Tại sao phi trường quốc tế  Chicago có tên là O’HARE

Tại sao phi trường quốc tế  Chicago có tên là O’HARE


Phi trường quốc tế ở Chicago được đặt tên là O’HARE có liên quan đến hai nhân vật đặc biệt của hai câu chuyện đặc biệt:

– Người thứ nhấtAl Capone, 1 trùm du đảng khét tiếng thập niên 20 của thế kỷ 20 ở Mỹ. 
– Người thứ hai là ông Easy Eddie O’Hare là luật sư của Al Capone
Có rất nhiều quân nhân Mỹ can trường trong Thế chiến thứ hai. Một trong những anh hùng đó là Trung Tá Phi Công của Hải Quân Hoa Kỳ Butch O’Hare. Trung Tá O’Hare là phi công khu trục phục vụ trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển Nam Thái Bình Dương.

Câu chuyện thứ nhất

Một hôm, phi đoàn của O’Hare được giao thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh, liếc nhìn bảng đồng hồ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó đã không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về. Trung tá O’Hare báo với Phi Đoàn Trưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình và quay trở lại hàng không mẫu hạm.
Trên đường về, bỗng O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: Dưới thấp xa xa trước mặt ông là một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tiến về hạm đội Hoa kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhiệm vụ và hạm đội không còn bảo vệ. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không đủ thời gian để báo về hạm đội mối nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi, phá tan hoặc chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.


Trung Tá Phi Công Hải Quân Hoa Kỳ Butch O’Hare.

Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình phi đoàn oanh tạc cơ Nhật, bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh nhả đạn đỏ rực, ông nhắm bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông đã làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hạm đội Hoa kỳ.

Cuối cùng, các phi công Nhật bối rối và chuyển hướng. 
Thở ra nhẹ nhõm, trung tá O’hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo cáo sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng rõ ràng nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.
Đó là ngày 20/2/1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải Quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân Chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ. Năm 1943, trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. 
Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare.


Câu chuyện thứ hai




Hơn 15 năm trước đó, tại thành phố Chicago có một trùm du đảng có  biệt danh là Al Capone. Trong thời gian này, Al Capone hầu như làm chủ thành phố, là ông trùm mafia nổi tiếng nhất Chicago và nước Mỹ thời đó ...

Easy Eddie O’Hare là luật sư của Al Capone. Chắc chắn Eddie rất giỏi, tài năng của Eddie đã giúp Al Capone nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Để tỏ lòng biết ơn, Al Capone hậu đãi Eddie rất lớn. Không chỉ tiền bạc mà còn tài sản. 
Gia đình Eddie sống trong một lâu đài lớn, chiếm nguyên một đoạn đường của thành phố Chicago.

Edward Joseph O’Hare hay còn gọi là “Easy Eddie”, sinh ngày 5/9/1893 –8/11/1939), luật sư ở St. Louis.
Ông trùm Al Capone (1899-1947) chỉ đạo các băng nhóm tội phạm tại Chicago suốt những năm 1920s.

Như mọi người cha khác, Eddie có một “nhược điểm”, ông có một con trai và yêu con vô cùng. Cậu bé có một cuộc sống hoàn hảo. Và mặc dù chìm ngập trong thế giới tội ác, Eddie cũng đã có những cố gắng dạy con biết thế nào là phải, trái.


Eddie đã dạy cậu con trai vượt lên từ cuộc sống nhớp nhúa của chính mình, ước mong con sẽ là người tốt ... Dù giàu có và quyền thế, nhưng vẫn có một thứ Eddie không thể cho con, một thứ mà chính Eddie đã trót bán cho Al Capone: Đó chính là danh dự.
Qua nhiều đêm trằn trọc thao thức, Eddie quyết định cố gắng rửa sạch những vết nhơ dưới cái tên của mình, ngõ hầu cho con biết thế nào là trung thực và ngay thẳng.
Và cuối cùng, Eddie quyết định ra trước tòa làm nhân chứng, chống lại ông trùm, biết rằng giá phải trả sẽ không nhỏ. 
Trên hết thảy, Eddie muốn phục hồi tên tuổi mình, hy vọng sẽ để lại cho con tấm gương và danh dự.
Eddie đã ra trước tòa làm nhân chứng đưa trùm Al Capone vào tù.
Năm 1939, một tuần lễ trước khi Al Capone được ra khỏi nhà tù Alcatraz, luật sư O'Hare lãnh một cơn mưa đạn trên một con đường vắng vẻ ở Chicago.



 Luật sư Easy Eddie O’Hare và cậu bé Butch. Hình ảnh ông bị hạ sát trên đường phố Chicago

Vậy hai câu chuyện này có liên quan gì với nhau?

 Trung tá phi công hải quân Butch O’Hare chính là con trai của luật sư Easy Eddie O’Hare. Tuổi thơ và tấm gương chính trực của người cha đã để lại dấu ấn cực kỳ sâu sắc cho cả cuộc đời người phi công anh hùng của quân dội Hoa Kỳ! Tên của họ, O’Hare được đặt tên cho phi trường quốc tế ở Chicago, nơi quê nhà của họ.

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top