Số Tử Vong tại Hoa Kỳ vượt kỷ lục 3,300 người qua ngày thứ hai/ Vaccin Pfizer được phép xử dụng tại Hoa Kỳ

Tin Tức

Số Tử Vong tại Hoa Kỳ trong ngày vượt kỷ lục mới: 3,300 người

CDC cảnh cáo: trong 30 đến 90 ngày tới, Hoa Kỳ sẽ có nhiều người chết hơn mỗi ngày hơn tổng số nạn nhân của 911

Vaccin Pfizer được phép xử dụng vào tối thứ Sáu

Theo dự định, cơ quan FDA sẽ cấp giấy phép xử dụng vào Thứ Bảy nhưng tin giờ chót cho biết tối hôm nay, Thứ Sáu, cơ quan này sẽ cho pháp những nơi đã nhận được VAccin của Pfizer được xử dụng ngay trong vòng 24 giờ sắp tới.
Các viên chức của cơ quan này cho biết vì thủ tục hành chánh và để bảo đảm an toàn tuyệt đối khi đi vào xử dụng nên họ cần đi qua tất cả những cẩn trọng cần thiết nhưng ngày hôm nay, chánh văn phòng của Tổng thống Trump đã gọi điện thoại đe dọa người đứng đầu cơ quan F.D.A. nếu cơ quan này không hoàn tất việc kiểm nhận Vaccin Pfizer vào thứ Sáu thì ông ta nên đi tìm việc khác mà làm. Việc F.D.A. tăng tốc thời gian kiểm nhận để cho phép vắc-xin Pfizer đến tối thứ Sáu không phải là vì sự đe dọa này từ chánh văn phòng Mark Meadows của Trump dành cho bác sĩ Stephen M. Hahn, một khoa học gia được sự kính trọng của nhiều đồng nghiệp. Theo cơ quan FDA thì có nhiều vần đề họ phải làm việc song song với Viện Bào Chế Pfizer nhưng đã gặp trở ngại về phía Tòa Bạch ốc. Vì tất cả mọi quyết định của FDA đều phải được xem xét và đồng thuận của Pfizer.


Tổng thống President Trump tại “Hội Nghị về Vaccin” vào sáng Thứ Ba 8/12 ở Tòa Bạch ốc không có Thành Viên Y tế của chánh phủ chuyển tiếp của tổng thống đắc cử Biden tham dự. Đại diện của hai viện bào chế Pfizer và Moderma cũng không hiện diện khiến cho Hội Nghị của ông Trump trở nên hụt hẩng. Doug Mills/The New York Times

Sau khi báo Washington Post đăng tin này thì bác sĩ Hahn đã từ chối bình luận về lời đe dọa từ Chánh Văn Phòng của ông Trump nhưng sau đó thì các chuyên viên y tế của FDA nhận được một thông báo “bất thường” phải ra giấy phép xử dụng sớm hơn 11 giờ đồng hồ tức là tối thứ sáu thay vì sáng Thứ Bảy. Tin này được xác nhận bởi Bộ Trưởng Y tế và Xã Hội Alex M. Azar.

Nhưng chỉ một vài giờ sau đó, tổng thống Trump đã công khai chỉ trích cơ quan FDA và nêu đích danh Bác Sĩ Giám Đốc Hahn là nên chấm dứt “chơi game” và hãy bắt đầu cứu người -  “stop playing games and start saving lives!!!” Ông Trump gọi cơ quan FDA là những con rùa to, già, chậm chạp “a big, old, slow turtle,” và dùng cả ngôn ngữ đường phố dành cho họ. Mặc dù kể từ ngày Thứ Ba, sau khi nhận được báo cáo và hồ sơ của Viện báo Chế Pfizer, các khao học gia của FDA đã làm việc ngày đêm để đọc và đi qua tất cả những thử nghiệm của Pfizer về vaccine này trước khi cấp giấy phép.

Hàng triệu liều thuốc chủng đã được gửi đi khăp nước chỉ chờ giấy phép của FDA là sẽ tiêm chủng cho các nhân viên y tế. Bộ Trưởng Azar tuyên bố với đài ABC, là việc tiêm chủng Vaccin Pfizer có thể xãy ra vào Thứ Hai hay Thứ Ba tuần  tới.
Dù sao thì ngày FDA cho giấy phép thuốc chủng Covid cũng là ngày thứ hai, số người chết vì Covid ở Hoa Kỳ vượt trên 3,000 người và gần 300,000 người bị nhiễm bệnh.
Cũng trong sáng hôm nay, chánh phủ Trump ký hợp đồng với Viện Bào Chế
Moderma để mua thêm 100 triệu liều thuốc chũng sau khi đã từ chối đề nghị của Pfizer mua thêm 500 triệu liều ưu tiên dành cho Hoa Kỳ. Hãng Pfizer đã nhận lời sau đó, cung ca27p thuốc chủng cho những quốc gia Âu Châu và Ả Rập và cho biết sau 100 triệu liều đẩu tiên có thể chủng ngừa cho 50 triệu người, phải chờ đến tháng 6, họ mới có thể trở lại thị trường Hoa Kỳ.
 
Mỹ gia hạn các hạn chế qua lại tại
biên giới Mexico, Canada tới ngày 21/1/21
1
Cửa khẩu ở biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ ngày 17/4/2020 vào thời điểm khi dịch COVID-19 đang bùng phát tại Lacolle, tỉnh Quebec, Canada,

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) cho biết biên giới đất liền của Hoa Kỳ với Canada và Mexico sẽ vẫn đóng cửa đối với các chuyến du hành không thiết yếu cho tới ít nhất là ngày 21/1 trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng cao kỷ lục trên toàn quốc.
Điều này có nghĩa là quyết định lúc nào nên dỡ bỏ các hạn chế sẽ tùy thuộc vào tân chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Các biện pháp hạn chế du hành được áp dụng lần đầu tiên hồi tháng 3 để kiểm soát sự lây lan của virus Covid-19. Quyền Bộ trưởng DHS Chad Wolf cho biết trên Twitter lệnh gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tháng là để “tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của COVID.”
Ông Biden sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 20/1.
Canada tỏ ra không mấy quan tâm đến việc dỡ bỏ các hạn chế trong khi virus corona chủng mới đang lây lan khắp Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ trước đây đã mưu tìm một số sửa đổi, đặc biệt là đối với các hạn chế ảnh hưởng đến cư dân dọc biên giới Canada.
Hoa Kỳ ghi nhận hơn 200.000 trường hợp COVID-19 mỗi ngày trong bốn ngày liên tiếp, theo thống kê của Reuters dựa trên các dữ liệu chính thức.
Hôm thứ Tư 9/11, Hoa Kỳ báo cáo con số tử vong cao kỷ lục là 3.253 ca.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Hoa Kỳ đã báo cáo khoảng 15,6 triệu ca nhiễm và 292.642 ca tử vong. Trong khi đó, Canada có khoảng 442.000 ca nhiễm được xác nhận với hơn 13.100 ca tử vong.
Hồi tháng 10, Cục Thống kê Canada cho biết trong tháng 8 du khách Mỹ lái xe sang Canada đã giảm 95,7% trong khi số du khách Mỹ đáp máy bay sang Canada giảm 97,9%.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng cân nhắc việc dỡ bỏ các hạn chế cấm hầu hết khách du lịch không phải là người Mỹ đến từ Vương quốc Anh, Ireland, Brazil và 26 quốc gia trong khu vực Schengen của châu Âu.
Reuters đưa tin lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 11 rằng Tòa Bạch Ốc đang xem xét việc hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh từ châu Âu và Brazil.
Kế hoạch này được sự ủng hộ của các thành viên toán đặc nhiệm coronavirus của Tòa Bạch Ốc, y tế công cộng và các cơ quan liên bang khác.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn có thể chọn giải pháp duy trì các hạn chế, do số các ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu đang ở mức cao. Các quan chức cho biết một trở ngại tiềm năng là khó có khả năng các nước châu Âu sẽ cho phép đa số người Mỹ tái tục các chuyến du hành tới nước họ trong lúc này vì số các ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt ở Hoa Kỳ.
 
California lại chịu lệnh phong tỏa mới, bệnh viện tràn ngập bệnh nhân Covid


Một tiệm cắt tóc nam đóng cửa theo lệnh phong tỏa mới ở Nam California ở Encinitas, California, ngày 7 tháng 12, 2020.

Gần 85% cư dân ở California hiện đang phải chịu những hạn chế mới khi bang Bờ Tây này của Mỹ chật vật kiểm soát đại dịch COVID-19. Những hạn chế mới được đưa ra vào lúc số ca nhiễm virus corona tiếp tục tăng và sức chứa của các phòng điều trị tích cực (ICU) trong các bệnh viện đang xuống tới mức thấp nguy hiểm.

Các nhà hàng ở Nam California, Vùng Vịnh San Francisco và Thung lũng San Joaquin chuyên về nông nghiệp của bang này phải đóng cửa kể từ thứ Hai đầu tuần và chỉ được phục vụ khách tới mua đồ mang đi và giao hàng. Các sân chơi, các tiệm làm tóc cũng như làm móng đều đóng cửa, trong khi các cửa hàng giảm sức chứa.
Biện pháp này đã ảnh hưởng đến khoảng ba phần tư trong số gần 40 triệu người sinh sống ở bang đông dân nhất của Mỹ, theo Reuters.

Sắc lệnh của Thống đốc Gavin Newsom được áp dụng cho những nơi còn dưới 15% số giường trống trong các phòng ICU tại các bệnh viện, tới nay đang ảnh hưởng đến vùng Nam California và Thung lũng San Joaquin. Các địa phương trong Khu vực Vịnh San Francisco cũng áp đặt các lệnh tương tự.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của chính phủ Mỹ, hôm thứ Hai nói rằng hành động của California sẽ "cứu họ khỏi cảnh bệnh viện của họ có thể bị quá tải."
California lập kỉ lục về số ca nhiễm Covid-19 mới với 30.000 ca vào ngày thứ Bảy và ghi nhận thêm gần 25.000 ca vào Chủ nhật. Số ca nhập viện cũng đạt kỉ lục. Ở Thung lũng San Joaquin, chỉ có 6,3% số giường trong các phòng ICU còn trống, bang này cho biết hôm thứ Hai.

Tại thành phố San Jose, một trong những nơi có người gốc Việt tập trung đông đảo nhất ở Mỹ và cũng là nơi có những hạn chế virus nghiêm ngặt, một số cư dân bày tỏ sự bất an và lo lắng. Ông Nguyễn Xuân Nam, chủ Hệ thống Truyền thông Cali Today nói tình hình dịch bệnh ở đây “tệ và xấu” với số ca nhiễm và số người chết gia tăng, bao gồm cả người gốc Việt.

“Những người có tên tuổi trong cộng đồng ví dụ như [nhà báo kỳ cựu] Hà Túc Đạo mà ngày [thứ Ba] vừa làm tang lễ do chết vì Covid. Một nhà kinh doanh thành đạt giàu có nhất của San Jose cũng bị nhiễm virus. Do vậy tình hình rất là phức tạp,” ông nói.

Ông nói thêm tác động kinh tế của đại dịch cũng đang khiến nhiều cơ sở kinh doanh do người Việt làm chủ lâm vào tình cảnh điêu đứng với các tiệm làm móng - một ngành chủ lực của cộng đồng người Việt trong thành phố - phải đóng cửa theo quy định của nhà chức trách.
“Người ta hưởng tiền thất nghiệp rồi và tiền thất nghiệp đã hết. Rồi lương lại không có, tới ngày đóng tiền nhà lại thiếu trước hụt sau. Đời sống của người dân Việt ở San Jose rất là bi đát,” ông Nam nhận định.

Bà Lê Thái Hằng, chủ một tiệm làm tóc và chăm dóc da mặt ở San Jose, cho biết kể từ khi tiệm của bà được cho phép mở cửa lại vào giữa tháng 7, hoạt động kinh doanh luôn trong tình trạng cầm chừng vì lượng khách giảm mạnh. Sắc lệnh đóng cửa mới nhất của California khiến bà lo lắng vì lần này bà không còn nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp nữa.
“[Tiền hỗ trợ thất nghiệp] thì chỉ có được một tuần một trăm sáu mươi mấy đồng thôi, họ cho thêm một tuần 600 đồng nên cũng tạm qua ngày. Nhưng qua tháng 7 là ngưng, không có nữa,” bà nói.
Với nguồn thu nhập chính bị ảnh hưởng nặng nề và nguồn hỗ trợ cạn kiệt, bà Hằng nói bà buộc phải thay đổi những thói quen sinh hoạt và chi tiêu của mình để thích ứng với những khó khăn về tài chính.

“Có những cái gì mình chi được thì chi, những cái gì bỏ được thì mình bỏ, những nợ nần nào mà mình dùng thẻ không có tiền trả thì mình ngưng [mua sắm]. Nói chung là cuộc sống bấp bênh lắm, không biết tương lai đi về đâu.”

Sắc lệnh của California sẽ kéo dài ít nhất ba tuần. Các cuộc tụ tập riêng tư ở bất cứ quy mô nào tại các khu vực bị ảnh hưởng đều bị cấm và tất cả các cơ sở và hàng quán đều bị đóng cửa trừ các cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh doanh trọng yếu. Lệnh sẽ được mở rộng đến các vùng khác nếu sức chứa của các phòng ICU giảm xuống.
Trên toàn quốc, các ca nhiễm Covid-19 đang ở mức cao nhất, trung bình 193.863 trường hợp mới được báo cáo mỗi ngày trong tuần qua, theo một thống kê số liệu chính thức của Reuters.
Đã có 14,7 triệu ca nhiễm được xác nhận và hơn 282.000 ca tử vong do vì virus corona được báo cáo ở Mỹ kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều nhất trên thế giới.
 
Vaccine COVID ra đời
giữa lúc giá không vận leo thang

Máy bay chở hàng của hãng DHL.

(Reuters) Một số hãng máy bay nâng giá quá mức để chở nước đá khô và những trang bị y tế khác trước các ngày lễ, nhưng khả năng bóp nghẹt có thể được nới lỏng vào năm 2021 khi vaccine COVID-19 được sản xuất hàng loạt, người đứng đầu ngành tiếp vận của Tổ chức Y tế Thế giới cho hay ngày 8/12.
Phân phát vaccine cho những nước có lợi tức thấp và trung bình có thể sẽ gặp khó khăn, vì dịch vụ chuyên chở hành khách bị ngưng lại tại một số nơi, và có thể phải trông vào những chuyến thuê bao, ông Paul Molinaro, người đứng đầu hoạt động yểm trợ và tiếp liệu WHO nói với Reuters.
Lạm phát giá cả là một đặc tính ngày càng tăng của việc chuyên chở bằng máy bay, khi “giá mọi thứ tăng đặc biệt kể từ tháng 11,” ông Molinaro nói.
Ông nhắc đến mức giá vừa được báo để chở nước đá khô, vốn cần thiết để làm lạnh một số hoạt chất trong phòng thí nghiệm, tăng khoảng 20 lần chuẩn mực bình thường.
“Tôi vừa được báo giá từ một công ty chở hàng-một công ty lớn không muốn nêu tên- từ Dallas Texas đến Freetown, Sierra Leone- với giá 195 đô la một kg, thật là quá đáng,” ông nói. “Gía bình thường là từ 4 đến 6 đô la một kg,” ông nói tiếp.
Ông Molinaro nói một loạt các yếu tố đã đẩy gía lên cao, trong đó có việc gia tăng mua bán trên mạng trước Giáng Sinh cũng như việc đóng cửa khiến mọi người phải ở nhà.
Kinh tế gia trưởng Brian Pearce của hãng hàng không IATA nói với các phóng viên ngày 8/12 là những nhu cầu vì lễ Giáng Sinh đã làm trầm trọng thêm vấn đề giá vận chuyển leo thang, nhưng sẽ giảm bớt vào đầu năm tới đúng lúc tăng cường các chuyến chở vaccine.“Đó là mùa chở hàng không cao-việc này sẽ giải phóng nhiều khả năng,” ông nói.
Những điểm nóng và chế tài
WHO hy vọng có được nửa tỉ liều vaccine COVID-19 để phân phối theo sáng kiến COVAX toàn cầu vào đầu quý 1 năm sau, khoa học gia trưởng của WHO nói ngày 4/12.
Quỹ Nhi đồng Quốc tế Liên hiệp quốc (UNICEF), dẫn đầu trong việc phân phối vaccine COVID-19 cho các nước đang phát triển, nói họ đã chi từ 35 đến 40 triệu đô la về chuyển vận vaccine quốc tế trước cuộc khủng hoảng 2019 khi tậu được 2,53 tỉ liều vaccine cho chiến dịch miễn nhiễm chống bệnh bại liệt và những bệnh khác nữa.
Kể tử đó, giá đã “vượt trần” người đứng đầu chuyển vận của cơ quan, ông Pablo Panadero, nói. Tuy nhiên UNICEF đang thương thuyết giá cả chuyển vận bằng máy bay rẻ hơn.
WHO có thể dàn xếp chuyển vận vaccine COVAX cho những điểm nóng như Somalia hay Yemen hay những nước bị chế tài như Iran hay Triều Tiên, ông Molinaro nói.
WHO đang hướng dẫn kỹ thuật cho tất cả các nước về vấn đề trữ lạnh, ông Molinaro cho hay và lưu ý rằng vaccine của Pfizer đòi hỏi phải tồn trữ ở âm 70 độ C.

 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top