COVID-19: Chính trị gia khắp thế giới lên án Trung Cộng

Tin Tức

COVID-19: Chính trị gia khắp thế giới lên án Trung Cộng
 

Thư ngỏ: Chính sách cai trị bằng nắm đấm của ĐCSTQ đe dọa người dân Trung Cộng  và cả thế giới


Hơn 100 nghị sĩ Quốc hội, học giả, nhà hoạch định chính sách và những nhân sĩ quan tâm đến tình hình Trung Cộng  trên khắp thế giới đã đăng một bức thư ngỏ gửi đến người dân Trung Cộng  cùng bạn bè trên khắp các châu lục liên quan đến dịch Covid-19, theo tờ Hong Kong Free Press.
Dưới đây là nội dung đăng tải trên tờ Hong Kong Free Press:
Đại dịch toàn cầu hiện tại là hệ quả từ cái chính phủ mà các bạn đã phải chịu đựng hay ủng hộ trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020, một trăm học giả nghiên cứu về Trung Cộng  đã viết một bức thư ngỏ phê phán “những tiếng nói đã chính trị hóa đại dịch COVID-19”. Họ tuyên bố rằng, “tại giai đoạn này của đại dịch, nguồn gốc chính xác của COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, nhưng những nghi vấn này là không quan trọng và việc đổ lỗi hay quy chụp là không cao thượng và gây tổn hại cho tất cả mọi người”. Họ cũng phản đối việc mà họ cáo buộc là những hành vi chính trị hóa dịch bệnh.

Nội dung bức thư ngỏ này là đặc trưng rõ nét của cái mà Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) gọi là “sự lố bịch của “Văn hóa Đỏ” và sự lăng xê phát ngấy mà thể chế này huy động được từ các văn sĩ đê hèn ủng hộ Đảng mà không biết xấu hổ, những kẻ ca hát tâng bốc không ngừng”.
Giáo sư Hứa, hiện đang bị quản thúc tại gia, đã kêu gọi đồng bào của mình chấm dứt sự ủng hộ thiếu lý trí của họ đối với Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ), và thay vào đó cần “vùng lên chống lại sự bất công này; hãy để bạn bùng lên những ngọn lửa của sự đường đường chính chính; phá vỡ bóng tối ngột ngạt để chào đón bình minh”.
Mặc dù nguồn gốc chính xác của Covid-19 chưa rõ ràng nhưng câu hỏi này rất quan trọng, đối với người dân Trung Cộng  và toàn nhân loại: chỉ khi hiểu rõ cách thức thảm họa toàn cầu này xuất hiện, chúng ta mới có thể ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.
Sự bùng phát của đại dịch toàn cầu là do sự che đậy tình hình ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của ĐCSTQ. Dưới ảnh hưởng của ĐCSTQ, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lúc đầu đã không xem trọng dịch bệnh. Các quan chức y tế Đài Loan cũng cho biết WHO đã bỏ qua cảnh báo của họ về khả năng virus có thể lây từ người sang người vào cuối tháng 12. Dưới áp lực của ĐCSTQ, xã hội dân chủ Đài Loan – vốn đã đối phó với đại dịch với một phong thái rất mẫu mực – đã không được phép gia nhập WHO.
Chúng ta đừng bao giờ quên rằng khoảnh khắc Chernobyl này của Trung Cộng  là một vết thương tự gây ra của chính họ. ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ Trung Cộng  muốn cảnh báo các chuyên gia y tế khác trong giai đoạn đầu của dịch bệnh: Bác sĩ Ai Fen không thấy xuất hiện trước công chúng sau khi phỏng vấn với một kênh truyền thông trong nước; đồng nghiệp của cô, bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết trong khi chiến đấu với chính con virus này. Vào những thời khắc cuối cùng trên giường bệnh, bác sĩ Lý đã có một câu nói nổi tiếng rằng, “một xã hội khỏe mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”.
Tài phiệt người Trung Cộng  Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) gần đây có viết, “trong bối cảnh không có phương tiện truyền thông nào đại diện cho lợi ích của nhân dân với các thông tin chân thực, thì cuộc sống của người dân đang bị tàn phá bởi cả virus và sự yếu kém của toàn bộ hệ thống”. Ông Nhậm đã biến mất vào ngày 12/3.
Các nhà báo công dân can đảm như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin) và  Lý Trạch Hoa (Li Zehua), đã cố gắng báo cáo chân thực về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, hiện cũng đã mất tích.
Nền chính trị không hiệu quả ở Trung Cộng  Đại lục vượt quá phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của cá nhân Tập Cận Bình. Trong một tin nhắn video gần đây, một sinh viên trẻ tên Zhang Wenbin đã tâm sự về sự thay đổi trong nhận thức của anh, từ một người ủng hộ ĐCSTQ thành một công dân biết phê phán bằng lương tâm của chính mình: 
“Từ khi tôi đột phá tường lửa kiểm duyệt, tôi dần nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Cộng  đã vươn xúc tu đến mọi khía cạnh trong cuộc sống người dân Trung Cộng , bao gồm hợp tác xã nông nghiệp [1950], Cách mạng văn hóa [1966-1976], Nạn đói lớn [1958-1961], Chính sách một con, vụ thảm sát Thiên An Môn [1989], cũng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công [những người tu luyện], và các dân tộc Tây Tạng, Hồng Kông và Tân Cương … Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, ca hát những lời ca ngợi ĐCSTQ. Tôi không thể chịu đựng được việc này”.
Cậu Zhang đã biến mất không lâu sau khi thu âm thông điệp của mình. Bạn bè của cậu sợ cậu sẽ phải đối mặt với sự thẩm vấn và tra tấn của cảnh sát chìm.
Đại dịch toàn cầu buộc tất cả chúng ta phải đối mặt với một sự thật cay đắng: bằng cách chính trị hóa mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe người dân, thể chế cai trị độc đảng lâu dài tại Cộng hòa Nhân dân Trung Cộng  đã gây nguy hiểm cho mọi người. Thay vì đặt lòng tin vào các tuyên bố của ĐCSTQ và thái độ tiếp thụ không phê phán các chính sách của ĐCSTQ, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến tiếng nói của nhóm người ‘phi chủ lưu’ ở Trung Cộng . Những học giả, bác sĩ, doanh nhân, nhà báo công dân, luật sư vì lợi ích công và các sinh viên trẻ không còn chấp nhận sự cai trị bằng nắm đấm của chính quyền. Và bạn cũng nên như vậy.
Là một nhóm nhân sĩ quốc tế gồm các nhân vật công chúng, các nhà phân tích chính sách an ninh và những người quan tâm đến Trung Cộng , chúng ta cần đoàn kết với các công dân Trung Cộng  can đảm và có lương tri như Hứa Chương Nhuận, Ai Fen, Lý Văn Lượng, Nhậm Chí Cường, Trần Thu Thực, Phương Bân, Lý Trạch Hoa, Xu Ziyong, và Zhang Wenbin –  một trong số rất nhiều những anh hùng thực sự, những người dám đánh đổi mạng sống và sự tự do cá nhân cho một Trung Cộng  tự do và cởi mở. Từng tiếng nói cá nhân của họ đã tạo nên một dàn hợp xướng. Họ không đòi hỏi gì hơn ngoài một sự đánh giá mang tính biện chứng về tác động của các chính sách của ĐCSTQ đối với cuộc sống người dân Trung Cộng  và thế giới. Chúng tôi khuyến khích bạn tham gia cùng họ.
Những người ký tên (theo thứ tự bảng chữ cái):
Judith Abitan, Giám đốc điều hành Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg
Nghị sĩ Mantas Adomėnas, Quốc hội Litva
Nghị sĩ Yoko Alender, Quốc hội Estonia
Thượng nghị sĩ Alton, Thượng viện Anh
Thượng nghị sĩ Andrew Adonis, Thượng viện Anh
Dibyesh Anand, Đại học Westminster
V.v…
(Tổng cộng có 112 chữ ký. Xem danh sách đầy đủ  đây)


Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz: Trung Cộng là

‘mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sức khỏe toàn cầu’



Thượng nghị sĩ Ted Cruz 
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz hôm thứ Tư (15/4) đã kêu gọi phải khiến Trung Cộng chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong đại dịch virus Vũ Hán trên truyền hình. Ông cho rằng virus này đã có thể được kiềm chế trong một “ổ dịch mang tính khu vực” nếu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hành động kịp thời, theo Fox News.
“Bạn biết đấy, Trung Cộng từ lâu đã là mối đe dọa địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt”, ông Cruz nói. “Và chúng tôi luôn xem đó là một hành vi vi phạm nhân quyền khi họ kiểm duyệt và chèn ép tự do ngôn luận”.
“Bây giờ chúng tôi thấy rằng đó không chỉ là mối đe dọa nhân quyền, mà còn là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và sức khỏe toàn cầu khi … dịch virus Vũ Hán này xảy ra”, ông nói thêm.
Ông Cruz cho rằng Trung Cộng “có trách nhiệm trực tiếp” trong việc che đậy sự bùng phát của dịch bệnh.
“Khi bạn có những bác sĩ dũng cảm thổi còi cảnh báo sớm cho công chúng về Covid-19, chính quyền Trung Quốc đã túm lấy họ, và bịt miệng họ”, ông Cruz nói. “Họ đã làm tất cả những gì có thể để phong tỏa thông tin. Nếu họ hành động kịp thời để ngăn chặn virus, rất có thể đây sẽ chỉ là một ổ dịch mang tính cục bộ. Thay vào đó, nó … trở thành một đại dịch toàn cầu cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân thế giới”.
Thượng nghị sĩ cho biết ông đã trình một dự luật hôm thứ Tư nhằm trừng phạt các quan chức Trung Cộng “tích cực kiểm duyệt và chèn ép các luồng thông tin y tế toàn cầu, từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng của người Mỹ và người dân toàn thế giới”.
Bên cạnh đó có nhiều chỉ trích đối với tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Ghebreyesus và bản thân tổ chức này vì có nhiều xử lý sai sót trong đại dịch này, thiên vị và quỵ lụy trước Trung Cộng. 
Ngày 15/4 tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho WHO khi họ “không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản của mình và tổ chức này phải chịu trách nhiệm”. 
“Dịch bệnh lẽ ra phải được ngăn chặn từ nguồn khởi phát của nó nếu tổ chức này sớm có phản ứng hợp lý”, Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo. 

Pháp phản đối Đại Sứ Trung Cộng tung tin vịt



Lu Shaye , đại sứ Trung Cộng  tại Pháp. Ảnh chụp ngày 14/12/2018 khi ông còn là đại sứ Trung Cộng  tại Canada. © REUTERS/Chris Wattie

Một sự kiện hy hữu vừa xảy ra tại Paris khi đại sứ Trung Cộng  tại Paris được bộ Ngoại Giao Pháp triệu mời để phản đối về những tuyên bố vô căn cứ.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao công bố vào tối thứ Ba 14/04/2020 chỉ tiết lộ thông tin chính ở những dòng cuối. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã phản đối về việc một loạt những bài viết nặc danh mang tính xuyên tạc trên trang web của đại sứ quán Trung Cộng  tại Paris. Thông cáo viết : « Một số quan điểm công khai mới đây của các đại diện Trung Cộng  tại Pháp không phù hợp với tính chất mối quan hệ song phương giữa hai nước ». Theo Le Monde, ông Lu Shaye, đại sứ Trung Cộng  tại Pháp đã được triệu mời vào buổi sáng gặp chánh văn phòng bộ Ngoại Giao, François Delattre .


Tin « vịt cồ » trên trang web ngoại giao

Trong bài viết mới nhất đề ngày 12/4, một nhà ngoại giao Trung Cộng  không ký tên, dùng những từ ngữ thô bạo trả đũa người Mỹ và châu Âu, do phương Tây đã phê phán Trung Cộng  về việc xử lý dịch bệnh. Người này viết : « Những người cao tuổi ở các viện dưỡng lão bị yêu cầu ký xác nhận ‘không muốn chữa trị khẩn cấp’, nhân viên EHPAD không thực hiện chức trách, đồng loạt bỏ vị trí, để mặc cho những người già chết vì đói và bệnh tật ».


Tuy không nói ở nước nào, nhưng « EHPAD » là từ viết tắt của « Établissement d'hébergement pour personnes âgées dépendantes » (Cơ sở lưu trú cho người cao tuổi không thể tự sinh hoạt độc lập), tức viện dưỡng lão ở Pháp. Le Monde sau khi kiểm tra cho biết nguồn tin được đại sứ quán Trung Cộng  lấy từ một bài báo trên tờ Ouest-France nói về…Tây Ban Nha.

Tác giả còn viết thêm : « OMS (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) bị các nước phương Tây hạch tội, một số còn tấn công trực diện vào tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Chính quyền Đài Loan với sự ủng hộ của 80 nghị sĩ Pháp đồng ký tên trong một tuyên bố, thậm chí còn dùng từ ‘nègre’ (tạm dịch : tên da đen) để chỉ ông. Tôi không hiểu nổi những gì đã diễn ra trong đầu tất cả những đại biểu Pháp này ».

Vấn đề là lời kêu gọi cho Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới được L’Obs đăng tải ngày 31/3, không hề nhắc đến tổng giám đốc WHO. Người ta tìm đỏ mắt chẳng thấy chữ « tên da đen » ở đâu !

Đại Sứ Lu Shaye là ai?

Trước khi đến Pháp vào mùa hè 2019, Lu Shaye đã nổi tiếng là « diều hâu » khi tùng sự tại Canada. Paris từng phàn nàn về một số tuyên bố sai lạc của ông ta liên quan đến Hoa Vi (Huawei). Từ đó đến nay, ông Lu Shaye thường xuyên đăng bài dưới tựa đề «Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Cộng  đương chức ở Paris ».

Nhiều chuyên gia đã phẫn nộ viết trên Twitter đòi hỏi chánh phủ Pháp phải có phản ứng chính thức.

Bộ Ngoại Giao Pháp đứng trước thế lưỡng nan. Nếu công khai phản đối, sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến việc mua hàng tỉ khẩu trang của Trung Cộng  mà Pháp đang hết sức cần. Vai trò của Bắc Kinh cũng mang tính quyết định trong một vấn đề lớn khác đối với Paris, đó là xóa hoặc giảm một phần nợ cho các nước châu Phi. Vấn đề này được thảo luận nhiều lần trong các cuộc họp tại văn phòng ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian.

Tuy nhiên không lẽ để yên cho đại sứ quán Trung Cộng  tự tung tự tác ? Trang web của một cơ quan đại diện ngoại giao nhưng lại đầy những bài viết hung hăng, độc hại, bất chấp sự thật nhằm trốn tránh trách nhiệm của Bắc Kinh để xảy ra đại dịch.

Nhưng Lu Shaye không phải là nhà ngoại giao duy nhất của Trung Cộng  thích bóp méo sự kiện.

Thi nhau tấn công phương Tây để được thăng tiến

Trong bài « Trung Cộng  muốn các nhà ngoại giao có tinh thần chiến đấu cao hơn », South China Morning Post ngày 12/04/2020 nhận xét, sự trỗi dậy của các « chiến binh sói » cho thấy đường lối ngày càng hung hăng để quảng bá chủ trương của đảng. Tờ báo cho rằng việc này có thể gây tổn hại cho hình ảnh Trung Cộng , tuy bản thân những « chiến binh » này được thăng tiến.

Một thời gian ngắn trước khi được thăng chức vụ trưởng vụ Thông Tin bộ Ngoại Giao vào năm ngoái, Hoa Xuân Oánh than phiền các nhà ngoại giao Trung Cộng  « thiếu tinh thần chiến đấu » trong việc xúc tiến các luận điệu của Bắc Kinh.

Bà ta nhìn nhận rằng Trung Cộng  vất vả khi phổ biến thông điệp của mình, trong lúc sự kình địch với Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc hơn, và tham vọng toàn cầu của Trung Cộng  đang bị giám sát. Nhưng đối với Hoa Xuân Oánh, người vừa hoàn tất một khóa huấn luyện về chính sách đối nội và đối ngoại của chủ tịch Tập Cận Bình tại Trường Đảng trung ương, lỗi một phần ở việc ngồi yên không hành động của các nhà ngoại giao.

Được đăng ngay trang đầu của Học Tập Thời Báo (Study Times), tờ báo của Trường Đảng vào tháng Bảy, những phê phán của bà phản ánh một thông điệp quan trọng, mà các nhà lãnh đạo vẫn lặp đi lặp lại từ đầu năm ngoái, rằng cán bộ đảng cộng sản phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài, vượt qua các khó khăn. Cuộc khủng hoảng virus corona đương nhiên là một trong thử thách.

Đồng nghiệp của Hoa Xuân Oánh là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tháng trước đã gây bão trong giới ngoại giao khi công khai nêu ra thuyết âm mưu, theo đó quân đội Mỹ đã làm lây lan con virus corona cho Vũ Hán.

Từ một năm qua, các nhà quan sát đã ghi nhận hiện tượng những nhà ngoại giao Trung Cộng  trên toàn thế giới đổ xô vào các mạng xã hội như Twitter – vốn bị cấm đoán ở Hoa lục – để quảng bá các quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Cộng . Và với đại dịch Covid-19, họ lại càng hung hăng hơn, để bác bỏ mọi chỉ trích về cung cách xử lý nạn dịch của Bắc Kinh.

Phản tác dụng

South China Morning Post nhắc lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) và người tiền nhiệm Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) luôn tỏ ra cứng rắn mỗi khi Bắc Kinh bị chỉ trích về vấn đề Biển Đông, Hoa Vi, Tân Cương và Hồng Kông.

Người ta không quên câu nói ngạo mạn của Dương Khiết Trì trong hội nghị ASEAN năm 2010 tại Hà Nội, để đáp trả phát biểu của bà Hillary Clinton về tự do hàng hải trên Biển Đông : « Trung Cộng  là nước lớn còn các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế ! ». Còn Hoa Xuân Oánh mới đây nói rằng « tuy tàu hải cảnh Trung Cộng  đã cố tránh nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn đâm vào » - một tuyên bố khá hài hước đối với các nhà quan sát.

Nhà nghiên cứu Tôn Vận (Yun Sun) của Stimson Center ở Washington nhận xét : « Rõ ràng là các tuyên bố đầy khiêu khích, kể cả việc nêu ra thuyết âm mưu - quy cho Mỹ phát tán virus ở Trung Cộng , đã được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh bật đèn xanh ».

Giáo  Triệu Thông (Zhao Tong), trung tâm Carnegie-Thanh Hoa cảnh báo, các nhà ngoại giao cấp cao « cần biết rằng họ sẽ phá hủy hình ảnh trên trường quốc tế của Trung Cộng , hơn bất kỳ người ngoại quốc nào ».

Các nhà phân tích cho rằng hiện tượng những « chiến binh sói » thượng đài đánh dấu một sự thay đổi trong quan hệ của Bắc Kinh với thế giới. Quyền lực tập trung trong tay Tập Cận Bình, những tiếng nói ôn hòa bị gạt ra ngoài, theo mô tả của giáo sư Triệu Thông là « một chu trình tự củng cố giữa một nhà lãnh đạo tự đắc và các cố vấn chính sách quyết đoán ».

Tương tự, chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhấn mạnh, những « chiến binh sói » này đang đi ngược lại nguyên tắc ngoại giao, không có lợi cho Trung Cộng , không giúp Bắc Kinh có được bạn bè trên thế giới. Ông bày tỏ sự thất vọng khi các nhà ngoại giao này đặt sự nghiệp cá nhân lên trên, gây tổn hại nghiêm trọng cho hình ảnh Trung Cộng  trên toàn cầu.

Một Hành động đáng xấu hổ

Chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược khi trả lời phỏng vấn trên trang Atlantico ngày 14/04/2020 nhận định, bài viết của đại sứ quán Trung Cộng  ngày 12/4 là một việc « đáng xấu hổ ».

Ông kể ra : « Họ loan tin đồn, bóp méo thông tin, sỉ nhục tất cả từ nghị sĩ, nhà báo, cho đến nhà nghiên cứu. Đây không phải là lần đầu tiên. Cách đây vài tuần, tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Cộng  còn ‘like’ một bài khẳng định ‘’đài BFM và truyền thông phát-xít tuyên truyền cho tính thượng đẳng da trắng’’. Nhưng bài viết lần này đã vượt qua một cái ngưỡng đáng ngại ».

Từ những sự kiện tưởng tượng ở viện dưỡng lão, những tuyên bố « virus chỉ tấn công người da vàng » được sáng tác và gán vào miệng các nhà lãnh đạo Âu-Mỹ, cho đến từ ngữ kỳ thị chủng tộc tự đặt ra…Nếu không phản ứng, coi như khuyến khích Trung Cộng  tiếp tục chính sách bôi nhọ công khai.

Không chấp nhận thái độ ngang ngược của Bắc Kinh



Các phát biểu hung hăng, những lời vu khống từ nhiều năm qua vẫn được đảng Cộng Sản Trung Cộng  tung ra nhưng nhiều người ở châu Âu không chú ý, vì chủ yếu nhắm vào các nước láng giềng châu Á. Tuy nhiên từ nhiều tuần qua, Bắc Kinh lao vào một chiến dịch bóp méo thông tin với quy mô chưa từng thấy, nhằm khỏa lấp trách nhiệm trong đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, khoa trương mô hình cai trị của Trung Cộng  đồng thời hạ uy tín các chế độ dân chủ.

Theo ông Bondaz, sự im lặng của chính giới, đặc biệt là các dân biểu, nghị sĩ thuộc nhóm hữu nghị Pháp-Trung, rất đáng kinh ngạc. Quốc Hội Mỹ năm 2000 đã thành lập một ủy ban phụ trách việc xem xét quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Cộng , đây là sáng kiến mà Pháp cần theo chân. Các nhà báo và nhà nghiên cứu cũng cần đóng vai trò quan trọng - không phải do bị tấn công trực tiếp, mà phải giúp cho quần chúng ý thức rằng thái độ ngang ngược của Bắc Kinh là không thể chấp nhận được.

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz kết luận, hợp tác với Trung Cộng  là cần thiết - nhưng qua việc bảo vệ các nguyên tắc của mình, tỏ rõ những bất đồng, tố cáo những tuyên bố quá khích - đặc biệt là từ miệng các nhà ngoại giao Trung Cộng  trên đất Pháp.

 

Các nghị sĩ Anh kêu gọi chánh phủ

Johnson tránh xa Trung Cộng


Thủ tướng Anh Boris Johnson 
Các chính khách Anh cho rằng xu hướng thân Trung Cộng  của Thủ Tướng Boris Johnson đã tạo ra rủi ro lớn cho tương lai của Anh quốc.
Ngay trước ngày nhậm chức Thủ tướng Anh (2/7/2019), ông Boris Johnson đã trả lời phỏng vấn của truyền hình Phoenix Hồng Kông rằng chính phủ của ông sẽ  “thân Trung Cộng ”. Ông cũng ủng hộ Sáng kiến Vành đai Con đường (Belt and Road Initiative) của Đảng Cộng sản Trung Cộng  mà nhiều người nhìn nhận là phương tiện để Trung Cộng  mở rộng quyền lực ở châu Âu.
Ngoài ra, ông Johnson còn cho biết ông dự định sẽ giữ cho Anh quốc là “nền kinh tế cởi mở nhất châu Âu” trước các khoản đầu tư của Trung Cộng .
Ngày 27/3/2020, ông Johnson công bố ông đã bị dương tính với virus Vũ Hán, trở thành lãnh đạo đầu tiên của các nước phương Tây bị nhiễm bệnh. Virus Vũ Hán lần đầu tiên được một nhóm chuyên gia y tế phát hiện tại Vũ Hán vào cuối năm 2019, nhưng ĐCSTQ  đã bịt miệng những bác sĩ cảnh báo đầu tiên về đại dịch này. Việc ĐCSTQ  tiếp tục bưng bít và đưa tin sai lệch đã dẫn đến đại dịch trên toàn cầu, nên một số nhà chính trị gia và luôn cả tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gọi nó là “virus Trung Cộng” (CCP virus).
Một số Nghị sĩ của Anh đã tin rằng mối quan hệ thân thiết của ông Johnson với ĐCSTQ , kể cả sự ủng hộ của ông đối với Huawei (Hoa Vi), đã tạo ra rủi ro lớn cho tương lai của quốc gia này. Nhiều chính khách Anh đã lên tiếng vạch trần những dối trá của ĐCSTQ .
Bật đèn xanh cho Huawei
Ngày 28/1/2020, Hội đồng An ninh Anh Quốc, do ông Boris Johnson đứng đầu, đã duyệt cho Huawei trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G cho Anh, mặc dù công ty này bị coi là “nhà cung cấp có độ rủi ro cao”.
Một số nghị sĩ Quốc hội đã bày tỏ quan ngại. Theo lời nghị sĩ Ducan Smith: “… chúng ta cần nghĩ về việc cho phép một công ty được Trung Cộng  trợ vốn rất nhiều, mà nước này đã đề ra mục tiêu không ngừng đánh cắp thông tin, cũng như công nghệ. Cho họ quyền tham gia vào lĩnh vực công nghệ vốn cực kỳ nhạy cảm của chúng ta, tôi cảm thấy làm vậy là hết sức kỳ quặc”.
Do có mối liên hệ với quân đội Trung Cộng , cũng như tình trạng đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, ngày 13/2/2020, Hoa Kỳ đã buộc tội Huawei và hai công ty con vì trục lợi từ nước Mỹ và âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ.
Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton cho biết quyết định của chánh phủ Anh “chẳng khác nào cho phép KGB (cơ quan tình báo của Liên xô cũ) xây dựng một mạng di động” ở Anh trong thời Chiến tranh Lạnh. Nghị sỹ Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông viết trên Twitter ngày 9/2: “Chúng ta sẽ không bao giờ khiến Huawei trở nên ‘an toàn’ được. Nó phải rời khỏi mạng của Anh càng sớm càng tốt”.
Ông Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit, nhận định rằng hành động này có thể sẽ gây nguy hiểm cho các quốc gia khác, kể cả các nước trong liên minh tình báo Five Eyes (gồm có Anh, Úc, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ).
Ông Duncan Smith và các thành viên Đảng Bảo thủ khác ở Quốc hội đã đề xuất một điều chỉnh để ông Johnson lên lộ trình loại bỏ Huawei ra khỏi mạng 5G. Tuy nhiên, ngày 10/3, Hạ viện đã bác bỏ đề xuất này.
Ngày 28/2, Politico cho hay, Huawei thường đưa ra ưu đãi cho các nước khi vấp phải lệnh cấm. Bài báo viết: “Công ty này đã đầu tư nhiều triệu Euro vào các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất ở các nước, bao gồm Hà Lan, Pháp, Đức, Anh, và Ba Lan trong năm vừa qua. Những khoản đầu tư này thường được đề xuất tại các cuộc họp khi các cán bộ điều hành của Huawei muốn đẩy lùi các biện pháp hạn chế việc sử dụng các thiết bị mạng 5G của công ty này”.
The Business Insider đăng ngày 24/9/2019, Huawei đã thành lập một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tại London. Công ty này dự định tăng số kỹ sư ở London lên 200 khi tiến hành nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo liên quan đến thị giác máy tính.
Nhà bình luận Nicholas Kristof nhận định trên New York Times, ngày 3/4/2019 rằng: “Nếu một công ty như Huawei được yêu cầu hợp tác với các điệp viên An ninh Nhà nước Trung Cộng , thì các cán bộ điều hành của công ty đơn giản là không thể nói không”.
Mối quan hệ thân cận với ĐCSTQ
Trong một cuộc phỏng vấn với Phoenix TV, một kênh truyền thông thân ĐCSTQ  ở Hồng Kông, Johnson nói ông rất ủng hộ Sáng kiến Vành đai Con đường. Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Chủ tịch Tập đang làm (cho kế hoạch này)”.
Ông cũng cho hay Anh là quốc gia Tây phương đầu tiên tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Cộng  điều hành. Ông nói: “Đừng quên (chúng tôi là điểm đến) cởi mở nhất về đầu tư quốc tế, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư của Trung Cộng . Ví dụ, chúng tôi đã có các công ty Trung Cộng  tham gia vào dự án Hinkley, một nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn”.
Tháng 4/2012, khi đang chạy đua trong chiến dịch tái tranh cử chức Thị trưởng London, ông Johnson đã lập một tài khoản trên Weibo, một kênh truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Cộng . Ngay ngày đầu tiên sang thăm Trung Cộng  với vai trò Thị trưởng London vào tháng 10/2013, ông đã cho ra mắt phiên bản tiếng Trung của trang web chính thức của chính quyền London.
Ngày 17/6/2019, dự án Kết nối Chứng khoán Thượng Hải-London ra mắt. Dự án này cho phép thị trường chứng khoán ở London và Thượng Hải phát hành, niêm yết và giao dịch chứng chỉ lưu ký trên thị trường chứng khoán của đối tác.
Mặc dù ông Johnson ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông, nhưng những hành động kể trên đã tạo ra những món lợi tài chính khổng lồ cho chính quyền Trung Cộng .
Quan hệ đối tác với Trung Cộng  sau Brexit
Mặc dù vẫn duy trì quan hệ với Hoa Kỳ sau Brexit, Anh quốc cũng tăng cường quan hệ giao thương với Trung Cộng. Năm 2018, Trung Cộng  là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Anh với kim ngạch xuất khẩu đạt 22,6 tỷ Bảng Anh, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư với giá trị nhập khẩu đạt 44,7 tỷ Bảng Anh.
Từ tháng 1 đến tháng 8/2019, các công ty Trung Cộng  đã mua lại 15 doanh nghiệp Anh với tổng giá trị 8,3 tỷ USD, trong đó Công ty Tài chính Ant (Ant Financial, một công ty liên kết của Alibaba) mua World First (một công ty môi giới ngoại hối) vào tháng 2 và Hillhouse Capital mua lại Tập đoàn Loch Lomond vào tháng 6.
Một bài báo trên BBC ngày 13/11/2019 đưa tin việc nhà sản xuất thép Jingye của Trung Cộng  mua lại Công ty British Steel với giá đấu thầu vượt qua các nhà thầu khác.
Tránh xa ĐCSTQ  là lựa chọn khẩn cấp
Quan hệ thân thiết với ĐCSTQ  gây nhiều rủi ro. “Vấn đề là: chúng ta muốn ở lại với các nước dân chủ phương Tây vốn luôn là đồng minh của chúng ta, hay chúng ta muốn vứt bỏ vị thế của mình vì ĐCSTQ ?”, Nigel Farage viết trên Newsweek ngày 22/2/2020 về việc chấp thuận mạng 5G của Huawei trong bài báo có tiêu đề Không còn chỗ cho sự thỏa hiệp (There is no room for compromise).
Ông cho biết nhiều cựu công chức chính phủ giờ lại làm việc cho Huawei, còn nói: “Một sự thật khó chấp nhận là Trung Cộng  đã mua và trả tiền cho doanh nghiệp Anh. Trợ giúp và tiếp tay cho Huawei tham gia vào mạng 5G của Anh chính là ngành quan hệ công chúng (PR) có trụ sở tại London”.
Ông Stanley, cha của Boris Johnson đã có cuộc gặp 90 phút với Đại sứ Trung Cộng  tại London Lưu Hiểu Minh vài tuần trước đó. Farage viết: “Johnson cha đã gửi email cho các quan chức Vương quốc Anh để nêu ra những lo lắng của Hiểu Minh về việc Boris, con trai ông, đã không đưa ra thông điệp thể hiện sự hỗ trợ cá nhân sau khi dịch virus corona bùng phát. Thông tin hấp dẫn này chỉ được công khai vì Johnson cha chẳng may cho BBC vào danh sách người nhận”, Farage còn nói thêm rằng anh trai và em trai của ông Boris cũng có mối quan hệ với Trung Cộng .
Khá nhiều quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ ở Anh đã bày tỏ quan ngại về sự thân mật của Johnson với ĐCSTQ .
Ngày 2/4/2020, Nghị sỹ David Alton đã đăng phản hồi của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab sau khi các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ: “Các vụ bắt giữ ở Hồng Kông hôm qua đã gợi lại ký ức về chiến dịch ‘gõ cửa giữa đêm khuya’ và cuộc vây bắt những tiếng nói đối lập của NKVD/KGB, Đức Quốc xã (Gestapo)… Kiểu cách và thực tế của cuộc Cách mạng Văn hóa, cùng với chế độ chuyên chế, bất nhân của các quốc gia độc tài nên để lại trong lịch sử, chứ không nên được tái hiện ở Hồng Kông”.
Trước những tổn thất do virus Vũ Hán từ Trung Cộng , Nghị sỹ Duncan Smith cảnh báo không nên tiếp tục làm lợi cho ĐCSTQ . Ông có bài báo trên tờ Daily Mail ngày 28/3 gọi các dự án với Trung Cộng  là Dự án Khấu đầu (Project Kow-Tow). Bài báo của ông có tiêu đề “Chúng ta không được khuất phục những kẻ chuyên quyền này nữa”.
Luật sư nhân quyền kiêm nhà báo Benedict Rogers viết trên Twitter như sau: “Tôi không bao giờ mong muốn đại dịch này xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng nếu có một điều tốt đẹp đến từ nó, đó là một lời cảnh tỉnh cho thế giới về sự nguy hiểm của ĐCSTQ . Muộn còn hơn không bao giờ, chúng ta phải thức dậy và chiến đấu mối đe dọa mà ĐCSTQ  đặt ra cho nhân loại”.
Ông Luke de Pulford, nhà sáng lập Liên minh Ứng phó với Nạn diệt chủng, cũng ngồi trong Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh viết trong Twitter: “ĐCSTQ  là thủ phạm lớn nhất duy nhất dựng lên chế độ nô lệ đương đại”.
 

Thủ tướng Úc lên án WHO vì ủng hộ

Trung Cộng mở lại chợ động vật hoang dã



Thủ tướng Úc Scott Morrison (Ảnh: Getty Images)
Ngày thứ Hai (14/4), Thủ tướng Úc Scott John Morrison đã lên án Tổ chức Y tế Thế giới WHO trong lập trường về chợ buôn bán động vật hoang dã, chim sống, ông nói rằng cơ quan lo về y tế thế giới của Liên Hiệp Quốc lại ủng hộ chính quyền Bắc Kinh mở lại các chợ kiểu này trong lúc dịch bệnh đang hoành hành toàn cầu là điều “không thể tưởng tượng nổi”. 
Chợ động vật hoang dã, chim sống phổ biến khắp nơi tại Trung Cộng , nó được coi là trung gian chính làm virus lây lan. Trong lúc dịch bệnh trên thế giới đang ở thời kỳ đỉnh cao, chính quyền Bắc Kinh lại cho phép các chợ kiểu này mở cửa lại, và được WHO ủng hộ, việc này mang đến mối đe dọa nghiêm trọng về an toàn y tế công cộng của thế giới.


 (Ảnh: Simon Law/Flickr/CC BY-SA 2.0)

Chợ động vật hoang dã, chim sống phổ biến khắp nơi tại Trung Cộng , nó được coi là trung gian chính làm virus lây lan từ động vật sang người. Trong lúc dịch bệnh trên thế giới đang ở thời kỳ đỉnh cao, chính quyền Bắc Kinh lại cho phép các chợ kiểu này mở cửa lại, và được WHO ủng hộ, việc này mang đến mối đe dọa nghiêm trọng về an toàn y tế cộng đồng cho thế giới.
Theo Fox News đưa tin, vài ngày sau khi nghị viên lưỡng đảng Mỹ thúc giục WHO đóng cửa các chợ động vật hoang dã trên toàn cầu, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã phát biểu bình luận nói trên.
Gần đây, các chợ loại này ở các thành phố Trung Cộng  (giống như chợ Hoa Nam thành phố Vũ Hán) lại bắt đầu hoạt động trở lại, trong khi những thành phố này mới thực hiện biện pháp gỡ bỏ phong tỏa phòng chống virus không lâu.
“Nói một cách thẳng thắn, tôi cho rằng đây là điều khó có thể lý giải được. Chúng ta cần bảo vệ thế giới tránh khỏi sự đe dọa tiềm ẩn giống như loại virus này bùng phát.” ông Scott Morrison nói trên kênh Nine Network.
“Sự kiện chợ động vật hoang dã làm lây lan virus, không chỉ có một sự kiện, các sự kiện tương tự đã xảy ra rất nhiều lần rồi.”
Ông nói thêm: “Ở Úc chúng ta không có chợ kiểu này. Tôi cảm thấy khó hiểu đối với quyết định này của Trung Cộng .”

Trong một bản tuyên bố, WHO nói: “Virus nhắc nhở chúng ta, cần phải đảm bảo thị trường thực phẩm của chúng ta được quản lý và giám sát tốt, cũng như cung cấp môi trường an toàn để mọi người giao dịch, mua bán thực phẩm.”
Tuy nhiên, tuyên bố này lại cho rằng “Không cần đóng cửa chợ động vật hoang dã và chợ thực phẩm khác”.
Ông Scott Morrison không phải là quan chức duy nhất của Úc đặt nghi ngờ với WHO. Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Úc Greg Hunt cũng ủng hộ phát biểu của ông Scott Morrison, ông lo lắng Bắc Kinh mở cửa trở lại đối với các chợ động vật hoang dã có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn.
Ông nói với Đài Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) rằng: “Loại bệnh này rất có khả năng là do chợ bán động vật hoang dã, chim sống ẩm thấp ở Vũ Hán gây ra, rất rõ ràng, những chợ đó là trung gian (lan truyền virus) rất nguy hiểm.”
Ông Greg Hunt bổ sung thêm: “Chúng tôi không đồng ý lập trường của tổ chức quốc tế nào đó. Chức trách của chúng tôi là bảo vệ người dân Úc, và chúng tôi tin rằng lập trường của tuyệt đại đa số người trên thế giới nhất trí với chúng tôi.”
Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Cory Booker, Lindsey Graham và hơn 60 nghị viên của quốc hội Mỹ đã kêu gọi WHO trong khi ngăn chặn viêm phổi Vũ Hán phổ biến khắp nơi, cũng cần đồng thời đóng cửa vĩnh viễn tất cả các chợ động vật hoang dã trên toàn cầu.
Trong một bức thư ký tên chung của Hạ viện, các nghị sĩ thúc giục quan chức WHO có “hành động tích cực để đóng cửa chợ động thực vật hoang dã sống trên toàn cầu”, “đồng thời cấm buôn bán động thực vật hoang dã quốc tế không phải vì mục đích bảo tồn”.
Ông Cory Booker và ông Lindsey Graham viết: “Chợ động thực vật hoang dã được gọi là chợ ‘món ăn dân dã’ có liên quan đến bùng phát dịch SARS năm 2003, và nó được coi là nơi bắt nguồn của viêm phổi Vũ Hán hiện nay.”
“Do loại bệnh này tiếp tục đe dọa đến hàng triệu mạng người, khiến cho hệ thống y tế bảo vệ sức khỏe của các nước sụp đổ, và hủy hoại kinh tế các nơi trên thế giới. Do đó, tất cả chúng ta phải hành động như một cộng đồng toàn cầu để bảo vệ sức khỏe cộng đồng (thế giới).”  
Huệ Anh

 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top