TẤT CẢ SỰ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS COVID-19  HIỆN NAY

Bài Tổng Hợp nhận được qua Internet

TẤT CẢ SỰ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS COVID-19  

HIỆN NAY


Bài nầy là sự gom góm lại những kiên thức về Virus Vũ-Hán ( danh xưng quốc tế là COVID-19 , nay Liên Hiệp Quốc Ban Y KHoa chuyển thành tên mới là  SARS- CoV-2 .
Được ghi thành 9 đề tài khác nhau.
1.- Cảm giác khi nhiểm Covid-19 qua lời kể của bệnh nhân.
2.- Virus Covid-19 tấn công tế bào cơ thể người như thế nào ?
3.- Hệ miễn dịch chiến đấu với Covid-19 thế nào ?
4.- Nghiên cứu bệnh lý mới nhất.
5.- WHO  Liên Hiệp Quốc vừa đỗi tên mới Covid-19 ra SARS-CoV-2.
6.- Vì sao tên dịch bệnh không còn gắn tên địa danh ?
7.- Bao giờ có vaccin chủng ngừa Covid-19 ?
8.- Nhật Bản phát triển thuốc trị được Virus Covid-19.
9.- Bệnh nhân Covid-19 có thể bị tổn thương phổi đến 15 năm.

*** Bắt đầu nhiểm bệnh COVID-19 khi bệnh nhân bị sốt cao độ...từ 100 đến 103 độ F. Sổ mủi và ho khan dử dội.
Đó là bạn bị 99 % nhiểm virus Vũ Hán ( Covid-19 )
Ho khan , tức ngực , đôi khi bị tiêu chảy. Cơ thể rất mệt mỏi , khát nước.
Cổ họng bị đau rát dử dội , không muốn ăn uống hay cử động gì cả.
Nếu muốn trị tại nhà ( tự cách ly khi bị nhiểm bệnh ) thì nên tìm thuốc hạ sốt nóng, dùng khăn ướt mà lau mặt càng nhiều càng tốt. Nên ráng uông nhiều nước.
-  "Nó không chỉ là cảm lạnh. Tôi đau nhức khắp người, đầu óc quay cuồng, mắt nóng bừng, cổ họng co thắt", anh viết. Connor nói rằng "xương của anh ấy rất đau" và anh ấy bị "ho khan

1.- Cảm giác khi nhiễm Covid-19 qua lời kể của bệnh nhân

Các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Anh và khắp nơi trên thế giới đã mô tả cảm giác khi mang virus trong người.

Tính đến trưa ngày 11 tháng 3, hơn 119.000 người đã nhiễm Covid-19 và số người nhiễm tại Anh đã tăng lên gần 400. Số ca tử vong là 4.300
Tờ Manchester Evening News đã chia sẻ những câu chuyện của 6 bệnh nhân nhiễm Covid-19 để giúp độc giả biết đến cảm giác khi mang virus viêm phổi Vũ Hán trong người.
Tờ Manchester Evening News đã chia sẻ những câu chuyện của 6 bệnh nhân nhiễm Covid-19 để giúp độc giả biết đến cảm giác khi mang virus viêm phổi Vũ Hán trong người.

Connor Reed đến từ North Wales, hiện sống tại Vũ Hán, Trung Quốc. Anh là bệnh nhân đầu tiên của Anh nhiễm Covid-19. Ảnh: Somersetlive
Connor Reed bị nhiễm virus vào tháng 11, một tháng trước khi chính quyền Trung Quốc chính thức công bố dịch bệnh. Ban đầu, anh nghĩ mình bị cúm nặng.
Anh chàng giáo viên người Anh 25 tuổi đã mô tả cách mà mình bắt đầu chỉ với triệu chứng "xổ mũi". Anh đã cố chữa bệnh bằng whisky và mật ong trong khoảng một tuần trước khi tin là mình bị cúm.
"Nó không chỉ là cảm lạnh. Tôi đau nhức khắp người, đầu óc quay cuồng, mắt nóng bừng, cổ họng co thắt", anh viết. Connor nói rằng "xương của anh ấy rất đau" và anh ấy bị "ho khan".
Đến ngày  thứ 11, anh nghĩ là cúm đã thuyên giảm, nhưng đến hôm sau nó "quay lại báo thù". "Tôi đổ mồ hôi, nóng bừng, chóng mặt và run rẩy. Ti vi bật lên nhưng tôi chẳng thể hiểu gì. Đây là một cơn ác mộng", anh nói. "Tôi không thể hít nhiều hơn một ngụm khí và khi thở ra, phổi tôi như thể một cái túi giấy bị vò nát. Điều này không ổn chút nào. Tôi cần gặp bác sĩ".
Anh được chẩn đoán bị viêm phổi và vài ngày sau đó, anh bị đau như thể "tôi bị một con tàu hơi nước cán qua". "Các xoang của tôi rất đau, màng nhĩ cảm giác như muốn bung ra. Tôi biết là không nên nhưng tôi đã lấy tăm bông để làm dịu tai mình, cố gắng làm giảm cơn đau".
Một vài ngày sau đó thì Connor cảm thấy tốt hơn.
Jaimuay Sae-ung, 73 tuổi là người Thái Lan đầu tiên nhiễm Covid-19 vào tháng 12 và sống sót sau khi được cách ly trong bệnh viện. Các triệu chứng của bà ấy bao gồm sốt, ho dữ dội. Bà còn bị viêm phổi khiến người nhà nghĩ rằng không thể qua khỏi.
"Tôi chỉ biết mình nhiễm bệnh cho tới khi được ra viện", bà mẹ 7 con nói với Sky News. "Tôi cảm thấy một chút buồn, một chút sốc, mệ mỏi và không thể ăn nổi". Sau 10 ngày, tình trạng của bà cải thiện và cuối cùng bà được xuất viện.
Một bệnh nhân khác là một thanh niên giấu tên đã khỏi bệnh sau khi được điều trị trong bệnh viện, theo Irish Mirror. Anh này nhiễm Covid-19 sau một chuyến đi ngắn trở về và phát hiện mình bị sốt. "Về cơ bản, triệu chứng duy nhất của tôi là sốt. Tôi không có vấn đề về hô hấp, viêm phổi, ho hay hắt hơi, chỉ có sốt", anh nói với phóng viên. "Hiện tại tôi cảm thấy rất khỏe. Tôi đã bị sốt trong vài ngày và từ thứ sáu đến nay tôi không còn bất cứ triệu chứng gì nữa, vì vậy tôi đã đến bệnh viện để xét nghiệm virus".
Người đàn ông này nói anh có "chút lo lắng" nhưng "không sợ hãi" và nói mình không thể rời bệnh viện cho tới khi 2 xét nghiệm liên tiếp cho thấy anh đã âm tính với Covid-19.
"Điều duy nhất tôi muốn nói là nó thực sự nhàm chán, tôi ở đây và chỉ có đọc, xem phim và đó là những điều duy nhất. Ngoài ra tôi vẫn ổn", anh nói thêm.

David và Sally Abel, đến từ Oxfordshire là khách trên tàu Diamond Princess và đang được điều trị trong bệnh viện sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ảnh: Somersetlive

Trong một bài đăng trên Facebook của mình, ông David, 74 tuổi nói: "Bên ngoài bệnh viện, tôi có chút không ổn và gần như bất tỉnh. Mỗi lỗ chân lông trên cơ thể tôi mở ra và tôi phải ngồi xe lăn vào phòng".
Sau đó, họ được chẩn đoán bị viêm phổi và nhiễm Covid-19. Trong cập nhất mới nhất, bà Sally đã hoàn toàn khỏi bệnh sau khi xét nghiệm âm tính với virus corona 3 lần. Ông David đã xét nghiệm âm tính 2 lần, 1 lần dương tính nên chưa thể xuất viện.
Trường hợp tiếp theo là Carl Goldman từ Santa Clarita, cũng là hành khách trên tàu du lịch Diamond Princess, dương tính với Covid-19. Ông nói rằng virus "không tệ đến thế". Trong một bài viết cho tờ Washington Post, ông giải thích rằng mình bị sốt và "ho nhẹ" trong chuyến bay trở về Mỹ và bị cách ly khi trở về.
"Tôi sinh cuối những năm 60 và lần ốm nặng nhất tôi từng trải qua là khi bị viêm phế quản vài năm trước. Nó khiến tôi như sắp chết trong vài ngày", ông nói. "Lần này dễ dàng hơn nhiều: không ớn lạnh, không đau nhức cơ thể. Tôi thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Ngực cảm thấy căng cứng và bị ho. Nếu tôi ở nhà với các triệu chứng tương tự, có lẽ tôi vẫn đi làm bình thường". Ông chia sẻ mình đã uống nhiều nước điện giải để trị bệnh.

Bridget Wilkins, sống ở London, đã bay qua Singapore để tới Australia dự lễ cưới của một người bạn vào tuần trước. Nhưng giờ cô đang bị cách ly tại một bệnh viện ở Brisbane sau khi dương tính với Covid-19. Ảnh: Somersetlive
Người phụ nữ 29 tuổi này nói những triệu chứng mình đã trải qua gồm đau đầu, đau họng và mệt mỏi. Cô không nghĩ mình bị nhiễm Covid-19 mà chỉ đơn giản là sự xáo trộn sau một chuyến bay dài.
Trả lời phỏng vấn 7News của Australia cô cho biết mình vẫn có những triệu chứng trên, nhưng "không có gì hơn".
"Có rất nhiều sự cường điệu và cuộng loạn về những tin tức xung quanh virus corona", cô nói. "Nên có. Nó rất nghiêm trọng, đặc biệt là với người già và những người có bệnh sẵn trong người. Nhưng tôi nghĩ chúng ta cần bình tĩnh, bởi hầu hết mọi người, như tôi chẳng hạn, thì đó chỉ là một cơn cảm lạnh kéo dài và chúng ta có thể vượt qua".

2.- Virus corona tấn công tế bào cơ thể người như thế nào?

Chủng virus gây nên bệnh Covid-19 đang lây lan khắp thế giới. Có ít nhất 6 chủng trong họ virus này lây nhiễm trên người, một số gây ra cảm cúm thông thường và hai chủng đã gây nên dịch bệnh: SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng suy hô hấp Trung Đông).

Cách virus corona tấn công tế bào


Gai phủ bên ngoài

Virus corona được đặt tên theo hình dáng của nó. Corona tiếng Latin là vương miện. Lớp vỏ ngoài virus có nhiều gai như một vương miện, Virus được bao bọc trong các phân tử chất béo (lipid), dễ phân rã khi tiếp xúc với xà phòng.

Xâm nhập tế bào dễ tổn thương

Virus đi vào cơ thể thông qua đường mũi, miệng hoặc mắt, sau đó gắn kết vào những tế bào tạo ra một loại protein là ACE2 (men chuyển angiotensin, một loại protein gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp). Virus được cho là bắt nguồn từ dơi, gắn kết với một loại protein tương tự trong cơ thể loài này.
Giải phóng ARN virus

Virus lây nhiễm sang tế bào bằng cách hợp nhất lớp vỏ lipid với màng tế bào. Một khi đã xâm nhập xong, virus corona giải phóng một phần vật chất di truyền của mình là ARN vào tế bào.

Chiếm kiểm soát tế bào

Chuỗi gene của virus khi được giải mã dài chưa đến 30.000 “ký tự” (gene của con người dài hơn 3 tỷ). Tế bào nhiễm bệnh sẽ đọc ARN của virus, sau đó bắt đầu tạo ra protein khiến hệ miễn dịch không tiếp cận và giúp tạo ra các bản sao mới của virus.
Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virus. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm thuốc kháng virus có khả năng phá vỡ các protein của virus và chặn đứng lây nhiễm trong cơ thể.

Tạo protein virus

Quá trình nhiễm tiếp diễn, bộ máy nội bào bắt đầu tạo ra nhiều gai mới cho virus và các loại protein giúp tạo thêm nhiều bản sao khác của virus corona.

Lắp ráp bản sao

Các bản sao của virus được tập hợp và chuyển đến vỏ ngoài của tế bào.

Lây nhiễm lan rộng

Mỗi tế bào nhiễm bệnh có thể giải phóng hàng triệu bản sao của virus trước khi tế bào đó dừng hoạt động và chết đi. Virus sau đó sẽ tấn công những tế bào gần kề, hoặc nằm trong các giọt nước từ phổi đi ra môi trường.

Phản xạ miễn dịch

Phần lớn những ca nhiễm Covid-19 gây sốt vì hệ miễn dịch cố tiêu diệt virus. Trong những ca bệnh nặng, hệ miễn dịch có thể phản ứng thái quá và bắt đầu tấn công tế bào trong phổi. Cơ quan này bị tắt nghẽn bởi chất dịch và tế bào đã chết, gây khó thở. Một phần nhỏ các ca nhiễm có thể dẫn đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng, thậm chí là tử vong.

Rời khỏi cơ thể

Ho và nhảy mũi có thể giải phóng hạt nước li ti mang virus, rơi trên các bề mặt đồ vật hoặc cơ thể người khác. Ở môi trường bên ngoài, virus vẫn có khả năng lây nhiễm từ vài tiếng đến vài ngày, tùy điều kiện và vật thể.
Người nhiễm có thể tránh lây lan virus bằng cách đeo khẩu trang. Tuy nhiên, virus có thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày hoặc lâu hơn, với triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, do đó những ca bệnh nhẹ khó phát hiện dù rủi ro lây nhiễm vẫn cao.

Triển vọng vaccine
Vaccine trong tương lai có thể giúp cơ thể tạo ra kháng thể để tìm diệt virus SARS-CoV-2 và ngăn nó xâm nhập tế bào người. Vaccine cảm cúm tác động theo cách tương tự, nhưng kháng thể được tạo ra nhờ vaccine cảm cúm không bảo vệ được cơ thể trước virus corona.
Cách tốt nhất để tránh nhiễm virus corona và các loại virus khác là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay lên mặt, giữ khoảng cách với người bệnh và lau chùi những bề mặt đồ vật tiếp xúc thường xuyên.
Virus corona là gì?
Nó là loại virus mới được đặt tên vì các gai giống như vương miện nhô ra khỏi bề mặt của nó.
Virus corona có thể lây nhiễm cho cả động vật và người và có thể gây ra một loạt bệnh về đường hô hấp từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng nguy hiểm hơn như Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS).
WHO ngày 11/3 đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Cơ chế tấn công của virus với tế bào người?
Virus corona đi vào cơ thể thông qua đường mũi, miệng hoặc mắt, sau đó xâm nhập vào tế bào, giải phóng ARN và được bộ máy nội tế bào nhân bản cho đến khi tế bào dừng hoạt động.
Nên lo lắng thế nào?
Các đợt bùng phát mới ở châu Á, châu Âu và Trung Đông tiếp tục làm dấy lên nỗi lo về đại dịch toàn cầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cảnh báo rằng người Mỹ nên chuẩn bị cho khả năng virus sẽ lây lan sang nước này.
Làm thế nào để giữ cho bản thân và những người khác an toàn?
Rửa tay thường xuyên là điều quan trọng nhất bạn có thể làm, cùng với việc ở nhà nếu bạn ốm.
Nếu tôi đi du lịch thì sao?
C.D.C. cảnh báo những du khách lớn tuổi và có nguy cơ nên tránh Nhật Bản, Italy và Iran.
Cơ quan này cũng đã khuyến cáo chống lại tất cả chuyến du lịch không cần thiết đến Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nên chuẩn bị thế nào nếu dịch lây lan?
Giữ dự trữ thuốc thiết yếu trong 30 ngày. Hãy tiêm phòng cúm.
Chuẩn bị sẵn đồ gia dụng thiết yếu và hệ thống hỗ trợ tại chỗ cho các thành viên gia đình cao tuổi.
Virus đã lây lan tới đâu?
Virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã làm 120.000 người nhiễm bệnh tại ít nhất 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Virus truyền nhiễm thế nào?
Theo nghiên cứu sơ bộ, nó có vẻ truyền nhiễm vừa phải, tương tự SARS, và có lẽ được truyền qua hắt hơi, ho và bề mặt bị ô nhiễm.
Các nhà khoa học ước tính mỗi người nhiễm bệnh có thể lây sang khoảng 1,5-3,5 người nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Ai đang làm việc để ngăn chặn virus?
Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới đã làm việc với các quan chức ở Trung Quốc, nơi sự phát triển của dịch bệnh đang chậm lại.
Nhưng trong tuần này, khi các trường hợp được xác nhận tăng vọt ở hai châu lục, các chuyên gia cảnh báo rằng thế giới chưa sẵn sàng cho dịch bệnh lớn.
 
3.- Hệ miễn dịch chiến đấu với nCoV như thế nào?
Hệ miễn dịch huy động đội quân tế bào T và đại thực bào trong cuộc chiến với nCoV, nhưng nếu làm việc quá sức, nó sẽ phản lại cơ thể.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng bắt đầu cuộc chạy đua với thời gian để "bắt cóc" tế bào, sinh sản, lây lan và chiếm giữ để tồn tại. Điều này cũng đúng với nCoV, virus gây đại dịch Covid-19.

Thời gian trôi qua rất nhanh đối với virus bởi khi sự tồn tại của chúng bị hệ thống cảnh báo hóa học trong cơ thể phát hiện, một cuộc chiến toàn lực nổ ra với hệ miễn dịch của con người, thứ đã tiến hóa hàng triệu năm để chiến đấu với mầm bệnh dưới sự dẫn dắt của đội quân tế bào tiêu diệt T. Hệ miễn dịch là một trong những lý do loài người vẫn tồn tại. Khi phát hiện mối đe dọa từ tín hiệu do quân trinh sát hóa học trong khắp cơ thể gửi về, hệ miễn dịch phản ứng ráo riết để tiêu diệt hoàn toàn vật xâm nhập. Trong một số trường hợp, kết quả là mọi thứ trong khu vực diễn ra xung đột đều bị tổn thương, bao gồm chính cơ thể.
Hệ miễn dịch không bắt giữ tù nhân. Khi tìm thấy những tế bào đã trở thành nhà máy sản xuất virus, hệ miễn dịch phá hủy chúng bằng cách tóm lấy và bắn các phân tử xuyên qua lớp màng, tiêu diệt tế bào và mọi thứ bên trong. Trước khi bắt đầu cuộc chiến toàn lực ở quy mô tế bào, virus đã trà trộn vào cơ thể, tìm đường qua lớp phòng thủ ở dịch nhầy trong mũi và cổ họng để săn tìm mục tiêu mà chúng có thể điều khiển. Cùng lúc, virus cố gắng ngụy trang sự tồn tại của chúng để tránh đánh động hệ miễn dịch.
Trong vài giờ đầu tiên từ lúc mầm bệnh tiến vào cơ thể, virus thử nhiều mánh khóe khác nhau để né tránh các công cụ phát hiện của hệ miễn dịch, theo Gene Olinger, nhà miễn dịch học ở viện MRIGlobal tại Mỹ. Đây là thời điểm bắt đầu "cuộc chạy đua vũ trang giữa virus và hệ miễn dịch, Marjolein Kikkert, phó giáo sư ở Trung tâm y tế Đại học Leiden tại Hà Lan, cho biết.
Do nCoV là chủng virus mới phát hiện, giới nghiên cứu chưa có đủ thời gian để tìm hiểu chính xác cuộc chiến này diễn ra như thế nào. Những câu hỏi như tại sao một số người khỏe mạnh nhiễm nCoV lại ốm nặng trong khi người khác thì không vẫn chưa có đáp án. Hiểu biết của các nhà khoa học chủ yếu dựa trên nghiên cứu trước đó về phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các chủng virus corona có họ gần với nCoV như SARS và MERS, cũng như ghi chép lâm sàng của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Dữ liệu chỉ ra cần huy động mọi bộ phận của hệ miễn dịch để xóa sổ virus, theo Stanley Perlman, giáo sư miễn dịch học ở Đại học Iowa.
Khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mạnh mẽ và áp đảo, cuộc chiến chống virus sẽ có sức phá hủy rất lớn, có thể gây ra hậu quả chết người. Đặc biệt, nCoV tấn công phổi, một trận địa dễ tổn thương. Trong lúc cố gắng chiến đấu với virus nó chưa bao giờ gặp trước đây, hệ miễn dịch có thể làm việc quá sức, gây tổn thương cho các tế bào và mô ở gần đó.
Theo Kikkert, hệ thống cảnh báo sớm mầm bệnh xâm nhập của cơ thể bao gồm nhiều lớp. Một bất thường bên trong tế bào thường khởi phát tín hiệu, dẫn tới sản sinh protein báo động xung quanh tế bào về sự hiện diện của virus, đồng thời kích hoạt phân tử miễn dịch, tạo ra "trạng thái kháng virus". Trong lúc này, nCoV đang gấp rút lan rộng và tấn công ngày càng nhiều tế bào hơn. Phổi trở thành trận địa chứa đầy tế bào miễn dịch.
Tế bào T kéo đến sau khi phát hiện virus, chui vào màng phổi để săn tìm, bắt giữ và tiêu diệt tế bào nhiễm virus. Chúng sẽ bám vào và bắn các phân tử xuyên qua mục tiêu để triệt hạ, Olinger giải thích.
Cùng lúc, kháng thể là các protein hình chữ Y cũng tới nơi. Chúng ùa lên virus, bao phủ các gai mà virus dùng để bám vào tế bào khỏe mạnh. Sau đó, những tế bào bạch cầu lớn hơn gọi là đại thực bào tràn đến, nuốt chửng các cụm hạt virus lớn. Cuộc tàn sát lan rộng, kéo theo tế bào chết chồng chất trong phổi.
"Tế bào chết làm nghẽn đường thở và giảm lưu lượng oxy", Ashley St John, trợ lý giáo sư ở Trường Y Đại học Quốc gia Singapore, cho biết. "Bạn cần lớp mô giãn ra để chứa oxy nhưng lúc này nó đang bị tế bào miễn dịch và dịch cơ thể lấp đầy. Điều này có thể ngăn cản bệnh nhân hít đủ oxy".
Ở một số bệnh nhân đã trải qua giai đoạn này và bình phục, phổi của họ có thể lành lại. Những người khác có thể bình phục nhưng bị tổn thương vĩnh viễn. Dữ liệu Trung Quốc công bố hồi cuối tháng 2 cho thấy khoảng 80% ca nhiễm nCoV ở dạng từ nhẹ tới vừa phải, khoảng 14% là dạng nặng và còn lại là trường hợp nguy kịch. 6% bệnh nhân nguy kịch có thể bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng huyết và suy chức năng đa tạng.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu chính xác cơ chế hoạt động của nCoV trong cơ thể, nhưng rõ ràng Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất tới người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch yếu. Hơn 20% bệnh nhân trên 80 tuổi có nguy cơ tử vong. Tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và bệnh hô hấp mạn tính cao gấp đôi so với mức trung bình, theo dữ liệu do phái đoàn hợp tác đối phó Covid-19 WHO - Trung Quốc công bố hồi cuối tháng 2.
Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ trong giai đoạn "trốn tìm", nCoV gây hại đối với phản ứng miễn dịch ban đầu bằng cách nhân lên nhanh đến mức hệ thống không theo kịp hoặc làm gián đoạn cách hệ miễn dịch tự điều phối. Một số bằng chứng cho thấy điều này có thể thúc đẩy hệ miễn dịch làm việc quá sức, dẫn tới hội chứng phóng thích (cytokine storm), gây viêm nhiễm mô. "Với hội chứng phóng thích, bạn rơi vào tình trạng không phanh, mọi thành phần miễn dịch trở nên mất kiểm soát, tế bào xâm nhập vào mô, làm vỡ mạch máu", St John nói.
Khi cơ thể báo động để các tế bào tới phổi chiến đấu, sự phối hợp sai có thể xuất hiện, gây tổn thương nhiều hơn. "Phổi trở thành nơi tồi tệ nhất để điều đó xảy ra. Những tế bào có mặt ở đấy để tiêu diệt, bao vây và kiểm soát viêm nhiễm. Phản ứng thái quá sẽ dẫn tới tổn thương phổi. Tế bào trong khu vực không thể vận chuyển oxy", Olinger giải thích. Cuối cùng, thay vì tổn thương do virus, chính phản ứng miễn dịch lại trở thành gánh nặng với phổi và các cơ quan nội tạng khác.
4.- Nghiên cứu mới: Nhiều bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy trước cả triệu chứng hô hấp.
Nhóm nghiên cứ‌u cho rằng triệu chứng tiêu hóa có thể là dấu hiệu đầu tiên của Covid-19, và những ai gặp vấn đ‌ề tiêu hóa thường sẽ phát triển bện‌h ngh‌iêm trọ‌ng hơn.
 
Nghiên cứ‌u mới của nhóm nhà khoa học từ Vũ Hán, Trung Quốc đăng trên ấn phẩm uy tín Tạp chí bện‌h học tiêu hóa Hoa Kỳ vào ngày 19/3, cho rằng các vấn đ‌ề tiêu hóa có thể là triệu chứng đầu tiên của Covid-19.
Nhóm nghiên cứ‌u đã phâ‌n tích dữ liệu của 204 bện‌h nhân Covid-19 có độ tuổi trung bình 55, được điều trị tại 3 bện‌h việ‌n ở tỉnh Hồ Bắc từ ngày 1‌8/1 đến 28/2.
Trong số 204 bện‌h nhân, 99 người (chi‌ếm 48,5%) báo cá‌o "một hay nhiều triệu chứng tiêu hóa là lí do chính khiến họ đến bện‌h việ‌n", bao gồm chá‌n ăn, tiêu chảy, nôn mửa và đa‌u bụn‌g dưới.



Một số bện‌h nhân Covid-19 cho biết đã bị tiêu chảy, nôn mửa, đa‌u bụn‌g dưới... trước cả khi có triệu chứng hô hấp (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học cho biết thêm: "Trong số 99 bện‌h nhân này, 92 người phát triển triệu chứng hô hấp song song với triệu chứng tiêu hóa, và 7 người chỉ có triệu chứng tiêu hóa mà thôi".
"Trong số 105 bện‌h nhân không có triệu chứng tiêu hóa, 85 người có triệu chứng hô hấp và 20 người còn lại không biểu hiện triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất nhẹ".
Đáng chú ý, nghiên cứ‌u mới cho rằng triệu chứng tiêu hóa không chỉ là dấu hiệu đầu tiên của Covid-19, mà những ai gặp vấn đ‌ề tiêu hóa thường sẽ phát triển bện‌h ngh‌iêm trọ‌ng hơn.
"Thêm vào đó, khi tình trạng bện‌h nhân trở nặng, các triệu chứng tiêu hóa cũng biểu hiện rõ ràng. Các bện‌h nhân không bị vấn đ‌ề tiêu hóa cũng được chữa khỏi nhanh ch‌óng hơn, tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứ‌u này" - nhóm tác gi‌ả viết. Cụ thể, có 60% bện‌h nhân Covid-19 không có triệu chứng tiêu hóa đã khỏe lại, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bện‌h nhân xuất hiện triệu chứng tiêu hóa chỉ là 34%.


Nhóm tác gi‌ả kêu gọi những nghiên cứ‌u khác cần được tiến hàn‌h để hiểu rõ "tỷ lệ mắc phải và tác độn‌g của triệu chứng tiêu hóa trong đại dịc‌h Covid-19 vẫn đang bùng phát".
Đồng thời, họ khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng lưu ý về triệu chứng tiêu hóa, ví dụ tiêu chảy. Đây có thể là đặc điểm của Covid-19 đã phát sin‌h trước cả triệu chứng hô hấp. Trong một số trường hợp hiếm, người nhi‌ễm vir‌us chỉ có triệu chứng tiêu hóa mà thôi.
Nghiên cứ‌u trên được thực hiện sau khi các nhà khoa học từ bện‌h việ‌n Renmin (thuộc Đại học Vũ Hán) và việ‌n vir‌us học Vũ Hán hồi tháng 2 phát hiện ra chủng vir‌us mới có thể truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt là đường phâ‌n - miệng, bên cạnh truyền qua giọt bắ‌n trong quá trình hô hấp. Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứ‌u đã tìm thấy "vật liệu di truyền vir‌us" trong các mẫu phâ‌n và bện‌h phẩm trực tràng từ một số bện‌h nhân.

Trước đó, Tạp chí Y học New England cũng báo cá‌o về bện‌h nhân Covid-19 đầu tiên ở Mỹ đã đi ngoài phâ‌n lỏng, kh‌ó chị‌u vùng bụn‌g trong ngày nhập việ‌n thứ hai. Một nghiên cứ‌u khác trên Medscape đã tìm thấy bằng chứng vir‌us SARS-2-nCoV bị thả‌i ra trong phâ‌n, tương tự các chủng vir‌us corona khác như SARS và MERS.
Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứ‌u để hiểu rõ vai trò và tác độn‌g của triệu chứng tiêu hóa ở những người mắc Covid-19, bác sĩ Brennan MR Spiegel - đồng chủ biên Tạp chí bện‌h học tiêu hóa Hoa Kỳ - cho rằng triệu chứng tiêu hóa có thể giúp phát hiện bện‌h sớm hơn.
Ông viết: "Trong nghiên cứ‌u vừa được công bố, bện‌h nhân Covid-19 gặp triệu chứng tiêu hóa có tình trạng t‌ệ hơn và nguy cơ t‌ử von‌g cao hơn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa triệu chứng tiêu hóa, ví dụ như tiêu chảy, vào mối quan tâm nghi ngờ khi chẩn đoán Covid-19. Nó có thể dẫn đến việc phát hiện bện‌h sớm hơn, điều trị sớm và cách ly sớm để gi‌ảm thiểu nguy cơ lây truyền trong cộng đồng".

5.- Vì sao WHO đổi tên mới virus corona từ Covid-19 sang SARS-CoV-2 ?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thông báo mới, tên chính thức cho virus corona mới gây bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2.
Vì sao WHO lại đổi tên mới cho virus corona từ Covid-19 thành SARS-CoV-2  ?
WHO cho biết virus và các bệnh do virus gây ra thường có tên khác nhau. Chẳng hạn, HIV là virus gây ra bệnh AIDS. Mọi người thường biết tên của một căn bệnh, chẳng hạn như bệnh sởi, song ít rành tên của loại virus gây ra sởi là rubeola.
Có nhiều quy trình khác nhau và mục đích để đặt tên cho virus và bệnh, theo WHO.

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Virus được đặt tên dựa trên cấu trúc gien của chúng để tạo điều kiện phát triển các xét nghiệm chẩn đoán, vắc xin và thuốc. Các nhà virus học và cộng đồng khoa học thực hiện công việc này, do đó virus được Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) đặt tên.
Tên mới của virus corona là SARS-CoV-2 có ý nghĩa gì?
Bệnh được đặt tên để cho phép thảo luận về phòng chống dịch bệnh, lây lan, mức độ nghiêm trọng và điều trị. Sự chuẩn bị và ứng phó với bệnh của con người là vai trò của WHO, vì vậy các bệnh được WHO đặt tên chính thức trong Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD).
ICTV trước đó ngày 11.2 công bố tên của virus gây bệnh COVID-19 là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2). Tên này được chọn vì virus mới có sự tương đồng về gien với virus corona gây ra dịch SARS năm 2003. Dù liên quan, hai virus này là khác nhau, theo WHO.
Ngày 22/2, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại về số ca nhiễm chủng mới của virus corona (Covid-19)  mà không có bất cứ liên kết dịch tễ rõ ràng nào, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối thấp.
Trong một phát biểu trên mạng xã hội Twitter, ông Ghebreyesus cho biết các trường hợp không có mối liên kết dịch tễ rõ ràng bao gồm những người chưa từng du lịch tới Trung Quốc, cũng như chưa từng tiếp xúc với một ca nhiễm Covid-19 được xác nhận.
Trích dẫn các báo cáo, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh virus Covid-19 vẫn ở thể nhẹ đối với 80% số các bệnh nhân, và ở tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy kịch đối với 20% còn lại. Virus này gây tỷ lệ tử vong 2% trong số những trường hợp đã ghi nhận.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: “Mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi hiện vẫn là khả năng virus corona COVID-19 lây lan ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn".
6.- Vì sao tên dịch bệnh không còn gắn với địa danh?
 Virus Corona COVID-19 - Virus Vũ Hán ?
Từng có nhiều dịch bệnh được đặt tên theo nơi chúng bắt nguồn, nhưng tại sao không một tổ chức nào gọi nCoV là "virus Trung Quốc"?
Trong những ngày qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" để nói về nCoV (SARS-CoV-2) - loại virus viêm phổi chủng corona gây ra đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên thế giới. Tên gọi này xuất phát từ việc virus có nguồn gốc bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
"Mỹ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ những ngành công nghiệp, như hàng không và một số ngành khác, bị ảnh hưởng bởi virus Trung Quốc. Chúng ta sẽ mạnh hơn cả trước kia", ông Trump viết trong một bài đăng trên Twitter. Không chỉ Trump mà nhiều quan chức, nghị sĩ Mỹ cũng sử dụng tên gọi này.

Hình ảnh tập tài liệu của ông Trump về virus corona, chữ "corona" bị sửa lại thành "Trung Quốc". (Ảnh: Jabin Botsford/Twitter).
Đã có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến cách gọi của ông Trump. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 17/3 nhấn mạnh nước này "vô cùng phẫn nộ" sau khi Tổng thống Donald Trump gọi virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc". Ông nhấn mạnh việc liên hệ virus với Trung Quốc là "một kiểu kỳ thị".
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chung quan điểm về cách gọi của Tổng thống Mỹ, cho rằng sử dụng từ ngữ này có thể khiến nhiều người liên tưởng đến một nhóm cá nhân cụ thể khi nhắc đến virus corona.
Đáp trả lại, Trump cho rằng cách mình gọi như vậy là chính xác do virus "đến từ Trung Quốc", khẳng định sẽ không thay đổi cách gọi. Một phần cộng đồng cũng ủng hộ cách gọi của ông Trump vì đơn giản là nó bùng phát đầu tiên tại Trung Quốc.
Từng có nhiều dịch bệnh được đặt tên theo nơi chúng bắt nguồn, nhưng tại sao không một tổ chức nào gọi nCoV là "virus Trung Quốc"?

Từ năm 2015, quy định mới của WHO đã không cho phép đặt tên dịch bệnh theo vị trí địa lý. (Ảnh: Relevant).
Năm 1918, một đại dịch cúm đã lây nhiễm cho 500 triệu người, làm chết ít nhất 40-50 triệu người. Được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại, đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha ( Spanish Flu )
Có tên là cúm Tây Ban Nha ( Spanish Flu ), tuy nhiên đại dịch này không thực sự bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Trong thời điểm đó, chính phủ các nước không muốn bên ngoài biết họ đang trải qua dịch bệnh vì đang trong thời chiến tranh. Báo chí Tây Ban Nha không được kiểm duyệt nghiêm ngặt, do đó thông tin đầu tiên về các ca nhiễm bệnh, tử vong đều đến từ Tây Ban Nha.
Trên thực tế, virus gây ra đại dịch này có nguồn gốc từ Kansas, một tiểu bang ở miền Trung Tây Mỹ. Do đó, lẽ ra đại dịch này phải gọi  "cúm Mỹ" hay "cúm Kansas".
Chắc chắn không ai muốn quê hương mình bị lấy làm tên dịch bệnh chỉ vì nó khởi phát từ đó. Bạn sẽ cảm thấy ra sao nếu sống ở rừng Zika, sông Ebola?
Việc đặt tên không đúng cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát, xử lý dịch. Trong đợt bùng phát dịch hạch tại khu người Hoa ở San Francisco năm 1900, những người gốc Hoa đã bị kỳ thị, ảnh hưởng đến chính sách y tế và xử lý dịch.
Điều đó tiếp tục lặp lại trong đại dịch Covid-19. Trong thời điểm này, cố gắng phòng chống, kiểm soát hiệu quả sẽ tốt hơn việc tập trung chỉ trích nơi khởi phát dịch bệnh. Virus không quan tâm bạn từ đâu, nó chỉ biết xâm nhập khi có cơ hội mà thôi.
Vào năm 2015, chính WHO đã ban hành quy cách đặt tên dịch bệnh, không nhắc đến tên khởi phát dịch để tránh kỳ thị và gây hoang mang.
Cụ thể, tên dịch bệnh sẽ được đặt dựa trên triệu chứng, đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh (nếu có). Ví dụ, Covid-19 có ý nghĩa là "bệnh do virus corona được phát hiện năm 2019 ( COVID- 19 = Corona Virus Disase Year 2019 )".
Trong hướng dẫn đặt tên, WHO không khuyến cáo đặt tên virus theo vị trí địa lý (Hội chứng Hô hấp Trung Đông MERScúm Tây Ban Nha ( Spanish Flu ), sốt Thung lũng Rift hay Zika Virus ở Trung Phi Châu ), theo tên người (bệnh Creutzfeldt-Jakobbệnh Chagas), tên động vật hoặc thực phẩm (cúm lợn, cúm chim, bệnh đậu mùa khỉ) hoặc chứa cụm từ gây hoang mang quá mức (chưa biết, gây tử vong).
Có nhiều tên dịch bệnh được đặt theo những tên gọi ấy trong quá khứ, tuy nhiên quy định mới từ năm 2015 WHO đã không đặt tên như vậy nữa.
7.- Bao giờ có vắc xin ngừa virus corona?
Dù các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ sớm được tiến hành, viễn cảnh ứng dụng vắc xin ngừa SARS-CoV-2 trên quy mô toàn cầu vẫn đối diện với nhiều thách thức.
Thời điểm sản xuất được vaccine covid-19 ( Corona Visrus Disease - 19 )
Thời gian vừa qua giúp thế giới nhận ra rằng ngay cả những biện pháp phòng dịch mạnh tay nhất cũng chỉ làm chậm tốc độ lây lan chứ không thể loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa từ COVID-19.
Kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, công tác điều điều chế vắc xin phòng ngừa chủng virus corona mới lập tức trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Tốc độ cải thiện
Khoảng 35 tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp đang chạy đua với thời gian nhằm sớm cho ra đời loại vắc xin đang được cả thế giới mong đợi nói trên. Đáng chú ý, Công ty Công nghệ Sinh học Moderna (Mỹ) hợp tác cùng Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ đã sản xuất lô vắc xin đầu tiên hồi tháng 2 và bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên người với sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh Sáng kiến Phòng chống Dịch bệnh (CEPI).
Nỗ lực của Trung Quốc hồi tháng 1 đóng góp một phần không nhỏ vào bước tiến này. Trước đó, Trung Quốc giải mã thành công trình tự bộ gene virus corona và cho phép các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới ứng dụng công trình trên vào công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã có sự chuẩn bị từ trước. Cụ thể, sau khi chủng virus corona gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), việc nghiên cứu về loại virus nguyên mẫu được tập trung đẩy mạnh và đầu tư.
The Guardian dẫn phát biểu của Giám đốc điều hành CEPI, ông Richard Hatchett: “Tốc độ điều chế vắc xin nhanh chóng là nhờ vào sự đầu tư và hiểu biết về các loại vắc xin ngừa virus corona có từ trước đó”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tìm hiểu về quá trình tiêm vắc xin tại Học viện Khoa học Quân y ở Bắc Kinh hôm 2/3. (Ảnh: AP).
Phương pháp đa dạng
Tuy nhiên, đối phó với một chủng virus mới chưa bao giờ là điều dễ dàng. Các nhà sản xuất “loay hoay” tiếp cận vấn đề theo phương pháp “vừa làm vừa thử” dựa trên những kiến thức sẵn có kết hợp với nhiều nghiên cứu tân tiến hơn.
Thông thường, các loại vắc xin được điều chế dựa trên nguyên lý dược động học tương đồng: sử dụng kháng nguyên để kích thích cơ chế miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là các kháng nguyên không hoàn toàn tương thích với cơ thể của tất cả cá thể. Khi đó, thay vì hạn chế mắc bệnh, vắc xin lại khiến cơ thể người dùng dễ nhiễm bệnh ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung tâm nghiên cứu vắc xin ở Maryland hôm 3/3. (Ảnh: Reuters).
Chính vì vậy, hàng loạt các phương pháp hiện đại hơn được mang vào thay thế. Ví dụ, đơn vị Novavax đang áp dụng chiến lược vắc xin “tái tổ hợp” dựa trên nguyên lý sắp xếp lại các gene liên kết không hoàn toàn nhằm tạo ra các dạng giao tử mới. Trong khi đó, CureVac và Moderna lại chế tạo vắc xin từ chính mã di truyền của bộ gene virus.
Theo CEPI, khoản đầu tư cho các dự án điều chế vắc xin do Novaxax và Đại học Oxford tiến hành đã lên tới 4,4 triệu USD. Người đứng đầu tổ chức, ông Hatchett, cho rằng sự đa dạng chính là chìa khóa thành công, nhất là khi quá trình sản xuất vắc xin đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn - giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.
Nhanh chưa hẳn đã là tốt
Thử nghiệm lâm sàng thành công là điều kiện thiết yếu để vắc xin được phê duyệt và sử dụng rộng rãi. Thế nhưng trước đó, các nhà sản xuất phải vượt qua ba cột mốc: Thử nghiệm vắc xin lên vài chục tình nguyện viên khỏe mạnh và theo dõi tác dụng phụ; Thử nghiệm hiệu quả của vắc xin trên vài trăm người ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cuối cùng là Tiến hành thử nghiệm tương tự trên vài nghìn mẫu bệnh nhân.
“Không phải mọi con ngựa rời vạch xuất phát đều có thể kết thúc đường đua”, The Guardian dẫn nhận định khá thực tế của người đứng đầu Viện vắc xin Sabin, ông Bruce Gellin.
Phát biểu này không hoàn toàn chỉ phản ánh sự tiêu cực bởi quá trình thử nghiệm lâm sàng sẽ giúp loại bỏ những loại vắc xin không an toàn và kém hiệu quả. Theo ông Gellin, cách tốt nhất để hạn chế rủi ro từ các loại vắc xin mới chính là sẵn sàng tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ càng, phát hiện nhược điểm và đưa ra sự điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ điển hình chứng minh cho tính đúng đắn của luận điểm này là sự kiện Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) gấp gáp điều chế vắc xin phòng virus hợp bào hô hấp ở trẻ năm 1960. Khi ấy, thay vì phòng được bệnh, vắc xin này lại gây ra nhiều trường hợp nhiễm nặng, thậm chí dẫn đến 2 ca tử vong.
Chính vì thế, quá trình chế tạo vắc xin thành công và được phê duyệt đầy đủ có thể kéo dài hơn 10 năm. Điều này lý giải cho tuyên bố của Tổng thống Trump hôm 2/3 rằng vắc xin phòng Covid-19 hoàn thành vào cuối năm nay là điều không thể.
Annelies Wilder-Smith, giáo sư tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, thẳng thắn cho hay loại vắc xin đang được thử nghiệm sẽ không thể sẵn sàng trước thời hạn 1 năm rưỡi.
Vẫn còn đó một chặng đường dài
Sau khi được phê duyệt, sản xuất được vắc xin với số lượng lớn cũng là một vấn đề khá nan giải do các nhà sản xuất hiện không đủ nguồn lực để thực thi điều này. Quá trình phát triển vắc xin vốn đã tiềm ẩn rủi ro cao về mặt tài chính nên hiếm có đơn vị nào sản xuất số lượng lớn khi chưa chắc chắn về độ hiệu quả của chế phẩm mới.
Hiện CEPI và các tổ chức tương tự đang tích cực hoạt động nhằm hỗ trợ các đơn vị điều chế vắc xin trong vấn đề này. Cụ thể, CEPI lên kế hoạch vừa phát triển vắc xin ngừa COVID-19 vừa thúc đẩy khả năng sản xuất thông qua hành động quyên góp 2 tỷ USD.
Tuy nhiên, giai đoạn hậu phê duyệt vẫn còn đầy rẫy thách thức. Jonathan Quick thuộc Đại học Duke, Bắc Carolina - tác giả cuốn “Cái kết của đại dịch” (2018) cho biết: “Sản xuất ra một loại vắc xin được chứng nhận là an toàn và hiệu quả thì mới chỉ là 1/3 chặng đường của dự án tiêm chủng toàn cầu mà thôi. Thách thức về nghiên cứu sinh học và công nghệ sản xuất chỉ là những khó khăn bước đầu. Thể chế chính trị và hệ thống kinh tế mới là những rào cản to lớn hơn”.
Việc mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với vắc xin là thách thức lớn đối với các quốc gia, nhất là khi nhiều nước còn đang “chật vật” xây dựng quy trình xử lý. Ví dụ, Anh sẽ ưu tiên tiêm phòng cho các nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc xã hội và những nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh trong trường hợp đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, nếu đại dịch xảy ra và các nước tranh nhau nguồn cung khan hiếm, Anh sẽ thực hiện những mong muốn đó như thế nào?
Xây dựng chiến lược phân phối công bằng
Đại dịch thường tấn công những quốc gia dễ bị tổn thương có hệ thống y tế yếu kém. Chính vì vậy, sự mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng mà sức mua hoàn toàn có thể xảy ra khi vắc xin được sản xuất rộng rãi.
WHO đã kêu gọi các chính phủ, tổ chức từ thiện, nhà sản xuất vắc xin chung tay xây dựng chiến lược phân phối công bằng. Nhiều tổ chức như GAVI, Liên minh vắc xin cũng đưa ra các sáng kiến để quyên góp, hỗ trợ cho các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, mỗi đại dịch đều là một biến số và WHO không thể ràng buộc tất cả các quốc gia cam kết vào những ẩn số trong tương lai.
Giáo sư Wilder-Smith đưa ra cái nhìn lạc quan: “Đại dịch này có thể đạt đỉnh và suy giảm trước khi chúng ta sản xuất ra vắc xin”. Viễn cảnh về cách giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này vẫn còn khá mơ hồ. Cho tới khi mọi chuyện kết thúc, tất cả những gì chúng ta nên làm là thực hiện trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của virus.
8.- Nhật Bản phát triển thuốc trị được virus corona mới ( COVID-19 ) .
Chính phủ Trung Quốc cho biết loại thuốc trị cúm do một thành viên của tập đoàn Fujifilm Holdings phát triển, có hiệu quả chống lại virus Corona mới.
Trung Quốc dự định sẽ chính thức khuyến nghị sử dụng thuốc này để điều trị COVID-19. Fujifilm Toyama Chemical là đơn vị phát triển thuốc favipiravir, được bán ra thị trường dưới nhãn hiệu Avigan.


Trung Quốc đã tiến hành các nghiên cứu về thuốc điều trị COVID-19. (Ảnh: Ap).
"Loại thuốc này có mức độ an toàn cao và hiệu quả điều trị rõ ràng", Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ sinh học Trung Quốc, thuộc Bộ Khoa học, cho biết trong một cuộc họp báo. Fujifilm Toyama Chemical đã phát triển loại thuốc này vào năm 2014, và thuốc đã được cung cấp cho các bệnh nhân ở Nhật Bản để điều trị virus Corona mới kể từ tháng Hai.
Nikkei Asean Review cho biết vào sáng sớm hôm nay (18/3), cổ phiếu của Fujifilm không được giao dịch Tokyo do có quá nhiều lệnh đặt mua sau khi có thông báo của chính phủ Trung Quốc.
Công ty dược phẩm Chiết Giang Hisun đã ký một thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế cho favipiravir với Fujifilm vào năm 2016. Nhà sản xuất thuốc đã nhận được giấy phép sản xuất thuốc từ chính quyền Trung Quốc vào tháng Hai và có thể tăng sản lượng.
Thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện tại các bệnh viện ở Vũ Hán và Thâm Quyến, với 200 bệnh nhân tham gia. Kết quả xét nghiệm cho thấy những người sử dụng thuốc đã âm tính trong thời gian ngắn hơn, và các triệu chứng viêm phổi được cải thiện nhanh hơn.

9.- Bệnh nhân Covid-19 có thể bị tổn thương phổi tới 15 năm

Một số bệnh nhân bình phục sau bệnh nặng do virus corona sẽ bị tổn thương phổi và phải mất tới 15 năm mới lành, theo các chuyên gia về chăm sóc đặc biệt ở Anh.

Cảnh báo từ Hội Y học Chăm sóc tích cực (FICM), một tổ chức nghề nghiệp của Anh dành cho các bác sĩ và bác sĩ chăm sóc tích cực, mới được công bố trên tờ The Sunday Times.

Nhấn để phóng to ảnh
FICM nhấn mạnh rằng nhiều người phải được chăm sóc đặc biệt do bị COVID-19 đã phát triển một tình trạng gọi là hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).
Một nghiên cứu được công bố tại Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ cho thấy 17% trong số 99 bệnh nhân virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc, được khám từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1, đã phát triển ARDS trong thời gian bị bệnh.
Một nghiên cứu khác được công bố trên The Lancet ngày 15 tháng 2 thấy rằng 29% trong số 41 bệnh nhân quan sát được từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 1 ở Vũ Hán đã phát triển ARDS.
ARDS ngăn không cho phổi của người bệnh cung cấp đủ ôxy cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Khi COVID-19 tấn công vào phổi, niêm mạc ở phổi bị viêm. Tình trạng viêm này có thể gây ra ARDS, theo đó "chất dịch từ các mạch máu gần đó thoát vào các túi phế nang trong phổi, khiến việc thở ngày càng khó khăn".
Mặc dù phổi của những người đã bình phục sau khi nhiễm virus corona có thể trở lại "như bình thường" sau sáu tháng với các vấn đề tối thiểu - như khả năng gắng sức yếu - những người tiếp tục diễn biến ARDS có thể "mất 15 năm để phổi phục hồi", FICM cho biết.
ARDS là thủ phạm của 10% số trường hợp phải vào khoa chăm sóc đặc biệt ở Anh.
ARDS cũng có tỷ lệ tử vong từ 30% đến 40%. Tỷ lệ tử vong này cũng đã được đề cập trong một bài báo năm 2015 được công bố tại Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ.
Với những người bị ARDS, không có cách điều trị đặc hiệu nào ngoài việc cho bệnh nhân dùng thuốc an thần và thở máy để họ hồi phục.
Những người sống sót bị hạn chế khả năng gắng sức đáng kể và chất lượng sống kém ... liên quan đến suy mòn và yếu cơ rõ rệt."
ARDS cũng thường gặp ở những người đang hồi phục sau khi bị cúm và viêm phổi nặng ở Anh, nhưng trong những trường hợp đó "ARDS hiếm khi gây tổn thương phổi lâu dài", theo Quỹ Bệnh phổi Anh.
Một nghiên cứu được công bố ngày 13 tháng 3 trên tờ The Journal of the American Medical Association cho thấy những người cao tuổi mắc COVID-19 là nhóm có khả năng bị ARDS cao nhất, có thể do đáp ứng miễn dịch yếu hơn.
FICM cũng cảnh báo rằng các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương bởi COVID-19 sau khi bình hồi.
"Giống như nhiều bệnh virus khác, ảnh hưởng của virus corona không chỉ giới hạn ở phổi. Tim cũng có thể bị ảnh hưởng, từ viêm (viêm cơ tim) đến suy tim".
Đầu tháng này, Cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông cũng nhận thấy 2-3 người trong một nhóm gồm 12 bệnh nhân bị coronavirus đã bình phục bị suy giảm chức năng phổi từ 20% đến 30%. Tuy nhiên, họ có thể thực hiện các bài tập cardio để cải thiện dần dung tích phổi theo thời gian.
Tính đến thứ ba, đã có hơn 185.000 người bị nhiễm COVID-19 và hơn 7.300 người tử vong trên toàn thế giới.
Tóm lại :
Hiểu biết càng sâu , thì sự u mê càng lúc càng nhỏ bé lại.
Đừng để kẻ kém hiểu biết dẩn bạn vào chốn u mê đời đời.

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top