Điểm tin thế giới quan trọng trong ngày 17/06/2020

Tin Tức

Điểm tin thế giới quan trọng trong ngày
17/06/2020
 
Căng Thẳng giữa Bắc và Nam Hàn




Một binh sĩ Nam Hàn đứng gác ở Thống Nhất Đại Kiều, dẫn vào khu công nghiệp Kaesong, trên lãnh thổ Bắc Hàn. Ảnh chụp ngày 17/06/2020 REUTERS - KIM HONG-JI

Chính quyền Bắc Hàn ngày 17/06/2020 thông báo sẽ tăng cường các hoạt động canh gác tại khu vực phi quân sự, tăng cường hiện diện của quân đội tại khu công nghiệp Kaesong và khu du lịch tại núi Kim Cương. Để đáp trả, bộ trưởng Quốc Phòng Nam Hàn tuyên bố : nếu tiến hành một chiến dịch quân sự, Bắc Hàn sẽ "trả giá đắt".
Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, quân đội Bắc Hàn thông báo « khởi động lại các chiến dịch quân sự ở khu vực biên giới » liên Triều. Quyết định này bao gồm các biện pháp từ việc tái lập các đồn biên phòng dọc theo đường biên giới trong vùng phi quân sự, điều quân đến khu công nghiệp Kaeong và du lịch tại núi Kim Cương.
Đây là những quần thể biểu tượng cho sự hợp tác liên Triều nhưng cả hai cơ sở nói trên đều đã bị đóng cửa từ nhiều năm qua. Hãng thông tấn Bắc Hàn KCNA cho biết bà Kim Yo Jong, em gái lãnh tụ Bắc Hàn bác bỏ đề nghị của Nam Hàn gửi đặc phái viên đến Bắc Hànxoa dịu tình hình. Cùng ngày, Bắc Hàncông bố hình ảnh vụ đánh sập tòa nhà được dùng làm văn phòng liên lạc giữa hai nước Triều Tiên.
Về phía Nam Hàn, một mặt bộ trưởng Quốc Phòng, Jeong Kyeong Doo tuyên bố sẽ đáp trả đích đáng trong trường hợp có xung đột quân sự, mặt khác Seoul đình chỉ chương trình tìm kiếm hài cốt lính Mỹ trong vùng phi quân sự, biên giới liên Triều. Theo tin mới nhất được Yonhap trích dẫn, một nguồn tin quân sự cho biết hai chiếc máy bay quan sát của quân đội Mỹ đã thi hành phi vụ trên bầu trời thủ đô Seoul để « quan sát tình hình ».
 

Bắc Hàn phá hủy văn phòng liên lạc với Nam Hàn tại Kaesong

Khói đen bốc lên từ khu công nghiệp Kaesong. Ảnh chụp từ bên Nam Hàn, ngày 16/06/2020 REUTERS - YONHAP NEWS AGENCY

Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên gia tăng với việc Bắc Hàn hôm nay, 16/06/2020, đã phá hủy văn phòng liên lạc với miền Nam, đặt tại Kaesong, thành phố nằm ở biên giới liên Triều, theo thông báo của Seoul.
Phát ngôn viên của bộ Thống Nhất Nam Hàn, tức bộ đặc trách về quan hệ liên Triều, ra thông cáo ngắn gọn một dòng : « Bắc Hàn đã cho nổ sập văn phòng liên lạc ở Kaesong vào lúc 14 giờ 49 phút ( 6 giờ 49 phút, giờ quốc tế ) ». Trước đó vài phút, hãng thông tấn Yonhap cho biết đã nghe một tiếng nổ và thấy khói bốc lên từ khu công nghiệp Kaesong, nơi đặt văn phòng liên lạc giữa hai miền.
Cũng hôm nay, hãng tin chính thức KCNA khẳng định quân đội Bắc Hàn « hoàn toàn sẵn sàng » hành động chống Nam Hàn. Cụ thể, theo KCNA, bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên thông báo đang vạch ra một « kế hoạch hành động » để « biến giới tuyến thành pháo đài ». Kế hoạch này bao gồm việc gởi quân đến tái chiếm vùng phi quân sự nằm giữa hai miền.
Từ đầu tháng đến nay, chế độ Bắc Hànliên tục đe dọa Seoul, đặc biệt là về việc những người Bắc Hàn đào thoát vào miền nam thả truyền đơn ra miền Bắc quá giới hạn của vùng phi quân sự. Vào tuần trước, Bắc Hàn đã thông báo đóng toàn bộ các kênh liên lạc về chính trị và quân sự với « kẻ thù » miền nam Triều Tiên. Theo hãng tin AFP, một số chuyên gia nghĩ rằng Bắc Hànđang tìm cách gây ra một cuộc khủng hoảng với Nam Hàn vào lúc đàm phán về hạt nhân với Hoa Kỳ đang bế tắc.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias của RFI tường trình :  
Một tiếng nổ lớn vang lên và một đám khói xám bốc lên từ khu vực biên giới giữa hai miền Triều Tiên : chế độ Bắc Hànđã dùng chất nổ để phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều, được xây dựng từ tháng 09/2018 tại thành phố biên giới Kaesong, trên lãnh thổ Bắc Hàn.
Văn phòng liên lạc này được xem như là một tòa đại sứ không chính thức của Nam Hàn. Từ tháng Giêng đến nay không có ai làm việc ở đây do tình hình dịch Covid-19. Phía Seoul đã xác nhận vụ phá hủy văn phòng này. Kim Yo Jong, em gái của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, vào thứ Bảy tuần trước đã dọa sẽ phá hủy tòa nhà mà bà xem là « vô dụng ». Phía miền Bắc cũng đã dọa sẽ dựng lại các đồn biên phòng, đã bị giải tỏa năm 2018 sau khi hai bên ký thỏa thuận về phi quân sự hóa.
Từ nhiều ngày qua, chế độ Bắc Hànđã làm cho căng thẳng thêm trầm trọng, viện cớ phản đối việc những người tị nạn Bắc Hàn dùng bong bóng gởi các truyền đơn chống chế độ ra miền Bắc. Dường như Bắc Hànmuốn đạt được những nhân nhượng từ phía Seoul hoặc muốn dùng những căng thẳng liên Triều để đoàn kết người dân chống một kẻ thù chung, nhằm làm cho họ quên đi những khó khăn kinh tế của Bắc Hàn.

Nhắc lại, ngày 05/06/2020, Bắc Hàn dọa sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc với Nam Hàn, nếu Seoul không ngăn cản các nhà hoạt động ở miền Nam gởi truyền đơn qua bên kia biên giới với miền Bắc.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai ngày, Bắc Hànđưa ra lời đe dọa như vậy, trong bối cảnh quan hệ giữa hai miền đã nguội lạnh đi rất nhiều, sau những hy vọng từ ba cuộc họp thượng đỉnh liên Triều.
Tuyên bố đầu tiên, do hãng tin chính thức KCNA đăng tải, là của Kim Yo Jong, người em gái đầy thế lực của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un. Trong tuyên bố này, Kim Yo Jong đã dọa sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc với miền Nam và đình chỉ hiệp định quân sự được ký kết nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Moon Jae In ở Bắc Hànvào năm 2018, với mục tiêu giảm căng thẳng ở biên giới hai miền.
Ngày 05/06, trong một thông cáo cũng do KCNA đăng tải, một phát ngôn viên của Cục Mặt trận Thống nhất, cơ quan đặc trách quan hệ liên Triều, cho biết biện pháp đầu tiên sẽ là đóng cửa vĩnh viễn văn phòng liên lạc với miền Nam và sau đó có thể có những biện pháp khác để trừng phạt Triều Tiên.
Các quan chức Nam Hàn đã cho biết là họ đang gây áp lực để Quốc Hội thông qua một đạo luật cấm các hoạt động gởi truyền đơn sang miền Bắc. Nhưng thông báo đã gây nhiều tranh cãi về vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
 
Mỹ - Trung đối đầu: Thủ tướng Anh biết chọn phe nào?



Thủ tướng Anh Boris Johnson hiện chịu nhiều áp lực từ Mỹ trong việc cho Hoa Vi tham gia phát triển mạng 5G tại Anh. Pool/AFP


Muốn rời Liên Hiệp Châu Âu trong an bình,  Anh quốc cần sự hỗ trợ của cả Mỹ lẫn Trung Cộng . Nhưng cuộc đọ sức giữa hai cường quốc kinh tế này đặt nước Anh trong thế khó xử.
Từ vài ngày qua, Hoa Kỳ gây áp lực mạnh đối với đồng minh châu Âu của mình trước mối đe dọa của Trung Cộng . Thủ tướng Anh Boris Johnson trên thực tế buộc phải chọn phe : Washington hay là Bắc Kinh.
Khi cáo buộc Trung Cộng  có những « chiến thuật bắt nạt cưỡng ép », lãnh đạo ngoại giao Mỹ rõ ràng muốn trấn an Luân Đôn rằng « Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ những người bạn Anh Quốc về tất cả những gì mà họ sẽ cần đến », bất kể là xây trung tâm khai thác hạt nhân hay mạng 5G mà không chịu ảnh hưởng của Trung Cộng .
Theo nhật báo Pháp, chính hồ sơ mạng 5G mới là tâm điểm của cuộc đọ sức. Vào tháng Giêng năm 2020, Boris Johnson đã từng thách thức Donald Trump khi bật đèn xanh cho phép Hoa Vi tham gia phát triển mạng 5G của đất nước.
Quyết định mở cổng cho tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Cộng  đã làm cho Washington khó chịu dù có lời bảo đảm là hãng này chỉ tham gia vào những phần « không nhạy cảm » của cơ sở hạ tầng. Kể từ đó, thủ tướng Anh chịu một áp lực lớn cả từ phía Hoa Kỳ lẫn ở trong nước, đòi xem xét lại quyết định trên. Và nhất là phải xem lại mối quan hệ của Anh với Trung Cộng .
Trong tháng 5/2020, ông Boris Johnson nói đến khả năng có một lập trường cứng rắn hơn khi đề nghị chính phủ nghiên cứu việc loại Hoa Vi ra khỏi mạng lưới 5G của Anh từ đây đến năm 2023. Ông đưa ra ý tưởng thành lập một nhóm gồm 10 nước có thể cùng phát triển một công nghệ mạng 5G riêng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là vai trò của ngân hàng HSBC. Mike Pompeo tố cáo trò mặc cả mà Bắc Kinh đưa ra và đe dọa có những biện pháp trả đũa nhắm vào ngân hàng Anh Quốc này nếu thỏa thuận với Hoa Vi bị cắt đứt. Đối với ngoại trưởng Mỹ, Trung Cộng  dùng HSBC như là một « đòn bẫy chính trị chống lại Anh Quốc ». Ông mỉa mai cho rằng việc lãnh đạo ngân hàng « bày tỏ thái độ trung thành » với Bắc Kinh chẳng làm cho người dân Trung Cộng  tôn trọng ngân hàng nhiều hơn.
Le Figaro nhắc lại, trong một cử chỉ hiếm có, ngân hàng HSBC đã lên tiếng ủng hộ chế độ cộng sản. Lãnh đạo HSBC, chi nhánh tại châu Á – Thái Bình Dương, ông Peter Wong, còn ký vào một bản kiến nghị ủng hộ đạo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi mà Bắc Kinh áp đặt cho Hồng Kông.
Vốn dĩ lệ thuộc nhiều vào thị trường châu Á, HSBC giờ đây rơi vào một thế lưỡng nan, giữa búa rìu (và lưỡi hái) Trung Cộng  và chiếc đe phương Tây. Hơn một nửa doanh thu của ngân hàng này – biểu tượng của cựu thuộc địa Anh Quốc và trụ sở đã được di dời từ Hồng Kông về Luân Đôn năm 1993 – là tại châu Á.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của ngân hàng đối với Bắc Kinh có thể sẽ làm sứt mẻ nhiều hình ảnh của hãng. Xã luận của tờ Times hôm thứ Tư 10/6 viết rằng « Thật xấu hổ cho HSBC ».
Trong cuộc chơi địa chính trị lớn này đang diễn ra với Trung Cộng , Vương Quốc Anh nằm trong một vị thế tế nhị, vừa với lý do là cựu chính quyền bảo hộ của Hồng Kông vừa do những biến chuyển mới của Brexit.
Khi quyết định rời xa châu Âu, với khái niệm « Global Britain », Luân Đôn cần một sự hỗ trợ tăng cường từ Mỹ cũng như là từ Trung Cộng .


 (AFP) – Mỹ - Trung chuẩn bị họp cấp cao sau nhiều tháng căng thẳng. Nhật báo Hồng Kông, South China Morning Post ngày 15/06/2020, nêu rõ ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo sẽ gặp ông Dương Khiết Trì, một lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Cộng  chuyên trách đối ngoại. Cuộc gặp diễn ra vào thứ Tư 17/6, tại Hawai. Bộ Ngoại Giao Mỹ không bình luận gì về những thông tin này.

(AFP) – Ấn Độ - Trung Cộng  : Nổ súng ở biên giới, ba binh sĩ Ấn thiệt mạng. Vụ va chạm diễn ra ngày hôm qua. Bắc Kinh, hôm nay, 16/06/2020, đổ lỗi New Dehli gây ra sự cố, khẳng định binh sĩ Ấn hai lần xâm phạm vùng biên giới có tranh chấp và tấn công lính Trung Cộng . New Dehli trước đó khẳng định va chạm xảy ra ở vùng đồi núi Ladakh, khiến hai bên đều thiệt hại nhân mạng. Tuy nhiên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng , Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói không hay biết gì về số nạn nhân Trung Cộng .

(RFI) – Nga: Từ nhiệm tập thể tại một nhật báo lớn. Năm chủ bút đã quyết định rời nhật báo kinh tế lớn của Nga là tờ « Vedomosti ». Những người này phản đối việc bổ nhiệm một chủ bút khác bị cáo buộc là thân cận với điện Kremlin.

(Reuters) – Hoa Kỳ tố cáo Maduro tìm cách tác động đến các cuộc bầu cử sắp tới. Theo chính phủ Mỹ ngày 15/06/2020, ủy ban bầu cử mới do tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro lập ra để giám sát bầu cử Quốc Hội là « bất hợp pháp ». Tòa Án Tối Cao Venezuela đã bổ nhiệm nhiều thành viên mới trong ủy ban này hồi tuần trước. Lãnh đạo phe đối lập, Juan Guaido, lên án mưu toan gây ảnh hưởng đối với cuộc bỏ phiếu và tuyên bố không công nhận ủy ban bầu cử này.

 (AFP) – Covid-19: 350 triệu người có rủi ro cao trên thế giới. Nghiên cứu do trường Y Khoa Dịch Tễ và Bệnh Nhiệt Đới của Luân Đôn thực hiện tại 188 quốc gia và được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health, ngày 16/06/2020. Nghiên cứu cho biết thêm là khoảng 1,7 tỷ người, tức chiếm 22% dân số thế giới đều mang ít nhất một yếu tố rủi ro có nguy cơ nhiễm Covid-19 ở dang nặng. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo những người có rủi ro mắc bệnh cao, đòi hỏi phải nhập viện khi bị nhiễm virus corona, nên có những cách tiếp xúc giữ khoảng cách an toàn phù hợp hoặc là những đối tượng ưu tiên trong các chiến dịch tiêm ngừa tương lai.

(Reuters) - Covid-19 : Úc đóng cửa biên giới đến 2021? Hôm nay, 17/06/2020, bộ trưởng Thương Mại Simon Birmingham thông báo là nước Úc sẽ không thể mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế trước năm tới, nhưng có thể nới lỏng các điều kiện nhập cảnh đối với sinh viên và những người đến Úc trong một thời gian dài. Nước Úc đã khống chế được dịch Covid-19 và cho rằng thành công này chính là nhờ đóng cửa biên giới và các biện pháp nghiêm ngặt về giản cách xã hội.


(AFP) – Trí thông minh nhân tạo : OCDE khởi động một chương trình đối tác toàn cầu. Đây là sáng kiến của 15 nước thành viên sáng lập Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) đưa ra ngày 15/06/2020, nhằm « khuyến khích sử dụng có trách nhiệm trí thông minh nhân tạo, tôn trọng nhân quyền và các giá trị dân chủ ».

AFP) - Sau bốn ngày bạo động, thành phố Dijon miền đông nước Pháp yên tỉnh. Bạo động bùng lên sau vụ một thiếu niên người Tchetchenia bị hành hung hôm 10/06/2020. Cộng đồng đồng người Tchechenia kêu gọi « báo thù », tấn công vào thường dân chủ yếu là người gốc Bắc Phi ở nhiều khu vực khác nhau tại một hành phố yên bình như Dijon. Bộ Nội Vụ Pháp đã điều nhân viên đến tăng viện.

(AFP) - Cảnh sát Pháp tiếp tục biểu tình. Tối 16/06/2020 hàng trăm cảnh sát Pháp tiếp tục xuống đường phản đối những cáo buộc kỳ thị và bạo hành. Sau các cuộc tập hợp ở Khải Hoàn Môn, Quảng trường Trocadéro và khu la Defense, hôm qua khoảng 200 cảnh sát Pháp tập hợp trước sân vận động Stade de France ngoại ô Paris, hay thành phố cảng Marseille ở miền nam đòi chính phủ rút lại kế hoạch cấm cảnh sát sử dụng phương pháp gọi là ghì cổ khi câu lưu người biểu tình. Đây là dư âm từ các phong trào lên án bạo lực cảnh sát Pháp liên tục diễn ra trong những ngày cuối tuần qua.

(AFP) – Mỹ hoãn ngày lễ trao giải Oscar. Theo thông báo của Viện Nghệ Thuật và Khoa Học Điện Ảnh Mỹ ngày 15/06/2020 lễ trao giải Oscar lần thứ 93 sẽ diễn ra vào ngày 25/04/2021. Do dịch bệnh, nhiều bộ phim được đầu tư lớn, phim nghệ thuật, phim phê bình đều bị dời ngày ra mắt công chúng. Hạn cuối để tham gia bình chọn giải Oscar được kéo dài thêm từ 31/12/2020 đến ngày 28/02/2021

 (AFP) - Thổ Nhĩ Kỳ tăng quân ở Irak. Hôm nay, 17/06/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm ở miền bắc Irak trong khuôn khổ chiến dịch tấn công vào phiến quân Kurdistan. Chiến dịch này có nguy cơ gây căng thẳng giữa Ankara và Bagdad. Hôm qua, chính phủ Irak đã triệu mời đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Bagdad để phản đối việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ oanh kích vào các vị trí của lực lượng Đảng Những người lao động Kurdistan trên lãnh thổ Irak trong tuần này.

 (AFP) - Covid-19 : Thị trường xe hơi châu Âu vẫn sụt giảm mạnh. Theo các dữ liệu do Hiệp hội các nhà chế tạo xe hơi châu Âu (ACEA) công bố hôm nay, 17/06/2020, do tác động của dịch Covid-19, trong tháng 5 vừa qua, số xe hơi bán ra ở các nước Liên Hiệp Châu Âu đã sụt giảm 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng Tư vừa qua, mức sụt giảm này đã lên đến 76,3%.

(AFP) - Covid-19 : Cá hồi Na Uy « vô can ». Hôm nay, 17/06/2020, bộ trưởng Ngư Nghiệp Na Uy khẳng định cá hồi của nước này không phải là nguồn gốc của việc tái bùng phát dịch Covid-19 tại Bắc Kinh, nơi mà không còn ai dám mua về loại cá này. Hôm qua, các quan chức Na Uy và Trung Cộng  đã gặp nhau và đã kết luận rằng cá hồi Na Uy rất có thể là không phải là nguồn gốc của virus được phát hiện tại chợ bán sỉ nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở Bắc Kinh.

(AFP) – COVID-19 : Thuốc kháng viêm Dexaméthasone gây hy vọng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua 16/06/2020 lên tiếng hoan nghênh « một sự đột phá khoa học » sau khi các nhà nghiên cứu Anh loan báo thuốc kháng viêm Dexaméthasone làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong đối với các bệnh nhân Covid-19 nặng. Hợp chất steroid có giá thành rẻ này làm giảm đến 1/3 số trường hợp tử vong đối với những người bệnh phải thở máy.

(Ouest-France) - COVID-19 : New Zealand huy động quân đội canh giữ biên giới. Nữ thủ tướng Jacinda Ardern hôm nay 17/06/2020 giao cho quân đội nhiệm vụ giám sát biên giới, do dịch bệnh Covid-19 tái phát sau 24 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới vì không tuân thủ các biện pháp cách ly. Bà tuyên bố : « Tôi tin rằng chúng ta cần sự nghiêm ngặt, lòng tin và kỷ luật như quân đội ».

(AFP) - Mỹ tăng cường trừng phạt Syria với luật César. Đạo luật César bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 17/06/2020 mở rộng việc trừng phạt chế độ Syria, qua việc đóng băng viện trợ tái thiết. Luật còn trừng phạt cả các định chế nước ngoài hợp tác với chính quyền Assad, và lần đầu tiên các công ty Nga hay Iran hiện diện tại Syria trở thành đích nhắm.

(AFP) Châu Mỹ la-tinh và vùng vịnh Caribê cũng đã vượt ngưỡng 80.000 người chết vì con virus từ Vũ Hán, trong số đó Brazil chiếm phân nửa. Về số ca dương tính, Brazil có 888.271 trường hợp, cao hơn cả toàn châu Á gộp lại.
Riêng tại Honduras, tổng thống Juan Orlando Hernandez và phu nhân Ana Garcia đã xét nghiệm dương tính với virus corona. Ông cho biết vì có những « triệu chứng nhẹ » nên tiếp tục làm việc từ xa.
Còn tại Pháp, trong 24 giờ qua có thêm 111 người chết vì Covid-19, nâng tổng số nạn nhân lên 29.547 người. Tuy nhiên số trường hợp bệnh nặng phải thở máy tiếp tục giảm xuống, còn 820 bệnh nhân. Toàn bộ nước Pháp đã được chuyển sang « màu xanh », nhưng số ca nhiễm mới tăng lên tại lãnh thổ hải ngoại Guyane.
Cũng tại châu Âu, Quốc Hội Hungary hôm qua 16/06 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cho phép thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo bằng sắc lệnh trong hơn hai tháng qua. Từ ngày 30/03, với tình trạng khẩn cấp được tuyên bố, vị thủ tướng gây tranh cãi của quốc gia thuộc Liên Hiệp Châu Âu được trao trọn quyền hành trong thời gian vô hạn định, khiến đối lập và cộng đồng quốc tế chỉ trích ông Orban hủy hoại nền dân chủ.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top