• Steve John Powell: KỸ NĂNG GÌ CỦA NHẬT BẢN ĐƯỢC THẾ GIỚI SAO CHÉP?

Kỹ năng gì của Nhật Bản

được thế giới sao chép?

 

• Steve John Powell



Thiền là một quan điểm thấm sâu vào mọi hành động với người theo Thiền phái

Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
Khi tàu cao tốc shinkansen hào nhoáng lướt nhẹ nhàng vào ga, tôi thấy một nghi thức kỳ lạ bắt đầu. Trong thời gian đỗ ngắn này, người lái tàu ở toa cuối bắt đầu tự nói với bản thân. Anh ta tiến hành thực hiện một loạt nhiệm vụ, tự bình luận to tiếng với từng nhiệm vụ và làm mạnh mẽ các động tác theo từng hoạt động của tàu suốt thời gian đó.
Anh ta đã làm gì vậy? Có thể nói anh ta thực hành chánh niệm (hay chính niệm). Người Nhật gọi là shisa kanko, nghĩa là ‘kiểm tra và nói to’, đó là việc làm chống nhầm lẫn mà các nhân viên đường sắt ở đây đã sử dụng hơn 100 năm nay. Người lái tàu chỉ tay vào vật thể cần kiểm tra, nói to tên việc làm khi thực hiện việc này, một việc tự thoại để đảm bảo không quên việc gì.
Và việc này có vẻ hiệu quả. Một nghiên cứu vào 1994 của Viện nghiên cứu kỹ thuật đường sắt Nhật Bản, trong tạp chí The Japan Times, cho thấy khi được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đơn giản thì người làm việc thường mắc 2,38 lỗi trong 100 hành động. Khi áp dụng shisa kanko, số lỗi giảm xuống chỉ còn 0.38, tức giảm tới 85%.
Điều này chưa là gì so với chánh niệm là cái mà những năm gần đây đồng nghĩa với ‘zazen’ của người Nhật, zazen là ngồi thiền khoanh chân trên nệm. Nhưng theo Jon Kabat-Zinn, giáo sư danh dự y khoa thuộc trường Đại Học Y khoa Massachusetts, nơi ông thành lập phòng khám stress nổi tiếng vào năm 1979, thì chánh niệm “không thực sự là việc ngồi tọa sen ... coi mình như là một bức tượng trong Bảo Tàng Anh. Có thể đơn giản coi chính niệm là sự tỉnh giác những gì đang xảy ra mỗi lúc.”\


Trong nghi thức uống trà, người ta chậm rãi quan sát thiết kế của chén trà.

Và nhận thức về thời khắc hiện tại này đã được ăn sâu vào tâm trí người Nhật trong nhiều thế kỷ. Bạn không nghe thấy người ta nói về nó, nhưng nó được thể hiện qua vô số cách thức.
Thí dụ như nghi thức uống trà hay trà đạo, thơ và ngắm hoa anh đào, tất cả đều chia sẻ một nhận thức nâng cao của thời khắc. Trong buổi tiệc trà, người tham dự dành thời gian để ngắm nghía thiết kế của chén trà trước khi uống và thưởng thức trang trí của phòng trà, mà nó phản ánh hoa lá của tháng đó. Nhưng hơn thế nữa, nghi thức này đánh dấu kỷ niệm là thời khắc này, của con người này, ở nơi này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Và không đâu sự tưởng niệm của thời khắc lại rõ ràng bằng việc ngắm nhìn hoa anh đào nở mà nó lan tỏa khắp đất nước vào mùa xuân như một cơn sốt. Tại sao hứng thú đến vậy? Chính xác là vì hoa nở rất nhanh, chỉ kéo dài trong khoảng một tuần. “Sự thoảng qua tạo nên cảm giác của Nhật Bản về cái đẹp,” thiền sư và nhà thiết kế vườn Shunmyo Masuno cho biết.

Sự thoảng qua cũng được tôn vinh trong hàng chục các hoạt động ít được biết đến, chẳng hạn như ngắm trăng. Bạn không thể không ngưỡng mộ một quốc gia dành hẳn một buổi tối đặc biệt trong tháng 9 để ngắm trăng rằm. Hoặc tổ chức các lễ hội xa hoa để cảm ơn công việc đã làm của các đồ vật vô tri vô giác, bao gồm mọi thứ, từ dao nhà bếp cũ đến bút lông thư pháp cũ và thậm chí kim khâu cũ.
Không một vườn thiền phái lại được coi là hoàn hảo nếu không có đá phủ rêu và đèn đá. Đó là hiện thân sống động của wabi-sabi, là tinh thần khiêm nhường, đôi lúc mộc mạc mà nó tạo nên thẩm mỹ học Nhật Bản.
Nhưng chánh niệm Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa hơn là việc ngắm côn trùng hoa lá. Vô vàn những ứng dụng thực tiễn gần như chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, tất cả nhằm giúp bạn có ý thức về cái đang hiện hữu. Ở trường, ngày được bắt đầu và kết thúc bằng nghi thức ngắn, lời chào hỏi được trao và các sự kiện trong ngày được công bố. Trước và sau mỗi môn học, học sinh và giáo viên đứng cúi chào và cảm ơn nhau. Và trước khi bắt đầu bài học, học sinh được yêu cầu nhắm mắt lại để tập trung ý nghĩ.
Tương tự như vậy, công nhân xây dựng tham gia tập thể khởi động chân tay cho ngày làm việc. Ở văn phòng, một đồng nghiệp sẽ nói với bạn ‘Otsukaresama’, (nghĩa là ‘bạn mệt rồi’), như một cách để cảm ơn vì công việc bạn đã làm. Tại các cuộc họp, khi bạn đưa cho ai đó danh thiếp, họ sẽ nhìn kỹ lưỡng và bình luận, không bao giờ đơn thuần bỏ vào túi.
Những thông lệ này là một cách mà Kabat-Zinn gọi là ‘cố ý quan tâm đến những điều mà chúng ta thường không bao giờ nghĩ đến’. Chúng giúp ta nhận thức được là ta đang ở đâu và đang làm gì trong suốt cả ngày, hơn là làm việc như cái máy, từ giờ này sang giờ khác, và chỉ nghĩ đến khi nào hết giờ làm.
Giống như rất nhiều văn hoá Nhật Bản, gốc rễ của tất cả các phong tục này nằm trong Thiền. “Chánh niệm là một phần của truyền thống Phật giáo trong nhiều thế kỷ,” Takafumi Kawakami, thầy tu ở ngôi đền Shunko-in ở Kyoto nói. Trong thời đại Kamakura (1185-1333), Thiền phái đã trở nên phổ biến trong tầng lớp samurai và đã ảnh hưởng đến nghệ thuật, kể cả nghi thức uống trà, cắm hoa và bố trí cảnh vườn. Vào thời đại Edo (1603-1868), một thời kỳ thanh bình, Thiền đã đi vào trong giáo dục đối với người bình thường.
Đối với người theo trường phái này, Thiền là một quan điểm thấm sâu vào mọi hành động: tắm, nấu ăn, quét dọn, làm việc. “Mọi hoạt động và hành xử trong cuộc sống hàng ngày là một sự rèn luyện (về Thiền),” Eriko Kuwagaki ở đền Shinshoji thuộc Fukuyama, tỉnh Hiroshima, nói.
Một câu chuyện cổ thú vị về Thiền, được sưu tập trong tuyển tập năm 1957 về Thiền thức của Paul Corvette, tụa đề ‘Thiền trong xương thịt’, có minh họa điều này . Sau nhiều năm tu tập trở thành thiền sư, Teno đến thăm Nan-in, một thiền sư lâu năm. Trời mưa to, và như thường lệ, Teno để guốc và ô ở lối vào trước khi vào trong nhà.
Sau khi chào hỏi nhau, Nan-in hỏi Teno: “Ông đã để chiếc ô ở bên trái hay bên phải đôi guốc” Không trả lời được, Teno nhận ra rằng ông còn lâu mới đạt Thiền mức, và đã đi học thêm sáu năm nữa.
Hầu hết chúng ta có thể không muốn đi tới mức đó. Tuy nhiên, câu hỏi của Nan-in vẫn là thích đáng vì ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khám phá ra rằng việc biết rõ những gì xảy ra trước mắt không những làm tăng khả năng chống căng thẳng và làm tăng sức khoẻ mà còn làm giảm mức độ lo lắng và trầm cảm.



 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top