Phạm Bá: Khám phá THỦY ĐÀI 136 NĂM TUỔI ở Sài Gòn

Du Lịch

Khám phá
THỦY ĐÀI 136 NĂM TUỔI
ở Sài Gòn



Thủy đài Sài Gòn ngày nay. Nguồn: vnexpress.net

Thủy đài (đài trữ nước) cổ nhất tại Sài Gòn được người Pháp xây dựng năm 1886, tại Công trường Quốc tế, quận 3, hiện vẫn được bảo tồn nguyên trạng.
Thủy đài này nằm trong khuôn viên Tổng công ty cấp nước Sài Gòn – Sawaco, được người Pháp xây năm 1886. Cách đó chừng 200 m, đài nước đầu tiên xây tại vị trí hồ Con Rùa trong giai đoạn 1878-1880, nhưng đã bị đập bỏ năm 1921. Hai công trình này khác nhau về kiến trúc.


Phần thân chịu lực của thủy đài

Cần biết, thời Pháp thuộc, Sài Gòn là thủ phủ, trung tâm kinh tế quan trọng nhất ở Nam Kỳ. Cho nên việc cấp nước cho thành phố được đặt ra khá cấp thiết cho nhà quy hoạch đô thị thời bấy giờ. Thủy đài là bồn chứa đặt trên cao nhằm dự trữ nước, phục vụ cho nhu cầu cao điểm.

Thủy đài Sài Gòn được thiết kế theo hình oval, cao khoảng 25 m, phía trên là hai bồn nước tròn màu đen, mái lợp tôn, trên đỉnh có hai ống khói.
Phần thân thuỷ đài sơn vàng, lớp tường bao quanh có độ dày 1.6 – 2 m có nhiệm vụ chịu lực. Phần nền móng được xây dựng bởi các tầng đá hoa cương bền chắc. Cửa vào chính cao hơn 2 m, chạm hoa văn.
Điểm nhấn của đài nước là hàng loạt cửa chính, cửa sổ và khoảng 20 lỗ thông gió được chạm khắc hoa văn. Trong đó có 5 lỗ thông gió lắp quạt.
Tầng trệt của thủy đài
Thủy đài gồm một trệt và hai tầng vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Từ năm 2018, toàn bộ tầng trệt được Sawaco dùng làm phòng thông tin, trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về ngành cấp nước thành phố qua các thời kỳ. Trước đó tầng trệt để trống hoặc có thời gian được dùng làm việc và lưu trữ hồ sơ.
Hệ thống các ống dẫn nước bằng sắt thép từ bồn xuống tầng trệt được giữ nguyên trạng. Dưới nền được gắn kính chịu lực để khách tiện tham quan kết cấu đường ống bên dưới.

Kết cấu đường ồng dẫn nước, máy bơm, van… ngầm dưới tầng trệt còn nguyên vẹn sau 136 năm. Hiện hệ thống ngầm này được mắc đèn để dễ tham quan. Cầu thang sắt dẫn lên phía trên đặt trong góc hành lang của tầng trệt.

Tầng trên cùng là hai bồn nước hình tròn làm bằng thép không gỉ với sức chứa 1.000-1.500 m3
Tầng thứ hai hiện để trống, bên trong khá tối nhưng không ngột ngạt do có nhiều lỗ thông gió. Tầng này chủ yếu là nơi đặt các đường ống dẫn nước và kết cấu chịu lực cho công trình.
Trên nóc của tầng hai là bồn nước lớn bằng thép không gỉ. Khi thủy đài còn hoạt động, vào mùa mưa nước từ các giếng sẽ chảy về giếng trung tâm, mùa khô phải dùng máy để bơm. Từ giếng trung tâm, nước được xử lý rồi bơm lên hồ chứa tạo áp lực đẩy nước tới các hộ dân.
Tầng trên cùng là hai bồn nước hình tròn làm bằng thép không gỉ với sức chứa 1,000-1,500 m3.
Vị trí thuỷ đài nhìn từ trên cao, góc phải là Hồ Con Rùa, nơi từng tồn tại đài nước đầu tiên của Sài Gòn.
Ngay từ buổi đầu được xây dựng, thủy đài đóng vai trò lớn trong việc điều tiết và cung cấp nước cho người Sài Gòn. Công trình từng dừng hoạt động những năm 1930-1940, sau đó được dùng làm hệ thống cấp nước dự phòng Sài Gòn thiếu nước. Sau thời gian dài thực hiện “sứ mệnh” của mình, đài nước ngừng hoạt động hoàn toàn từ năm 1965 đến nay.
Năm 2016, thủy đài được công nhận là Di tích kiến trúc cấp thành phố. Đơn vị quản lý thủy đài đang có ý tưởng bảo tồn công trình thành một “bảo tàng” và địa điểm du lịch.

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top