Trung Cộng  ve vãn Âu Châu trong vô vọng vì đại dịch, Hong Kong va sở hửu trí tuệ

Tin Tức

Trung Cộng  ve vãn Âu Châu trong vô vọng
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/eM3fDQmXpBlNEjaFpfOd_tROoWHseTu8dFBOC5jgN2q1w7IR5eNSBQNTBuWt_ca89MKFplew2XoiD6V80neqojKJHq6MwawqW5ChjY8qLWQ4684XDgP1vCw=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/06/pjimage-2-16-700x366.jpg
Thủ tướng Trung Cộng  Khắc Cường 

Thủ tướng Trung Cộng  Lý Khắc Cường, hôm thứ Hai, nói rằng mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và đất nước của ông thiên về đối tác nhiều hơn là đối đầu.
Ông Lý đưa ra phát biểu này trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Cộng  và EU đang căng thẳng vì nhiều quốc gia thuộc EU cho rằng Bắc Kinh đã che giấu sự thật về virus Vũ Hán khiến đại dịch Covid-19 lây lan ra toàn cầu.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã có cuộc họp trực tuyến với ông Lý hôm thứ Hai. Truyền thông nhà nước Trung Cộng  cho hay, trong cuộc họp, ông Lý bày tỏ sự lạc quan về triển vọng hợp tác với EU, nói rằng Bắc Kinh bằng lòng phối hợp sâu với tổ chức này trong việc nghiên cứu vắc xin chống Covid-19.
 
EU cảnh báo Trung Cộng về luật an ninh Hồng Kông

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen 

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Hai (22/6) cảnh báo rằng Trung Cộng  sẽ đối mặt với “hậu quả rất tiêu cực” nếu nước này áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông, theo AFP.

“Luật an ninh quốc gia có nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ và mức độ tự chủ cao của Hồng Kông”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 22/6 tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ, sau hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Trung Cộng  Lý Khắc Cường cùng ngày.
Bà von der Leyen cho biết thêm, bà đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Cộng  rằng Hồng Kông có được thành công kinh tế là nhờ quyền tự trị.
“Vì vậy, chúng tôi cũng muốn truyền đạt rằng Trung Cộng  có nguy cơ gánh chịu hậu quả rất tiêu cực nếu họ xúc tiến ban hành luật này”, bà von der Leyen nói.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói thêm: “EU đã trao đổi với các đối tác trong nhóm G7 về vấn đề này, chúng tôi đã bày tỏ rõ quan điểm với giới chức Trung Cộng  hôm nay và hối thúc họ cân nhắc lại. Tất nhiên, họ có quan điểm khác, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng mà chúng tôi muốn gửi đến giới chức Trung Cộng ”.
Tuy nhiên, bà von der Leyen từ chối nêu cụ thể các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với ông Lý Khắc Cường rằng: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về luật an ninh quốc gia được đề xuất cho Hồng Kông”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Cộng  thực hiện lời hứa với người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế về mức độ tự chủ cao và quyền tự do của Hồng Kông”.
Hôm 19/6, Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu EU đưa chính quyền Trung Cộng  ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Hãng tin Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Cộng , hôm 20/6 tiết lộ một số điều khoản trong dự thảo luật an ninh Hồng Kông. Ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu nhân quyền nói với tờ Hong Kong Free Press rằng: “Các điều khoản cho thấy, đây không chỉ là dấu chấm hết của mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’, mà còn thực sự kết thúc quyền tự trị và độc lập tư pháp của Hồng Kông”.
 
EU: Trung Cộng đứng đầu xâm phạm sở hữu trí tuệ

Liên minh Châu Âu coi Trung Cộng  là một trong những nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu, theo một báo cáo mới.

Báo cáo hai năm một lần, do Ủy ban châu Âu ban hành vào tháng 1, liệt kê các đối tác thương mại của khối và mức độ hiệu quả của từng đối tác trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) của họ, theo The Epoch Times.
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn, khi các ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào quyền sở hữu trí tuệ chiếm gần một phần ba số việc làm của EU và 80% lượng hàng xuất khẩu của nó, tờ Financial Times trích dẫn báo cáo. 
Nhưng hiện nay các nhà sản xuất của EU đang mất gần 10% lượng hàng bán ra, tương đương hàng tỷ euro doanh thu do vấn nạn sở hữu trí tuệ, đánh trực tiếp vào công ăn việc làm của người dân cũng như nguồn thu thuế của chính phủ.
Theo Ủy ban Châu Âu, nơi điều phối chính sách thương mại của 28 quốc gia thành viên, Trung Cộng  hiện đang được EU xếp vào nhóm vi phạm ở mức độ “ưu tiên số 1” của Châu Âu do việc xâm phạm sở hữu trí tuệ trên quy mô lớn và trong thời gian dài. Trung Cộng  là quốc gia duy nhất được liệt vào nhóm “ưu tiên của 1”, một chỉ định đã được gán từ ít nhất năm 2016 cho đến nay.
Financial Times cho hay, báo cáo này của EU, được ban hành từ năm 2006, không chỉ xác định rõ các nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tồi tệ nhất trên thế giới, mà còn nêu bật tiến triển chậm chạp trong việc cải thiện tình hình, và Trung Cộng  là một trường hợp đặc biệt.
Trung Cộng  cũng phê duyệt các bằng sáng chế đáng ngờ, cho phép tòa án nước này miễn công nhận các bằng sáng chế của các công ty nước ngoài, đồng thời khuyến khích hành vi “bụi bằng sáng chế”, tức việc cấp gộp bằng sáng chế trong các lĩnh vực nhất định, từ đó cản trở quá trình cấp bằng sáng chế chính quy.
“Trung Cộng  là nguồn gốc của một lượng lớn hàng giả và hàng lậu xuất sang EU, về cả giá trị và khối lượng”, báo cáo có nêu.
Báo cáo cũng lưu ý rằng hơn 80% hàng giả và hàng lậu bị thu giữ bởi các cơ quan hải quan EU bắt nguồn từ Trung Cộng  và Hồng Kông, theo Epoch Times. Các nhóm hàng này bao gồm thuốc và đồ chơi giả, những thứ “tiềm ẩn nguy hiểm cho người tiêu dùng”.
Theo báo cáo, trong môi trường này, các công ty Trung Cộng  “sử dụng các công nghệ nước ngoài được cấp bằng sáng chế nhưng không trả đầy đủ phí bản quyền”.
“Cưỡng chế chuyển giao công nghệ là một tác nhân cản trở thương mại ngày càng quan trọng”, báo cáo cho hay, đồng thời lưu ý rằng hành vi này cản trở việc đầu tư vào Trung Cộng . Các đối tác thương mại của Trung Cộng  từ lâu đã phàn nàn rằng các doanh nghiệp của họ thường bị buộc phải bàn giao công nghệ chất lượng để đổi lấy quyền tiếp cận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Trung Cộng  đã buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cấp phép sử dụng công nghệ, với một mức giá thường thấp hơn thị trường, như một điều kiện tiên quyết để tiếp cận và hoạt động tại một số lĩnh vực nhất định [ở Trung Cộng  đại lục]”, báo cáo cho hay.
Báo cáo cho biết thêm, mặc dù trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có một số cải tiến trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng “vẫn còn các lo ngại nghiêm trọng về chất lượng của các bằng sáng chế được cấp” tại Trung Cộng , khi số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đang “tăng theo cấp số nhân”.
Các phát hiện của Ủy ban một phần phản ánh kết luận tương tự của các cơ quan giám sát khác như Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ, Financial Time dẫn quan điểm của các luật sư sở hữu trí tuệ.
Tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Rob Portman đã giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Phát minh của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ), theo The Epoch Times.
 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top