Hoa Kỳ: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục gần 150,000, số người nhập viên toàn quốc là 67,096 

Tin Tức


 
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục gần 150,000

Lần đầu tiên kể từ đầu mùa dịch, Hoa Kỳ ghi nhận gần
150,000 ca nhiễm Covid-19 trong ngày 11 tháng 11, số người nhập viên toàn quốc là 67,096 

 
Đâu là những nơi dễ bị lây nhiễm nhất ?
Nước Pháp đang tìm cách rút bài học cho giai đoạn ra khỏi phong tỏa lần hai.

Rất nhiều nơi hiện nay, như nước Pháp chẳng hạn, phải sống trong tình trạng phong tỏa để chống dịch. Câu hỏi đang được đặt ra là khi bước vào giai đoạn giảm phong tỏa, biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát dịch Covid-19 là gì? Một công trình nghiên cứu Mỹ, được công bố trên tạp chí Nature ngày 10/11/2020, đã thành công trong việc ước tính nguy cơ lây nhiễm tại những nơi mà công chúng thường lui tới.
 
Công trình này đã kết hợp các dữ liệu liên quan đến hoạt động di chuyển của người dân để xác định các điểm nóng về lây nhiễm tại các thành phố lớn của Mỹ trong đợt dịch đầu tiên. Những dữ liệu về việc đi lại của 98 triệu người Mỹ, giữa nơi họ sinh sống và các cơ sở thương mại khác nhau, đã được một nhóm nhà nghiên cứu do Serina Chang, một nhà mô hình học tại Đại Học Stanford lãnh đạo, phân tích và mổ xẻ.
Nghiên cứu tập trung trên những người sử dụng điện thoại di động, do vậy các chuyên gia không thể xem xét một cách chi tiết vai trò của các trường học và viện dưỡng lão.

Nhà hàng, quán ăn, phòng thể dục...

Kết luận đầu tiên, một phần rất lớn các ca nhiễm chỉ liên quan đến một số ít nơi. Đi đầu là các nhà hàng, quán ăn, là nơi gây nên nhiều ca lây nhiễm nhất, theo sau là các phòng tập thể dục, các quán cà phê, quán bar và khách sạn. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu, giả sử mà thành phố Chicago đã cho mở cửa lại các nhà hàng mà không yêu cầu một số biện pháp phòng dịch vào ngày 1/5 vừa qua, có thể đã có thêm gần 600.000 ca nhiễm trong thời gian một tháng.
Kết luận thứ hai là những khu dân cư nghèo nhất là những nơi dễ bị dịch bệnh nhất. Ông Pierrick Tranouez, kỹ sư nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Litis, thuộc Đại Học Rouen, vùng Normandie tại Pháp, giải thích: “Cư dân ở những khu vực này ít sử dụng phương pháp làm việc từ xa hơn, họ tiếp tục đến những nơi thường xuyên đông người và do đó bị phơi nhiễm nhiều hơn với virus".

Các khu dân nghèo

Chuyên gia Traounez nói thêm: “Sau khi bị nhiễm, họ lại mang vi rút về khu vực nơi họ sinh sống ở vùng ngoại ô. Dữ liệu điện thoại cũng cho thấy họ dành nhiều thời gian hơn trong các cửa hàng thực phẩm. Điều này làm tăng các cuộc tiếp xúc và do đó tăng thêm rủi ro nhiễm virus.”
Dựa vào các kết luận trên, các tác giả công trình nghiên cứu đã làm nổi bật các thông số chính yếu để xác định mức độ rủi ro: thời gian trải qua tại một cửa hiệu nhất định, và mật độ người mà cửa hiệu đó tiếp nhận. Ngồi cùng một bàn ăn với nhau, dĩ nhiên là không đeo khẩu trang, rủi ro hơn là vào một đại lý để mua một chiếc ô tô mới, cho dù khoảng thời gian ở trong hai địa điểm đó tương đương với nhau.

Yếu tố quyết định : Mật độ người

Bà Vittoria Colizza, chuyên gia mô hình học và giám đốc nghiên cứu tại Viện Inserm, phân tích: “Công trình này đặc biệt chính xác và phù hợp với nhiều nghiên cứu dựa trên sự quan sát thực tế. Những môi trường trong đó người ta không thể duy trì khoảng cách an toàn cần thiết là nơi có nhiều rủi ro lây nhiễm nhất. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng những nghiên cứu như thế này cho phép chúng tôi định lượng được mức rủi ro và nên được sử dụng làm công cụ hướng dẫn các quyết định gỡ bỏ phong tỏa.”
Theo công trình công bố trên Nature, việc mở cửa không hạn chế tất cả các cơ sở buôn bán ở một thành phố như Chicago sau khi bị phong tỏa, sẽ làm tăng 39% số ca lây nhiễm trong các khu dân cư. Nhưng khi giới hạn số người đến những nơi này ở mức 20% so với khả năng đón tiếp bình thường, các ca nhiễm sẽ chỉ tăng 10%.

Bài học cho Pháp : không quá 50%

Tình hình ở Chicago không nhất thiết giống như bây giờ ở Pháp, nhất là khi vào tháng Ba vừa qua, việc đeo khẩu trang không được phổ biến ở Hoa Kỳ. Nhưng bằng cách tập hợp dữ liệu từ 10 đô thị khác nhau tại Hoa Kỳ, như công trình nghiên cứu đã làm, các nhà khoa học đã tránh được tình trạng kết luận lệch lạc, khi chỉ dựa trên một địa điểm cụ thể.
Theo ông Pierrick Tranouez, ngoại trừ trường hợp của các nhà hàng, nơi chúng ta không thể đeo khẩu trang, “trong viễn cảnh dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp sắp tới đây, một trong các yếu tố trên đó chúng ta cần tác động là mật độ… Cho dù nghiên cứu không tập trung vào các trường trung học và các công ty, thế nhưng việc duy trì giới hạn ở mức ít nhất là 50% sức chứa trong vài tuần lễ có thể giúp hạn chế đà lây lan của dịch bệnh”.



 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top