưu tú tại Bình Nhưỡng. Nhưng nguồn này đã bị cắt.

Phóng viên của L’Express giải thích là một nửa đại sứ quán Bắc Triều Tiên to lớn tại Berlin đã được cắt cho một chủ khách sạn Đức thuê làm một nhà trọ cho giới trẻ. Việc này bắt đầu từ năm 2007, và quán trọ thanh niên này rất được biết đến tại Berlin.

Theo thông tin của cơ quan phản gián Đức, tiền thuê mà chủ khách sạn người Đức trả là 38.000 euro mỗi tháng. Một phần số tiền này được dành cho việc mua nào là Nutella, shampoing, rượu bia… chuyển về Bình Nhưỡng. Theo báo chí Đức, điều hành đường dây mua hàng này là “Phòng 39” ở Bình Nhưỡng, một đơn vị bí mật chuyên trách mua các mặt hàng phương Tây mà các lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất ưa chuộng.

Chính quyền Đức đã từng nhắm mắt trên hoạt động này của đại sứ quán Bắc Triều Tiên trong một thời gian dài, nhưng nghị quyết năm 2016 của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên đã buộc chính quyền Đức phải đưa ra biện pháp.

Nghị quyết 2321 của Hội Đồng Bảo An nói rõ là bất động sản của Bắc Triều Tiên chỉ được sử dụng cho hoạt động ngoại giao hay lãnh sự. Sau những vụ kiện cáo kéo dài 3 năm, người chủ khách sạn Đức đã bị buộc phải rời đại sứ quán Bắc Triều Tiên.

Phóng viên L’Express cũng giải thích rằng không riêng gì ở Berlin, mà hầu như ở mọi nơi, sứ quán Bắc Triều Tiên đều có các đường dây mua sắm như thế. Tại Bulgari hay Ba Lan, sứ quán Bắc Triều Tiên thường cho thuê chỗ dùng để tổ chức những buổi tiếp tân lớn, hay sử dụng làm hộp thư cho những công ty bình phong.

Philippines sắp tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp

Reuters đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sắp tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn quốc do dịch COVID-19 sau khi nước này ghi nhận ca lây nhiễm trong nước đầu tiên. 
Phát biểu tại cuộc họp ở Manila hôm nay, Chủ tịch Ủy ban Y tế Thượng viện Bong Go, cũng là trợ lý thân cận của ông Rodrigo Duterte, cho biết ủy ban đã khuyến nghị tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
“Chúng tôi đang xem xét công bố tài liệu cho biết tổng thống đã chấp thuận khuyến nghị của chúng tôi vào ngày 9/3”, thượng nghị sĩ Bong Go cho hay.
--
Kiều Mỹ Duyên, Đại Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt Năm 2024
Đại hội quân nhân người Mỹ gốc Việt năm 2024 được tổ chức lúc 5 giờ chiều chủ nhật, ngày  27/10/2024 tại Great Wolf Lodge, 12681 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.           Các chiến sĩ Hoa Kỳ hưu trí cũng như hiện tại đến trước giờ khai mạc, cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ. Quân nhân trong bộ quân phục oai nghi không kém gì lúc ở chiến trường, bên cạnh người chiến sĩ nào cũng có bóng dáng giai nhân. Nếu người đó có gia đình hoặc có cha mẹ thì cha mẹ cũng hiện diện bên cạnh con của mình. Đó là niềm hãnh diện của gia đình có con là chiến sĩ Hoa Kỳ, cũng như ngày xưa ở Việt Nam mỗi lần đón chào đoàn quân chiến thắng trở về thành phố.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top