Sự thức tỉnh của người Mỹ gốc Kurd

Tin Tức

Click image for larger version

Name:	66.jpg
Views:	0
Size:	50.7 KB
ID:	1491781  
11/29



Chuyến viếng thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến tòa Bạch Ốc tuần rồi đã lại một lần nữa làm bùng lên sự chỉ trích về hành động của ông chống lại người Kurd ở Syria, một đồng minh duy nhất đã trung thành với Hoa Kỳ trong vùng. Và chính vì thế nó đã thúc đẩy những người Mỹ gốc Kurd hăng hái đứng lên để tranh đấu cho quê hương cũ.

Thích nhạc đồng quê country music, thích uống bia, say mê súng và đi săn, ông Nejeer Zebari, nói với một giọng tiếng Anh miền nam, trông không khác gì một người đàn ông da trắng nào ở miền Nam nước Mỹ cả.

Nhưng từ khi Tổng thống Donald Trump đột ngột rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, người đàn ông 44 tuổi dân Tennesee đã chỉ chú tâm vào một khu vực 6,200 miles cách đó ở Kurdistan. Ông là một người Mỹ gốc Kurd.
Ông Zebari bất mãn nói :

“Chúng tôi chưa bao giờ chờ đợi việc này có thể xảy ra sau chỉ một cú điện thoại.”

Ý ông muốn nói đến cú điện thoại hôm tháng 10 của Tổng thống Donald Trump gọi ông Erdoguan vốn đã mở đường cho một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ kỳ vào lực lượng Kurd vốn là đồng minh chống Islamic State của Hoa Kỳ ở Syria. Ông tức giận tiếp:

“Nó là một sự phản bội hoàn toàn.”

Ông Zebari đã lái xe từ Nashville đến tham gia một cuộc biểu tình ở Washington để phản đối chuyến viếng thăm của ông Erdoguan ở tòa Bạch ốc hôm đầu tuần rồi. Nó là một ngày bắt đầu cảm thấy gió mùa đông và ông đang rất bực tức. Ông nói:

“Tôi chán những cuộc phản đối này quá rồi.”

Cách đây ba tuần, ngay sau khi Tòa Bạch Ốc loan báo sẽ rút lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi vùng này trước điều mà Thổ Nhĩ Kỳ nói là “một chiến dịch đã dự trù lâu nay” ở miền bắc Syria, ông đã để vợ và ba đứa con ở Nashville để lái xe lên biểu tình phản đối bên ngoài Tòa Bạch Ốc.

“Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công chúng tôi, và Trump sẽ trải thảm đỏ đón hắn?” ông giận dữ giải thích trong khi đang lái xe thâu đêm.

Sau loan báo về chuyến công du của ông Erdoguan đến tòa Bạch Ốc –theo sau nhiều tuần lễ không kích của Thổ vào những ngôi làng Kurd- ông Zebari cảm thấy bắt buộc phải làm một cái gì. Ông là một trong một số những nhà tranh đấu người Mỹ gốc Kurd trên toàn nước Mỹ đã bước vào vị trí lãnh tụ để đưa lên một tiếng nói ở Hoa Kỳ cho số phận đau khổ và hẩm hiu của người Kurd.

Từng cá nhân riêng lẻ, họ ủng hộ người Kurd theo cách của mình –qua quyên góp quần áo, chiến dịch trên truyền thông xã hội, gọi điện thoại, gặp gỡ với Quốc Hội, và những việc khác. Họp nhau lại họ hy vọng đáp ứng cho những nhu cầu ngày càng rõ giúp đỡ cho người Kurd và tạo ảnh hưởng ở Hoa Kỳ.
[img]https://i.imgur.com/GziNVrr.jpg[/img
Tuy Zebari di dân đến Hoa Kỳ khi còn rất nhỏ, ông đã nghe kể lại về những cực khổ của mùa đông ở trại tỵ nạn từ những người bạn đã trải qua kinh nghiệm đó –những câu chuyện người ta đã đánh nhau để giành thực phẩm và quần áo, trong khi hy vọng được định cư ngày càng mờ dần. Gia đình ông đã bỏ trốn sau Cuộc chiến Iraq Kurd thứ nhì đến một trại tỵ nạn ở Iran nơi ông chào đời.

Ông Zebari nói là sau khi các binh sĩ Hoa Kỳ rời biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria “chúng tôi biết chắc là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công. Chúng tôi đều biết là sẽ có những người tỵ nạn bỏ chạy loạn với không mang theo được tí gì cả. Tôi cảm thấy là tôi phải làm một cái gì.”

Ông bắt đầu quyên góp quần áo, và kêu gọi sự giúp đỡ của khoảng một chục người Mỹ gốc Kurd để giúp tổ chức công việc. Với Nashville có dân số người gốc Kurd lớn nhất Hoa Kỳ, ông Zebari đã thấy phẩm vật đổ tới từ cộng đồng địa phương. Rồi những thùng được gửi tới từ khắp nước.

Cho đến nay họ đã thu nhận được hơn 650 thùng những đồ nhu yếu phẩm, kể cả baby formula, quần áo mùa đông, bàn chải đánh răng, dược phẩm, và mền để gửi tới các trại tỵ nạn gần biên giới với Iraq, nơi những người Kurd ở Syria đã bỏ trốn không kích của Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến hàng đó nặng đến 18 tấn.

Trong số những thùng này, 247 thùng đến từ Dallas, Texas, vốn cũng có một dân số người Mỹ gốc Kurd lớn. Đó là nơi Saman Gardy, 37 tuổi, đồng sáng lập ra Cộng Đồng Kurdish Dallas-Fort Worth ngay sau khi quân đội rút lui. Ông và bốn người nữa trong cộng đồng người Mỹ gốc Kurdish thành lập một trang Facebook cho nhóm, vốn đã nhanh chóng có 1,000 likes trong tuần lễ đầu tiên.

Từ đó, họ chia sẻ những lời kêu gọi về cuộc quyên góp của ông Zebari và bắt đầu thu thập quần áo mùa đông và sữa trẻ em. Gardy nói:

“Chúng tôi có gia đình và bạn bè đang sống trong những trại này. Chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ.”

Gardy nói ông và các bạn bè đang bắt đầu một cuộc quyên góp ngân sách phi lợi nhuận cho những tổ chức phi chính phủ ở ngay hiện trường ở vùng Kurdistan. Ông nói:

“Khi tôi thấy trẻ con bị giết, tôi thấy chính bản thân mình và mấy đứa con trai của tôi và tôi nghĩ ‘Nếu tôi và các con tôi đang trong tình huống đó?’ Đặc biệt biết là tôi đã từng trải qua con đường đó.”

Gia đình ông Gardy đã bỏ chạy khỏi cuộc đàn áp dã man của Saddam Hussein theo sau cuộc nổi dậy của người Kurd năm 1991, trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ và sống trong trại tỵ nạn ở đó ba năm. Năm 13 tuổi, Gardy đến Hoa Kỳ và tham gia vào cộng đồng dân tỵ nạn Kurd di chuyển đến khu Dallas-Fort Worth.

Ông nói:

“Nhiều người trong chúng tôi là thế hệ (người Mỹ) thứ nhất. Chúng tôi chưa hoàn toàn hiểu hệ thống, cách mọi sự điều hành. Nhưng đây là một hồi chuông thức tỉnh.”

Ý ông muốn nói đến sự thay đổi chính sách ngoại giao đột ngột của Tổng thống Donald Trump. Và ông tiếp:

“Chúng tôi ý thức được là chúng tôi cần có những cố gắng kết hợp với những người Kurd khác và liên hệ với nhiều cộng đồng Kurd khác nhau.”

Người Mỹ gốc Kurd là một hiện tượng tương đối mới, di dân từng đợt bắt đầu từ năm 1970 với Cuộc Chiến tranh Iraq-Kurd thứ nhất. Ngày nay một số dự đoán là dân số người Kurd ở Hoa Kỳ khoảng 40,000 người.

Nghị hội Quốc gia Kurd Bắc Mỹ, tổ chức lâu đời và bao gồm đại diện cho người Mỹ gốc Kurd, đã tổ chức đại hội lần thứ 30 chưa đầy một tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng miền đông bắc Syria. Đại hội xảy ra ở một thị trấn nhỏ bên ngoài Ann Arbor, Michigan, và không có bao nhiêu người đến tham dự.

Trong khi đó Gardy và đám những nhà tranh đấu người Mỹ gốc Kurd đã thấy nhiều trăm người Mỹ gốc Kurd xuất hiện biểu tình chống lại chính sách ngoại giao của Tổng thống Donald Trump cùng ngày mà tổng thông được dự định tổ chức meeting vận động tranh cử ngay bên kia đường. Gardy nhớ:

“Lần đầu tiên tôi thấy người Kurd đoàn kết và trở thành một tiếng nói.”

Ở miền nam California, nơi có nhiều chục ngàn người Kurds, cô Yara Kamaran và một người bạn thân bắt đầu dự định biểu tình ngay sau khi Tòa Bạch Ốc loan báo. Họ viết truyền dơn và phổ biến trên truyền thông xã hội, và vài ngày sau đó đám đông xuống đường để biểu tình ở Los Angeles và San Diego. Khoác cờ Kurdistan, dùng loa cô Kamara hô “Ủng hộ người Kurds! Ủng hộ người Kurds!” trong cuộc biểu tình bên ngoài tòa Tổng lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Los Angeles. Đã chú ý đến một sự nghiệp về công vụ, cô nắm lấy cơ hội để đại diện cho tiếng nói của người Kurd, và cô lấy phi cơ đi Washington để gặp các vị dân cử.

Trong những ngày sau đó, cô gặp gỡ nhiều phụ tá ngoại giao cho thành viên của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, khuyến khích họ chống lại sự phản bội của tổng thống đối với người Kurd. Cô nói, là một người Mỹ gốc Kurd:

“Tôi muốn biết cách nào mà quý vị có thể giúp chặn cái chết của thường dân vô tội ở Kurdistan.”

Cô thêm:

“Tôi có cảm tưởng tôi đã được lắng nghe. Đây là một tình hình phức tạp và các nhân viên muốn biết thêm về nó, thành ra tôi thực sự cảm thấy tôi đã đáp ứng được một nhu cầu.”

Và đó là điều mà ông Diliman Abdulkader đã làm. Một nhà tư vấn 28 tuổi ở Washington, ông đến Hoa Kỳ cùng gia đình chạy loạn vì Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất và trải bảy năm ở trại tỵ nạn ở Syria. Sau khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rời Syria, ông ngay lập tức thực hiện kế hoạch ông đã dự trù lâu nay –thành lập Hiệp hội những người Bạn Mỹ cho Kurdistan, một tổ chức vốn “tăng cường, bảo vệ và thúc đẩy liên hệ Hoa kỳ-Kurd và ủng hộ cho những chính sách để thúc đẩy an ninh quốc gia và phồn vinh cho người Mỹ, người Kurd và các đồng minh khác của chúng ta.”

Ông đã tham gia cùng nhiều trăm người phản đối trước tòa Bạch Ốc chống lại cuộc viếng thăm của ông Erdoguan. Mặc một cái áo dạ màu đen, ông nhìn thẳng vào camera để thâu bài tường thuật đầu tiên của tổ chức cho trang Twitter của họ. Ông nói vào camera:

“Chúng tôi yêu cầu Tổng thống Trump xét lại quyết định của ông. Người Kurds đã là đồng minh đáng tin cậy nhất của chúng ta ở hiện trường.”

Trong đám đông đó, Nejeer Zebari cầm một cái cờ Kurdistan lớn ở tay trái. Khi nghe ông Erdoguan sắp sang, Zebari đã muốn chở xe bus tất cả cộng đồng ở Nashville lên phản đối ở tòa Bạch Ốc, nhưng vấn đề quá phức tạp. Sau cùng ông từ bỏ ý kiến đó và thay vì vậy tổ chức quyên góp quần áo.

Nhưng ông vẫn cảm thấy là phải có mặt, và thay vì vậy thuê một cái xe 15 chỗ chở một số những người Kurd khác đến biểu tình ở Washington. Ông nói:

“Tôi không thể không có mặt.”

Lê Phan (Theo BBC)
Nov 2019
https://www.bbc.co.uk/news/world-us-canada-50428536
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top