Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Chiến cuộc UKRAINE tới hồi kết thúc ?

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ May

Chiến cuộc UKRAINE tới hồi kết thúc ?




Tại diễn đàn kinh tế về Á châu ở Vladivostok, hôm thứ tư 7/9/22, nói về « cơn sốt cấm vận của Tây phương» để cô lập Nga, Poutine quả quyết « không thể » cô lập Nga được. Ông nói rõ hơn « Có bao nhiêu người mặc kệ muốn cô lập Nga, điều có cũng không thể làm được ».

Ông tố cáo giới chánh trị Tây phương « ngoan cố không chịu nhìn thấy sự việc » và không hiểu việc Huê kỳ trong kế hoạch phong tỏa Nga sau khi tiến chiếm Ukraine là cả một âm muu thống trị thế giới. Từ đó trong hệ thống bang giao quốc tế có những « thay đổi không thể đảo ngược ».
Poutine nhấn mạnh « Nga không có mất mát gì hết và cũng sẽ không mất  gì cả ». Ông tiếp « có một vài phân cực đang diển ra và tôi nghĩ nó sẽ có lợi hơn là xấu » (afp, 07/09/22) .

Trước nhiều nhà lãnh đạo kinh tế và chánh trị Á châu, đặc biệt là với Tàu, Poutine ngõ lời chào mừng vai trò phát triển của khu vực Á châu-Thái Bình dương trong giao thương thế giới, không phải như thứ Âu châu kia già nua, xơ cứng đang bị lạm phát nặng nề.

Trước áp lực phát triển công nghệ cao, tài chánh và kinh tế của Tây phương, Poutine tự trấn an là hài lòng đã từng bước tách kinh tế Nga ra khỏi đồng đô-la, đồng euro và đồng sterling, những thứ tiền tệ không đáng tin cậy. Ông liền vuốt Đồng chí XI « mà nên hướng về đồng yuan của Tàu là hơn ».
Hôm trước đó, Gazprom đã thông báo từ nay trở đi, Tàu trả tiền mua dầu bằng roube và yuan, thay vì đô-la như trước kia. Một hiện tượng xích lại gần nhau giữa Moscou và Pékin vì cả hai cùng trong tình trạng căng thẳng với Huê kỳ và Âu châu.
Ngoài ra Xi và Poutine sẽ gặp nhau tuần tới ở Ouzbékistan, bên lề một hội nghị thượng đỉnh địa phương. Xi và Pou sẽ trao đổi với nhau nhiều chuyện về tình hình của hai xứ và cả tình hình thế giới (afp)
 
Kinh tế Nga trên đà suy sụp nhanh
Poutine mạnh dạng quả quyết là biện pháp phong tỏa kinh tế của Huê kỳ và Âu châu nhằm làm cho kinh tế Nga sụp đổ nhưng điều đó không thể làm được. Nga không hề hấn gì hết.
Thực tế cho thấy tình trạng kinh tế của Nga đang ngày càng thêm khốn đốn. Đồng roube chao đảo, ngân hàng trung  ương Nga đã phải tăng mạnh lãi xuất đã thật sự làm nhẹ hầu bao của dân chúng. Dĩ nhiên hậu quả là đời sống sẽ khó khăn hơn.
Ngân hàng của Nga bị cấm mọi dịch vụ tài chánh do bị giới hạn với hệ thống Swift làm cho những nhà tài phiệt Nga bị phong tỏa tài sản ở ngoại quốc, không đầu tư được ở Âu châu và Huê kỳ, chuyện này kéo dài không biết tới bao giờ.
Đó mới chỉ là màn dạo đầu. Ông Bruno Lemaire, Tổng trưởng Kinh tế của Pháp, cho biết tầm quan trọng của những biện pháp trừng phạt Nga « Chúng tôi sẽ làm cho nền kinh tế Nga sụp đổ ». Đồng thời những nhà tài phiệt Nga cũng lấy làm bất mản chính chế độ của họ « đâu phải là lúc thật sự bi đát mà ngôi nhà Nga phải bị sụp đổ như vậy ».
Dưới áp lực của những biện pháp phong tỏa của Tây phương, đồng roube chới với, mất 30% với đô-la chỉ trong thời gian ngắn, ngân hàng trung ương vội tăng lãi xuất từ 9, 5% lên 20% để giữ đồng tiền, giúp các xí nghiệp và tư nhơn có thể còn vay mượn được. Dân chúng với kinh nghiệm hồi Liên-xô sụp đổ vội tới ngân hàng rút tiền ra, làm cho ngân hàng thêm một phen nữa chao đảo. Theo kinh tế gia Ano Kuhanathan của hảng bảo hiểm Euler Hermes « Lạm phát ở đây đã mạnh, nó sẽ tăng hơn 13% trong năm do dồng roube bị mất giá. Tình trạng này sẽ làm khựng lại khá nặng nền kinh tế Nga, khác hẳn với các nước khác đang trên đà phục hồi sau dịch vũ hán ».
Nga vốn là nước nghèo, mức tăng trưởng chỉ 2, 5% trung bình trong những  năm qua, lại còn bị phong tỏa.
Nay sản lượng nội địa sẽ khó tránh khỏi bị tụt xuống  -5% và trong năm tới, sẽ thắp hơn, tới -6% (theo Euler Hermes). Với tình trạng đó, Nga không có gì đáng lạc quan như Poutine đã huênh hoan tuyên bố trước  thượng đỉnh hôm rồi ở thành phố cực Đông Wlodivostok hết cả vì theo lợi tức đầu người, Nga được OCDE xếp thứ 65 trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà tài phiệt Nga vẫn tranh nhau mua các hội banh âu châu, mua tranh suu tập đắc tiền, mua du thuyền, lâu đài ở các nước Tây phương, …
Thật sự thì Nga chỉ là một nước đang phát triển nhờ vào tài nguyên xuất cảng. Tình trạng phong tỏa của Tây phương sẽ ảnh hưởng kéo dài trong lúc đó, lực lượng lao động Nga đang bị khựng lại vì số sanh sản chỉ còn 1, 5% không đủ thay thế lớp già sắp nghỉ việc (theo Ano Kuhanathan).
 
Về mặt quân sự
Sau 6 tháng, nhứt là tới ngày Quốc khánh của Ukraine, nhiều người chờ đợi Poutine mở cuộc tấn công mạnh nhưng cho tới nay, tình hình chung vẫn như « chờ đợi ». Nga giữ thế phòng thủ trên một diện tích lớn (theo Dimitri Minic, ngiên cúu ở Trung tâm Nga/NEI, afp). Như vậy Poutine khó lấy được Ukraine, khó hạ được Zelensky như ý muốn. Trái lại, cuộc chiến kéo dài và làm cho Poutine bị thiệt hại nặng về người và của.
Theo ông Colin Kahl, người số 3 của Pentagone, thì Nga đã mất ít lắm 80.000 lính. Nhưng Poutine không cho phổ biến tình trạng thật của quân đội Nga. Ngoài số tử vong cao, hiện nay, lính Nga tìm cách đào ngũ. Để bổ sung quân số, Moscou đã phải vào nhà tù bắt tù nhơn làm lính.
Vế vũ khí, theo tin của Ukraine, Nga mất hơn 2000 chiến xa, gần 1200 hệ thống pháo binh và hơn 4000 xe bọc sắt. Poutine yêu cầu Xi Jinping giúp nhưng Xi chưa trả lời do sợ bị phong tỏa như Nga.
Tuy nhiên, Nga còn hỏa tiển tầm xa để bắn phá những thành phố Ukraine. Theo T.T.Zelensky, Poutine kiểm soát được 20% lãnh thổ Ukraine và vài điểm chiến lược. Đó là lợi thế của Poutine hiện nay.

Vì thấy chiến cuộc Ukraine kéo dài, Âu châu đưa ra kế hoạch giúp Ukraine huấn luyện quân sự cho quân đội Ukraine, ngoài giúp võ khí. Riêng Pháp, ông TT. Macron cũng kêu gọi các nước hãy chơi tới cùng, đừng bao giờ tỏ ra yếu kém, đừng bao giờ thỏa hiệp » với Nga. Ông cũng trấn an ông TT Zelensky là Âu châu sẽ giúp Ukraine lâu dài.
Nay Poutine không có ai là đồng minh để tin cậy trong lúc những biện pháp trừng trị kinh tế của Tây phương đang siết lại, Pou trực nhớ tới Cậu Ủn là người đồng hội đồng thuyền hồi năm 2019 có dịp gặp ở Wladivostok nên liền liên hệ nhờ giúp võ khí và cả quân đội. Pou nghĩ đúng vì chỉ có Cậu Ủn và Đạo khùng ở Iran là có thể giúp Pou trong lúc ngặc nghèo này.

Lúc đánh ở Donbass, Nga đã bắn lối 20 000 trái hỏa tiển/ngày. Nay số súng cối và đạn dược không còn đủ cho cách đánh phủ đầu nữa nên phải đi cầu cúu.
Theo bản tin của tình báo huê kỳ tiết lộ, Poutine phải mua của Cậu Ủn hằng triệu đạn pháo và hỏa tiển (Clément Daniez, L'Express 05/09/22) để phục hồi uu điểm của mình là pháo binh. Vì số súng đạn dự trử của Bíelorussie đã cạn? Nhưng đi cầu viện ở Cậu Ủn sẽ tránh khỏi được phiền phức chăng ?
Còn tìm bổ sung quân số ở quân đội của Cậu Ủn, liệu có thể tránh được phiền phức vì Cậu Ủn chỉ giúp 2 nước « Cộng hòa nhơn dân tự xưng » là Luhansk và Donetsk chớ không giúp Nga ? Hai nước này, Cậu Ủng đã nhìn nhận chánh thức hôm 13/07/22 vừa qua.   
Tuy nhiên, theo giới quan sát thì Poutine vẫn còn khối võ khí khá hùng hậu để đề phòng đó. Vậy liệu chiến cuộc có thể sớm kết thúc theo chiều thuận lợi cho Ukraine chăng ?
 
Quân Nga suy yếu và kiệt sức sẽ rã ngũ?
Theo tướng Ben Hodges của Mỹ, Cụu Chỉ huy U.S. Army ở Âu châu, cuộc chiến ukraine đã tới lúc chuyển biến thuận lợi cho Ukraine. Chiến cuộc sẽ không kéo dài (Axel Gyldén, L'Express, 26/08/22).
Ông Tướng Ben Hodges nói rõ hơn từ mùa Xuân rồi Nga sẽ chạm tới giới hạn khả năng của mình vào tháng 9 và nổ lực hết mình nhưng vẫn không đạt được mục tiêu. Và ông cũng nói Ukraine sẽ mạnh lên. Điều đó đã thấy.
Quân đội Nga thiếu tiếp vận đúng mức. Trong lúc đó cứ vài hôm, kho đạn bị Ukraine pháo kích, bốc khói, hoặc bị đặc công Ukrain tiêu diệt, hoặc bị dân chúng ở vùng bị chiếm đóng phá hủy. Mà Nga trong tình trạng khó có khả năng thay thế số võ khí bị mất do bị phong tỏa tứ bề. Chuyện thấy rõ không lực Nga đã phải dùng phụ tùng lấy từ máy bay dân sự Aeroflot thay thế sửa chửa.
Về bổ sung quân số, như đã biết, Nga đang gặp khó khăn tìm ra lính thay thế số tử vong. Trong lúc đó quân đội Ukraine đã phá hủy những cây cầu trên sông Dniepr làm cho cánh quân của Nga bị cô lập ở đây không được tiếp vận.
Theo Tướngc Ben Hodhes thì Nga khó phản công mạnh để thay đổi tình thế cho có lợi. Nếu Nga bị đánh bại ở Kherson thì đó là một thất bại về nhơn sự quan trọng mà còn là thất bại nặng về tâm lý nữa.
Quân Nga chỉ còn mạnh ở pháo binh. Nhưng nay không thấy còn bắn ở cường độ như trước nữa. Còn đưa quân tiến đánh? Khó lắm. Quân đội Nga thật sự không còn đủ sức càn quét theo biển người.
Vậy chiến cuộc Ukraine sẽ kết thúc có lợi cho Ukraine theo dự đoán đúng vào mùa Thu này?
Nguyễn thị Cỏ May




 






 






 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top