• Thụy Âm dịch, Những Bất Bình Đẳng ở  XÃ HỘI MỸ  Trong Thời Đại Dịch  

Diễn Đàn

• Thụy Âm dịch

Những Bất Bình Đẳng ở  XÃ HỘI MỸ 
Trong Thời Đại Dịch  

Đây là cơ hội để thiết lập “bình thường mới”: Một Hoa Kỳ xanh hơn, tử tế hơn và công bằng hơn.


LTS: Đại dịch vi khuẩn corona gây ra nhiều thiệt hại lâu dài cho nước Mỹ mà điều dễ thấy nhất là 5 sự bất bình đẳng như Giáo Sư Jonathan của Đại Học Harvard đã nêu ra trong bài nghiên cứu mới đây của ông đã được đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm 27 tháng 4 năm 2020.

Vi khuẩn corona là mối đe dọa toàn cầu, nhưng đại dịch có ảnh hưởng không đồng đều trên khắp nước Mỹ. Nó làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng đang có và tạo ra nhiều thách thức mới.
 
1/ Ở trong nhà là xa xỉ
 
Đối với hàng triệu người Mỹ, ở trong nhà là một xa xỉ mà họ không thể chịu nổi. Sự thoải mái và cuộc sống khỏe mạnh của tất cả người Mỹ tùy thuộc vào những thu ngân viên tiệm tạp hóa, những người lái xe đi giao hàng và các công nhân làm việc hãng xưởng đặt sự an toàn của chính họ xuống hàng thứ yếu nên họ có thể tiếp tục ở lại làm việc.

Trong khi đó giai cấp trung lưu thượng tầng mang việc làm theo họ, những người Mỹ thuộc thành phần lao động và trung lưu thì bị trói buộc với việc làm của họ: 52% người có bằng cao đẳng có thể làm việc tại nhà, so với chỉ 12% công nhân có bằng trung học và 4% người không có bằng cấp.

Người Mỹ da trắng có thể làm việc tại nhà nhiều gấp đôi người Mỹ gốc Phi Châu hay La Tinh.

Dịch vi khuẩn corona nêu bật một khía cạnh của thị trường lao động Hoa Kỳ ngày càng phân cực, cung cấp các mức độ tự chủ khác nhau cho một số ít may mắn và việc làm bấp bênh cho phần còn lại, được đánh dấu bằng mức lương thấp, từ ít tới không có phúc lợi, thiếu kiểm soát và an ninh, và các hợp đồng tạm thời.
 

2/ Sự giàu có chia rẽ người Mỹ


Tại Hoa Kỳ, sự giàu có -- gồm tiền tiết kiệm, tiền đầu tư và tài sản kế thừa -- được phân chia không bình đẳng.

20% người Mỹ giàu nhất chiếm 90% tài sản. 20% người Mỹ nghèo nhất mắc nợ $6,000 mỗi người.

Đối với những người có tài sản, sự giàu có mang lại ảnh hưởng chính trị, ưu tiên điều trị y tế và là huyết mạch trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng hàng thập niên tiền lương trì trệ đã làm cạn kiệt nhiều khoản tiết kiệm khác của người Mỹ.

Bất bình đẳng giàu có có nghĩa là vi khuẩn corona có thể là nguy cơ đối với một số người, nhưng là mối đe dọa gấp đôi cho nhiều người khác. Như phúc trình của Quỹ Dự Trữ Liên Bang, 40% người Mỹ có thể không có $400 để chi trả cho một vụ khẩn cấp.

Vi khuẩn corona đang dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp cao hơn trong số những người Mỹ nghèo. Theo nghiên cứu mới, điều này có thể khiến 21 triệu người ở dưới mức nghèo và làm cho họ không thể nuôi ăn gia đình.

3/ Vấn đề chăm sóc sức khỏe


Kể từ năm 1942, việc chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ đã gắn liền với công ăn việc làm. Thất nghiệp có thể có nghĩa là bạn mất quyền được chăm sóc y tế.
1/3 người Mỹ không có bằng trung học không có bảo hiểm sức khỏe, so với chỉ 5% những người có bằng cao đẳng.

Mất phương tiện để có chăm sóc sức khỏe tâm thần và việc điều trị chứng nghiện là một phần lý do tại sao những người không có bằng đại học có tỉ lệ “chết vì tuyệt vọng,” bằng tự tử, nghiện rượu hay lạm dụng thuốc.

Trong khi chờ đợi sự kết thúc của đại dịch này, các nhà bệnh dịch học phúc trình rằng dịch cúm và bệnh lao trong quá khứ đặc biệt làm tổn thương các cộng đồng thu nhập thấp không được tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.

Trong các cộng đồng nghèo, tỉ lệ các điều kiện bệnh có trước là cao hơn, người không có bảo hiểm sức khỏe có thể trì hoãn hay từ bỏ sự chăm sóc, và các dịch vụ y tế, mà đã mỏng manh, có thể không thể được cung cấp việc điều trị. Đây là những khu phố như Jackson Heights và Corona tại Quận Queens, có tỉ lệ nhiều gấp ba các trường hợp bị lây vi khuẩn so với Quận láng giềng Manhattan tại Thành Phố New York.


Nghèo khổ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn và làm trầm trọng thêm tỷ lệ truyền nhiễm, gây nguy hiểm cho tất cả các thành viên trong xã hội.
 

4/ Con người thích đổ lỗi cho các nạn nhân

Tổng thống đổ lỗi vi khuẩn corona cho Trung Cộng và những di dân.
Trong khi đó, các y sĩ đã kêu gọi các cộng đồng da màu tránh rượu, thuốc lá và ma túy, nếu không phải cho chính họ, thì hãy bảo vệ ông bà, cha mẹ của họ.

Những lời nói đó cho thấy khuynh hướng đổ lỗi cho con người thay vì cho hoàn cảnh.

Những vật tế thần giúp duy trì niềm tin của nhiều người Mỹ trong thế giới, nơi những người thành công tự nâng mình lên và những người nghèo phải đối mặt với khó khăn vì những quyết định tồi tệ.

Nghiên cứu của tôi cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ tin rằng làm việc chăm chỉ là tất cả những gì đang đứng giữa thất bại và thành công.

Sự phân biệt đối xử hàng ngày của người Mỹ gốc Á, đôi khi được coi là thủ phạm của đại dịch, là một lời nhắc nhở về “bản chất thử thách” của sự có mặt của người di dân. Trong thời gian bình thường, họ phải đối mặt với định kiến, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, họ phải bị đổ lỗi.
 
5/ Sự mong manh giúp hy vọng
 
Nền kinh tế sụp đổ là một sự thức tỉnh dữ dội, nhưng sự mong manh của nó ẩn chứa một sức mạnh chuyển đổi.

Vi khuẩn corona chứng minh một sự thật xã hội, thông tri quan điểm lý thuyết nhiều thập niên của nghiên cứu: Trật tự xã hội là điều mà con người tạo dựng ra nó.

Nhiều tuần nay, những thay đổi nghĩ là không thể tưởng tượng hoặc không thể tạo ra được đã xảy ra trong một đêm, từ du lịch hàng không bị hạn chế đến lương nghỉ bệnh.

Trong quan điểm của tôi, cuộc khủng hoảng này là sự mời gọi để đặt lại giá trị mới cho việc làm và dịch vụ -- và để bắt nhịp cầu khoảng trống giữa giá trị và đền bù. Tại sao ngày nay, những “công nhân quan trọng” là một số người được trả lương thấp nhất trong cả nước? Ngày nay, người ta bỏ lỡ các dịch vụ nào nhất?

Đây là cơ hội để thiết lập “bình thường mới”: Một Hoa Kỳ xanh hơn, tử tế hơn và công bằng hơn.

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top