• Nguyễn Thị Thế: Mẹ tôi,  thân mẫu Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam

Mẹ tôi, 
thân mẫu Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam

• Nguyễn Thị Thế

 

Về quê ngoại


Ở Hàng Bạc[1] được ít lâu, thầy tôi nghỉ làm việc ở Thái Hà Ấp nên mẹ tôi thu xếp cho chúng tôi về quê ngoại lo buôn bán. Lần đầu tiên được đi tàu hỏa, em Sáu[2] thích quá luôn miệng hỏi sao tàu nó lại chạy được, nó chạy bằng gì, thầy tôi phải mất thì giờ giải thích rành rọt.



Tác giả Nguyễn Thị Thế

Nhà bà ngoại thật là mát. Nhà gạch năm gian có hiên lớn, đằng trước có vườn rộng. Ngoài hàng rào là chợ quê cũng gọi là chợ Cẩm Giàng cứ năm ngày có hai phiên chợ khá đông đảo. Trong vườn bà ngoại trồng đủ các thứ rau, đậu.

Mẹ tôi xin được một khoảng đất ngay giữa phố huyện, bên kia là mấy hiệu khách lớn. Đằng sau nhà là đường xe hỏa. Mẹ tôi dựng một căn nhà tre năm gian lợp lá gồi, hai gian mở cửa ra phố để bán các thứ lặt vặt và thuốc lào. Tuy là nhà tre vách đất nhưng nhà cao, cửa sổ rộng suốt cả đầu chái nhà, chắn song làm bằng cây tre rừng rất thẳng bào nhẵn, bên ngoài có phên đan bằng nứa, ban ngày chống lên tối bỏ xuống. Gió đồng thổi vào mát mẻ. Vách nhà làm bằng bùn trộn cát, ngoài quét vôi mầu xanh nhạt. Ai tới cũng trầm trồ khen đẹp. Đó là sáng kiến của mẹ tôi. Phần đông ở thôn quê, nhà nào làm cũng giống nhau, tối tăm chật hẹp. Giường nằm mẹ tôi cũng đóng giống như mọi người nhưng cao và rộng hơn. Nhà bếp cũng được xây cao, có thể đứng để nấu ăn, có cả bàn bếp để đứng thái thịt toàn bằng tre cả.

Nhà làm xong mẹ tôi ra đón chúng tôi vào. Riêng tôi vẫn thích nhà bà ngoại hơn vì có vườn, có ao, lại gần cánh đồng lúa. Nhà mẹ tôi thì ngăn nắp, sáng sủa hơn.

Tôi nhớ là ngày còn ở Hàng Bạc, thầy tôi mất việc làm, bà nội và mẹ tôi rất lo buồn, nhà hết gạo chả biết vay ai, xung quanh toàn người xa lạ mà cũng chẳng giầu có gì hơn mình. Mẹ tôi bàn với bà nội thử về bên ngoại xem có buôn bán được không và cố kiếm căn nhà mà ở, chứ ở đây nhà thuê tốn kém. Bây giờ về đây làm nhà, tôi thấy mẹ tôi vẫn ung dung như chưa từng phải thiếu thốn bao giờ.
 
https://1.bp.blogspot.com/-Ei1V9o_BqqU/XwSgWdWHaPI/AAAAAAABDLg/UB61-ZPfn4Qtj48g-8b4_GzKkm9kUwiAwCK4BGAsYHg/w640-h506/Picture1.png
Tri Cm Giàng

Hai anh lớn học ở Hà Nội. Anh Tam[1] và anh Tư[2] học ở trường Huyện. Trường ở ngay chùa bên làng Rằng, phải đi qua cầu bắc ngang sông Sen cũng khá xa. Trên cầu có đường xe hỏa, dưới có thuyền ở các nơi xa xôi đem hàng về bán. Nhờ vậy mẹ tôi buôn bán cũng đắt hàng, hơn nữa hồi xưa ông nội tôi làm tri huyện tại đây nên ai thấy bà nội tôi về buôn bán cũng mừng rỡ ghé vào chơi mua dăm ba bánh thuốc lào nên nhà lúc nào cũng đông khách. Mẹ tôi có tài trộn thuốc lào rất ngon. Lúc đầu bà phải nhờ người quen nếm hộ thuốc, ít lâu sau đã quen bà tự nếm lấy, có khi chỉ cầm bánh thuốc lào lên ngửi cũng biết được ngon hay dở. Sau mẹ tôi phải mướn thêm hai, ba người gói thuốc phụ mới kịp bán và gửi đi các nơi xa. Nhờ vậy trong nhà cũng sống đầy đủ.

Đến vụ gặt lúa tháng mười mẹ tôi đi cân gạo. Một đêm tôi đương ngủ sực thức dậy thấy đèn sáng chưng ba gian nhà, xung quanh tường quây lá cót, một cái bàn cân để giữa cửa, những người nhà quê từ các làng xa xôi đổ về, người ướt đẫm mồ hôi, có lẽ họ đi từ nửa đêm. Mỗi người gánh hai thúng gạo đầy trên có đậy vỉ buồm bằng cói ướt đẫm sương đêm. Mẹ tôi ra ngồi trên cái ghế dài, bên cạnh để cái tráp sơn đen như của ông thầy bói, bên trong xếp từng cuộn bạc đồng trắng xoá, bạc một đồng bạc hai mươi, một hào và từng chuỗi xu đồng trông thật ngon mắt. Giá cả xong xuôi mẹ tôi biên cho một cái vé có đóng dấu Cẩm Lợi, ghi rõ số tiền, lần lượt từng người đem gạo vào đổ rồi cầm vé ra lấy tiền cho khỏi nhầm. 

Càng ngày càng đông hơn, đèn phải thắp cho tới tám giờ sáng mới xong, ba gian nhà gạo đầy ắp trắng xóa như cồn cát. Mẹ tôi đem cái tráp bây giờ đã nhẹ bổng và tập vé ra bàn tính để xem lời lãi bao nhiêu. Có thể biết được ngay vì nhận giá bên hiệu khách trước rồi, nay mua vào kém đi một chút là có lời.

Đến trưa bên hiệu khách cho một cô gái Tầu và mấy người phu đem bó bao, thùng sang. Họ đảo lộn lên cho đều, đổ vào từng bao, khâu lại, vác về bên hiệu, chờ xe hỏa chở xuống Hải Phòng rồi mang đi ngoại quốc bằng tầu thủy. Đến tối mẹ tôi sang hiệu lấy tiền đem về soạn sẵn để sáng mai cân gạo. Những đêm như thế mẹ tôi ít ngủ, tối đến bắt anh Tráng là người làm trong nhà cầm đèn đi soi khắp gầm giường, cửa ngõ đóng kỹ.

Tết đến thật là tấp nập, nhà nào cũng sửa soạn, quét vôi lại nhà, lau chùi bàn thờ, gói bánh chưng. Tôi ngồi yên xem mẹ tôi gói bánh. Bà bầy một sàng lá giong đã rửa sạch, một thúng gạo nếp trắng như bông, một giá đậu xanh vàng óng, nồi thịt sào hành trộn cà cuống thơm phức. Sao tôi thích ngửi cái mùi thơm béo ngậy ấy thế! Bà xếp bốn cái lá giong đều nhau rồi lấy một bát gạo đổ xuống gạt ra cho đều, đổ một chén đậu lên trên, cũng san đều ra, và gắp bốn miếng thịt để vào bốn góc, tất cả lại được đổ lên một chén đậu và một bát gạo nếp nữa. Tôi xem hoài không chán mắt. Gần xong mẹ tôi gói cho hai chị em mỗi người một cái bánh nhỏ gọi là bánh muội. Bánh xếp vào đầy cái nồi ba mươi. Bắc nồi lên bếp thì trời vừa tối. Trời tháng chạp mưa gió rét, cả nhà ngồi quây quần nồi bánh vừa nói chuyện vừa sưởi ấm, anh Tráng thì đem mấy cái rổ giá ra buộc lại cho đỡ buồn ngủ.

Thầy tôi mất

Một hôm thầy tôi đi Hà Nội đem tiền học lên cho các anh tôi. Ông gặp ông Công sứ Hải Dương hồi xưa thầy tôi có làm thông ngôn cho ông ấy một thời gian. Bây giờ ông ta đổi sang Sầm Nứa bên Lào, ông hỏi thầy tôi có muốn sang làm không, lương cao và nếu mẹ tôi muốn sang buôn bán cũng dễ. Thế là thầy tôi nhận lời ngay vì hồi đó mấy tỉnh ngập lụt mất mùa, gạo cấm xuất cảng nên sự buôn bán khó khăn, không đủ tiền cho các anh tôi ăn học. 

Một ngày mùa đông bà nội đi xuống tỉnh lĩnh thuốc chưa về, hai chị em dắt nhau xem tầu như thường lệ, thấy anh Cả[3] và anh Hai[4] ở Hà Nội về. Chúng tôi mừng rỡ rối rít hỏi anh được nghỉ lễ hay sao. Hai anh chỉ lặng lẽ gật đầu chứ không vui vẻ như mọi khi. Tôi không dám hỏi thêm. Các anh hỏi bà có nhà không, tôi nói bà đi Hải Dương lĩnh thuốc rồi. Các anh không về thẳng nhà, ghé nhà bà ngoại. Thấy các anh về đột ngột bà ngoại hỏi các cháu có việc gì mà về giờ này. Anh tôi nói là giây thép ở bên Lào gửi về báo tin thầy con đã mất ở bên ấy rồi. Bà ngoại òa lên khóc khiến các anh tôi cũng khóc theo.

Mãi một tháng sau mẹ tôi mới về. Mẹ tôi rời bàn thờ thầy tôi vào trong buồng, nói là còn mẹ già không nên thờ thế. Em Bẩy[5] tôi lúc đó mới có ba tuổi mà bà tôi cũng bắt đội khăn sô, tôi thì đầu chẳng có tóc cũng phải chít khăn như người lớn, quần may bằng vải chàm trông y như mán vậy. Mẹ tôi bắt bỏ hết bảo chúng còn bé bắt để tang chi trông sầu thảm. Bà nội mà khóc thì mẹ tôi nói người chết đã yên phận rồi, bây giờ phải thương các cháu lo sao cho khỏi chết đói, để yên con còn phải lo buôn bán chứ cứ ngồi khóc hoài sao, người chết cũng chả sống lại được mà người sống thì chết đói. Từ đó bà tôi thôi không khóc và chỉ khóc khi nào mẹ tôi đi vắng thôi. Tôi nhớ thầy tôi mất ngày 23 tháng 10 năm Mậu Ngọ tức là ngày 19 tháng 10 năm 1918. Năm đó tôi lên mười tuổi.

Những đêm khuya mẹ tôi không ngủ được ngồi một mình ngoài sân. Đó là lúc bà nghĩ đến thầy tôi hay là lo lắng cho chúng tôi. Ban ngày bà vẫn vui tươi như không có chuyện gì xẩy ra cả. Bà vẫn đi cân gạo ở các nơi tỉnh xa. Bà nội buồn hay đi chơi nhà những bạn đồng liêu với ông nội khi xưa, năm mười hôm mới về. Lúc về bà có nhiều tiền, chúng tôi tha hồ ăn quà. Bà rất thương chúng tôi, lại thương cả trẻ con hàng xóm nữa.

Những năm túng thiếu, Tết nhiều người đến đòi nợ mẹ tôi phải ngồi trốn trong buồng dặn anh Tráng ra khất nói mẹ tôi đi vắng. Ai thấy anh với hai con mắt xếch lúc đó lại xếch thêm rất dữ nên đứng lâu một lúc họ bỏ về không dám nói gì. Anh quay vào nói với mẹ tôi thôi từ nay có thì ăn không thì nhịn chứ đừng vay mượn chi của họ, họ nói nghe khổ lắm.
 
https://1.bp.blogspot.com/-j_KZmm-IYso/XwShPsy2HEI/AAAAAAABDL4/rEA_hiEPCaQ79rBhzx3M8bCz6Oz0DoZlACK4BGAsYHg/w622-h640/Picture1.png
Thch Lam (kính đen), Hoàng Đạo và ba con ca Nht Linh ti Tri Cm Giàng.

M tôi cũng biết vy, nhn ăn thì cũng mt ngày hai ba thôi, nhưng tin hc ca các anh tôi thì đâu có th b d dang được, phi c hc thi đỗ ra đi làm mi có đủ tin tr n ch. Nhng người có tin h li không nghĩ thế, c nng nc đòi ri ct đi mt ch, đã không tiêu đến li còn lo k cướp, k trm na. 

Tết năm nay nhà không gói bánh chưng. Bà ngoi thy tôi, hi nhà cháu đã gói bánh chưa, tôi đáp thưa bà năm nay m cháu không có tin nên không gói

Mãn tang thy tôi được mt năm, bà ni và m tôi lo vic đem hài ct v. Anh Hai lo đi xin giy t qua Lào. M tôi lo vay tin mua hàng đem sang bán vì đi phi mang theo bn người để luân phiên khiêng hài ct rt tn kém, va đi va v cũng mt tháng. nhà bà ni nghĩ phi tìm ngôi đất nào đặt m cho phát phú ngay ch nghèo quá đi thôi.

Sau khi lo xong cho thy tôi m yên m đẹp, gia đình li lâm vào cnh túng thiếu n nn. Anh C anh Hai lo dy hc, anh Tam anh Tư vào trường Bưởi. Nhà li vng v, tôi ngh hc nhà, em Sáu hc trường làng cũng khá xa, đi qua ph Huyn qua cu Xng mi đến trường hc. 

Nhng ngày gn Tết m tôi bt anh Tam son biên lai xem còn n nhng ai. Có năm tr cho người cũ được mt ít thì li n thêm người mi thành th ra năm nào món n bn ngàn đồng c vn nm nguyên đó. Ngày đó bn ngàn đồng là nhiu lm, vàng lúc đó có ba mươi đồng mt lng thôi.

Trại Cẩm Giàng

quê có bà c Hi bn cân go ca m tôi Cm Giàng lúc cưới v cho con có vay ca m tôi sáu chc đồng. Bà ta có hai mu rung khi ga ngay cnh nhà ca bà. M tôi xem đất ưng ý ngay, thế là mua đất tr n luôn khi tr tin.

Bt đầu đào ao để ly đất làm nn nhà. Xung quanh có hàng rào trng toàn trúc. Nhà làm bng g lp rơm, xung quanh nhà bn mt đều là hàng hiên rng. Nhà có ba gian, gian đầu làm phòng khách, gia th ông bà, gian trong để . Trn nhà lát na đập thng. Mái lp rơm rt dy, ti na thước, xén đều rt đẹp. Quanh nhà có lan can g trông như nhà Nht Bn, ai đi qua cũng khen nhà lp bng gì mà đẹp thế.

Cây ci rt khó trng vì đất xu. Ban đầu m tôi trng toàn chui để đất xp đã. Nhng đêm có trăng, ánh trăng chiếu xung vườn sáng như tráng bc. Cây ci trong vườn ln ln tt, b rào trúc đã gn kín.

Hai m con ra ngi đầu hè trăng thanh gió mát, hi tưởng li nhng ngày Hà Ni, nhà ca cht hp, tin nong túng thiếu tht là ngao ngán, trò truyn đến khuya mi đi ng. M tôi rt sung sướng vì đạt được ý nguyn. Có được căn nhà gia nơi cánh đồng rng rãi, li gn quê ngoi. Tôi cũng không ng rng tri Cm Giàng sau này đã là nơi t hp đông đảo ca nhóm T Lc Văn Đoàn và thân hu, nó còn là bi cnh cho nhiu cun tiu thuyết ni danh ca các nhà văn ni tiếng bn bè ca anh em tôi.

T năm có ch C tôi v làm dâu, có nhà rng nên đón bà ni v phng dưỡng. Nhà Cm Giàng làm xong, bà ni đau, m tôi đón v nhà quê, không tin để bà ni tôi mt nhà xuôi gia. Được ít lâu bà mt. Theo tc l nhà quê, li trâu bò ăn ung c bàn. V sau hàng năm c đến ngày gi h nh t động đến, như có bn phn. Hơn na cũng vì lúc sinh thi ông ni tôi có làm quan ti đây.

Anh Tư hc xong lut mt năm được b làm tri huyn nhưng anh xin t chc, vì làm ông huyn đã không ăn l ca dân, lương ch có mt trăm bn mươi đồng thì ly tin đâu ra mà thù tiếp thiên h cho xng vi địa v quan ph mu chi dân. Ai nghe tin cũng kêu là gàn, là di. Người khác phi lo lót hàng bao nhiêu tin mà anh li t chi.

Nhn được giy b nhim, anh v nói vi m tôi là nếu bà mun anh s đi. Bà ch bo khi các con nh là bn phn m phi lo. Nay các con đã thành đạt mi người có chí hướng riêng, tùy con định đot. Các ông cha ngày xưa đều ni tiếng thanh liêm, làm quan thì thương dân như con nên để đức li cho con cháu bây gi. Các con đừng làm điu gì hi đến thanh danh t tiên thì thôi. Bây gi m đã có nếp nhà tranh, buôn bán cũng đủ ăn tiêu ri, các con không phi biếu tin na, vy đừng bn tâm.

Đúng như vy, lúa gt xong m tôi mua vào ct đi. Vì ai có ht thóc cũng cn bán đi để np thuế má, sm sa cy ba, trang tri n nn. Ít lâu sau bán ra là có li. M tôi li nuôi heo nái ri cho các nhà nuôi r. Mt năm my la heo bà cho gn khp các làng xung quanh nuôi r, nuôi hai con đến cui năm đem tr mt. Nhà nào có nuôi heo, m tôi bán thóc chu cho h làm go bán, ly cám cho heo ăn, va có li va có công vic làm.

Mt bui chiu m tôi đứng chơi ngoài cng thy mt gia đình gng gánh đến ngi ngh mt, coi như người Hà Nam, Ph Lý. Bà hi chuyn. Hai v chng cho biết quê Hà Nam có ngh làm gch dưới quê, nước ln quá không làm được, đã đi mười ngày đường, lương ăn hết mà ch thy lò gch nào để xin vic. M tôi hi cách thc làm gch, li dn ra cánh đồng xem đất rung có làm gch được không. Bà vn định nung ít gch để xây thêm mt căn nhà na phòng khi gi Tết con cháu v đông có ch . Nhân có gia đình này xin vic bà nhn lin, cũng là để giúp cho h có công ăn vic làm.

Không ng khi nung gch xong mi người đến mua ti tp không kp bán, phi xây thêm mt lò na. Các người xa cũng đi thuyn ti mua vì gch tt giá li r. M tôi mua mt cái nhà tre gn ch lò nung để cha gch.

Tin li bán gch tha đủ cho m tôi xây nhà. Nhà mi mt tng có hàng hiên rng, thm cao, khác nhà Ánh Sáng bt tin mùa đông lnh, mùa hè nóng, li mng manh s trm cướp. Mi năm dp Tết các anh ch v nhiu, tuy ch có vàng bc gì nhiu, nhưng cũng s, vì nhà quê con trâu cũng còn b cướp. Vì vy c phi để sn dao chín, thanh mã tu.

Sáng mng mt Tết, đèn hương bánh trái cúng xong, tt c các gia đình đều dy, v chng con cái ăn mc chnh t, ra mt bng nước nu lá mùi cho thơm. Các anh viết li chúc m tôi, giao cho đứa cháu ln nht đọc lên mng tui bà. Đọc xong đốt môt tràng pháo dài. Ln lượt con cái dâu r k ăn người làm trong nhà đều ra chúc mng. M tôi đem tin mi ra mng tui cho tt c, ai ai cũng có nhiu. Ước gì c năm lúc nào cũng tin nhiu như vy thì thú biết bao.

Làm báo

Sau khi đi Pháp v anh Tam dy hc trường Thăng Long Hà Ni được ít lâu, sau ra m báo ly tên là TING CƯỜI, ch tâm đem tiếng cười ra cho mi ngui vui vì thi by gi nhiu người khóc quá ri. Nào là văn bà Tương Ph khóc chng. Đạm Thy, T Tâm truyn cũng lâm ly thm thiết.

Tiếc thay chính quyn li không hiu thin chí y nên không cho phép, sau có người bn nhường li t báo PHONG HÓA (1932). Bao đêm anh Tam cm ci viết bài vì lúc đầu chưa ai cng tác, li lo ế không bán được, anh đề ngh nếu ế thì bt c nhà va đi va rao bán cho k hết mi chu. M tôi bo khó gì, nếu bán không hết mang v cho m y gói cau càng tin.

Tôi ch còn nh bc v đầu tiên, v môt chuyến xe hàng ch khách tht ng nghĩnh khiến ai xem cũng phi bun cười. Tiếc thay vì chiến tranh tàn phá nên không gi được chút gì. Cũng trong thi k này (1933) anh Tam lp nhóm T Lc Văn Đoàn cùng Khái Hưng, H Trng Hiếu, Thế L, Hoàng Đạo, Thch Lam và Nguyn Gia Trí, sau có thêm Nguyn Cát Tường tc ho sĩ Le Mur.

Sau khi t báo đã vng vàng ri, các anh thy m tôi Cm Giàng có chuyn xích mích vi bà hàng xóm xu ming nên thuê nhà đường Quan Thánh gn tòa báo đón m tôi lên , cùng vi anh Tư, chú Sáu, chú By và hai v chng tôi. Tin nhà anh Tam lo, tin ăn anh Tư làm tham tá lo, lương anh được mt trăm mười bn đồng mt tháng. Tri Cm Giàng để cho người nhà trông nom.

Nhà thuê có hai tng, phòng khách phòng ăn và ba phòng ng. Đằng trước có vườn hoa, ga ra. Đằng sau có cây to bóng mát, đầy đủ tin nghi.

Báo Phong Hóa càng ngày càng tăng và s anh em cng tác cũng nhiu, nhưng tin vn quá ít nên phi tiết kim. Lương mi người có ba mươi đồng. Anh Tam có ch Tam buôn bán ph vào, anh Tư đi làm có lương, ch có mình chú Sáu là đói và nghèo nht, nhà tranh vách đất thm chí đến cái mn cũng không có tin mua. 

Báo bán chy, các anh v nói vi m tôi gi c phn hùn mua nhà in va in báo va in thuê s li nhiu. Thế là nhà in NGÀY NAY ra đời.

Các anh mi mê sáng tác, son bài v nên giao vic trông nom và ly qung cáo cho mt người bn vì quá tin nên không kim soát gì c. Trong hai năm ông ta tht két mt mt s tin ln, sau này có người mách các anh xét li s sách mi rõ, tht là chua cay.

Bao nhiên hy vng, chu cc chu kh ca các anh tr thành vô ích. M tôi biết chuyn, bà la các anh mt trn. Bà bo có thế các anh mi m mt ra, c tưởng ai ai cũng lý tưởng và trong sch như mình.

Hàng năm ch có ngày k nim báo ra và ngày l Noël m tôi mi đến tòa báo. Quanh năm bà Cm Giàng có mt mình, ch có ngày gi ngày tết gia đình mi xum hp.

M tôi mun ly Cm Giàng làm quê hương nhưng các anh chê cnh không có đồi núi không đẹp.

Sau ln đi chơi Tam Đảo v các anh d định mua ít đất chân núi để lp tri T LÂM. Đất mua xong, bt đầu cho v đất, nơi thp cy lúa, nơi cao làm nhà và trng cây. Anh Tam đã phác ha sn kiu nhà. Anh bo s làm cái nhà ln chính gia để m tôi , các con làm mi người mt cái nhà xung quanh. Nhà cô Năm s gn m nht. Nhà dành cho bn hu thì ri rác xa xa. Nghe anh nói, li nhìn hình v, cnh tht là thn tiên, lòng ai cũng nôn nóng. 

Riêng m tôi vn thn nhiên. Có l vì bà đã nhiu tui hoc gi thy nó xa vi quá e khó thành đạt mà cho có thành tu được chc cũng còn lâu lm. M tôi đã già ri sng chết chng biết lúc nào, tri Cm Giàng lp được cũng mt bao công lao khó nhc, tuy chng rng rãi khang trang, cnh quê bng phng không có núi cao sông rng nhưng đối vi m tôi cũng đủ để an hưởng tui già ri. Đó là ý nghĩ ca tôi, còn m tôi có tâm s riêng thì làm sao tôi biết được.

Xuống tóc

Mt hôm m tôi dn hai ch em nhà coi gt hái, m tôi cùng vi cu tôi sang chùa Đào Nguyên làng Hưng Yên có gi t. Tôi hơi ngc nhiên vì m tôi thường cũng ít đi l chùa. Nếu có thì vào dp Tết, ngày hi, ch ít khi vào ngày mùa như ln này. Tôi nghĩ chc có cu tôi r nên cũng không để ý.

My hôm sau vào bui trưa hai ch em đang ngi ngoài sân thóc nhìn ra cng cht thy mt sưđi vào, dáng đi thong th, áo nâu sng rt đẹp. Tôi tưởng sư Hi Dương lên. Hai ch em vi chy ra thy người ng nón ra cười, té ra là m tôi. Bà đã sang chùa thế phát đi tu. Tôi ngơ ngác. Vào nhà m tôi mi k nguyên do. T khi thy tôi mt đi, m tôi đã có ý nguyn đi tu ri nhưng vì các con còn nh. M tôi t ha là bao gi các anh đỗ đạt, trai có v gái có chng hết ri, m tôi nht quyết đi tu. 

Nhưng nếu tu theo li thông thường thì cc kh lm, mi vào tu phi làm tiu, phi hu h các v sư t, li phi làm đủ các vic nng nhc, như vy tu sao được. Nhân mt hôm có sư ông đến chơi vi cu Hi, em m tôi, m tôi đem vn đề ra hi thì sư ông cho biết là nhà chùa đã có đặt ra mt li để các c tu được, l này đặt ra t đời Lý. Mi khi có mt v vua băng hà, bao nhiêu cung tn m n, người thì ra lăng hương khói phng th, người thì mun đi tu. Vì thế nhà chùa có l riêng để h khi phi làm tiu, sau khi thế phát là tu ngay, nhưng phi hc kinh gi là hc h trong hè t rm tháng tư ti rm tháng by ba tháng mt khóa hc là lên sư ni, ri lên sư bác, sư bà, sư c. Qua ba pháp có ba áo cà sa. Tu như vy gi là tu bán thế, còn nếu tu t nh gi là tu đồng t.

Tu bán thế có phn kém vế, khi hc h cho dù đã là sư bà sư c cũng vn phi ngi chiếu dưới.

Biết rõ như vy ri m tôi và cu tôi cùng có ý định đi tu c. S con cháu biết được ngăn cn nên âm thm ước hn vi bên chùa may sn áo sng định ngày làm l. Hôm đó có nhiu v cao tăng nhiu tui, trên tám mươi c, như vy mi xng để làm l thế phát vì phép nhà chùa bt phi qu l sng các v.
 
https://1.bp.blogspot.com/-3kuWqbbQ96w/XwSi4EasWPI/AAAAAAABDMg/gFw9v63z_HALb851YZiv-j6wCOClXdl9wCK4BGAsYHg/w578-h640/Picture1.png
Bà Lê Thị Sâm trong y phục nữ tu Phật Giáo. Hàng sau từ trái: các ông Lê Đình Gioãn, Nhất Linh, Lê Văn Kiểm.

Tôi không thể ngờ mẹ tôi vốn thích ăn ngon mặc đẹp mà nay dưa muối nâu sồng được thì thật là lạ. Nhưng đó là ý nguyện của người đã từ lâu, nay đạt thành được nên vui vẻ vô cùng. Sớm lo kinh kệ, lâu lâu lại bàn luận về ý nghĩa đạo Phật với cậu em. Bà vẫn tu tại gia, chỉ sang chùa để học hạ. Bà có ý định sau này sẽ lập chùa riêng nên chịu khó học kinh kệ, phép tắc nhà chùa. Sau khi đã tu rồi, mẹ tôi nghỉ buôn bán, ruộng vườn thóc lúa giao hết cho người em dâu tôi trông nom.

Những năm sau cùng

Đất nước chia đôi (1954) các anh tôi ra đón mẹ tôi vào Nam.

Về sau tôi và thím Sáu có trở lại Cẩm Giàng. Vì sinh kế tôi về mua gạo, rau, gà, cá đem về Hà Nội bán. Trước khi vào Nam tôi về Cẩm Giàng một lần cuối, cho mời tất cả những ai đã cầm ruộng, trâu bò lại. Về ruộng tôi viết giấy bán lại cho họ có giá tiền hẳn hoi nhưng thực sự tôi không lấy đồng nào cả. Lúc đầu họ nhất định không nhận, tôi phải giảng giải mãi họ mới chịu hiểu. Ai cũng buồn là phải xa gia đình chúng tôi, chứ không hề mừng có được ruộng đất. Họ còn hứa khi nào mẹ tôi trở về họ sẽ trả lại hết. Tôi cũng đành nhận lời cho họ vui lòng, thâm tâm đã nghĩ chuyến này đi rời xa quê hương cũ để lập một quê hương thứ hai chưa biết được là ở nơi nào.

Thế là chấm dứt quê hương ở Cẩm Giàng. Nói là quê hương thì cũng không đúng. Cẩm Giàng chỉ là nơi sinh thời ông nội làm tri huyện. Còn chính quê ở làng Cẩm Phổ, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Hội An). Thời vua Tự Đức cụ tổ phải đổi ra làm quan ngoài Bắc, lúc mất nhà vua cho đưa linh cữu về chôn ở quê nhà. Ông ngoại người Huế làm quan võ nhưng lúc mất chôn ngay ở Bắc (Cẩm Giàng) vì ra đây đã ba đời rồi. Chính vì thế không ai ngờ chúng tôi là người Quảng Nam. Đến khi lớn lên mới có dịp về thăm quê.

Sinh trưởng từ nhỏ ở Bắc nên từ giọng nói đến lối sống, phong tục, nhất nhất đều theo Bắc hoàn toàn. Viết tới đây tôi lại nhớ hồi anh Tư chưa lấy vợ, làm lục sự toà án ở Đà Nẵng có người bạn cùng sở cũng tên là Long làm mối cho anh một cô gái Huế, con ông Hồng Lô tự Khanh gì đó. Cô ta cũng khá xinh đẹp, anh Tư lại không chịu, biên thư về cho mẹ tôi nói là con không thích lấy vợ Huế đâu, thôi ta về ta tắm ao ta cho rồi.

Đọc xong thư tôi và mẹ tôi nghĩ đến câu thơ cùng đều cười lăn. Mẹ tôi bảo họ mình, nội thì Quảng Nam, ngoại thì Huế, chứ có tí gì là Bắc đâu mà đòi ta về ta tắm ao ta! Thế rồi sau lại đúng: chị Long tôi là gái Bắc một trăm phần trăm.

Anh Cả đã đổi vào Sài Gòn làm việc (Giám Đốc Bưu Điện) mấy năm trước hiệp định Genève. Mẹ tôi cũng vào để kịp gặp anh Tam trước khi anh sang Pháp thăm người con trai lớn du học bên đó. Ở được ít tháng anh lại về, lên ở luôn trên Đà Lạt vào rừng kiếm lan.

Anh rủ mấy người bạn mua đất ở Phim Nôm bên dòng suối Đa Mê cách Đà Lạt hai mươi lăm cây số, hạ cây rừng xe gỗ làm nhà.

Nhà mới dựng lên vì thợ sơ ý không chống kỹ nên đổ sập xuống, kèo cột gẫy hết. Mẹ tôi cho là điềm không hay nên không cho dựng lại nữa. Thế là hai lần định tạo dựng đều không thành cả. Chỉ còn lại nhà bếp, mẹ tôi ở được ít lâu thì đau. Anh Tam phải đưa mẹ tôi về căn nhà nhỏ của chị Tam mua từ hồi 1954 ở đường Lý Thái Tổ.

Về ở được hai năm bà mất tại đó, ngày mười sáu tháng bẩy năm Nhâm Dần[1] tức ngày 15-8-1962. 

Cả cuộc đời lúc nào mẹ tôi cũng phải tự lo lấy, khi còn trẻ lo cho các con ăn học thành tài, lớn lên lo dựng vợ gả chồng, chỉ mong sao có thể an nhàn hưởng thú điền viên, ai ngờ lại gửi thân nơi xa lạ, âu cũng là cái số.

Lúc mẹ tôi mất chỉ có tôi và anh Cả tôi ở bên giường. Anh Tam phải lẩn tránh chính quyền họ Ngô, khi mẹ chết cũng chả dám về chịu tang, sợ bị bắt, thật đáng buồn.

Mẹ tôi mất được một năm anh Tam cũng phải hủy mình vì họ Ngô ngày mười bẩy tháng năm năm Quý Mão, tức là ngày 7-7-1963.

Anh Tam mất đi còn để lại căn nhà gỗ trong rừng làm hết hai mươi lăm xu vì chỉ mất tiền đi mua đinh thôi, còn mẹ tôi khi mất đi chỉ có hai chục đồng lót dưới va li để ba bộ áo cà sa.

Bà nội, thầy mẹ tôi nằm xuống, tới bẩy anh em tôi mươi năm nữa cũng nằm xuống cả, đã có bầy măng non tới bốn chục đứa, mong rằng chúng còn có thể vươn cao hơn và mạnh hơn cả ông bà cha mẹ chúng.


Nguyễn Thị Thế
(Trích trong cuốn sách Hồi Ký về gia đình Nguyễn Tường: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam của tác gỉa Nguyễn Thị Thế)

Chú thích :

[1] Hà Nội
[2] Thạch Lam Nguyễn Tường Lân
[3] Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
[4] Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long
[5] Nguyễn Tường Thụy
[6] Nguyễn Tường Cẩm
[7] Nguyễn Tường Bách

[8] Tác giả ghi nhầm năm mất của bà Lê Thị Sâm. Căn cứ vào tấm hình chụp mộ bia của bà nội chúng tôi thì bà Lê Thị Sâm mất ngày mười sáu tháng bẩy năm Tân Sửu, tức là ngày 26-8-1961 (chú thích của Nguyễn Tường Thiết).

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top