• Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May: Nhà giàu đứt tay

Thư Paris

Lá Thư Paris, Nguyễn thị Cỏ May
www.saigonweeklyonline.com, March 05, 2020

Được rồi, chúng ta đã giết được con virus Corona này chưa vậy?
Courtesy of Chappatte.com

 

Nhà giàu đứt tay

Dịch Covid-19 đang trở thành thời sự nóng bỏng của Âu châu. Không còn là chuyện của bên Tàu, của Vũ-Hán xa xôi. Hôm thứ năm 27/2, một hồ sơ đặc biệt để trên bàn làm việc của ông Tổng thống Macron. « Coronavirus: báo cáo của Sở Sưu tầm lên Macron ».
Những thông tin do Sở Sưu tầm thâu lượm được trên thực địa được đúc kết lại thành tập hồ sơ về hậu quả của Coronavirus tại Pháp, như về tình hình kinh tế, và nhứt là về tình hình xã hội. Chánh quyền lo sợ sự truyền nhiểm virus ngày càng làm cho tâm lý kỳ thị người Á châu thêm nghiêm trọng hơn .
Nhiều trường hợp hành hung người Á châu, trẻ con Á châu ở trường học, đã xảy ra trong  những ngày gần đây. Một nữ sinh 16 tuổi gốc Việt nam, bị đánh và chửi. Một học sinh trai người Pháp chỉ mặt cô bé và nói lớn «Mầy là người Tàu phải không ? Mầy đả đem virus tới đây hại người ta. Tại sao mầy còn ở đó nữa ?»
Một thanh niên người Tàu đi chơi với bạn người Pháp bị một nhóm khác đánh nhừ tử, đuổi về xứ, …
Theo sở tình báo thì còn nhiều trường hợp nữa xảy ra nhưng người Á châu phần lớn không muốn thưa gởi. Họ chọn cách rút lui, ẩn mình vào cộng đồng của họ .
Người Tàu có Bang hội. Họ sống thật sự với Bang hội của họ và họ được che chở ở một mức độ nào đó. Còn người Việt nam chúng ta cũng có Hội hè vậy. Nhiều hơn người Tàu nữa. Nhưng ăn nhậu thì dễ thấy Hội xuất hiện. Còn gặp nguy hiểm thì hãy cầu nguyện Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng lâm !
Ở trường học ở tỉnh, học sinh và sinh viên Việt nam bị bạn cùng trường, trước đây là bạn, nay là người chửi mình: « đồ virus », «sale jaune» (thứ đồ da vàng dơ bẩn) nhưng may mắn, tình trạng phức tạp này chưa lan tràn nhờ nhà trường, nhứt là thầy cô canh giử nghiêm nhặc, giải nghĩa cho trẻ con hiểu người Á châu không nhất thiết có nghĩa là người Tàu, và cũng không phải là người Tàu ở Vũ Hán hay người Tày gây ra dịch. Hơn nữa cũng nhờ học sinh Việt nam học giỏi lại không phá làng phá xóm như học sinh rệp hay đen, cả như Tây con nữa, nên bầu không khí tỵ hiềm sớm được đánh tan.
Riêng đối với sinh viên, nhà trường đổi thời khóa biểu. Từ giờ đến cuối năm hủy bỏ các chương trình trao đổi với các nước Á châu, nhứt là với Tàu .
Theo Sở tình báo ghi nhận thì từ vài tuần nay, «hành hung» trên mạng đã dịu. Trái lại ở nơi công cộng lại gia tăng. Sỉ vả, lấy thái độ «đứng xa ra». Nay gọi tên bạn bằng tên mới «Corona», «jaune», ….
Tại một  thành phố ngoại ô Paris (Val d’Oise 95) một người Tàu bán thuốc lá, café, loto nhận được nhiều thư của «Comité Français» muốn người Tàu này nên trở về Tàu tốt hơn  Có thư viết rỏ «Quân giết chó ăn thịt, giết pangolins (con tê tê) ăn thịt, …Mấy người tàn sát cả thế giới ! Ghê quá !» .
Thật ra Tây lo sợ bị lây nhiểm bịnh dịch Covid-19 chỉ là cái cớ mà thôi. Trong lòng họ bắt đầu ghét người Tàu tới đây ngày càng đông làm ăn mà lại sống ngăn cách với họ. Các cơ sở làm ăn lớn nhỏ của người Tàu đều hoàn toàn do người Tàu làm, không mướn người bản xứ trong lúc dân Pháp, nhứt là thanh niên, thất nghiệp lên tới hơn 10%. Cùng buôn bán, Mc Donald lại mướn người địa phương, cả thanh niên Tàu làm việc, không có một con cháu Chú Sam nào ở đó cả. Nên nghĩ mai này, rủi Xi làm chủ thế giới như hắn từng ước mơ, thì người quét đường cũng sẽ là chú Ba hoặc thiếm Xẩm ! Nếu phải « Chết dưới tay Tàu» chắc anh ba « Đờ » («De» như De Gaulle) …này dành chết trước rồi mới tới các nước khác ở Âu châu .
Thế là Hội Tết hằng năm của người Tàu ở Paris năm nay tới giờ chót phải hủy bỏ .
Cả Tây cũng đang hủy bỏ những chương trình có đông người như 2 chương trình chạy marathon ngang qua Paris, chương trình trình diển thời trang, Bảo tàng Louvre đóng cửa, ca vũ nhạc dời lại,…Ở Ý, Nhà thời trang Georgio Armani cũng chỉ làm quảng cáo trình diễn không khán giả, , …
Kinh tế thế giới thật sự đang lên cơn sốt .Các hoạt động kinh tế đình trệ, người tiêu dùng sợ hãi bịnh dịch không biết kéo dài bao lâu nên lập tức cắt giảm chi tiêu. Thị trườngchứng khoán trên toàn thế giới chỉ trong vòng tuần qua đã bốc hơi 5 ngàn tỷ đô-la giá trị. Cùng lúc, các ngành hàng không, sản xuất, du lịch,… đều bị ảnh hưởng nặng nề .
Tác hại kinh tế
Dịch Covid-19, ngoài khả năng tàn phá mạng sốngvà sức khỏe con người, còn làm cho thế giới sẽ khó tránh khỏi tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Cơ quan OCDE (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), hôm 3/3, vừa hạ thấp những dự đoán trước đây về sự phát triển của thế giới. Dỉ nhiên Ý sẽ phát triển ở mức O, Pháp khá hơn chút là +0, 9, …Nhiều khu vực đã lâm nguy. Những nhà kinh tế nay tỏ ra lo ngại hơn trước đây về tính nghiêm trọng của ảnh hưởng bịnh dịch phát xuất từ Tàu như ta biết. Ở Pháp và cả Âu châu, chưa có con số mô tả cụ thể tình hình kinh tế được chánh thức công bố nhưng tình trạng tăng trưởng đã thật sự khựng lại rỏ ràng. Riêng nước Tàu trước đây chiếm 16%  kinh tế thế giới thì nay chỉ còn được phân nửa. Nhiều nhà máy ở  nhiều tỉnh ngưng hoạt dộng, giao thông, các ngành dịch vụ, du lịch, chiếm 60% kinh tế quốc gia thì  nay cũng phải tạm ngừng nghỉ.
Năm 2003, dịch SARS tác hại nhẹ hơn và không quá lan rộng và nhanh như kỳ này với Covid-19 nên kinh tế dễ phục hồi hơn. Ngày nay, các nền kinh tế chồng chéo nhau do hệ thống toàn cầu chi phối nên một nguồn cung cấp nào đó bị ngưng thì nhiều nước cùng bị ảnh hưởng .
Theo OCDE sự phát triển toàn cầu sẽ giàm từ 2, 9% xuống còn 2, 4% (mất 0, 5%) trong trường hợp dịch Corona sớm được khắc phục nhưng cơ quan này luu ý về một tình huống đen tối có thể xảy ra nếu bịnh dịch lại trầm trọng hơn. Trong trường hợp đó, sự phát triển trên toàn thế giới sẽ mất thêm 1, 5%, chỉ còn được 1, 4% mà thôi. Tất cả các nước đều bị lây nhiểm .
Ở Âu châu, trước nhứt là Đức vì xuất cảng nhiều qua Tàu nên bị mất khá nặng. Từ những năm 1998, Đức đã nhắm thị trường tàu để tập trung xuất cảng qua đó. Chỉ riêng ngành xe hơi, Mercedes bán qua Tàu 30%, VW China bán chỉ trên thị trường Tàu 4,1 triêu chiếc. Năm rồi Đức kiếm được 18 tỷ euros ở đối tác Tàu trong lúc đó Pháp mất cho Tàu 8,5 tỷ euros, Ý mất 3,6 tỷ euros. Theo kinh tế trưởng Laurence Boone của OCDE dư báo mức tăng trưởng của Ý là âm, khi phục hồi được, sẽ lên mức O trong năm nay 2020
Đức vốn ảnh hưởng mạnh kinh tế Âu châu mà nay Đức bị mất mát vì con virus nên không tránh khỏi làm cho cả Âu châu xính vính
Về ngành du lịch chiếm 10% hoạt động kinh tế thế giới nay cứ mỗi tháng thiên hạ mất 1 tỷ euros vì không ai còn dám đi chơi .
Xét lại toàn cầu hóa ?
Đối với thế giới, về mặt cung, Tàu đóng vai trò nhà cung cấp mọi thứ, còn về mặt cầu, Tàu là thị trường tiêu thụ khổng lồ của những xí nghiệp lớn của những nước phát triển. Về mặt cho vay vốn, nếu Tàu hết vốn thì Ý và Hi lạp sẽ cạn kiệt. Cảng Trieste và Gênes của Ý, cảng Pirée của Hi lạp, đang được Tàu bỏ vốn tân trang cho đoàn thương thuyền của Tàu. Ba nơi này chiếm một vị trí chiến lược của trung tâm Âu châu sẽ thuộc quyền sở hữu của Tàu .
Nhìn lại ta thấy các nước lớn Âu châu đều kẹt với Tàu : Đức bán hàng ồ ạt qua Tàu, Pháp sản xuất phần lớn ở Tàu, Ý và Hi lạp nhờ vốn của Tàu mà tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng .
Kinh tế Âu châu tổ chức và vận hành chung quanh cái trục tàu trên cơ sở toàn cầu hóa. Nên nếu có ai báo động rủi ro về sự lệ thuộc thì khó có người chịu lắng tai nghe. Cổ xe đang chạy ngon lành tại sao phải dừng lại coi chừng dầu nhớt ? Nhưng khi virus làm kẹt máy thì nay mọi người mới giựt mình, vội lo đóng cửa biên giới, tìm cách giới hạn ảnh hưởng .
Có thể virus sẽ làm cho những nhà lãnh đạo kinh tế sớm suy nghĩ và đánh giá lại hệ thống toàn cầu ? Tháo gở bộ máy toàn cầu hay điều chỉnh lại ? Chưa biết nhưng cái tai hại của nó là trước mắt. Ông Tổng trưởng kinh tế của Pháp tới Athènes. Và ông đã phải tuyên bố «Virus Corona là một thứ «trò chơi thay đổi» (game-changer) trong hệ toàn cầu. Ông tiếp «gấp rút đem trở về xứ một số hoạt động và tránh phụ thuộc một số ngành sản xuất dây chuyền». Nhơn đây ông Tổng trưởng cũng cho biết từ 80% tới 85% thuốc men mà người Âu châu dùng đều sản xuất ở bên Tàu .
Nay Âu châu suy nghĩ lại, thay đổi cách làm ăn, tránh lệ thuộc dây chằng với nhau, đã là trể lắm nhưng lại nói lên rỏ, đúng mức, tầm vóc tác hại của virus Corona đang ám ảnh nhiều người. Mới hôm qua đây. toàn cầu hóa tưởng chừng như đó là chơn trời mà giới kinh doanh không thể vượt qua thì nay virus đã làm thay đổi nhận thức với tốc độ phi mã .
Để chờ coi sự phản tỉnh này đi tới đâu ? Có lẻ nó phụ thuộc vào thực tế virus sẽ sớm chấm dứt hay kéo dài. Và virus Corona sẽ làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu hay không ? Nếu có, trong trường hợp này, Tàu sẽ là tâm điểm. Ở Hồ Bắc, vẫn còn 58 triệu người dân bị nhốt kín. Nhà máy, cửa hàng đón cửa im lìm. Nhiều người không tiền trả nợ ngân hàng. Ngân hàng địa phương bị tới 40% nợ không thể trả được. Cơ quan đánh giá Standard & Poor’s tỏ ra vô cùng lo ngại cho tình trạng này, dự báo không khéo ngân hàng trung quốc sẽ gánh thêm 740 tỷ đô-la nợ .Từ tháng giêng, thị trường chứng khoán ngân hàng trung quốc bị mất 10%. Và vế mặt tăng trưởng, kinh tế trung quốc cứ mỗi tuần bốc hơi mất 28 tỷ đô-la. Vì ngân hàng Trung cộng ảnh hưởng thế giới nên nhiều người đang nghĩ tới giả thuyết một cuộc khủng hoảng tài chánh có thể xảy ra ? Nên viển ảnh tìm cách thoát ra khỏi hệ thống toàn câu có thể trở thành thế võ Tàu truyền thống «tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng» !
Nhiều người không khỏi giựt mình. Nhà giàu Trung cộng mới hôm qua  «đứt tay» chẳng lẽ nay lại «đổ ruột» ?
****Số liệu theo Tuần báo Marianne 28/2 và L’Obs, 27/2, Paris

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top