Tưởng niệm 97 năm, ngày giỗ của Chí sĩ  PHAN CHÂU TRINH

Tin Tức

Tưởng niệm 97 năm, ngày giỗ của
Chí sĩ  PHAN CHÂU TRINH

(24.3.1926 – 24.3.2023)




Các mốc lịch sử quan trọng của VN sau khi Chí sĩ Phan Châu Trinh mất:
– Tháng 3 năm 1926, Phan Châu Trinh mất
– Tháng 2 năm 1930, VN Quốc dân đảng khởi nghĩa chống Pháp thất bại
– Tháng 2 năm 1930 đảng CSVN ra đời.


Khi Quốc Dân Đảng khởi nghĩa thất bại, tháng 6 năm 1930 Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài thì Phan Bội Châu vốn chủ trương bạo động chống Pháp, khi Phan Châu Trinh mất rồi, mới nhận định lại và cho rằng đường lối, chủ trương chống Pháp bất bạo động của Phan Châu Trinh, là phù hợp và thiết thực cho VN. Trong quyển Tự Phán(1929), Phan Bội Châu viết : “…Tôi bôn ba gần ba mươi năm, làm cho cả nước liên lụy chịu tai vạ, làm cho nhiều đồng bào bị tù đày, nhiều đồng chí bị giết. Nhiều đêm tỉnh giấc, tôi chỉ có thể ngẩng mặt nhìn trời mà chẩy nước mắt.”…

Phan Châu Trinh trái lại, kháng Pháp bất bạo động, chủ trương nền tảng quốc gia là một chế độ quân chủ lập hiến như Nhật Bản, hoặc 1 nền Cọng Hòa sau đó cần thiết, là xu hướng và nguyện vọng thiết thực của nhân dân VN trong việc xây dựng và phát triển quốc gia, vì cả 2 chế độ đều dựa trên nền tảng dân chủ, tự do mà hình thành, dùng dân quyền đấu tranh để có. (Điều này đã may mắn xảy ra từ tháng 3 năm 1945, và năm 1956 trên một nửa lãnh thổ quốc gia VN.)

Việt Nam không thể và không nên chống Pháp bằng vũ trang, bạo lực qua kinh nghiệm của các Phong trào Văn Thân(1864), Cần Vương (1885)…trước đó, cho đến thất bại của VN Quốc dân đảng(1930).

Phan Châu Trinh chủ trương bất bạo động đấu tranh chống Pháp tại chỗ, qua tự lực khai hóa và đấu tranh dân quyền, nhân quyền – dân chủ – tự do – bình đẳng…Khẩu hiệu của phong trào là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, qua phong trào Duy Tân, cho rằng khi người dân ý thức được quyền của mình có(dân quyền), khi đó mọi chuyện sẽ dễ dàng theo sau.

Do chủ trương bất bạo động của Phan Châu Trinh này mà, khi đảng CSVN tổ chức chống Pháp bằng vũ lực cuối năm 1946, trí thức và nhân dân VN, thức thời và am hiểu tình hình quốc tế, theo khuynh hướng bất bạo động của Phan Châu Trinh, đã không tham gia kháng chiến và bị Việt Minh liệt vào thành phần tay sai Pháp, phản động, chống phá cách mạng… tương tự sau này, với Mỹ.

Sự phân biệt bất bạo động và bạo động chống thực dân Pháp cũng là giềng mối hình thành phe Quốc Gia và phe Cọng Sản từ sau năm 1930.

Theo đó, năm 1946 Huỳnh Thúc Kháng với chức vụ Phó Chủ tịch VNDCCH là một vấn đề lịch sử cần được tìm hiểu thêm so với chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời Pháp thuộc(1926).

Lịch sử cũng lặp lại chuyện xưa, do vị trí địa chính trị của VN, và tất yếu chủ trương Duy Tân của Phan Châu Trinh vẫn là kim chỉ Nam cho VN hiện nay, y như là “đem đàng trỏ lối nầy cho ai” trong tập Giai Nhơn Kỳ Ngộ của Cụ đã viết, vậy.

Toàn dân Việt Nam ngưỡng mộ, biết ơn và thành tâm cúi đầu trước lễ giỗ lần thứ 97 của Cụ. Nếu ai ai cũng có thiện duyên làm theo di huấn của Cụ, thì VN hạnh phúc biết bao.

Hoang Dung


 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top