Trung Cộng ‘được mùa’, hay mất mùa trầm trọng”, Thảm Cảnh Tân Cương

Tin Tức

Truyền thông Trung Cộng tuyên bố nông nghiệp ‘được mùa’, nông dân kêu “mất mùa trầm trọng”



Lương thực trong kho dự trữ quốc gia Trung Cộng  như đồ phế phẩm 

Dưới nhiều áp lực nặng như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, lũ lụt và nạn châu chấu, chính quyền Trung Cộng  mới đây lại tuyên bố rằng nông nghiệp nước này năm nay được mùa bội thu. Ngôn luận này vừa được đưa ra đã làm dấy lên sự nghi ngờ và chế giễu của người dân.

Truyền thông rêu rao “lương thực vụ chiêm cao kỷ lục”, người dân kêu khổ, hạn hán khiến mất mùa trầm trọng

Gần đây, sau khi ông Tập Cận Bình đến Cát Lâm để khảo sát vấn đề an ninh lương thực, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) ngày 26/7 đã xuất bản bài viết có tiêu đề “Nhân dân Nhật Báo lần nữa nhấn mạnh lương thực được đảm bảo!“, bài viết nói rằng, “kho lương đầy đủ, thiên hạ an tâm“, đồng thời nhấn mạnh rằng thu hoạch vụ chiêm năm nay lần nữa được mùa bội thu, sản lượng đạt 142,8 tỷ tấn, tăng 1,21 tỷ tấn, tương đương tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục mới.
Báo cáo cũng cho biết, “nông nghiệp của Trung Cộng  được mùa bội thu liên tục trong nhiều năm với trữ lượng lương thực dồi dào, hoàn toàn có khả năng đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp các mặt hàng nông sản quan trọng, củng cố vững chắc tuyến phòng thủ đảm bảo lương thực quốc gia”.
Nhưng tuyên truyền của phía chính quyền dường như trái ngược hoàn toàn với tình cảnh chân thật của người dân.
Ông Trương Nhất Quần, một nông dân trồng ngô ở Thiết Lĩnh thuộc tỉnh Cát Lâm, tiết lộ với đài quốc tế rằng những cánh đồng ngô xung quanh nhà ông không tốt như ngô được các kênh truyền thông nhà nước tuyên truyền. “Năm nay vùng đông bắc hạn hán nghiêm trọng, căn bản không có mưa”. Những cây ngô mà ông trồng cao đến thắt lưng liền bị chết khô, căn bản không có thu hoạch, đành phải vứt đi. Do hạn hán nên thân ngô cũng không trổ hạt được.
Ông nói thẳng rằng tình hình miền nam Trung Cộng  lũ lụt trầm trọng, miền bắc hạn hán không mưa đến nay vẫn chưa được giải quyết, các công trình khổng lồ điều tiết nước từ miền nam vào miền bắc vốn không mang lại lợi ích gì cho vùng đông bắc này.
Miền nam lũ lụt không ngừng, cây nông nghiệp bị hư hại gần như toàn bộ

Miền nam Trung Cộng , lưu vực sông Dương Tử cũng là khu sản xuất lương thực quan trọng ở Trung Cộng . Tuy nhiên, những trận mưa lớn và lũ lụt thường xuyên kéo dài gần hai tháng nay khiến cho mực nước đến nay vẫn chưa rút. Những người nông dân phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Huyện Toàn Châu được xem là huyện nông nghiệp lớn của tỉnh Quảng Tây lại gặp phải nạn châu chấu, toàn bộ cây nông nghiệp đều bị ăn sạch.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng một cuộc khủng hoảng lương thực có thể nổ ra ở Trung Cộng  trong nửa cuối năm nay, tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Cộng  ngày 16/7 đã đưa ra tuyên bố rằng nguồn cung cấp lương thực trên cả nước vẫn được đảm bảo và hứa hẹn vụ mùa bội thu trong cả năm. Còn về khủng hoảng do thảm họa mang lại, các kênh truyền thông lại không đề cập đến.
Trước những ngôn luận tuyên truyền “nông nghiệp Trung Cộng  hứa hẹn được mùa bội thu cả năm” của ĐCSTQ, người dân không khỏi chế giễu, tranh nhau để lại lời bình: “Thật quá lợi hại, đất nước tôi nhờ có kỹ thuật canh tác hoàn toàn mới, vậy nên không sợ lũ lụt, không ngại hạn hán, vẫn đạt sản lượng cao kỷ lục hàng năm!”, “Một bước nhảy vọt lớn trong sản xuất lương thực ngay trong mưa lũ“, “Lũ lụt hoành hành rồi lại thêm nạn châu chấu, vậy mà vẫn được mùa bội thu?” “An ninh lương thực có được nhờ bắt tay thực hiện, chứ không phải đạt được bằng những lời rêu rao“, “ĐCSTQ còn có lời khoác lác nào chưa từng nói, thật đúng là vô sỉ cùng cực“.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ngày 23/7 cho hay, Trung Cộng  bất ngờ mua lượng lớn ngô và đậu nành từ Hoa Kỳ, trong đó đậu nành đạt 1.696 triệu tấn, được xem là mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái đến nay, lượng ngô là 1.967 triệu tấn, đây là con số nhiều nhất kể từ tháng 3 năm 2018 đến nay. Dữ liệu này phần nào đã xác nhận Trung Cộng  đang trong nguy cơ khủng hoảng lương thực.

Đài Loan: Tân Cương là điển hình
của một chính quyền độc tài toàn diện

Trung Cộng  đang lợi dụng các công nghệ mới để biến khu vực Tân Cương – nơi cư ngụ của dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi – trở thành mẫu hình cho một chính quyền giám sát độc tài chuyên chế toàn diện, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan cho biết hôm thứ Hai (27/7).


“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm kiến lập một chính phủ toàn trị hầu hết đều không thành công trọn vẹn vì không có đủ công nghệ để đảm bảo việc giám sát toàn bộ người dân”, Bộ trưởng Kỹ thuật số Đài Loan Audrey Tang trao đổi với các phóng viên ở Tokyo trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Nhưng giờ đây ở Tân Cương, chúng ta đang chứng kiến hình mẫu một chế độ giám sát toàn trị thực sự toàn diện đang được vận hành”.
Khu vực này, vốn có đa số nhân khẩu là người Hồi giáo, là một chủ đề gây tranh cãi trong mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ hồi tuần trước áp lệnh trừng phạt đối với 11 doanh nghiệp khác bị cáo buộc dính líu đến các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. 
Một báo cáo hồi tháng hai của Viện Chính sách chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute) ước tính hơn 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã bị cưỡng chế di dời ra khỏi Tân Cương để làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Cộng  trong giai đoạn 2017-2019, một số trong đó được điều trực tiếp từ các trại giam. Theo báo cáo, những người lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ này phải hứng chịu đe dọa, và liên tục bị giám sát bởi nhân viên an ninh và các thiết bị giám sát kỹ thuật số.
Phát biểu qua Internet từ Đài Bắc, ông Tang cho biết những báo cáo này đóng vai trò một lời nhắc nhở người dân Đài Loan về giá trị của nền dân chủ tự do.
“Chúng ta nhìn mọi thứ qua lăng kính của nhân quyền và dân chủ”, vị bộ trưởng nói. “Những nỗ lực này, ví như ở Tân Cương mà tôi vừa đề cập đến, đang thúc đẩy tất cả người dân Đài Loan xem xét các ứng dụng và công nghệ này. Nó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ, rằng chúng ta không nên bén mảng đến đây”.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei, ông Tang nhận định việc tích hợp thiết bị của Trung Cộng  vào cơ sở hạ tầng viễn thông cốt lõi của Đài Loan chẳng khác nào mời một con ngựa thành Troia vào mạng lưới liên lạc của quốc đảo.
“Mỗi lần nâng cấp, bạn sẽ phải tiến hành một lần tái đánh giá rủi ro hệ thống”, Tang nói. “Nhưng tôi cho rằng rủi ro là quá cao, và chi phí sở hữu quá cao, tốt hơn chúng ta nên làm việc với các nhà cung cấp khác từ các quốc gia tự do dân chủ”.
Thật vậy, Đài Loan đã loại bỏ Huawei một cách hiệu quả ra khỏi hệ thống mạng 5G. Tháng 6, hãng viễn thông nội địa Chunghwa Telecom, với sự hỗ trợ của chính phủ, đã ra mắt các dịch vụ thương mại 5G trên nền tảng hệ thống internet tốc độ cao của hòn đảo, sử dụng công nghệ của Ericsson.
Mối quan hệ giữa Đài Loan với Trung Cộng  đã trở xấu kể từ khi Tổng thống Thái Anh Văn – một người có đường lối cứng rắn với Trung Cộng  – nhậm chức từ năm 2016, khiến hòn đảo trở thành mục tiêu thường xuyên của các cuộc tấn công mạng. Chính phủ cho biết Đài Loan bị tấn công mạng trung bình 30 triệu lần mỗi tháng.
“Có những cuộc tấn công mạng theo nghĩa đen hàng giờ,” ông Tang nói. “May mắn thay, hầu hết trong đó đã được chặn tự động bởi hệ thống quốc phòng chuyên sâu mà chúng tôi đang triển khai. Do đó các cuộc tấn công mạng này không thực sự can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống [hồi tháng 1], mặc dù có rất nhiều chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch”
 
4 Nghiên cứu sinh Trung Cộng khai gian để được đi Mỹ bị đưa ra tòa

Juan Tang, nhà khoa học Trung Cộng  bị cáo buộc gian lận thị thực, ra hầu tòa án Quận Đông California lần đầu vào ngày 27/7 thông qua video, theo hãng tin AP.
Juan Tang, 37 tuổi, đã bị an ninh Mỹ bắt giam vào tối 23/7. Cô đã khai gian trong đơn xin thị thực Mỹ rằng cô chưa từng phục vụ trong quân đội Trung Cộng . Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy những bức ảnh chụp Juan trong bộ quân phục Trung Cộng  và phát hiện ra cô từng làm nghiên cứu tại Đại học Quân y Không quân Trung Cộng .
Juan đã được chỉ định một luật sư biện hộ liên bang. Thẩm phán Deborah Barnes cho rằng Juan có nguy cơ bỏ trốn nếu được tại ngoại nên tuyên bố bị cáo phải tiếp tục bị giam, trong khi luật sư của cô đang chuẩn bị hồ sơ để giúp thân chủ được tại ngoại.
Tuần trước, Bộ Tư Pháp Mỹ cho biết họ truy tố Juan và 3 nhà khoa học khác sống ở Mỹ, cáo buộc họ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Cộng  để có thể xin thị thực tới Mỹ dễ dàng hơn.
Các công tố viên cho biết Juan đã khai báo không trung thực trong đơn xin thị thực vào tháng 10 năm ngoái khi chuẩn bị đến làm việc tại Đại học California, Davis. Cô tiếp tục nói dối về mối liên hệ với quân đội Trung Cộng  khi bị FBI thẩm vấn hồi tháng 6. Sau đó, Juan đã tới lãnh sự quán Trung Cộng  ở San Francisco để tránh lệnh bắt. Tuy nhiên, Juan đã bị an ninh Mỹ bắt giữ hôm 24/7 và bị giam tại nhà tù hạt Sacramento.
Đại học California, Davis cho biết Juan đã thôi vị trí nghiên cứu viên dự thính tại Khoa Nghiên cứu Xạ trị Ung thư của trường này. Văn phòng luật sư biện hộ liên bang ở Sacramento chưa phản hồi email đề nghị bình luận về vụ việc của Juan.
Vụ xét xử nhà khoa học Juan Tang diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung không ngừng leo thang trong những ngày gần đây. Mới đây, Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Cộng  tại Houston, cáo buộc đây là “ổ gián điệp”. Bắc Kinh trả đũa bằng cách yêu cầu Washington đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top