Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời
1950-2021)


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (Ảnh báo Tuổi Trẻ)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời ở Hà Nội ngày 20-3-2021. Có thể nói với tác phẩm đầu tay phát hành tại hải ngoại vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Tướng Hồi Hưu, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã xác định được tài năng và nhân cách của ông trong độc giả người Việt Tự Do không cộng sản khắp nơi.

Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương muộn, lúc đã 40 tuổi, những truyện ngắn của ông mới bắt đầu khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986 nhưng những dũ kiện, những nhận xét mới mẻ, táo bạo của ông lần đầu tiên ww cho người đọc được tiếp cận với mặt trái của chế độ cộng sản tại miền bắc trong giai đoạn chính quyền CS còn bưng bít mọi sự thật, sự phổ biến lại vô cùng khó khăn vì chúng ta chưa có mạng xã hội như hiện nay. Nếu tập truyện Tướng Hồi Hưu là mm cái tát đầu tiên đau điếng cho đảng Cộng Sản VN thì tập truyện ngắn Không Có Vua ấn hành vào năm 1987 là một giọt nước làm tràn ly. Báo chí và các văn nô nhà nước lđã ớn tiếng gay gắt, cho rằng nhà văn có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Nhưng phản ứng của người đọc thì lại khác. Tác phẩm của ông lại được đón nhận như là một ngòi bút tiêu biểu cho trí thức VN dưới chế độ CS: một người có trách nhiệm với dân tộc, chứ kk phải là những văn nô viết theo chỉ thị của nhà nước để được an thân.

Theo ghi chú của Wikipedia, năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông bị xếp vào loại “không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật Trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.

Trong cuộc gặp phỏng vấn với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông có xác nhận về điều này: “Tại các nước cộng sản người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo và vì bố tôi có làm việc với Pháp nên gia đình tôi bị xếp vào loại ‘không sạch’.” Cũng trong cuộc phỏng vấn này, nhân việc tổ chức chiến thắng 30-4 được tổ chức rầm rộ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho biết thêm về việc việt và lách dưới chế độ Cộng Sản: “Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Nhưng có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Sau đó, người ta đã kết án là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.”. Ngay cả năm 2008, khi nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize 2008 từ Ý. Câu chuyện đi nhận giải của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói “Tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là… Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si…”.

Sở trường của ông là truyện ngắn về xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Sách của ông cũng được dịch ra các thứ tiếng như ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và Thụy Điển.


Có lẽ ông đã quá thấu hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải cùng sống trong cái lồng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đã có những nhận định rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số phận của Phan Đan, Hoàng Hưng… ở miền Bắc.
Khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không đề cập đến ông dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất quen thuộc của mình “Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi thì ăn thua gì”, ông nói “Bây giờ nghĩ lại, vào những năm 1988-1992, việc người ta phản ứng dữ dội với sáng tác của tôi là chuyện bình thường. Cũng giống như ngày xưa, khi cả xã hội đang mặc đồ bộ đội, một cô gái đột nhiên xuất hiện với chiếc quần bò sẽ làm người khác ngứa mắt. Sau này rồi thì người ta sẽ quen dần đi. Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những vu cáo phi văn học…”.

Những năm cuối đời, đặc biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam cũng đã ghi đậm nét của tên Nguyễn Huy Thiệp, mm nhà văn vượt được làn ranh của hai bờ quốc cộng sau khi Việt Nam thống nhất về địa lý.

Theo nhà báo Tuấn Khanh.



 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top