• Trịnh Thanh Thủy,   Thói Quen “Sờ Mặt”

Tin Tức

• Trnh Thanh Thy 

Thói Quen

“Sờ Mặt”


Các chuyên gia Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã đưa ra những lời khuyên cho mọi người. Để tránh bị lây nhiễm trong mùa Coronavirus lây, đeo khẩu trang chưa chắc đã an toàn, mà một trong các biện pháp tốt nhất là đừng sờ mặt mình nơi công cộng. Nhất là mắt, mũi và miệng là nơi vi khuẩn dễ chui vào nhất. Lời khuyên này đã tạo được một số ý kiến đáng chú ý và lưu tâm.

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/KOx6hHdvDUvQaUdiq5zF8b7ao0Qi4iWq6xF1g24rhPS7lk1ArYopmPMh3OZEfVLFUf3Mkn5jJov-cHWVp2QdYm2HGo3KtAzjc8Hs6AEvfp0-c__XHaYyN3wIY2w=s0-d-e1-ft#https://baotreonline.com/tre_assets/uploads/2020/03/thoi-quen-so-mat1.jpg

Thói quen sờ mặt của con người đã trở thành một thói quen cố hữu rất khó từ bỏ. Từ khi chào đời, các em bé đã mút ngón tay. Nhà tâm lý học Kevin Chapman đã chia sẻ thêm về sự tự nhận thức bằng cách sờ mặt, “Chúng ta đã đưa tay sờ mặt của mình từ thuở bé, do một thói quen và như một sự tự nhận thức về sự khác biệt của mình với mọi người.”
Ðể bạn đọc hiểu hơn về sự tự nhận thức này, tôi xin cắt nghĩa thêm.
Con người khi được sinh ra không phải hoàn toàn biết tự nhận thức. Tuy nhiên, các nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh đã có ý thức thô sơ về sự tự nhận thức bản thân. Chúng có nhận thức rằng chúng là một sinh vật khác biệt với những người khác, điều này được chứng minh bằng các hành vi như phản xạ bắt nguồn từ lúc các em tìm kiếm núm vú khi có thứ gì đó cọ vào mặt. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể phân biệt giữa việc tự chạm và không tự chạm.
Khi nào thì sự tự nhận thức xuất hiện? Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ý thức phức tạp hơn về nhận thức bản thân bắt đầu xuất hiện vào lúc trẻ em khoảng một tuổi và trở nên phát triển hơn nhiều sau khoảng 18 tháng tuổi.
Ông Chapman thêm, “Về mặt tâm lý, hầu hết người ta không diễn giải những hình thức đe doạ của sự lây nhiễm có liên hệ tới khuôn mặt của họ và không nghĩ đến bệnh tật có thể lây do sự chạm vào mặt. Họ không xem lời khuyên làm trọng vì họ có ảo tưởng đã kiểm soát được những điều mình làm.”
Theo một nghiên cứu của U.S. National Library of Medicine năm 2015, thì chúng ta có thói quen sờ mặt mình trung bình khoảng 24 lần trong 1 giờ. 44 % trong những lần sờ này có liên quan tới hành động chạm vào mắt, mũi và miệng.
Tôi có chia sẻ ý kiến này với bạn bè rằng không nên sờ vào mặt để tránh lây nhiễm và họ nói làm sao đừng được. Bởi vì mùa Xuân là mùa dị ứng phấn hoa, hắt hơi, sổ mũi; và mắt, mũi trở nên ngứa, nên cứ phải đưa tay lên mặt. Phụ nữ còn hơn thế nữa. Các bà các cô, hay tô son điểm phấn, săm soi mặt mũi mình hàng giờ, tóc lại hay bay vào mặt, sao cho khỏi chạm vào dung nhan mắt, mũi, môi mình.
Xem ra chuyện này rất khó thực hiện, có khi lại bị phản ứng ngược khi làm, tựa khi thấy một người ngáp, bạn ngáp theo.
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/MXHIwiaGiB2Fd1tCJvSuRGwu5bLuCPflybnCeESdroOyTx6Rgr3u4x8NDQMLpTJIERCx5dPZkRFNJRWnWaZ1wBArd_P7OSaYaJg5lXpkTZIax3FISjITNrRIwA=s0-d-e1-ft#https://baotreonline.com/tre_assets/uploads/2020/03/thoi-quen-so-mat.jpg
Thật vậy, khi bảo chính mình hãy để ý kiểm soát không chạm lên mặt là vùng cấm thì lại chạm vào nhiều hơn. Tôi thấy chính mình xem việc đưa tay lên mặt thường là hành động vô thức. Tuy nhiên khi tự nhủ hãy để ý đến cái tay mình đừng đưa lên mặt, thì bỗng dưng tôi thấy cái mũi hay trán tôi ngứa. Khi ấy nhu cầu cần gãi thôi thúc và không nhịn được tôi đưa tay lên gãi. Nếu không để ý đến cái tay, lúc đó vì bận công việc, có lẽ tôi đã không thấy ngứa mà đưa tay lên gãi cho đã ngứa. Chuyện ngăn không cho tay chạm mặt, thật khó khăn.
Ngoài ra, cơ quan này còn đề nghị: Bạn nên rửa tay thường xuyên, ho vào khuỷu tay và tránh tiếp xúc với người bệnh. Vì sao? Bởi vì CDC không biết chắc chắn coronavirus có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt cứng như tay nắm cửa, lan can và cột tàu điện ngầm, nhưng các loại virus tương tự đã được chứng minh tồn tại trong nhiều ngày. Ðiều này mang lại cho những ngón tay nhỏ bé cáu bẩn của chúng ta nhiều cơ hội để nhặt nó lên và đặt nó trực tiếp lên mặt của chúng ta. Theo tôi, khi chúng ta nhặt virus lên, nơi ta đặt nó có thể là mặt kiếng của chiếc điện thoại thông minh, mà chiếc điện thoại là vật hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc trong bàn tay của một người sống trong thời đại điện toán ngày nay, sau đó tay nó chạm lên mặt, lúc say sưa nói chuyện hay đánh text. Chúng ta không những nhặt coronavirus mà cả những virus khác như cảm, cúm, chẳng hạn.
Cuối cùng, câu trả lời không quá phức tạp. Chạm vào khuôn mặt của chúng ta là một thói quen, và theo định nghĩa, rất khó thay đổi. Nhưng tất cả chúng ta có thể chuyển mọi nỗi sợ hãi về sự bùng phát dịch toàn cầu sang việc cải thiện vệ sinh cá nhân của chính chúng ta.
Chiếc điện thoại thông minh làm được việc hữu ích khi bạn đặt để một lời nhắc, một tiếng chuông báo động mỗi 15 phút, nửa tiếng hay một tiếng tùy bạn, “Ðừng rờ mặt”. Thay vì thế, cố gắng để bàn tay “khỏi ở không” bằng những cách như bóp một trái bóng thể dục bằng foam, khoanh tay lại, hoặc giữ cho tay bận rộn. Cũng không quên rửa tay bằng xà phòng kéo dài trong 20 giây nhé bạn.
TTT
Tài liệu tham khảo
– Why you can’t stop touching your face, even though it’s one of the best ways to prevent coronavirus spread
– https://news.yahoo.com/why-cant-stop-touching-face-213900812.html

 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top