Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Chủ nghĩa Poutine!

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Chủ nghĩa Poutine!

Muốn lập một «chủ nghĩa», trong tiếng đa âm như tiếng Pháp thì rất đơn giản. Chỉ thêm tiếp vĩ ngữ «isme» sau một chữ hay tên một người thì có Ngay thứ chủ nghĩa mà mình muốn. Thí dụ Pháp hiện nay có ông Tổng thống tên là Macron và được cai trị theo đường lối của ông. Cái đường lối chánh trị này được gọi là « chủ nghĩa macron » - « macronisme ». Còn phe cánh cầm quyền hay dựa hơi Macron mà là ăn là «macronie».     
  
Đây là cách nói của người Pháp và báo chí Pháp. Họ nói Staline và stalinisme, Mao và maoisme, … Nhưng chưa bao giờ thấy họ nói «hochimin(h)isme» tuy họ vẫn nói Hochiminh. Phải chăng họ biết quá rỏ là ở Hồ Chí Minh không hề có một tư tưởng nào hay một đường lối cai trị nào là của chính Hồ Chí Minh, mà Hồ Chí Minh chỉ biết rặp khuôn làm theo chỉ thị của Mao và Staline mà thôi.       

Cỏ May tôi dài dòng để nói về Poutine và chủ nghĩa Poutine, thứ đặc sản của ông ta, là «poutinisme». Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che dấu dưới những giàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu,… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thắm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh. Nhưng nói đơn giản, dễ hiểu, thì «tư tưởng poutine» «chế độ poutine» chỉ là một thứ Nhà nước ăn cắp. Họ dựa vào chánh quyền mà ăn cắp tài sản của đất nước mà làm giàu. Như những chương trình giải tư, khai thác tài nguyên, … Và chủ nghĩa poutine xuất hiện sau khi Poutine lên cầm quyền.       
Poutine là ai ?

Không ai có quyền can thiệp vào nội bộ của … quốc gia khác (trừ ông Poutine)
Tới nay đã hơn hai mươi năm mà ở Nga vẫn còn nhiều người chưa biết Poutine là ai? Từ đâu tới? Cuối tháng giêng 2000, tại Diển đàn kinh tế thế giới ở Davos, một phái đoàn Nga do Mikhail Kassianov, Thủ tướng tương lai, hướng dẩn tham dự một chương trình hội thảo về tương lai xứ sở Nga. Sau những bài diển văn chánh thức, ký giả được mời đặc câu hỏi. Một bà ký giả báo huê kỳ xin được đặt một câu hỏi. Và câu hỏi của bà rất đơn giảm : « Ông Poutine là ai? Chúng tôi hoàn toàn không biết gì về ông ấy. Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết ít nhiều về ông ấy ».     
  
Ông Mikhail Kassianov, Trưởng phái đoàn Nga không trả lời, xoay qua những người trong phái đoàn … Nhưng không có ai trả lời được. Một sự im lặng nặng nề. Người điều hành Diển đàn lập lại câu hỏi. Vẫn không một tiếng thốt lên. Cả phòng im thinh thít, bổng mọi người cùng bật cười.

Câu hỏi của bà ký giả Hoa Kỳ vẫn không có câu trả lời.   
    
Cũng từ đầu năm 2000, người Nga cũng không ai biết Poutine là ai. Nhưng họ lại không đặt câu hỏi như bà ký giả huê kỳ kia.

Theo dân chúng Nga thì tên thanh niên vừa lên cầm quyền chỉ là một thứ hình nộm của bộ máy cầm quyền gồm những tay tài phiệt và những người của gia đình Boris Eltsine. Tên nài của họ đóng vai trò Quốc trưởng cho tới khi họ có người thay thế. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, ngày 26/03/2000, Vladimir Poutine đắc cử Tổng thống Liên bang Nga. Và ông Tổng thống Poutine cai trị Liên Bang Nga theo «chủ nghĩa poutine » hay «poutinisme», (theo tiếng Pháp) cho tới ngày nay.    
   
« Chủ nghĩa poutine » hay « chế độ poutine »
Khi đề cặp tới «chủ nghĩa poutine» hay «chế độ poutine», ký giả Patrick Meney dùng tiếng « cleptocratie» để gọi. Định danh chế độ.       
Từ «cleptocratie» có nguồn gốc ở tiếng hi-lạp, ghép lại bởi « cleptos » có nghĩa là « ăn cắp » và « kratos » có nghĩa là « quyền lực ». Vậy từ « cleptocratie » có nghĩa rỏ ràng là « chánh phủ của những người ăn cắp ».  
     
Ký giả Parick Meney nói rỏ thêm về tiếng « cleptocratie ». Đó là chánh quyền Nga, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, giải tư các xí nghiệp nhà nước, và giai đoạn Boris Eltsine cầm quyền. Từ « cleptocratie » cũng bị biến chất khi nó được dùng để nói tới nạn tham nhủng phổ quát của chánh phủ.       

Ông Karen Dawisha năm 2014 có viết một quyển sách nói về chế độ ăn cắp của Poutine ở Nga, nhan đề là « Chánh phủ của những người ăn cắp của Poutine ». Ông thuật lại nhờ đâu Poutine lên cầm quyền được, nhơn lúc ông ở Saint-Petersbourg trong những năm 1990. Ông cũng viết lại làm thế nào mà những người bạn thời học làm KGB của Poutine lại thủ đắc được những khối tài sản kết sù và họ chia nhau nắm quyền. Mặc dầu lúc đó Poutine cam kết khi được bầu làm ông Tổng thống thì ông sẽ dẹp hết phe cánh tài phiệt xuất hiện vào những năm 1990.       

Nhưng thực tế, Poutine đã xây dựng một thế lực cầm quyền gồm những người bạn thời KGB của ông và những người này có lối chừng hơn một trăm người đã chia nhau hết 35% tài sản quốc gia. Nay phần mỗi người bỏ túi đã vọt lên hằng chục, hàng trăm tỷ đô-la. Và ngày nay, những nhà tài phiệt này, dĩ nhiên đông hơn, đang nắm giữ số tài sản của họ bằng lợi tức nước Nga.       

Thường những người này khi hốt được tiền, họ lo tìm cách bạch hóa Ngay, để dấu đi nguồn gốc của tài sản có được, số lượng là bao nhiêu, nhờ những chương mục ngân hàng ở các nơi không bị thuế (thiên đường khỏi thuế - paradis fiscal).
      
Cũng nói về chế độ cleptocratie, hay chế độ poutine, học giả Jared Diamond lại cho một định nghĩa khác hơn. Nó đúng ra là một hệ thống chánh trị xuất hiện nhờ ở một nhóm người uu tú cướp được chánh quyền mà không cần ở dân chúng. Một khi nắm được chánh quyền thì họ có thể làm bất cứ điều gí mà họ muốn.  
     
Riêng ở Nga, từ « cleptocratie » thường được dùng để chỉ những nguồn lợi rút tỉa từ tài nguyên. Đặc biệt là dầu hỏa, khí đốt. Và cả khi đề cặp đến các cách kinh tài ở những xứ thuộc Liên-xô củ.       

Chủ nghĩa Poutine hay giấc mơ Poutine!
Lúc sau này, Poutine tăng cường củng cố hệ thống đàn áp, nhờ đó mà sự tuyên truyền của ông ta có hiệu quả trong dân chúng Nga vì dân chúng vẫn tin là Nga thật sự có « sứ mạng đặc biệt ». Poutine đánh chiếm Ukraine là thi hành sứ mạng đặc biệt. Là thánh chiến, theo Giáo chủ Kiril ở nhà thờ Chúa Cúu thế ở Moscou.     
  
Poutine đánh Ukraine hoàn toàn không vì Otan bành trướng qua sát biên giới Nga (*), như nhiều người bình luận, mà vì Nga có một « sứ mạng đặc biệt » đối với thế giới. Và « Nga mới là nước đại diện cho nền văn minh thế giới ».     
  
Về bản chất của con người Poutine, theo sử gia Stephen Kotkin ở Đại học Stanford, thì Poutine chịu ảnh hưởng của một nhóm nhỏ những người độc tài sát nhơn bên cạnh Hitler và Mao trước kia như Staline. Ông ta ước ao sau này, khi chết sẽ có được một chổ trong Văn miếu Nga (như Panthéon của Pháp), nằm bên cạnh Staline, hay Alexandre 1er và Pierre le Grand vì Pierre le Grand đánh bại vua Charles XII và Thụy điển, đem lại cho Nga đường vào biển Baltique và làm cho Nga trở thành trọng tài của những vấn đề âu châu. Còn Alexandre 1er đánh thắng Napoléon và chiếm Paris. Staline thắng Đức quốc xã và chiếm Berlin.       

Nhưng thực tế thì Poutine đánh chiếm Ukraine mà thất bại. Chỉ được thành tích giết hại thường dân, đàn bà, trẻ con, phá hủy những di tích văn hóa và tôn giáo của Ukraine, bị thế giới buộc tội : tội ác chiến tranh, tội diệt chủng, tội chống nhơn loại. Có thể sẽ bị đưa ra Tòa án hình sự quốc tế.       

Thật rất tiếc, Nga vẫn là một nước có một nền văn hóa lớn, phi thường, là một phần không thể tách rời khỏi nền văn hóa thế giới. Như vũ ballet, opéra, văn học, khoa học, … Thế mà trong lúc đó, Nga lại có một thứ chánh quyền luôn luôn gây hận thù, đau khổ cho thế giới và cả cho dân Nga, từ thời Nga hoàng cho tới thời cộng sản, và ngày nay là Poutine. Phải chăng vì nhiều người Nga vẫn hằng tin mình là một « cường quốc bảo hộ và văn minh », với một « sứ mạng đặc biệt » cho thế giới. Nhưng tầm vóc lại quá hạn chế.       

Poutine có phải là ông Tổng thống hay không ?
Không. Nhà đối kháng Alexey Minyaylo quả quyết Poutine không phải là ông Tổng thống mà chỉ là một tên lừa gạt. Như Poutine vẫn tuyên bố là toàn dân Nga đều ủng hộ việc ông đưa quân đánh Ukraine. Nhưng theo ông Alexey Minoyaylo, được dân ủng hộ mà tại sao Poutine lại cứ thay đổi chổ ở luôn? Ông ta ở một nơi mà chỉ có ông biết địa chỉ, tự giới hạn những hoạt động và những xuất hiện công cộng. Ông còn tăng cường sự canh phòng an ninh, cả trên hệ thống thông tin.  
     
Để phản tuyên truyền, Alexey Minyaylo tổ chức cuộc thăm dò nghiêm chỉnh, nhờ sự giúp đở của một nhóm những nhà xã hội học, kết quả phổ biến cho dân chúng biết sự thật. Cũng về chuyện này, cả nhà tài phiệt Oleg Tinkov xác nhận hôm 19 tháng 4/2022 dân chúng Nga có tới 90% không ủng hộ Poutine đánh chiếm Ukraine mà còn cho đó là thứ « chiến tranh điên rồ». Theo kết quả những cuộc thăm dò độc lập, dân chúng thấy đánh chiếm Ukraine là một thứ tội lỗi. Họ lo âu và sợ hải.       

Từ đầu tháng ba, nhà cầm quyền cấm dân chúng nói « chiến tranh » hay « xăm lăng » mà phải nói đó là cuộc « hành quân đặc biệt » hoặc « hành quân ». Nhưng trên mạng thông tin, người ta vẫn nói chiến tranh với Ukraine, Poutine đánh Ukraine.       

Tuy nhiên những người Nga lớn tuổi lại có khuynh hướng ủng hộ Poutine chỉ vì Poutine là lãnh tụ nên họ ủng hộ. Lớp người này được giáo dục bởi bộ máy tuyên truyền thời cộng sản, lúc mà truyền thông chỉ có cái TV nên dân chúng chỉ được biết điều gì do chánh phủ muốn. Dân chúng nằm lòng câu « Đừng khác hơn », hảy giữ « giống y như mọi người ». Luôn luôn theo tập thể.       

Poutine chẳng những chịu ảnh hưởng của Staline mà còn coi Staline là thần tượng, khi chết mong được nằm bên cạnh Staline. Năm 1953, sau khi Staline chết, có 4% dân chúng Nga bị tù của Staline. Ngày nay, dưới sự cai trị của Poutine dân Nga có bao nhiêu người bị tù, bao nhiêu người bị sát hại vì chống đối ?

Bao giờ chiến tranh Ukraine kết thúc ?
Theo nhà đối kháng Alexey Minyaylo thì không phải trong vài tháng, trong nửa năm, mà chỉ hết chiến tranh khi không còn Poutine. Nhưng có vài nhà báo Nga lại có nhận xét khác hơn. Theo họ, lúc đầu dân chúng Nga, phần lớn đều chống chiến tranh ỡ Ukraine do Poutine gây ra nhưng tới khi Huê kỳ và Âu châu áp dụng những biện Pháp trừng phạt Poutine về kinh tế làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân chúng thì họ thấy Poutine có lý khi chống Tây phương nên họ đoàn kết lại và ủng hộ Poutine.       

Nhưng thử nghĩ trong tình hình này, việc chiến thắng ở Ukraine còn nhiều khó khăn, liệu Poutine có thể nắm chánh quyền trong bao lâu nữa? Trong lịch sử Nga, Nga Hoàng Đệ I bị sĩ quan của mình ám sát. Còn Krouchtchev bị loại khỏi bộ máy cầm quyền. Chỉ có Staline cầm quyền lâu hơn hết. Có thể lâu hơn cả Poutine!  Ông vẫn là khuôn mặt thống trị nước Nga.

Poutine là người phản bội tất cả những ai đã ủng hộ ông ta từ lúc ban đầu. Vừa rồi, đã có 4 nhà tài phiệt lớn về dầu hỏa và khí đốt, từng sát cánh với Poutine (các ông Leonid Schulman, Sergei Protosenya, Vladislav Avayev và Mozhem Obyesnit) bổng ngã ra chết với cả gia đình vì tự tử. Poutine đã từng nói « Đừng để cho con chuột nào chạy thoát. Chúng nó chạy được ra nước ngoài, sẽ nói những điều không hay».     
  
Ngày giao chánh quyền cho Poutine, Boris Eltsine căn dặn «Anh hãy chăm lo cho nước Nga».       

Nhưng những thành phần ưu tú đứng phía sau Poutine không bao giờ được biết ông ta đã tự ý biến nước Nga trở thành một thứ Bắc Triều tiên khổng lồ. Bổng họ bị cắt những liên hệ với thị trường quốc tế, không còn những cuộc nghỉ hè ở ngoại quốc, con em của họ không được theo học những trường quốc tế. Những người này cũng không hề được biết Poutine tự ý biến nước Nga làm chư hầu Trung quốc để đổi lấy hiệp ước đối tác chiến lược.      
 
Nhưng nên nhớ Poutine đang nắm trong tay cơ quan mật vụ FSB lo tập trung bảo vệ an ninh cho ông bằng một mạng lưới dày đặc, từ những người võ trang tới anh bếp, chị bồi, tài xế. Mỗi khi có ai tới gần ông đều bị FSB kiểm soát kỷ lưởng nên mọi toan tính ám hại ông đều khó thực hiện. Chỉ có dân chúng bất mản vì đời sống khó khăn do lạm phát mà nổi loạn.       

Nhưng ở đời vẫn thường xảy ra những chuyện không ai ngờ. Bổng một hôm có một người Nga nào đó xuất hiện tuyên bố thay thế Poutine, được một bộ phận lớn những người uu tú ủng hộ. Ông chủ trương đưa nước Nga hội nhập vào thế giới dân chủ tự do để phát triển, sống hài hòa thay vì đối nghịch và gây hấn thường xuyên với Tây phương như trước giờ. Đức và Nhựt đã chọn con đường này sau Đệ II Thế chiến và nhờ đó đã trở thành cường quốc.       

(*) Năm 1997, Bill Clinton và Boris Eltsine đã ký Hiệp ước thiết lập quan hhệ giữa Otan và Nga, qui định không có giới hạn Otan mở rộng qua những nước cụu thành viên Hiệp ước Varsovie hoặc những nước thuộc Liên xô củ. Eltsine đã phản đối qui định này nhưng đã thất bại, mặc dầu ông vẫn nhắc lại ý của ông chống lại trong một cuộc họp báo.       

Nguyễn thị Cỏ May



 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top