Lẩm Cẩm Sự Đời, Đoàn Công Tử: PTSD liên quan đến Việt Nam

Diễn Đàn

Lẩm Cẩm Sự Đời, Đoàn Công Tử

 
PTSD liên quan đến Việt Nam



Post traumatic stress disorder, hậu chấn tâm lý hay hội chứng stress sau chấn thương, người Mỹ bị chứng này rất nhiều từ: chiến tranh da đỏ, chiến tranh giành độc lập, chiến tranh Mỹ Mexico, nội chiến Nam Bắc, chiến tranh Mỹ Tây ban nha, hai cuộc thế chiến, chiến tranh Cao Ly, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vùng Vịnh, Nam Tư, Iraq, Afghanistan, chiến tranh chống khủng bố, còn kéo dài dài.

Người Mỹ được xem là dân tộc bị hậu chấn tâm lý nhiều và nặng nề qua các thời kỳ, hậu quả : họ hay có những cuộc cuồng sát, chuyện bé xé ra to, họ có nhiều vụ khủng bố nội địa (domestic terrorism) hơn khủng bố nhập cảng ( Foreign terrorism). So sánh quốc gia ở cạnh họ là Canada, chúng ta thấy người Mỹ rất khác, cùng giống da trắng nhập cảng từ Âu châu, nhưng Canadian hiền hòa và lịch sự hơn nhiều.

Cụm từ hoa mỹ PTSD, hồi Thế chiến thứ nhất gọi đơn giản là Shell Shock, thế chiến thứ hai gọi Battle Fatigue, nói chung là những Chấn Thương Tâm Thần gây ra bởi giết chóc trực tiếp hay gián tiếp. Thời chiến tranh VN gọi là Vietnam Syndrome. Con số thống kê cho biết 1/3 người Mỹ vô gia cư ( homeless) hiện nay là cựu chiến binh Việt Nam và hàng loạt các vấn đề gặp phải từ các cựu binh Mỹ từng tham chiến VN :
- 40% ly hôn ít nhất một lần, 10% ly hôn 2 lần hay nhiều hơn.
- 14% có vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân và 23% đối với cha mẹ họ.
- Gần 1/2 cựu binh mắc bệnh PTSD từng bị bắt giam, 34% bị giam hơn 1 lần và 11.5% phạm tội nghiêm trọng.
- 11.2% nghiện rượu và 39% từng bị nghiện rượu ở một thời điểm nào đó trong đời.
Lính Mỹ xem Playboy xong là quăng, chớ không có treo và chuyền tay nhau như lính Việt. Sở thích xem hình ở truồng và phim sex không được thống kê, hình như lính Mỹ muốn là đi chơi bời chớ không cần ôm hun hình uổng trờ. Hình uổng trờ hay sinh ra hiếp dâm và bạo dâm nhất là những anh có vóc dáng cù lần, khó tán được gái.
Theo thống kê của VN, bệnh này hay tương cận với bệnh hoa liễu, nhiều tai hại hơn bệnh Hậu chấn chiến tranh và chỉ xảy ra với lính không tác chiến.
 
Chuyện trớt quớt.

Một nguời quá yêu Dalat đã nói : Thành phố này có buổi hoàng hôn đẹp nhất thế giới. Tôi hiểu sự rung động dạt dào rất là nghệ sĩ kiểu Khánh Ly và Thanh Tuyền (hai chị này là nguời Dalat), cho nên ai muốn nói cứ nói cho đã, mình nghe cũng thấy khoái vì êm tai chớ không hẵn là như vậy. Rồi mình đi bộ dọc con đuờng Đinh tiên Hoàng Dalat, có ai viết nguệch ngoạc trên tuờng "Khách sạn Dalat, nơi chôn vùi bao đời trinh nữ ".

Rồi đi một lát thì cũng với nét chữ ấy " Tân hôn là đêm kinh hoàng của nguời thiếu nữ Dalat". Có thơ mộng, có tục tằn mới là cuộc đời thuờng, thiếu một trong hai thứ, thật đáng chán, như hủ tíu không nuớc lèo.Có anh bạn thuộc loại khó chịu, nghe nói thế bèn cự nự : - Anh làm như ai cũng giống anh (Lẽ dỉ nhiên, sao giống đuợc ), tôi chỉ nói thầm, chẳng thành lời.
Có nhiều nguời chẳng sắm nổi cho mình một ý kiến mà hể ai có thì chẳng hài lòng. Những nguời như vậy Tết Ma Rốc mới thành công với cuộc đời. Những anh cuộc đời chỉ có cự nự, không có gì vui. Hôm qua đọc cái email: Việt Kiều Pháp chê Việt kiều Mỹ vì kinh tế xuống, bị nghèo, đi xe Nhựt chứ không còn đi xe Đức. Việt trong nuớc đi Honda 2 bánh nói "ngồi coi hai bên cãi lộn cuời chơi", làm như tay tổ.
Việt nào cũng vậy, ai vui đâu thì cứ ở yên đó, không ai giành ngang hàng với mấy anh đâu, việc gì cãi nhau chuyện nhảm nhí. Ở đâu cũng có nguời giàu kẻ nghèo, khác nhau là số đông số ít, nghèo ít nghèo nhiều, nghèo có lối ra, giàu không lối thoát. Giàu, nghèo, không trốn thuế là đuợc, không ăn cắp của công của tư là đuợc, không buôn bán ma túy là đuợc, không đi ăn nhậu rồi ngồi đồng chờ nguời khác trả tiền là đuợc, không ăn xã hội khi đã có tiền, có nhà cho mướn là đuợc, không ăn chận quà cứu trợ là đuợc.
Ăn phở A khen ngon, rồi thực thà kể phở B cũng ngon, bị chủ tiệm A chê : anh vậy là chưa biết thuởng thức ! Đừng giận, qua chổ tiệm C thì chủ tiệm C lại chê hai chổ A, B. Kết luận: Phở mà cũng kiêu ngạo, gọi là Kiêu Ngạo Phở, cũng như Ca sĩ, không ưa nhau bao giờ. Mà cũng chưa chắc mình biết thuởng thức Phở, mổi nguời mổi ý muời phân không vẹn muời. Cô em gái tôi bên Úc thì nói Phở nào có bà chủ đẹp là anh Hai khen tới tấp. - Ai đẹp anh cũng khen, đâu cần bán Phở ? Nguời đi ăn Phở đẹp anh cũng khen chứ đừng nói. - Thiệt tình ông anh quá lịch sự. Chỉ khen vợ mình đẹp thì yên thân mà hơi ích kỹ, khen các bà khác cũng đẹp thì bị la. Có anh trẻ tuổi hỏi: - Sao bác Hai hay khen mấy cô đẹp quá dzậy ? Khen chi dzậy? - Không lẻ bác phải khen mày và ba mày ? Mày thích sắm cái miệng để chê người ta hay để khen?
Có bà mẹ của một anh Mục sư Tin Lành, nghe con mình giảng đạo, cứ chê ma quỉ và cho các tôn giáo khác là không đúng. Một ngày nọ, bà chỉ ôn tồn nói: - Coi vậy chứ đạo khác cũng nhiều nguời theo, chắc cũng nhiều nguời thấy nó đúng và Ma quỹ nó cũng đáng nể vì nó kiên trì làm nguời ta bắt chuớc và sợ nó lắm à... Đúng là bà già ngon hơn ông con. Bà mẹ nói theo nhận xét, ông con nói theo điều đuợc bảo nói. Cái miệng bà già là của bả, miệng ông con là của Giáo Hội, của Nhà Thờ.
Có anh bạn nói Hai Can viết lang thang đọc bắt mệt. Mệt thì nghỉ, chứ biểu nguời ta đừng gửi bài, cũng tội cho "văn sĩ không người đọc ". Ca sĩ không nguời nghe, còn hát đuợc cho chính mình nghe, ồn cả toilet, chứ "văn thơ", dù gì cũng bỏ công nhiều chứ chẳng chơi. Nên đọc, chứ khi nó thành tác phẩm của văn hào cở Nguyễn ngọc Ngạn, Lê khắc Anh Hào, Nguyễn Hữu Nghĩa là phải mua mới đọc đuợc, thậm chí còn mua nhầm sách in lậu. Nguời không biết đọc, còn mua CD đọc truyện để nghe kìa. Tận huởng đi, khi Hai Can còn gửi email năn nỉ cho đọc free. Cuộc đời nghĩ cho cùng ghét nhau làm gì, nguời ta nói ghét của nào trời trao của đó. Có cô bạn ghét nguời hút thuốc, lấy trúng ông chồng hút xì gà, làm gì thì làm nhất định cô không cho hun môi. Anh chồng chỉ còn có nuớc trốn đi VN hun hít đào nhí cho đã, chỉ có điều tốn tiền máy bay chút thôi. Đừng tuởng chỉ có mình mình có thứ nguời ta cần! Nghe lời vợ bớt viết bài chống Cộng cho đở nặng nề, cũng khó, như mấy đại ca của Hai Can, biểu mấy ổng ngừng chống Cộng, mấy ổng chới với liền, vì có nghề ngỗng gì khác và có gì vui đâu để mấy ảnh giải trí ?

Aug 24/2015

Đoàn công tử


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top