1.700 doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc

Tin Tức

1.700 doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/kjxvgbaVjbh6-1wUzX7EKqbRrJCEkO5fvwdhXw2dd4HQcrcfXBngQbglSlCM6paaUnn42lzF9LLwaUeEmPatQVtOUe9zrC2c7kGx5PFMRJ_hg2bfiaQb364GkgA=s0-d-e1-ft#https://daikynguyen.tv/wp-content/uploads/2020/09/pjimage-8-2-700x366.jpg

Số lượng các công ty Nhật Bản xin trợ cấp của chính phủ để rời khỏi thị trường Trung Quốc đã tăng từ 90 trong vòng đầu tiên lên 1.670 trong vòng 2.
Số tiền xin trợ cấp nhiều hơn ngân sách dự tính của chính phủ 11 lần cho thấy các công ty Nhật Bản ngày càng sẵn sàng rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc.
Chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản từ lâu đã phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản gần như bị gián đoạn. Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng tuyên bố vào tháng 4 năm nay rằng họ sẽ cung cấp 2,2 tỷ USD trợ cấp cho các công ty Nhật Bản rời Trung Quốc, bao gồm 2 tỷ USD trợ cấp cho các công ty quay trở lại Nhật Bản và 200 triệu USD trợ cấp cho các công ty chuyển đến Đông Nam Á.
Nikkei đưa tin vào ngày 9/9 rằng hai vòng nộp đơn xin tài trợ đã được đóng lại, có 90 đơn đăng ký trong vòng đầu tiên và vòng thứ hai đã tăng lên 1.670 đơn.
Vòng nộp đơn đầu tiên đã kết thúc vào tháng 6. Chính phủ Nhật Bản đã chấp thuận cho 57 công ty nhận tổng cộng 515 triệu đô la Mỹ để trở lại Nhật Bản; 30 công ty khác đã được chấp thuận nhận tài trợ để chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Vòng nộp đơn thứ hai kết thúc vào tháng Bảy, và số tiền nộp đơn lên tới 16,572 tỷ đô la Mỹ, gấp 11 lần số dư ngân sách dự tính cho việc này của chính phủ. Chính phủ Nhật Bản sẽ mời các chuyên gia bên ngoài để xem xét và quyết định công ty nào có thể nhận trợ cấp vào tháng 10.
Epochtimes cho biết chính phủ Nhật Bản gần đây đã mở rộng phạm vi trợ cấp, thêm Ấn Độ và Bangladesh vào các quốc gia Đông Nam Á ban đầu. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng ngành công nghệ thông tin và các dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hóa chất sẽ được hưởng lợi từ điều này.
Trong số 87 công ty Nhật Bản được chấp thuận trong đợt đầu tiên nói trên, đơn vị đầu tiên nhận được trợ cấp là Iris Ohyama, một nhà sản xuất hàng tiêu dùng Nhật Bản. Hiện tại, công ty đã sử dụng tiền trợ cấp để sản xuất khẩu trang tại Nhật Bản, đồng thời thiết lập dây chuyền sản xuất khẩu trang tại Hoa Kỳ, Pháp và Hàn Quốc.
Ace Japan, nhà sản xuất nguyên liệu dược phẩm, đã trở lại tỉnh Yamagata của Nhật Bản để xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu dược phẩm ban đầu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa hè năm sau.
Một công ty Nhật Bản nhận trợ cấp tiết lộ rằng ngay cả khi chính phủ Nhật Bản không trợ cấp, công ty vẫn quyết định đem dây chuyền sản xuất về Nhật Bản.



 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top