Kiều Mỹ Duyên: Những Chiến Sĩ Hào Hùng Của QLVNCH Vẫn Còn Đây

KIỀU MỸ DUYÊN
 

NHỮNG CHIẾN SĨ HÀO HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN CÒN ĐÂY



Little Saigon, Orange County


      Little Saigon là nơi tựu họp đồng hương về từ khắp nơi trên thế giới. Xuân, Hạ, Thu, Đông lúc nào cũng có người về đây hội tựu, chỉ trừ khi có dịch cúm Covid-19 thì nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn, không di chuyển làm cho Little Saigon bớt nhộn nhịp, bớt vui. Little Saigon có hội chợ đêm mùa hè, mùa xuân, nơi nào cũng có tiếng cười rộn rã, nhà hàng mở cửa sáng đêm, ai muốn ăn món Bắc, Trung, Nam đều có. Little Saigon không thiếu một thứ gì.

      Hội Ngộ Đồng Hương Quảng Trị Thế Giới 2023 họp, người sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, công chức làm việc ở Quảng Trị, chiến sĩ đã từng chiến đấu ở Quảng Trị, cựu sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, cựu học sinh trường Ngô Quyền, Biên Hòa, học sinh Trưng Vương, Gia Long, Võ Trường Toản, Petrus Ký, Chu Văn An,..., về đây hội tựu. Trong những dịp lễ, nhiều người về đây, California có biển đẹp, rừng đẹp, thời tiết mát mẻ, đặc biệt tình người nồng ấm.



Bác sĩ Nguyễn văn Hưng, Kiều Mỹ Duyên, Bích, bác sĩ Ngô Thế Vinh và bác sĩ Lê Thành Ý (hình từ trái sang phải)

      Bác sĩ Lê Thành Ý, bác sĩ Biệt Động Quân, bác sĩ cũng là họa sĩ, tị nạn ở Canada, có chị ruột ở California nên thường xuyên về đây thăm anh chị, thăm cháu. Một trong những người cháu nổi tiếng là bác sĩ Đặng Phi Long, bác sĩ về đường ruột.

      Chúng tôi gặp bác sĩ Ý ở núi rừng Pleiku, mùa hè đỏ lửa. Bác sĩ Ngô Thế Vinh, nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Vòng đai xanh, Mekong dòng sông nghẽn mạch. Bác sĩ  Ngô Thế Vinh như nhà tướng số, đoán những gì sẽ xảy ra như thần. Bác sĩ Hưng, bác sĩ Vinh, bác sĩ Ý gặp nhau nói chuyện như pháo nổ, bằng hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bác sĩ Ý ngậm ngùi nói:
      - Bạn tôi đi nhiều quá, đi hết bốn, năm người rồi.

      Trước khi bác sĩ Ý sang California họp bạn cũ của trường Y khoa Sài Gòn, Xuân Lan, vợ của bác sĩ Ý nói:

      - Năm nay em không đi chị ơi, buồn quá, có người bạn có 2 người con vừa chết.

      Tôi có bằng hữu nhiều, đi đám ma nhiều, đám ma từ viện dưỡng lão, từ nhà thương thì sự ra đi của nhiều người một lúc tôi không ngạc nhiên, có người mình vừa thăm hỏi, sáng ngày hôm sau nghe họ qua đời, cho nên sống chết có số, số của người nào thì của người đó, chịu vậy. Tuy nhiên có câu: đức năng thắng số. Ông bà cha mẹ ăn ở có đức thì con cái nhờ, điều đó cũng có xảy ra.




   
   Thí dụ một câu chuyện đời xưa mà chúng tôi nghe lúc nhỏ nhưng nhớ mãi cho đến bây giờ: Có một chú tiểu đang tu ở trên núi, một ngày đẹp trời, sư phụ gọi chú tiểu đến và bảo: thầy cho con về thăm cha mẹ. Sư phụ biết đệ tử của mình vắng số, sẽ chết, nên sư phụ cho đệ tử của mình về thăm cha mẹ và chết bên cha mẹ. Không ngờ nửa đêm, chú tiểu về thăm sư phụ và gõ cửa, sư phụ ngạc nhiên lắm. Ngày xưa từ núi xuống đồng bằng phải đi bộ, qua sông, qua đèo. Một hôm, chú tiểu đang đi trên con đường mòn, gặp một đàn kiến đang bò ở giữa đường sắp bò qua bên kia đường thì chú tiểu nhìn thấy một chiếc xe bò đang đi tới, xe bò sẽ cán lên đàn kiến này thì không còn một con nào sống sót. Chú tiểu liền bẻ một cành cây đuổi cho đàn kiến qua bên kia đường, trước khi chiếc xe bò đi tới. Thế là đàn kiến được cứu mạng. Sau khi cứu đàn kiến, chú tiểu tiếp tục hành trình đến bờ sông gọi chuyến đò sang sông. Thình lình chú tiểu trông thấy một đứa trẻ đang chới với trên sông và sắp chìm, chú tiểu vội vàng nhảy xuống sông cứu đứa bé lên bờ.


      Sau khi chú tiểu kể việc mình đã làm trên đường về thăm ba mẹ, sư phụ mới nói: à ra thế. Sư phụ biết chú tiểu tới số, sẽ qua đời, không ngờ chú tiểu vẫn còn sống và trở về tiếp tục tu với sư phụ. Đức năng thắng số, đáng lẽ chú tiểu qua đời, nhưng vì làm việc phước đức cứu người, nên Trời cho sống thêm, sống thọ hơn.
 

      ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT BỨC TRANH: người được tặng tranh, không bao giờ thấy tranh ở đâu?

      Ngày xưa, lâu lắm rồi, cũng mấy chục năm về trước, có một ngày đẹp trời, vợ chồng bác sĩ Lê Thành Ý đến thăm tôi, khi anh chị Phi, chị ruột của bác sĩ Ý còn sinh tiền thì hai vợ chồng bác sĩ Ý và Xuân Lan thường xuyên về thăm anh chị và ghé thăm chúng tôi. Xuân Lan nói:
      - Anh Ý sẽ tặng chị một bức tranh anh ấy đang vẽ. Anh Ý vẽ tranh đẹp lắm, ai cũng biết lúc còn là sinh viên, là bác sĩ, học lại bác sĩ, nhờ vẽ tranh để lấy tiền sống và học lại bác sĩ. Mỗi lần hai vợ chồng về California, thường xuyên đi thăm những thành phố cổ bán tranh cổ: Newport Beach, Huntington Beach, Lake Forest, v.v.

      Lúc bác sĩ Ý ngắm tranh trăm năm, Xuân Lan và tôi đi dạo biển, nghe sóng biển thì thầm, nhìn chim bay trên bầu trời xanh. Người nghệ sĩ cũng là bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân thì tận tụy lắm nhưng ngắm tranh cổ thì ngắm tranh một cách say mê, quên ăn và quên luôn người bên cạnh.

      Xuân Lan tâm sự:
      - Anh Ý vẽ tranh để tặng chị nhưng bạn anh ấy đến chơi thích quá, ngồi chờ anh ấy vẽ xong bưng về luôn. Thôi thì chị đến nhà em chơi, ở lại vài ba ngày, chờ cho đến khi anh Ý vẽ xong thì chị đem về, khỏi phải bị người khác bưng đi mất.

      Tôi cũng thích đi lắm. Tôi cũng đã từng thăm bà chị ở Ottawa, không ở trong nhà, mùa thu lá bay, cô cháu chở đi chơi suốt ngày ngoài đường. Buổi chiều, sau giờ làm việc, hàng ngàn người ra đường ngắm lá vàng bay, hàng ngàn người ra công viên chơi đùa cùng với lá vàng rơi rơi.



Mùa thu ở Canada tuyệt đẹp.


      Tôi nhớ mãi một nhà thờ rất linh thiêng ở Quebec, Canada, đền thờ Thánh Giuse Montreal, là một ngôi đền linh thiêng nằm trên đỉnh đồi Mount Royal. Bên cạnh chốn hành hương của những tín đồ Công giáo, đền thờ Thánh Giuse còn thu hút hàng triệu người thuộc các tôn giáo khác nhau, những bệnh nhân, người đau khổ đến đền để cầu nguyện, xin khấn và xin chữa bệnh. Nhiều người đã được lành bệnh hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nên danh tiếng của đền thờ càng vươn xa khắp thế giới. Hàng năm có hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng nhà thờ này. Người bệnh thì đến xin chữa bệnh và hàng trăm xe lăn, gậy của bệnh nhân sau khi lành bệnh tặng lại cho nhà thờ. Gậy, xe lăn- nhà thờ trưng những tặng phẩm này để làm kỷ niệm.



Đền thờ Thánh Giuse Montreal là đền thờ lớn nhất thế giới, thu hút hơn 2 triệu khách hành hương mỗi năm

      Không phải một mình tôi được tặng tranh mà không bao giờ thấy tranh của bác sĩ Lê Thành Ý ở đâu? Nhưng có một điều mà bằng hữu cũng như giới quân y không ai quên được là sự can đảm, gan lì, dũng mãnh, không sợ chết của bác sĩ Lê Thành Ý mà báo Stars & Stripes của Mỹ đã đăng năm 1972 về bác sĩ Ý. Một chiến sĩ người Thượng bị một mảnh đạn trong người, nếu không được mổ lấy ra thì trái đạn này nổ, người chiến sĩ Biệt Động Quân này sẽ tan xác. Bác sĩ Mỹ lắc đầu, vì khi mổ rủi ro nhiều hơn may mắn, nhưng bác sĩ Ý nhất định phải mổ cho người chiến sĩ này. Trước ngày giải phẫu, bác sĩ Ý về Pleiku sống với bạn bè một ngày như một lời trăn trối. Bác sĩ Ý cho lính xây một phòng mổ mà xung quanh là bao cát. Bác sĩ Ý sẽ để hai tay vào mổ, nếu đạn nổ thì bác sĩ Ý có thể mất 2 con mắt, cụt 2 tay và chết. Trong lúc mổ, một số người Thượng tụ tập lại ở nhà thờ cùng với thầy Mo cầu nguyện. Sau một thời gian hồi hộp chờ đợi, nghe tiếng nổ ầm ầm, tất cả mọi người quỳ xuống đất trong nhà thờ để cầu nguyện cho bác sĩ Lê Thành Ý và thương binh người Thượng.

      Nhưng phước đức trùng trùng từ ông bà cha mẹ của bác sĩ gan lì này. Bác sĩ không chết, thương binh trẻ cũng không chết. Sau đó, ký giả của báo Mỹ là Stars & Stripes viết một bài xuất sắc làm xúc động độc giả từ Việt Nam đến Mỹ. Bây giờ nói đến bác sĩ Biệt Động Quân Lê Thành Ý, ai cũng nhắc đến ca mổ vô tiền khoán hậu này.

      Nói về bác sĩ Ngô Thế Vinh, nhà thơ, nhà văn, phục vụ trong liên đoàn 81 Biệt Kích Dù cũng hào hùng không kém bác sĩ Lê Thành Ý. Nơi nào có tranh đấu dữ dội thì liên đoàn 81 Biệt Kích Dù đến. Tôi đến với liên đoàn hào hùng này ở căn cứ hỏa lực 5 (bây giờ có ai hỏi căn cứ này ở đâu tôi cũng không biết, chỉ biết trực thăng thả xuống là xong thôi.) Trực thăng thả bác sĩ Lê Thành Ý và tôi xuống là cất cánh ngay, vì pháo của địch lúc nào cũng trực chờ nhả đạn, bác sĩ Vinh, Đại Úy Thông (tài tử đóng phim Người Tình Không Chân Dung), chúng tôi chạy dưới giao thông hào đến bộ chỉ huy, Trung Tá Huấn, Đại Úy Đào Minh Hùng đang chờ chúng tôi dưới hầm cát giữa rừng già Kontum biên giới Việt Lào.



Mừng ngày hội ngộ.

     
 Lâu lắm rồi, chúng tôi không gặp nhau, mỗi lần gặp nhau nói chuyện cũ, đủ thứ chuyện để nói. Một kỷ niệm chúng tôi không thể quên được, đó là mẹ tôi mất đúng 49 ngày, chúng tôi làm lễ ở Minh Đăng Quang tịnh xá ở đường Westminster, thành phố Westminster do Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới chủ tọa, trong lúc Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là Chủ Tịch Phật Giáo Tăng Gia Khất Sĩ Thế Giới đang đi hành đạo ở Âu Châu, Hòa Thượng Thích Tâm Châu gọi Hòa Thượng Thích Giác Nhiên mượn chùa để làm lễ cầu siêu cho mẹ của chúng tôi ở chùa này, hôm đó có anh chị Đặng Phi, Xuân Lan, bác sĩ Lê Thành Ý tham dự. Hai người bạn ở Canada về Orange County thăm gia đình chị mấy ngày mà để dành hơn nửa ngày tham dự lễ cầu siêu cho mẹ tôi, tình nghĩa này làm sao chúng tôi quên được chứ? Hôm đó, chúng tôi rất cảm động, quen càng lâu thì thấy tình cảm người với người rất sâu đậm, từ núi rừng Kontum đến Canada, đến Mỹ, bằng hữu vẫn là bằng hữu.



      Trong buổi gặp gỡ này, bác sĩ Trang Châu , anh Trang (anh của bác sĩ Châu), đồng hương nhớ đến bác sĩ Châu vì là bác sĩ thi sĩ, cũng có người nhắc đến thân phụ của bác sĩ Trang Châu là trung tướng Lê Văn Nghiêm, tư lệnh vùng 1 chiến thuật. Cha làm tướng, con là bác sĩ nhảy dù, không sợ chết. Bác sĩ Ngô Thế Vinh nhắc nhiều lần bác sĩ Nghiêm Sỹ Tuấn, người đi tìm mùa Xuân 30 tuổi chết ở chiến trường Khe Sanh, người anh hùng đã đi vào lòng đất mẹ trong lúc mộng ước chưa thành, ra đi để lại người đẹp với nhiều nước mắt.



Bác sĩ Ngô Thế Vinh, Đại Tá Phan Văn Huấn và bác sĩ Lê Thành Ý (hình từ trái sang)

      Trong buổi họp mặt, bác sĩ Hưng, cháu Bích là người ít tuổi nhất. Đại Tá Phan Văn Huấn được nhắc nhở nhiều nhất. Sau buổi ăn sáng, các bác sĩ đến thăm Đại Tá Phan Văn Huấn ở Fountain Valley. Bác sĩ Vinh gửi cho chúng tôi một số hình ảnh của anh chị Huấn. Bác sĩ Vinh nói:
      - Anh Huấn còn minh mẫn lắm, anh nhắc lại chiến trường xưa như cuốn tự điển.

      Các anh em trong liên đoàn 81 Biệt Kích Dù hay không cùng binh chủng cũng rất thương mến và kính trọng Đại Tá Huấn bởi vì cấp chỉ huy không bỏ anh em. Đại Tá Huấn ở tù, đi Mỹ theo diện H.O, sang Hoa Kỳ vẫn còn lo cho anh em chiến sĩ còn lại ở quê nhà. Tôi còn nhớ, một toán Biệt Kích Dù ở trong rừng ra thành phố sau khi có lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, toán lính biệt kích này bị giết thả trôi sông, xác của các anh em được người thiểu số vớt và chôn. Đại Tá Huấn cùng với anh em góp tiền, cho người về tìm mộ phần của anh em ở miền Thượng đem chôn cất, mồ yên mã đẹp. Nghĩa cử của cấp chỉ huy đối với người đã qua đời còn nồng ấm như thế thì làm sao mà không cảm động?


      Nói về liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, tôi nhớ nhiều lắm, khi Đại Tá Huấn và gia đình vừa đến định cư ở Califonia, thành phố Garden Grove. Nhiều anh em về thăm Đại Tá Huấn, họ mướn khách sạn nhưng không ở, tối ở lại nhà Đại Tá Huấn, ngủ ở phòng khách. Khi chúng tôi đến thăm, chị Huấn nấu ăn sáng, trưa, chiều cho các anh em từ xa tới, thật là cảm động.



Bác sĩ Lê Thành Ý và bác sĩ Ngô Thế Vinh đến thăm Đại Tá Phan Văn Huấn và phu nhân.

 
Nhà thờ Saint Cecilia Catholic Church, ở Tustin. Linh mục Thomas Nguyễn Văn Đệ đứng ngoài cùng bên trái.
Mừng linh mục Martin Vũ (đứng giữa) đến. Ông bà cụ cố Quân- Yến đứng phía trước linh mục Martin Vũ.


      Người già hay nhắc về quá khứ, người trẻ thì hướng về tương lai. Cùng một ngày, buổi chiều chúng tôi tham dự thánh lễ ở nhà thờ Saint Cecilia Catholic Church, ở Tustin mừng linh mục trẻ nói nhiều thứ tiếng Anh, Việt, Mễ từ nhà thờ Lake Forest về nhà thờ. Buổi lễ vô cùng long trọng. Linh mục chánh xứ là người Mỹ gốc Việt, hai linh mục phó xứ là người Việt, đặc biệt là 3 linh mục trẻ: linh mục Phan Tấn Khởi, linh mục Trần Xuân Hòa và linh mục Martin Vũ (là con của một sĩ quan Công Binh chiến đấu). Ông Vũ Quân, một người làm việc xã hội rất tích cực, thân mẫu của linh mục Martin Vũ hay hát ở nhà thờ. Năm thế hệ cùng đi nhà thờ, có những đứa trẻ được cha mẹ ẵm trên tay trong giờ cầu kinh. Nhà thờ này, ngày xưa chúng tôi cũng tham dự thánh lễ khi có bằng hữu có con đám cưới. Nhà thờ đang xây cất, với đóng góp của tín hữu một đạo thế nào nhà thờ cũng sẽ được hoàn tất rất nhanh.

      Mỗi lần tham dự thánh lễ của linh mục người Mỹ gốc Việt chịu chức, chúng tôi vui lắm và hãnh diện về người trẻ Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo trẻ nói tiếng Việt thông thạo, vẫn biết mình là người Việt Nam nói tiếng Việt thông thạo.

 
Linh mục Martin Vũ và Kiều Mỹ Duyên (ảnh Christina Lê chụp)
   
      Ngày lễ Độc Lập Mỹ, 50 triệu người du lịch thăm bà con, họp hội nhiều nhất có lẽ là ở Little Saigon. Mong đồng hương đi bình yên, về bình yên và hạnh phúc với người thân của mình.

Orange County, 7/2023
KIỀU MỸ DUYÊN
(kieumyduyen1@yahoo.com)
    

 
KIỀU MỸ DUYÊN
 

NHỮNG CHIẾN SĨ HÀO HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN CÒN ĐÂY



Little Saigon, Orange County

      Little Saigon là nơi tựu họp đồng hương về từ khắp nơi trên thế giới. Xuân, Hạ, Thu, Đông lúc nào cũng có người về đây hội tựu, chỉ trừ khi có dịch cúm Covid-19 thì nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn, không di chuyển làm cho Little Saigon bớt nhộn nhịp, bớt vui. Little Saigon có hội chợ đêm mùa hè, mùa xuân, nơi nào cũng có tiếng cười rộn rã, nhà hàng mở cửa sáng đêm, ai muốn ăn món Bắc, Trung, Nam đều có. Little Saigon không thiếu một thứ gì.

      Hội Ngộ Đồng Hương Quảng Trị Thế Giới 2023 họp, người sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, công chức làm việc ở Quảng Trị, chiến sĩ đã từng chiến đấu ở Quảng Trị, cựu sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, cựu học sinh trường Ngô Quyền, Biên Hòa, học sinh Trưng Vương, Gia Long, Võ Trường Toản, Petrus Ký, Chu Văn An,..., về đây hội tựu. Trong những dịp lễ, nhiều người về đây, California có biển đẹp, rừng đẹp, thời tiết mát mẻ, đặc biệt tình người nồng ấm.


Bác sĩ Hiển, Kiều Mỹ Duyên, Bích, bác sĩ Ngô Thế Vinh và bác sĩ Lê Thành Ý (hình từ trái sang phải)

      Bác sĩ Lê Thành Ý, bác sĩ Biệt Động Quân, bác sĩ cũng là họa sĩ, tị nạn ở Canada, có chị ruột ở California nên thường xuyên về đây thăm anh chị, thăm cháu. Một trong những người cháu nổi tiếng là bác sĩ Đặng Phi Long, bác sĩ về đường ruột.

      Chúng tôi gặp bác sĩ Ý ở núi rừng Pleiku, mùa hè đỏ lửa. Bác sĩ Ngô Thế Vinh, nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Vòng đai xanh, Mekong dòng sông nghẽn mạch. Bác sĩ  Ngô Thế Vinh như nhà tướng số, đoán những gì sẽ xảy ra như thần. Bác sĩ Hiển, bác sĩ Vinh, bác sĩ Ý gặp nhau nói chuyện như pháo nổ, bằng hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bác sĩ Ý ngậm ngùi nói:
      - Bạn tôi đi nhiều quá, đi hết bốn, năm người rồi.

      Trước khi bác sĩ Ý sang California họp bạn cũ của trường Y khoa Sài Gòn, Xuân Lan, vợ của bác sĩ Ý nói:
      - Năm nay em không đi chị ơi, buồn quá, có người bạn có 2 người con vừa chết.

      Tôi có bằng hữu nhiều, đi đám ma nhiều, đám ma từ viện dưỡng lão, từ nhà thương thì sự ra đi của nhiều người một lúc tôi không ngạc nhiên, có người mình vừa thăm hỏi, sáng ngày hôm sau nghe họ qua đời, cho nên sống chết có số, số của người nào thì của người đó, chịu vậy. Tuy nhiên có câu: đức năng thắng số. Ông bà cha mẹ ăn ở có đức thì con cái nhờ, điều đó cũng có xảy ra.



      Thí dụ một câu chuyện đời xưa mà chúng tôi nghe lúc nhỏ nhưng nhớ mãi cho đến bây giờ: Có một chú tiểu đang tu ở trên núi, một ngày đẹp trời, sư phụ gọi chú tiểu đến và bảo: thầy cho con về thăm cha mẹ. Sư phụ biết đệ tử của mình vắng số, sẽ chết, nên sư phụ cho đệ tử của mình về thăm cha mẹ và chết bên cha mẹ. Không ngờ nửa đêm, chú tiểu về thăm sư phụ và gõ cửa, sư phụ ngạc nhiên lắm. Ngày xưa từ núi xuống đồng bằng phải đi bộ, qua sông, qua đèo. Một hôm, chú tiểu đang đi trên con đường mòn, gặp một đàn kiến đang bò ở giữa đường sắp bò qua bên kia đường thì chú tiểu nhìn thấy một chiếc xe bò đang đi tới, xe bò sẽ cán lên đàn kiến này thì không còn một con nào sống sót. Chú tiểu liền bẻ một cành cây đuổi cho đàn kiến qua bên kia đường, trước khi chiếc xe bò đi tới. Thế là đàn kiến được cứu mạng. Sau khi cứu đàn kiến, chú tiểu tiếp tục hành trình đến bờ sông gọi chuyến đò sang sông. Thình lình chú tiểu trông thấy một đứa trẻ đang chới với trên sông và sắp chìm, chú tiểu vội vàng nhảy xuống sông cứu đứa bé lên bờ.

      Sau khi chú tiểu kể việc mình đã làm trên đường về thăm ba mẹ, sư phụ mới nói: à ra thế. Sư phụ biết chú tiểu tới số, sẽ qua đời, không ngờ chú tiểu vẫn còn sống và trở về tiếp tục tu với sư phụ. Đức năng thắng số, đáng lẽ chú tiểu qua đời, nhưng vì làm việc phước đức cứu người, nên Trời cho sống thêm, sống thọ hơn.
 

      ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT BỨC TRANH: người được tặng tranh, không bao giờ thấy tranh ở đâu?

      Ngày xưa, lâu lắm rồi, cũng mấy chục năm về trước, có một ngày đẹp trời, vợ chồng bác sĩ Lê Thành Ý đến thăm tôi, khi anh chị Phi, chị ruột của bác sĩ Ý còn sinh tiền thì hai vợ chồng bác sĩ Ý và Xuân Lan thường xuyên về thăm anh chị và ghé thăm chúng tôi. Xuân Lan nói:
      - Anh Ý sẽ tặng chị một bức tranh anh ấy đang vẽ. Anh Ý vẽ tranh đẹp lắm, ai cũng biết lúc còn là sinh viên, là bác sĩ, học lại bác sĩ, nhờ vẽ tranh để lấy tiền sống và học lại bác sĩ. Mỗi lần hai vợ chồng về California, thường xuyên đi thăm những thành phố cổ bán tranh cổ: Newport Beach, Huntington Beach, Lake Forest, v.v.

      Lúc bác sĩ Ý ngắm tranh trăm năm, Xuân Lan và tôi đi dạo biển, nghe sóng biển thì thầm, nhìn chim bay trên bầu trời xanh. Người nghệ sĩ cũng là bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân thì tận tụy lắm nhưng ngắm tranh cổ thì ngắm tranh một cách say mê, quên ăn và quên luôn người bên cạnh.

      Xuân Lan tâm sự:
      - Anh Ý vẽ tranh để tặng chị nhưng bạn anh ấy đến chơi thích quá, ngồi chờ anh ấy vẽ xong bưng về luôn. Thôi thì chị đến nhà em chơi, ở lại vài ba ngày, chờ cho đến khi anh Ý vẽ xong thì chị đem về, khỏi phải bị người khác bưng đi mất.

      Tôi cũng thích đi lắm. Tôi cũng đã từng thăm bà chị ở Ottawa, không ở trong nhà, mùa thu lá bay, cô cháu chở đi chơi suốt ngày ngoài đường. Buổi chiều, sau giờ làm việc, hàng ngàn người ra đường ngắm lá vàng bay, hàng ngàn người ra công viên chơi đùa cùng với lá vàng rơi rơi.


Mùa thu ở Canada tuyệt đẹp.

      Tôi nhớ mãi một nhà thờ rất linh thiêng ở Quebec, Canada, đền thờ Thánh Giuse Montreal, là một ngôi đền linh thiêng nằm trên đỉnh đồi Mount Royal. Bên cạnh chốn hành hương của những tín đồ Công giáo, đền thờ Thánh Giuse còn thu hút hàng triệu người thuộc các tôn giáo khác nhau, những bệnh nhân, người đau khổ đến đền để cầu nguyện, xin khấn và xin chữa bệnh. Nhiều người đã được lành bệnh hoặc vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nên danh tiếng của đền thờ càng vươn xa khắp thế giới. Hàng năm có hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng nhà thờ này. Người bệnh thì đến xin chữa bệnh và hàng trăm xe lăn, gậy của bệnh nhân sau khi lành bệnh tặng lại cho nhà thờ. Gậy, xe lăn- nhà thờ trưng những tặng phẩm này để làm kỷ niệm.


Đền thờ Thánh Giuse Montreal là đền thờ lớn nhất thế giới, thu hút hơn 2 triệu khách hành hương mỗi năm

      Không phải một mình tôi được tặng tranh mà không bao giờ thấy tranh của bác sĩ Lê Thành Ý ở đâu? Nhưng có một điều mà bằng hữu cũng như giới quân y không ai quên được là sự can đảm, gan lì, dũng mãnh, không sợ chết của bác sĩ Lê Thành Ý mà báo Stars & Stripes của Mỹ đã đăng năm 1972 về bác sĩ Ý. Một chiến sĩ người Thượng bị một mảnh đạn trong người, nếu không được mổ lấy ra thì trái đạn này nổ, người chiến sĩ Biệt Động Quân này sẽ tan xác. Bác sĩ Mỹ lắc đầu, vì khi mổ rủi ro nhiều hơn may mắn, nhưng bác sĩ Ý nhất định phải mổ cho người chiến sĩ này. Trước ngày giải phẫu, bác sĩ Ý về Pleiku sống với bạn bè một ngày như một lời trăn trối. Bác sĩ Ý cho lính xây một phòng mổ mà xung quanh là bao cát. Bác sĩ Ý sẽ để hai tay vào mổ, nếu đạn nổ thì bác sĩ Ý có thể mất 2 con mắt, cụt 2 tay và chết. Trong lúc mổ, một số người Thượng tụ tập lại ở nhà thờ cùng với thầy Mo cầu nguyện. Sau một thời gian hồi hộp chờ đợi, nghe tiếng nổ ầm ầm, tất cả mọi người quỳ xuống đất trong nhà thờ để cầu nguyện cho bác sĩ Lê Thành Ý và thương binh người Thượng.

      Nhưng phước đức trùng trùng từ ông bà cha mẹ của bác sĩ gan lì này. Bác sĩ không chết, thương binh trẻ cũng không chết. Sau đó, ký giả của báo Mỹ là Stars & Stripes viết một bài xuất sắc làm xúc động độc giả từ Việt Nam đến Mỹ. Bây giờ nói đến bác sĩ Biệt Động Quân Lê Thành Ý, ai cũng nhắc đến ca mổ vô tiền khoán hậu này.

      Nói về bác sĩ Ngô Thế Vinh, nhà thơ, nhà văn, phục vụ trong liên đoàn 81 Biệt Kích Dù cũng hào hùng không kém bác sĩ Lê Thành Ý. Nơi nào có tranh đấu dữ dội thì liên đoàn 81 Biệt Kích Dù đến. Tôi đến với liên đoàn hào hùng này ở căn cứ hỏa lực 5 (bây giờ có ai hỏi căn cứ này ở đâu tôi cũng không biết, chỉ biết trực thăng thả xuống là xong thôi.) Trực thăng thả bác sĩ Lê Thành Ý và tôi xuống là cất cánh ngay, vì pháo của địch lúc nào cũng trực chờ nhả đạn, bác sĩ Vinh, Đại Úy Thông (tài tử đóng phim Người Tình Không Chân Dung), chúng tôi chạy dưới giao thông hào đến bộ chỉ huy, Trung Tá Huấn, Đại Úy Đào Minh Hùng đang chờ chúng tôi dưới hầm cát giữa rừng già Kontum biên giới Việt Lào.


Mừng ngày hội ngộ.

       Lâu lắm rồi, chúng tôi không gặp nhau, mỗi lần gặp nhau nói chuyện cũ, đủ thứ chuyện để nói. Một kỷ niệm chúng tôi không thể quên được, đó là mẹ tôi mất đúng 49 ngày, chúng tôi làm lễ ở Minh Đăng Quang tịnh xá ở đường Westminster, thành phố Westminster do Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Thế Giới chủ tọa, trong lúc Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là Chủ Tịch Phật Giáo Tăng Gia Khất Sĩ Thế Giới đang đi hành đạo ở Âu Châu, Hòa Thượng Thích Tâm Châu gọi Hòa Thượng Thích Giác Nhiên mượn chùa để làm lễ cầu siêu cho mẹ của chúng tôi ở chùa này, hôm đó có anh chị Đặng Phi, Xuân Lan, bác sĩ Lê Thành Ý tham dự. Hai người bạn ở Canada về Orange County thăm gia đình chị mấy ngày mà để dành hơn nửa ngày tham dự lễ cầu siêu cho mẹ tôi, tình nghĩa này làm sao chúng tôi quên được chứ? Hôm đó, chúng tôi rất cảm động, quen càng lâu thì thấy tình cảm người với người rất sâu đậm, từ núi rừng Kontum đến Canada, đến Mỹ, bằng hữu vẫn là bằng hữu.

      Trong buổi gặp gỡ này, bác sĩ Trang Châu , anh Trang (anh của bác sĩ Châu), đồng hương nhớ đến bác sĩ Châu vì là bác sĩ thi sĩ, cũng có người nhắc đến thân phụ của bác sĩ Trang Châu là trung tướng Lê Văn Nghiêm, tư lệnh vùng 1 chiến thuật. Cha làm tướng, con là bác sĩ nhảy dù, không sợ chết. Bác sĩ Ngô Thế Vinh nhắc nhiều lần bác sĩ Nghiêm Sỹ Tuấn, người đi tìm mùa Xuân 30 tuổi chết ở chiến trường Khe Sanh, người anh hùng đã đi vào lòng đất mẹ trong lúc mộng ước chưa thành, ra đi để lại người đẹp với nhiều nước mắt.


Bác sĩ Ngô Thế Vinh, Đại Tá Phan Văn Huấn và bác sĩ Lê Thành Ý (hình từ trái sang)

      Trong buổi họp mặt, bác sĩ Hiển, cháu Bích là người ít tuổi nhất. Đại Tá Phan Văn Huấn được nhắc nhở nhiều nhất. Sau buổi ăn sáng, các bác sĩ đến thăm Đại Tá Phan Văn Huấn ở Fountain Valley. Bác sĩ Vinh gửi cho chúng tôi một số hình ảnh của anh chị Huấn. Bác sĩ Vinh nói:
      - Anh Huấn còn minh mẫn lắm, anh nhắc lại chiến trường xưa như cuốn tự điển.

      Các anh em trong liên đoàn 81 Biệt Kích Dù hay không cùng binh chủng cũng rất thương mến và kính trọng Đại Tá Huấn bởi vì cấp chỉ huy không bỏ anh em. Đại Tá Huấn ở tù, đi Mỹ theo diện H.O, sang Hoa Kỳ vẫn còn lo cho anh em chiến sĩ còn lại ở quê nhà. Tôi còn nhớ, một toán Biệt Kích Dù ở trong rừng ra thành phố sau khi có lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh, toán lính biệt kích này bị giết thả trôi sông, xác của các anh em được người thiểu số vớt và chôn. Đại Tá Huấn cùng với anh em góp tiền, cho người về tìm mộ phần của anh em ở miền Thượng đem chôn cất, mồ yên mã đẹp. Nghĩa cử của cấp chỉ huy đối với người đã qua đời còn nồng ấm như thế thì làm sao mà không cảm động?

      Nói về liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, tôi nhớ nhiều lắm, khi Đại Tá Huấn và gia đình vừa đến định cư ở Califonia, thành phố Garden Grove. Nhiều anh em về thăm Đại Tá Huấn, họ mướn khách sạn nhưng không ở, tối ở lại nhà Đại Tá Huấn, ngủ ở phòng khách. Khi chúng tôi đến thăm, chị Huấn nấu ăn sáng, trưa, chiều cho các anh em từ xa tới, thật là cảm động.


Bác sĩ Lê Thành Ý và bác sĩ Ngô Thế Vinh đến thăm Đại Tá Phan Văn Huấn và phu nhân.

 
Nhà thờ Saint Cecilia Catholic Church, ở Tustin. Linh mục Thomas Nguyễn Văn Đệ đứng ngoài cùng bên trái.
Mừng linh mục Martin Vũ (đứng giữa) đến. Ông bà cụ cố Quân- Yến đứng phía trước linh mục Martin Vũ.

      Người già hay nhắc về quá khứ, người trẻ thì hướng về tương lai. Cùng một ngày, buổi chiều chúng tôi tham dự thánh lễ ở nhà thờ Saint Cecilia Catholic Church, ở Tustin mừng linh mục trẻ nói nhiều thứ tiếng Anh, Việt, Mễ từ nhà thờ Lake Forest về nhà thờ. Buổi lễ vô cùng long trọng. Linh mục chánh xứ là người Mỹ gốc Việt, hai linh mục phó xứ là người Việt, đặc biệt là 3 linh mục trẻ: linh mục Phan Tấn Khởi, linh mục Trần Xuân Hòa và linh mục Martin Vũ (là con của một sĩ quan Công Binh chiến đấu). Ông Vũ Quân, một người làm việc xã hội rất tích cực, thân mẫu của linh mục Martin Vũ hay hát ở nhà thờ. Năm thế hệ cùng đi nhà thờ, có những đứa trẻ được cha mẹ ẵm trên tay trong giờ cầu kinh. Nhà thờ này, ngày xưa chúng tôi cũng tham dự thánh lễ khi có bằng hữu có con đám cưới. Nhà thờ đang xây cất, với đóng góp của tín hữu một đạo thế nào nhà thờ cũng sẽ được hoàn tất rất nhanh.

      Mỗi lần tham dự thánh lễ của linh mục người Mỹ gốc Việt chịu chức, chúng tôi vui lắm và hãnh diện về người trẻ Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo trẻ nói tiếng Việt thông thạo, vẫn biết mình là người Việt Nam nói tiếng Việt thông thạo.

 
Linh mục Martin Vũ và Kiều Mỹ Duyên (ảnh Christina Lê chụp)
   
      Ngày lễ Độc Lập Mỹ, 50 triệu người du lịch thăm bà con, họp hội nhiều nhất có lẽ là ở Little Saigon. Mong đồng hương đi bình yên, về bình yên và hạnh phúc với người thân của mình.

Orange County, 7/2023
KIỀU MỸ DUYÊN
(kieumyduyen1@yahoo.com)
    


 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top