Nguyễn thị Cỏ  May, Nhờ không vào được Trường  thuộc địa HCM mới làm Chủ tịch nước

Thư Paris

Nguyễn thị Cỏ  May

Nhờ không vào được Trường  thuộc địa

HỒ CHÍ MINH mới làm Chủ tịch nước


Theo tài liệu Pháp, tháng 1/1910, Nguyễn Sinh Huy, Tri huyện Bình Khê, thân phụ của Hồ Chí Minh, bị ngưng chức vì tội sát nhơn. Ngày 19/5, ông bị tống giam. Qua tháng 8/1910, ông được ân xá và chỉ bị cách chức.

Lý do là ông luận tội một nghi phạm và đã đánh  chết nghi phạm trong  nhà giam vì bản tánh hung ác và đang cơn say rượu. Nói cho rõ ông bị đuổi việc hoàn toàn không liên hệ xa gần gì với việc chống Tây như Việt Cộng tuyên truyền. Sự việc này không  ngờ di truyền ảnh hưởng tới chế độ Việt cộng của con của ông ở Việt nam ngày nay. Đúng vậy. Nhiều người bị công an Việt Cộng tạm giam để điều tra, lập hồ sơ đưa ra Tòa, thì bổng nhiên chết trong nhà giam vì tự tử!  Gần đây, hôm 25/05/23, anh  Nguyễn Tân Dương, 27 tuổi, đã chết “chưa rõ nguyên nhân” ngay trong đồn công an huyện Bù Đăng, Bình Phước. Theo gia đình, sáng ngày 25/5, anh Dương vẫn đi làm bình thường. Tối về nhà ăn cơm tối cùng gia đình. Xong, anh dắt xe ra khỏi nhà, đi tới khuya vẫn không thấy về. Vợ anh, chị Quyên, gọi điện thoại cho chồng nhiều lần không được, liền bật định vị qua icloud, lúc đó là 5 giờ sáng ngày 26/05/23 thì thấy điện thoại của chồng mình đang ở công an huyện Bù Đăng (Tin ĐCV). Phải chăng cha đẻ những trường hợp này chính là Tri huyện Nguyễn Sinh Huy?

Vì mất chức, Nguyễn Sinh Huy bèn khăn gói lang thang vào Miền Nam tìm kế mưu sanh. Cùng lúc, cậu Ấm Nguyễn Sinh Cung cũng phải bỏ học, theo cha vào Nam tìm cách tự nuôi thân. Không thể sống  ở Miền Trung được vì nổi nhục của cha gây ra. Năm đó, ông được 18 tuổi, theo ông anh, bà chị khai, hoặc 20 tuổi theo tuổi tự khai. Tới Sài gòn đã xin học trường máy. Nhờ ở Sài gòn và học trường máy, ông mới biết có tàu đi Tây. Nghỉ học, xin làm tạp dịch trên tàu, vừa được nuôi ăn, nuôi ở và có lương tối thiểu. Trong thời gian sống trên tàu, Nguyễn Sinh Cung biết được nhiều chuyện quan trọng, cả về đời sống ở Pháp. Từ đây một giấc mơ đẹp nảy sanh ở ông. Ông phải tìm đường làm quan, vừa vinh hiển bản thân, vừa phục hận cho cha. Tuyệt vời giấc mơ đầu đời!

Tới Marseille, ông liền viết đơn xin vào học Trường thuộc địa để trở thành người hũu ích cho nhà cầm quyền thực dân. Dĩ nhiên thư viết bằng tiếng Pháp nên nghĩ thư đó phải được một người nào đó viết dùm chớ ông khó viết được như vậy vì mới học xong Lớp Ba (Cours Élémentaire) tuy người học xong Lớp Ba thưở đó, nhờ lớn tuổi cái học nâng cao sự hiểu biết, nên phần lớn đi làm việc được hoặc học một nghề chuyên môn như thợ máy, y tá, dược tá, …Chắc người nói cho ông biết về Trường Thuộc địa cũng không biết rõ thể thức xin vào học như thế nào, nên vừa nghe qua, ông mới vội viết đơn xin vào học.

Thư xin vào học của ông dĩ nhiên bị bác. Vì thủ tục, mà chủ yếu là không hội đủ điều kiện vì thí sinh phải có bằng Tú Tài (Theo Étienne Aymonier, đề tựa cuốn Psychologie du peuple annamite, 12/1903).

Nhưng lại rất may cho ông. Cho tương lai của ông sau này!
 
Một may mắn lớn!

Thật may mắn cho ông! Đúng hơn, phải nói là phước đức cho ông vì nếu ông được đặc cách cho vào Trường Thuộc Địa học, cả với tư cách dự thính viên tự do, hay một trường nào khác phù hợp với trình độ của ông, thì khi học xong, chắc chắn ông sẽ làm việc cho Tây. Có cúc cung tận tụy như ông làm việc cho cộng sản thì suốt đời ông cũng chỉ leo lên tới Tỉnh trưởng hay Tri huyện như cha của ông là quá rồi. Làm sao ông làm tới Chủ tịch nước được? Phải nhờ không học, ông làm cộng sản và « cướp » chánh quyền ở Thủ tướng Trần Trọng Kim . Và ngày nay, được cái đảng của ông lập đền thờ, dựng tượng  đài ông ở khắp nơi?

Thời gian ở Paris, Nguyễn Sinh Cung chỉ lo chạy đôn chạy đáo tìm đường tiến thân theo ngõ quan trường chớ không chịu đi học lấy một nghề để sanh sống. Lúc đó ở Paris có trường dạy nghề dành cho người lớn tuổi, ngày đi làm, tối đi học, đào tạo chuyên viên, cả kỷ sư, vào học không cần bằng cấp, nhưng cuối năm phải đủ điểm mới được lên lớp (Conservatoire National des Arts et Métiers). Nhưng  ông không  nghĩ tới. Trái lại, ông chạy theo Đảng Xã hội, cả Hội kín « Thợ Hồ » (La Franc-Maçonnerie) vì ông muốn phải làm quan bằng ngõ đi tắc và cũng thích hợp với bản tính lăng xăng của ông và nhứt là tham vọng điên cuồng làm quan đang nôn nóng ông!

Nhưng mấy chổ này không  dành cho ông ngõ tiến thân vì họ gồm những người có học và khá giả. Vào Thợ Hồ, chỉ mấy tháng, ông chạy mất. Vì Hội này gồm toàn những tay to mặt bự. Ngày nay Hội vẫn giữ truyền thống này.

May cho ông năm 1920 có Hội nghị Tours. Ông được các Cụ Phan Chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền sửa soạn, vổ nước, làm cho mặt mày khôi ngô ra, đưa ông đi tham dự để có dịp nói lên dùm tiếng nói tâm huyết của các Cụ mà các Cụ muốn tránh bị cảnh sát để ý. Ở Hội nghị, ông bỏ phiếu tham gia thành lập Đệ III Quốc tế, từ giả đảng xã hội Pháp (SFIO).

Và thảm nạn cộng sản ở Việt nam ngày nay thật sự bắt đầu từ đây.
 
Đúng bản chất gian ác

Nguyễn Sinh Cung theo cộng sản và làm người cộng sản được nhờ học tới Lớp Ba, và tánh xảo trá, cực kỳ gian ác.  Như Staline là vị Thầy, Cha và là người không bao giờ sai lầm của ông xuất thân bị đuổi học lúc còn nhỏ, trở thành du đảng ăn cướp. Nhờ thành tích này được Lénine tuyển vào làm cộng sản. Nếu lúc đó, ông có bỏ phiếu thành lập Quốc tế Đệ III, vượt qua Đệ  II Quốc tế đi nữa mà ông có học vị cao hơn Lớp Ba thì chắc chắn Lê-nin không bao giờ để mắt tới.

Bởi cộng sản và cả những  người độc tài, đều không ai chọn người làm việc dưới trướng của mình có tài hơn mình, vì có học, có hiểu biết thì không thể làm cộng sản được. Nhứt lại là làm người cộng sản chuyên  chính! Poutine ngày nay chọn tên trùm Wagner Prigojine cũng gốc du đảng như ông, tên Bộ trưởng Quốc phòng Serge Shoigu vốn là thợ xây cất, … Những người mà bình thường không được xã hội trọng nể, nay được chủ ban cho quyền hành lớn, làm sao chúng nó không tuân phục và hăng hái hết mình phục vụ chủ?
Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê  Khả Phiêu,...tất cả đều có chung một thứ lý lịch lãnh tụ như vậy.

Bản tính kiên trì của người xứ Nghệ giúp ông theo đuổi thực hiện « lý tưởng làm quan » của ông. Từ làm chỉ điểm với tên Ferdinand, và ông đã thành công nhờ con đường cộng sản. Ông thỏa mãn, hạnh phúc vì được làm quan. Trung thành chết sống với cộng sản vì cộng sản là con đường đưa ông đạt lý tưởng và còn là sức mạnh bảo vệ địa vị của ông. Ông chết bỏ chớ không bỏ cộng sản vì bỏ cộng sản đồng  nghĩa với việc ông trở lại làm anh Ba tạp dịch trên tàu thủy của Tây. Trong  tham vọng của ông, hoàn toàn không có Việt nam, xứ sở của ông trong đó. Việt nam, Độc lập, đều chỉ là phương tiện để phục vụ mục đích thật của ông là làm quan mà thôi.



Thư cho phép nhận Hồ Chí Minh vào học Lớp Nhì năm Thứ nhứt sau khi học xog Lớp Ba được lên lớp


 Nón và hương trình Trường Thuộc đía
 
Vài nét về Trường thuộc địa


Trụ sở Trường Thuộc địa ở Paris (nguồn : văn khố quốc gia - Pháp)


Trường Thuộc địa nơi  Paul Nguyễn Tất Thành, năm 1911, viết thư xin vào học để trở thành người hữu dụng của chế độ thực dân tọa lạc tại số 2, Av Observatoire,  Paris VI. Ngày nay cơ sở này hãy còn và cả hồ sơ về hoạt động của trường nhưng trường thì không còn. Từ tháng 10 năm 1945, Pháp có Trường Quốc gia Hành chánh (ENA – École Nationale d'Administration) đào tạo lớp quan trường cho Chánh phủ Pháp.

Năm 1885, nhà thám hiểm Auguste Pavie đem về Pháp 13 người Cao-miên trẻ để huấn luyện trở thành viên chức hành chánh cho xứ Cao-miên. Vài năm sau, nơi dạy 13 thanh niên Cao-miên trở thành Trường Thuộc địa  (số 2 Av Observatoie -1896) và tuyển chọn đông  đảo thanh niên Pháp, sau khi đậu Tú Tài,vào học 3 năm để đi làm cho chánh phụ bảo hộ ở các thuộc địa. Sinh viên đa số thuộc thành phần trung luu vì thành phần ưu tú đều chọn những trường lớn ở Paris và học xong làm việc tại Pháp.

Vài năm sau, thí sinh xin vào học ngoài bằng Tú Tài, còn phải qua kỳ thi tuyển (examen d'entrée).

Tới năm 1934, Trường Thuộc địa đổi thành « Trường Pháp quốc Hải-ngoại » (École nationale de la France d'Outre- mer).

Có thể Hồ Chí Minh đã được coi là anh hùng?

Theo triết gia Jean-François Revel, một trong những người từng đứng dầu cánh tả của Pháp, Hồ Chí Minh đã có thể được coi là anh hùng của Việt nam hiện đại và dân chủ, đã có công đưa đất nước của ông ra khỏi cảnh thuộc địa để bước lên nền văn minh mới, kết hợp truyền thống với hiện đại.

Nhưng khốn thay, mục tiêu của ông ta không phải là nền độc lập của nước Việt nam, mà kêu gọi dân Việt nam đem xương máu chiếm lấy Việt nam biến làm thành viên của khối Quốc tế cộng sản. Mục tiêu của ông Hồ Chí Minh không phải là dành lại cho nhân dân quyền tự quyết, quyền bầu cử, quyền chọn lựa người lãnh đạo, quyền có luật pháp của mình và lối sống của mình. Mục tiêu của ông ta là cưỡng bức nhân dân phải chấp nhận chế độ toàn trị kiểu Sịt và Mao, hai người Thầy vĩ đại của ông ta, với tất cả đặc điểm của nó: những cuộc hành quyết những người yêu nước lương thiện, không qua xét xử, trại tập trung, sự chà đạp nhân phẩm trong “cải tạo”, quần chúng chết đói và sự tham nhũng, bốc lột của kẻ lãnh đạo. Tức đảng cộng sản.

Hồ Chí Minh là một trong những người kiên định nhứt áp dụng phương thức cai trị kiểu cộng sản suốt thế kỷ 20. Nội dung phương thức ấy là khơi dậy những khát vọng tự nhiên của con người: khát vọng tự do, thạnh vượng, tiến bộ, độc lập dân tộc để rồi hướng tất cả ý nguyện cao đẹp ấy vào những mục tiêu hoàn toàn trái ngược với những khát vọng ấp ủ bởi quần chúng đã bị ông ta lợi dụng.

Khi quần chúng nhận ra được sự lừa đảo thì đã quá muộn. Họ đã bị cầm tù. Cửa nhà tù đã được khóa chặc. Chánh quyền độc đoán đã được thiết lập và cai trị. Thật không có gì gian ác hơn sự tước đoạt những tình cảm cao quý, sự dấn thân đông đảo, những ý nguyện sâu sắc và chính đáng đầy nhân tính của toàn dân để đưa họ đến sự đày đọa, bần cùng, ô nhục và đơn giản là Tội Ác. Chúng ta chớ quên rằng chế độ cộng sản là một trong những chế độ đẫm máu nhứt. Và nhứt là chế độ ác ôn do Hồ Chí Minh dựng lên ở Hà nội từ 1945!

Thế mà cũng như tất cả các nhà lãnh đạo độc tài, ông ta vẫn giữ được lương tâm thanh thản. Cả đám lãnh đạo nối nghiệp ông sau này ở Việt nam nữa.

Lịch sử là hệ quả không phải của những ý định con người mà là của hành động của họ. Mà những hệ quả thì sờ sờ ra đó, cảnh đọa đầy, máu chảy, chết chóc và nạn đói. Người ta không thể xin lỗi sau khi đã tước đoạt cuộc chiến đấu chống thực dân của quần chúng để dẫn đến cảnh tàn phá đất nước đến như vậy. Trái lại, đó là một cuộc ăn cắp, một cuộc lừa đảo, với hoàn cảnh tăng thêm phần nghiêm trọng cho kẻ phạm tội. (Jean-François Revel, « Ho Chi Minh, l’homme et son héritage », Vietnam Infos, số 36, ra ngày 15/05/2006, Paris )

Ông Jean François Revel mất năm 1982, là thân phụ của nhà sư Mathieu Ricard. Đã từng là gương mặt lớn của cánh tả Pháp, ông đã phản tỉnh khi nhìn thấy tội ác chống nhơn loại của cộng sản. Vì ông là một triết gia, một nhà văn lớn. Trong khi Hồ Chí Minh tới chết chỉ biết đi theo cụ Mác, cụ Lê vì thiếu học nên không thể cởi bỏ cái vô minh được.
Thật bất hạnh cho dân tộc Việt nam!
Nguyễn thị Cỏ May
 
 
 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top