HỌC SINH TEXAS BÃI KHÓA CHỐNG NẠN KỲ THỊ CHỦNG TỘC

Tin Tức

Teens in America

HỌC SINH TEXAS BÃI KHÓA

CHỐNG NẠN KỲ THỊ CHỦNG TỘC

Trên 100 thanh thiếu niên Hoa Kỳ ở Texas đã bãi khóa phản đối khi viên hiệu trường đầu tiên da đen của họ bị sa thải


COLLEYVILLE, Tex. – Vào 11 giờ sáng của một ngày thứ Năm ẩm ướt trong tháng 9, đáng lẻ cậu Sean Võ 18 tuổi phải đến lớp học về AP Statistics thì câu lại đóng máy tính xách tay và bước ra khỏi lớp. Xung quanh câụ, trong ngôi trường trung học xây bằng gạch ở một khu giàu có, đa số là người Mỹ da trắng, bảo thủ, những người  bạn trẻ khác cũng hành động như vậy. Giống như Sean Võ, một thanh niên Mỹ gốc Việt, sau khi đọc sách của Angela Davis, cậu đã có một ý thức rõ rang hơn về chủng tộc. Hầu hết những học sinh bỏ lớp là da màu. Hầu hết những học sinh ở lại là da trắng.

Khi người  cuối cùng  trong số một trăm học sinh đã đi qua khung cửa kính của Trường Trung học Colleyville vào ngày 9 tháng 9 thì ban Giám đốc của trường, hầu hết là người da trắng đứng xếp hàng dựa vào tường để theo dõi.

Sean Võ, học sinh sẽ góp mặt trong vở kịch mùa thu của trường Colleyville Heritage, “Mousetrap,” hướng dẫn các học sinh khác băng qua bãi đậu xe đến một chiếc xe màu đỏ, nơi họ chụp lấy những tấm áp phích viết nguệch ngoạc với những khẩu hiệu cứng rắn - “STUDENTS VOICES MATTER- tiếng nói của học sinh cần được tôn trọng”, ““OUR YOUTH WILL LEAD US - Tuổi trẻ của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta” - diễn hành quanh khuôn viên trường một lần trước khi quay trở lại phía trước cửa trường.


Sean Vo, 18 tuổi, Sunehra Chowdhury, 17 tuổi và Grace Nguyen, 17 tuổi, dẫn đầu một nhóm học sinh bỏ lớp vào đầu tháng 9 để phản đối việc sa thãi ông James Whitfield, người da đen đầu tiên là hiệu trưởng của trường trung học Colleyville.

Các học sinh này đang tranh đấu cho tiến sĩ James Whitfield, vị hiệu trưởng da đen đầu tiên của Trường Trung Học Colleyville. Cách đối xử với ông của các viên chức da trắng quận hạt là lý do để họ chống đối bằng cách bỏ lớp ra ngoài trong năm giờ đồng hồ trong cái nóng 93 độ vào thứ Năm hôm đó. Đó cũng là lý do họ tiếp tục rời lớp vào ngày hôm sau, dành thêm năm giờ đồng hồ nữa để biểu tỉnh quanh khuôn viên trường và hô to “No more silence! No more lies! We will not be victimized! “Đừng im lặng nữa! Không cần thêm bât kỳ lơi nói dôi nảo nữa! Chúng tôi sẽ không là nạn nhân!



James Whitfield, hiệu trưởng trường Colleyville Heritage High tin rằng ông bị chú ý đến là vì lý do chủng tộc: ông là một người Mỹ da đen và thành hôn với một phụ nữ da trắng.

Việc làm của ông Whitfield rất là bấp bênh. Từ mùa hè, những người da trắng đã cáo buộc ông hiệu trưởng da đen này tội bác bỏ lý thuyết chủng tộc không được phê phán- critical race theory, một khuôn mẫu giáo dục từ nhiều thập niên cho rằng sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ là điều đương nhiên. Thuyết chủng tộc phê phán đã trở thành mục tiêu bảo vệ của những người bảo thủ trên khắp Hoa Kỳ. Tiểu bang Texas đã thông qua hai luật gây tranh cãi trong năm nay cấm mọi đề cập đến lý thuyết này trong các lớp học của trường công lập.

Trong một bài dài đăng trên Facebook vào tháng 7, hiệu trưởng Whitfield đã phủ nhận các cáo buộc dành cho ông, ông cho rằng ông bị nhắm đến vì chủng tộc của mình và vì cuộc hôn nhân của ông với một phụ nữ da trắng khiến một số người khó chịu.

Ngay sau khi khai giảng, giám đốc khu học chính Grapevine-Colleyville, một người da trắng đã cho hiệu trường Whitfield nghỉ việc có lương. Nhưng tin đồn bắt đầu lan truyền trên mạng và  trong trường rằng học khu dự định sa thải ông Whitfield vĩnh viễn trong cuộc họp hội đồng học khu sắp tới.

"Chúng tôi rất quan tâm đến việc tiếng nói của học sinh sẽ được lắng nghe, đặc biệt là học sinh thiểu số và da màu. Chúng tôi thực sự muốn học sinh có thể nói về những vấn đề này và cởi mở hơn." - Sean Vo, 18 tuổi
Colleyville là một cộng đồng mà hầu như không ai nói về vấn đề chủng tộc và là nơi, theo báo Fort Worth Star-Telegram, một ứng cử viên Cộng hòa cho chức Nghị Viên hội đồng thành phố đã từng thua vì mọi người lưu truyền bức ảnh cô chụp với Barack Obama. Thị trấn này đã bỏ phiếu cho Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và một lần nữa vào năm 2020.

Thanh thiếu niên da màu ở đây đã sớm học được từ cha mẹ hoặc anh chị em: Cách để được hòa nhập ở vùng ngoại ô Dallas-Fort Worth là hòa nhập với nền văn hóa Da trắng thống trị. Trong nhiều năm, điều đó có nghĩa là sinh viên, học sinh da màu, thanh thiếu niên đồng tính, những người xuất thân từ các gia đình có thu nhập thấp và những người thuộc tín ngưỡng thiểu số phải giữ im lặng về tín ngưỡng và truyền thống của họ, ngôn ngữ họ nói và thức ăn họ ăn ở nhà và hơn hết là về vấn đề chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái,  bài đạo Hồi mà các em đã trải qua ở trường học.

Tất cả thanh thiếu niên da màu ờ đây đã giữ im lặng ngay cả sau khi vụ George Floyd làm rung chuyển nước Mỹ vào mùa hè năm 2020, đánh thức cả nhiều nơi từ lâu đã tránh thừa nhận có sự kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ.
Hiệu trưởng Whitfield, 43 tuổi, muốn thay đổi điều đó. Ông đã thành lập một ủy ban cố vấn đa dạng với thành viên là học sinh để nâng cao tiếng nói của người thiểu số và cung cấp cho học sinh nhiều ý kiến ​​đóng góp hơn là tuân theo các quy tắc của trường.

“Trong một thời gian dài, sinh viên hay người da màu, bất cứ khi nào chúng ta đưa ra các vấn đề về chủng tộc… điều đó luôn khiến người ta quay lưng lại với bạn,” ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn. Đừng lo lắng về những người đó. '”

Trong năm ông làm hiệu trưởng, các thanh thiếu niên đã xem ông như một biểu tượng của sự thay đổi mà họ hy vọng sẽ thấy ở quê hương của họ. Sự sa thãi ông ta là tượng trưng cho một cái gì đó khác hơn.

Sean và bốn học sinh khác - Samantha Zelling, Sunehra Chowdhury, Grace Nguyen và Kristen Garsaud, tất cả đều 17 tuổi - đã tổ chức các cuộc biểu tình để yêu cầu học khu cho hiệu trưởng Whitfield được phục hồi chức vụ.

Không ai trong họ có bất kỳ kinh nghiệm nào về các cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc; hầu hết thanh thiếu niên bước ra khỏi lớp cũng vậy. Họ biết những gì họ đang làm có thể khiến bạn học da trắng, giáo viên, thậm chí cả cha mẹ của họ không đồng ý.

Một số nhân viên và huấn luyện viên của trường đã đe dọa tước bỏ vị trí lãnh đạo của những học sinh phản đối.

Sean Võ đã viết cho hơn 200 học sinh trong một cuộc trao đổi của nhóm lập kế hoạch trước bỏ lớp và biểu tình. “Đừng sợ. Họ muốn gieo rắc nỗi sợ hãi cho chúng ta. Họ muốn chúng ta tuân theo các quy tắc mà họ đặt ra để chắc chắn rằng chúng ta không thể lên tiếng về những điều như thế này ”.

'Họ không biến mất'

Kristen Garsaud, Grace Nguyen, Sunehra Chowdhury, Samantha Zelling và Sean Vo là những người  đang dẫn đầu phong trào học sinh viên đòi hỏi hiệu trưởng Whitfield được phục hồi chức vụ. Họ đều có những câu chuyện về kỳ thị chủng tộn. Họ chưa bao giờ cảm thấy thoải mái trong cộng đồng họ sinh sống..

Nằm cách Fort Worth và Dallas nửa giờ lái xe, Colleyville - một vùng ngoại ô gồm những ngôi nhà khổng lồ nằm trên những bãi cỏ xanh mướt, nơi thu nhập trung bình của hộ gia đình cao nhất là 160.000 đô la - 90% là người da trắng. Trường trung học đa dạng hơn: 2.000 học sinh của Colleyville Heritage là 53% Da trắng, 19% gốc Mễ, 16% Châu Á và 6% Da đen.
Mặc dù vậy, rất nhiều lần, năm người bạn đã tìm thấy mình trong các lớp học đầy trẻ em da trắng và được dẫn dắt bởi các giáo viên da trắng. Trong đại dịch coronavirus, họ bắt đầu chia sẻ những suy nghĩ về chủng tộc lần đầu tiên, đôi khi qua các cuộc gọi FaceTime hoặc Discord và đôi khi gặp trực tiếp, dưới tán cây tại Parr Park, một địa điểm vui chơi yêu thích.

"Rất dễ để nhận ra Tiến sĩ Whitfield, bởi vì ông ấy là một trong số ít giáo viên không phải là người da trắng." - Samantha Zelling, 17 tuổi

Samantha, người Do Thái và là chủ tịch hội đồng quản trị Bảo tàng viện Nhân quyền và Diệt chủng ở Dallas, nhớ lại cách một người bạn cùng lớp đã khiến cô khóc hồi cấp hai khi viết “Chào Hitler- Heil Hitler” vào máy tính của cô khi cô không nhìn nó. Và sau đó, khi chị gái của cô ấy tranh cử vào hội đồng lớp của trường trung học, cô ấy nghe thấy những học sinh khác cảnh báo lẫn nhau, "Đừng bỏ phiếu cho người Do Thái."

Sean và Grace, cả hai người gốc Việt và Trung, nhớ lại cách các bạn cùng lớp từng hỏi họ có hẹn hò với nhau không, chỉ vì họ là hai đứa trẻ châu Á duy nhất học lớp năm. Grace cho biết các nhóm nam sinh da trắng nổi tiếng khẳng định điểm tốt của cô không được tính, bởi vì người châu Á luôn học giỏi. Sean cũng nhớ đến những cậu bé này da trắng và cách họ đùa rằng Sean nên ăn trưa bằng thịt chó và mèo - hoặc nháy giọng châu Á khi nói chuyện với anh.

“Có một số bạn trai mà tôi đã kết bạn cho đến khi học cấp hai - những chàng trai châu Á, nhưng họ lại cũng chế giễu những người châu Á,” Grace nói. “Họ không nhận ra là  họ khiến cho những người đồng trang lứa Da trắng nghĩ rằng những trò đùa kiểu này là ổn hoặc thậm chí buồn cười.”

Sean nhìn xuống mặt đất ở Công viên Parr.
“Thành thật mà nói, tôi cũng đã từng nói những trò đùa đó vì nghĩ rằng nó sẽ làm cho người da trắng cười.”

Trong một thời gian dài, Sunehra cho biết, cô cho rằng sự bắt nạt người Hồi giáo sẽ giảm bớt khi học sinh trưởng thành. Nhưng, gần đây với cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và một năm trước khi cô bắt đầu học trung học, các học sinh của trường Colleyville Heritage đã tổ chức một cuộc tranh giải bóng đá với chủ đề, "Làm cho Colleyville vĩ đại trở lại. – Make Colleyville Great Again"  Họ đã vẽ một tấm áp phích trông giống như một bức tường gạch, như lời hứa khi tranh cử của Trump là "Xây dựng Bức tường".

Lướt qua những hình ảnh ấy, Sunehra cảm thấy buồn nôn. “Thật đáng sợ khi thấy những người (kỳ  thị ) này không biến mất khi bạn lớn lên,” cô nói.

Cảm giác đó càng rõ rệt khi một người đàn ông da trắng tên là Stetson Clark phát biểu tại cuộc họp hội đồng quản trị vào cuối tháng 7 - vài tuần trước năm cuối của Sunehra, và vài tuần sau khi ông ta tranh cử hội đồng trường không thành công- buộc tội hiệu trưởng Whitfield bác bỏ học thuyết về kỳ thị là một điều đương nhiên dựa vào  những hoạt động truyền thông xã hội và một lá thư mà hiệu trưởng Whitfield đã gửi ngay sau khi Floyd bị giết, trong đó Whitfield viết rằng học thuyết kỳ thị chủng tộc vẫn còn “sống hùng, sống mạnh” và ông kêu gọi học sinh và phụ huynh “hãy trở thành một người chống phân biệt chủng tộc . ” Clark, với sự cổ vũ của hội trường, yêu cầu ban giám đốc khu học chính sa thải ông hiệu trưởng Whitfield.

Sunehra và những người bạn của cô, được mẹ của cô Samantha cho biết về những phát biểu của Clark, đã quyết định họ phải làm gì một điều gì đó. Họ bắt đầu kêu gọi những học sinh ủng hộ cho Whitfield tại một cuộc họp hội đồng quản trị vào tháng Tám. Họ bắt đầu một GroupMe có tiêu đề “Ủng hộ Whitfield” và mời tất cả những người có thể cùng quan điểm và, cuối cùng cuộc vận động đã thu hút hơn 220 người. Họ cũng vận động một diễn đàn online ẩn danh sưu tầm và phát tán những câu chuyện kỳ thị xãy ra trong khuôn viên trường.
 

Phát ngôn viên của quận Kristin Snively

Phát ngôn viên của học khu Kristin Snively gọi các hành vi kỳ thị mà các học sinh bãi khóa mô tả là “không thể chấp nhận được” và cho biết học khu sẽ điều tra mọi cáo buộc về bắt nạt hoặc quấy rối để đảm bảo tất cả học sinh cảm thấy được đón nhận bình đẳng.
Hơn 30 thanh thiếu niên đã xuất hiện để biểu tình cho hiệu trưởng Whitfield bên ngoài cuộc họp hội đồng trường ngày 23 tháng 8. Hơn một chục em đã nói chuyện bên trong, chia sẻ những câu chuyện được gửi trực tuyến cũng như của chính họ.
Họ nói rằng sự đối xử mà  hiệu trưởng Whitfield đang đối mặt với các viên chức khu học chánh da trắng giống như một phiên bản của sự quấy rối mà họ đã phải chịu đựng trong nhiều năm dưới tay của các bạn học da trắng.
Sau đó, Sunehra, Sean, Samantha, Grace và Kristen cảm thấy hy vọng - giống như cuối cùng tiếng nói của họ đã được lắng nghe.
Một tuần sau, họ nhận được email: Giám đốc Học Khu đã cho đình chỉ chức vụ hiệu trưởng củ ông Whitfield. Ông được nghỉ phép, ăn lương.

"Cha mẹ tôi đã nổi điên"

Học sinh trường trung học Colleyville nắm tay nhau khi họ phản đối để ủng hộ hiệu trưởng của họ.
Caris, một học sinh da trắng, rất vui khi thấy các bạn da trắng khác biểu tình cùng với các bạn học da đen, Mễ và Châu Á. Nhưng cô biết vấn đề bên trong, không có gì thay đổi cả.

Caris được nuôi dưỡng bởi các bậc cha mẹ bảo thủ tin rằng đức tin Cơ đốc của cô có nghĩa là cô nên "lãnh đạo bằng tình yêu thương." Ngay từ khi còn học cấp hai, cô đã rơi nước mắt khi chứng kiến ​​các học sinh bị lạm dụng vì màu da, xu hướng tình dục hoặc niềm tin tôn giáo của họ. Năm thứ nhất, cô có đủ can đảm để nói ra, khiến một nhóm nữ sinh da trắng xấu hổ vì đã trêu chọc một thiếu niên chuyển giới trong dàn hợp xướng.

Sau vụ Georges Floyd, Caris bắt đầu viết trên mạng xã hội về nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và cách người da trắng có thể giúp chống lại nó. Sau khi khu học chánh đình chỉ hiệu trường Whitfield, Caris thấy rằng đây là  cơ hội để làm một điều gì đó xa hơn.

Cô biết làn da trắng của mình khiến những thanh thiếu niên da trắng khác có thể nghe lời cô hơn các bạn cùng lớp da màu. Caris đã nghĩa ra một chiến lược: bắt đầu bằng cách hỏi các bạn học đã xem cuộc họp hội đồng quản trị gần đây nhất hay họ nghĩ gì về việc ngưng chức của hiệu trưởng Whitfield. Từ từ, Carris đưa câu chuyện xoay quanh vấn đề kỳ thị chủng tộc và truyền thồng “im lặng” làm ngơ lâu đời của trường học và cố gắng giải thích tại sao chức vụ hiệu trưởng của Whitfield lại có ý nghĩa quan trọng đối với rất nhiều học sinh thiểu số.

Các cuộc thảo luận hầu như luôn kết thúc theo cùng một cách; Không quan tâm. Không muốn dính tới.

Nhiều giáo viên da trắng cũng có thái độ tương tự - trong một số trường hợp, còn tệ hơn. Một cậu bé đã báo cáo trong GroupMe ngay trước ngày thứ hai học sinh da màu bãi lớp rằng một trong những giáo viên đang “la mắng tất cả những ai đang biểu tình” trong lớp và đe dọa sẽ có những hình phạt cụ thể dành cho các thành viên của đội bóng rổ nếu hưởng ứng cuôc biểu tình. Các nhà giáo khác đứng ngay ở cửa trước của trường, cảnh báo học sinh rằng nếu họ bước ra ngoài, họ không thể vào lại. Các giám thị cũng ngăn không cho các học sinh bãi lớp được quay trở lại bên trong để sử dụng phòng vệ sinh.

Khi được hỏi về cánh ứng xử này của nhân viên và các giáo viên trong buổi học sinh bãi khóa, phát ngôn viên Snively cho biết nhà trường muốn “tránh sự gián đoạn của việc học sinh di chuyển ra vào” nhưng không có sinh viên nào bị ngăn cản tham gia biểu tình. Snively nói thêm rằng một số giám thị đứng bên ngoài là những cố vấn và nhân viên sẵn sàng giúp đỡ “những học sinh cần được hỗ trợ về mặt tinh thần”.

Khi các phương tiện truyền thông địa phương bắt đầu đưa tin, phản ứng của các bậc phụ huynh da trắng trở  nên dữ dội. Một Facebook có tiêu đề ““GCISD Parents for Strong Schools- Phụ huynh GCISD cho các trường học vững mạnh” đã chỉ trích các học sinh bỏ học là vô trách nhiệm, “làm gián đoạn” việc học.
Một cô gái đã viết trên GroupMe rằng cha dượng của cô đã gọi cô là "người chống Mỹ" và đề nghị cô về lại Venezuela nếu cô không thích Hoa Kỳ.
Một cô gái khác, người đã tham gia buổi đi bộ của ngày đầu tiên, đã viết rằng cô ấy không thể tham dự buổi thứ hai vì “bố mẹ tôi rất giận tôi”.
Kristen Garsaud, người da trắng, muốn trở thành một nhà hải dương học, đã tránh nói với cha mẹ mình về việc bãi khoá cho đến sáng ngày thứ hai. Cha cô là một người bảo thủ, và cô sợ phản ứng của ông. Sau đó, cô nói, ông không vui, nhưng ông đã để cô đi.

Nhưng cha mẹ của Grace, sau khi nhận được email cảnh báo từ các giám thị của trường vì cô  con gái đã “vắng mặt có lý do” trong ngày biểu tình đầu tiên, đã không đồng ý cô không tham gia ngày thứ hai. Họ lo ngại về sự trừng phạt có thể xảy ra từ nhà trường - Grace nói - và điều đó có thể làm tổn hại đến triển vọng đại học của cô ấy. Grace, người thích may vá và đang đăng ký vào các chương trình thiết kế thời trang, đã nghe theo, mặc dù cô ấy không muốn.

Đối với Sienna Scruggs, một học sinh năm thứ hai 15 tuổi tại trường Trung học Grapevine lân cận, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Sienna, có mẹ là da trắng và cha là da đen, chưa bao giờ cảm thấy được đón nhận ở Colleyville. Cô nhớ là không một lần nào trong các chuyến đi chợ mà cô không bị những người lớn khác hỏi cô có phải là con nuôi hay không. Cô và cô em gái 10 tuổi Sophie phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi ở trường, thường là từ những người bạn cùng lớp, những người không hiểu tại sao một phụ nữ da trắng lại đưa hai cô con gái da đen đến trường, đến nỗi cha của hai cô đã cho họ xem một đoạn video về sự ra đời của Sophie để chứng minh họ là con ruột không phải con nuôi.

Cuộc bãi khóa không thành công

Một quản trị viên cấp cao nhất của khu học chánh đã gọi hiệu trưởng Whitfield đến dự một cuộc họp vào ngày bãi khóa đầu tiên và cho biết học khu sẽ chấm dứt hợp đồng của ông Whitfield.
 Ngay sau đó, giám đốc khu học chính yêu cầu hội đồng quản trị học khu không gia hạn hợp đồng với ông Whitfield cho năm tới. Học khu đã từ chối không đưa ra lý do sa thải vì cần phải giữ kín các vấn đề nhân sự, nhưng một phát ngôn viên cho biết quyết định này không liên quan đến những lời phàn nàn về việc ông Whitfield giảng dạy lý thuyết về chủng tộc.
Bảy thành viên của hội đồng quản trị khu học chính gồm - sáu người da trắng, một người gốc Mễ - sẽ bỏ phiếu về vấn đề này vào cuối tháng 9
Các sinh viên Sean, Grace, Kristen và Sunehra đã bắt đầu lên chiến lược. Họ muốn vận động học sinh, phụ huynh tràn ngập cuộc họp hội đồng quản trị ngày 20 tháng 9 trên mọi mặt trận có thể: Học sinh sẽ tổ chức biểu tình bên ngoài trước. Những người khác sẽ phát biểu trong buổi bình luận công khai ủng hộ Whitfield. Và, đối với những người không thể tham dự trực tiếp, Samantha sẽ thu thập càng nhiều lời khai bằng video càng tốt.

Dù phải cân bằng giữa bài tập về nhà, yêu cầu phỏng vấn từ các phóng viên và, đối với học sinh cuối cấp, đơn xin đại học, các thiếu niên đã sẵn sàng để có được vị trí cuối cùng của mình.

Vào đêm của cuộc họp hội đồng quản trị khu học chính, hiệu trường Whitfield xuất hiện trong bộ vest xanh và cà vạt đỏ. Ông đã phát biểu ngắn, cảm ơn những thiếu niên đã bỏ lớp, bước ra khỏi trường để yểm trợ ông và rất tiếc vì một số người lớn đã chỉ trích hành động này của họ. Sau đó, vợ ông, bà Kerrie đã nói chuyện, tuyên dượng chồng là “một người đàn ông tuyệt vời” và là một “nhà giáo dục siêu việt ”. Sau đó, hai ông bà chứng kiến ​​hơn 30 phụ huynh, giáo viên và học sinh - nhiều người đọc bài phát biểu được viết sẵn trên iPhone của họ - thay phiên nhau yêu cầu hội đồng quản trị xem xét lại việc sa thải hiệu trưởng Whitfield. Nhưng quyết định su cùng của học khu vẫn là sa thải ông vĩnh viển.
Theo Scott Clement – Washington Post ngày 8 tháng 10/2021

 
Sinh hoạt của Viện Việt-Học trong tháng Mười Hai, 2024 
Kính mời đồng hương tham dự những sinh hoạt sau cùng của Viện Việt-Học tại trụ sởViện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. 222, Wesminster, CA. 92683.Chúng tôi sẽ thông báo khi có được địa điểm thích hợp để tái hoạt động, đánh dấu quá trình 25 năm Viện Việt-Học trong năm 2025.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top