• Tin Tổng Hợp Ngày 13 Tháng 3, 2020: Công Ty Mỹ Xuất Xưởng Hàng Triệu Liều Vacciɴe Coʀoɴᴀ Đầu Tiên/Tổng thống Mỹ & tổng thống Pháp gửi thông điệp chống đại họa Covid-19

Tin Tức

 

• Tin Tổng Hợp Ngày 13 Tháng 3, 2020

 

Công Ty Mỹ Xuất Xưởng Hàng Triệu Liều Vacciɴe Coʀoɴᴀ Đầu Tiên


(Time) Tiêm vaccine chứa mRNA giống với việc cắm một chiếc USB vào cơ thể bạn, từ đó bạn sẽ nạp vào mình một phần mềm diệt Coʀoɴᴀ VIRUS.
Moderna Therapeutics, một công ty công nghệ sinh học của Mỹ có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts cho biết họ vừa xuất xưởng một lô vaccine đầu tiên dành cho bệnh Covid-19. Vaccine được sản xuất dựa trên bộ gen của Coʀoɴᴀ SARS-CoV-2 mà các nhà nghiên cứu Trung cộng  giải mã được từ giữa tháng 1. Quá trình này chỉ mất 42 ngày, một thời gian kỷ lục.
Theo Moderna Therapeutics cho biết, lô vaccine đầu tiên của họ sẽ được gửi tới Viện Dị ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID). NIAID là một phân viện của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và tại đây, vaccine Covid-19 sẽ được kiểm tra lần cuối trước khi thử nghiệm trên người vào đầu tháng tư tới.
Cùng lúc đó, các nhà khoa học tại NIH cũng bắt đầu thử nghiệm một loại thuốc chống Coʀoɴᴀ có tên là Remdesivir, từng được họ phát triển để điều trị Ebola. Thuốc sẽ được sử dụng để điều trị cho một bệnh nhân đang nhiễm SARS-CoV-2.

Đây là lần đầu tiên một loại thuốc được thử nghiệm chính thức để điều trị Covid-19, và nó sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm các bác sĩ và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska. Bệnh nhân đầu tiên tình nguyện tham gia nghiên cứu này là một hành khách trên tàu Princess Diamond, được đưa trở về Mỹ sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Trước đây, thử nghiệm trên động vật đã cho thấy thuốc Remdesivir có hiệu quả chống lại hai chủng Coʀoɴᴀ nguy hiểm gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Bên cạnh một bệnh nhân chắc chắn sẽ được thử nghiệm thuốc Remdesivir, các nhà khoa học sẽ chỉ định ngẫu nhiên một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 khác, để tiêm cho họ một liều giả dược nhằm so sánh kết quả.
Sau đó cứ mỗi hai ngày, những bệnh nhân này sẽ được lấy mẫu máu, phết họng mà dịch mũi để làm xét nghiệm tải lượng Coʀoɴᴀ (đo số lượng Coʀoɴᴀ có trong mỗi ml dịch cơ thể). Remdesivir được cho là sẽ làm giảm tải lượng Coʀoɴᴀ, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và giảm lây nhiễm cho người khác.
Trở lại với vaccine mới của Moderna Therapeutics, 42 ngày là một khoảng thời gian kỷ lục mà chúng ta có được trong việc phát triển một loại vaccine. Thông thường, trong các dịch bệnh trước, các nhà khoa học phải mất nhiều tháng cho đến hàng năm mới có thể cho xuất xưởng một lô vaccine thử nghiệm đầu tiên.
Nhưng để rút ngắn thời gian đó, Moderna Therapeutics đã áp dụng một phương pháp di truyền tương đối mới, không đòi hỏi phải nuôi cấy và phân lập Coʀoɴᴀ, một công việc rất mất thời gian vì đòi hỏi nhiều quy trình an toàn rất khắt khe.
Thay vào đó, vaccine được tạo ra trực tiếp từ những mRNA, một chuỗi vật liệu di truyền có khả năng tạo ra protein. Moderna Therapeutics đã tham khảo bộ gen Coʀoɴᴀ được các nhà khoa học Trung cộng  giải mã. Sau đó, họ nạp vaccine của mình với những mRNA mã hóa cho protein của SARS-CoV-2..

Vaccine này được điều chế dưới dạng tiêm, và sau khi vào cơ thể, các tế bào miễn dịch trong hạch bạch huyết có thể xử lý chuỗi mRNA của nó và bắt đầu tạo ra protein giúp các tế bào miễn dịch khác nhận diện Coʀoɴᴀ SARS-CoV-2.
Đó chính là mục tiêu của mọi loại vaccine, chỉ cần nhận diện được Coʀoɴᴀ SARS-CoV-2, các tế bào miễn dịch sẽ truy lùng và tiêu diệt sạch Coʀoɴᴀ một khi nó lây nhiễm vào người đã được tiêm chủng.
Tiến sĩ Stephen Hoge, chủ tịch của Moderna Therapeutics cho biết mRNA thực sự giống như một phần mềm sinh học. Việc tiêm vaccine chứa mRNA giống với việc cắm một chiếc USB vào cơ thể bạn, từ đó bạn sẽ nạp vào mình một phần mềm diệt Coʀoɴᴀ.
Vaccine sẽ tạo ra các protein [giống với của Coʀoɴᴀ], giúp hệ miễn dịch nhận ra nó và tạo phản ứng miễn dịch. Điều đó có nghĩa là phương pháp sản xuất vaccine này có thể được nhân rộng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Giữa dịch Covid-19 đang hoành hành và lây lan mạnh trên toàn thế giới, đó chính là những khoảng thời gian vàng để chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa một làn sóng mới của dịch bệnh có thể xảy ra.

Tổng thống Pháp gửi thông điệp chống đại họa Covid-19



Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gởi thông điệp truyền hình đến toàn dân ngày 12/3/2020. Yoan VALAT / POOL / AFP

(RFI) Trong một bài diễn văn có thực chất về nội dung và nghiêm trọng về hình thức, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo một loạt biện pháp mạnh mẽ trong chiều hướng động viên toàn lực, kết hợp toàn dân đối phó với một trận đại dịch xuất phát từ Trung cộng  lan khắp địa cầu, tấn công nước Pháp: siêu vi Corona chủng mới.

Chưa phải là tình trạng khẩn cấp nhưng không khác gì thời chiến. Chiều tối ngày 12/3/2020, với nét mặt nghiêm trọng, tổng thống Pháp thông báo một loạt phương án triệt để mà theo ông sẽ « làm chậm lại vận tốc lây lan » cho phép « tranh thủ thời gian » đối phó với Covid-19.

Tiếp đến là những biện pháp để cứu nguy doanh nghiệp đang bị lung lay và chuẩn bị trước để vực dậy nền kinh tế sau khi thắng đại dịch. Suốt 20 phút trình bày, chủ nhân Điện Elysée không ngần ngại lên tuyến đầu như một vị tư lệnh tối cao, một người lấy quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, mọi lựa chọn đều được tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng với các chuyên gia hàng đầu của châu Âu, của Pháp và các nhân vật cột trụ trong chính phủ : bộ trưởng Nội Vụ, Y Tế, chủ tịch hai viện lập pháp và các lãnh đạo đối lập.


Mọi người nên làm gì? Với ai, vì ai, vì sao và sẽ đi đến đâu ?

Để làm giảm vận tốc và quy mô lây lan, biện pháp khả thi nhất là cắt đường đi lại của siêu vi : Trẻ em, học sinh, sinh viên không đến trường nhưng ngồi học tại gia. Thành phần trẻ năng động tuy không bị siêu vi quật ngã nhưng chính là nguồn truyền nhiễm cho nhau và cho cha mẹ, ông bà. Rồi những người cao tuổi trên 70, những người có bệnh mãn tính, tàn tật, dễ bị lây bệnh, cần tránh đi lại tối đa. Nhân viên được khuyến khích làm việc từ nhà qua internet, giới hạn tối đa các sự kiện có đông người như tranh tài thể thao, giải trí.
Tất cả tiềm năng nhân lực y tế được huy động vào việc cấp cứu kể cả bác sĩ, y tá đã về hưu và sinh viên y khoa. Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu y học, sinh học cũng được trưng dụng để tìm kiếm thuốc trị liệu và vắc-xin chủng ngừa. Những ca giải phẫu không thuộc loại khẩn cấp phải được dời lại để có thêm giường và máy hô hấp nhân tạo dành cứu cấp nạn nhân siêu vi Corona.
Tất cả các biện pháp trên, nếu được phối hợp, sẽ làm siêu vi lan chậm lại, lan ở mức độ giới hạn cho phép giới y tế không bị quá tải với số nạn nhân dồn dập như trường hợp đã xảy ra tại Vũ Hán và tại Milano.
Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, tổng tư lệnh Macron không quên hai yếu tố nền tảng đời sống một quốc gia : Sinh hoạt dân chủ và Kinh tế. Đó là lý do mà ông quyết định duy trì cuộc bầu cử địa phương vào ngày Chủ Nhật 15/3 và nhấn mạnh đến các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, vực dậy kinh tế « bất chấp mọi giá ».


Đáp án chính trị
Đại dịch y tế này cũng là dịp để tổng thống Pháp nhấn mạnh đến giá trị của tình tự dân tộc, thay chữ « tôi » bằng « chúng ta », hiệu năng của hệ thống an sinh xã hội của Pháp, của tinh thần hợp tác giữa các nước bởi vì « siêu vi không có biên giới ». Phải chăng bản thân vị tổng thống thường bị phê bình là « con đẻ của thế giới tài chính » đã thay đổi ?

Theo sử gia Arnaud Teyssier, khi khoác áo « thủ lĩnh chiến tranh », tổng thống Macron chỉ muốn chứng minh một điều là khi đất nước gặp đại nạn, « một mình chính phủ không đảm đương nổi » như chính tổng thống Macron lưu ý, mà phải cần huy động toàn dân. Sức mạnh của chế độ Cộng hòa là cột trụ vững chắc nhất để đương đầu với nghịch cảnh dù là khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh.

Tuần báo Le Point nhận định như sau : Nếu sau đại dịch này, nước Pháp đoàn kết hơn, với một mô hình xã hội công bằng hơn thì ít ra trong cái rủi cũng có cái may.


Pháp đóng cửa toàn bộ trường học vô hạn định



Tuy không nói ra, nước Pháp đã bước vào giai đoạn 3 trong chiến dịch chống virus Corona. Trong thông điệp truyền hình tối 12/03/2020, tổng thống Emmanuel Macron thông báo, kể từ thứ Hai 16/3, tất cả trường học tại Pháp từ mẫu giáo đến đại học sẽ đóng cửa cho đến khi có lệnh mới. Chuyên chở công cộng được duy trì nhưng người cao tuổi trên 70 tuổi được khuyên tránh ra đường.

Với 61 trường hợp tử vong và 2.876 người bị lây nhiễm tính đến ngày 12/03/2019, nước Pháp là tâm dịch thứ hai tại châu Âu, sau nước Ý. Trong bối cảnh siêu vi xuất phát từ Trung cộng  lây lan khắp địa cầu, Pháp cũng như nhiều nước, bắt buộc phải ban hành các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó.

Ưu tiên cho sức khỏe người dân

Khẳng định nước Pháp đối mặt với một « cuộc khủng hoảng y tế » nghiêm trọng nhất từ một trăm năm qua, trong bài diễn văn long trọng dài hơn 20 phút tối hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron đặt sức khỏe người dân, nhất là những thành phần yếu nhược làm ưu tiên số một.

Tất cả những người cao tuổi trên 70 và những người mang bệnh mãn tính hoặc tàn tật được kêu gọi giới hạn đi lại tối đa. Các biện pháp hỗ trợ sinh hoạt sẽ được chính quyền địa phương lo liệu. Trong chiều hướng này, mặc dù có nhiều ý kiến trái ngược, tổng thống Pháp quyết định duy trì bầu cử chính quyền thành phố và làng xã vào Chủ Nhật 15/3 với các quy định về an toàn y tế nghiêm khắc.

Đối với thành phần trẻ, cũng như các quốc gia châu Âu đồng cảnh ngộ, tất cả trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo, trung tiểu học cho đến đại học trên toàn quốc đều đóng cửa kể từ thứ hai 16/3 cho đến khi có lệnh mới. Dựa vào ý kiến của giới chuyên gia khoa học, chủ nhân điện Elysée cho rằng cần phải bảo vệ trẻ em, yếu tố lan truyền siêu vi nhanh chóng.

Đối với hàng triệu học sinh và sinh viên, hôm nay 13/3 là ngày học cuối cùng. Đợt đóng cửa trường học này kéo dài cho đến hết kỳ nghỉ mùa xuân 2 tuần bắt đầu từ tháng 4/2020. Học sinh ở nhà học hành qua internet. Tin mới nhất cho biết, kỳ thi tú tài vào tháng Sáu vẫn được duy trì.

Để giúp lãnh vực kinh tế chịu đựng được tác động khủng hoảng, tổng thống Macron thông báo « một cơ chế đặc biệt và mạnh mẽ » hỗ trợ tài chính và thuế vụ để bảo vệ nhân viên và công ty, tránh trường hợp sa thải.


Với 2.500 trường hợp nhiễm virus, 48 người chết do virus, nước Pháp bước sang một giai đoạn mới. Tối hôm qua, tổng thống Pháp đã có bài nói chuyện long trọng trước toàn thể người Pháp, cuộc nói chuyện đầu tiên kể từ khi dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 xuất hiện. Đối diện với các phản ứng đơn phương, co cụm hiện nay, La Croix có bài xã luận nhấn mạnh đến việc nguyên thủ Pháp kêu gọi toàn thể người dân sáng tạo ra ''những hình thức đoàn kết mới'' để vượt qua thử thách. Cũng như nhiều báo khác, bài xã luận của La Croix, mang tựa đề ''Thay đổi thang độ'', giới thiệu trước hết các biện pháp chính của chính quyền, đặc biệt là việc đóng cửa tất cả các trường học, nhà trẻ trên cả nước, và bảo vệ ''những người dễ tổn thương nhất'', người bệnh, người cao tuổi.

Cần các biện pháp mạnh, ‘‘sớm và kéo dài hơn’’


Về các biện pháp được coi là cần thiết để đối phó với dịch hiện nay, Le Figaro giới thiệu quan điểm của một chuyên gia về dịch tễ học hàng đầu tại Pháp, Antoine Flahault. Giáo sư Antoine Flahault nhận định: cần có ''các biện pháp mạnh ngay lập tức, và duy trì cho đến hè''. Theo ông, dịch bệnh trên thế giới (ngoài Trung cộng ) hiện nay mới chỉ ở thời điểm khởi đầu, với 9 quốc gia, mỗi nước có hơn 100 ca mới mỗi ngày. Ông dự đoán dịch bệnh sẽ còn kéo dài, và cần phải đề phòng việc dịch sẽ trở đi trở lại thành nhiều đợt.

Về phía chính sách của chính quyền, giáo sư Antoine Flahault tóm lược bốn biện pháp mạnh: Đóng cửa trường học, giới hạn đi lại, giới hạn các cuộc tập hợp đông người và có biện pháp phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Giáo sư Antoine Flahault tỏ ra không thỏa mãn với các biện pháp chính phủ vừa đưa ra, cho dù ông không trực tiếp chỉ trích.


Bí quyết của chống dịch: ''Giảm tiếp xúc xuống 4 lần''


Le Figaro cũng giới thiệu một quan điểm khác, của chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Samuel Alizon, nhà nghiên cứu CNRS (ở Montepellier). Nhà truyền nhiễm học nhấn mạnh là, đứng từ quan điểm dịch tễ học, trong giai đoạn hiện nay, không có gì loại trừ một kịch bản lạc quan là dịch bệnh có thể được khống chế, bởi điều cơ bản để hãm lại sự lan truyền của virus là giảm mạnh số lượng các tiếp xúc. Nói một cách hình tượng là ''giảm xuống bốn lần'' số lượng các tiếp xúc, khi mức độ lây lan của virus corona mới là theo tốc độ một nhân ba, tức là trong điều kiện bình thường, một người có thể truyền virus cho ba người.

Nếu một mặt, các biện pháp và khuyến cáo (giới hạn đi lại, cấm các cuộc tập hợp hơn 1000 người, và hơn 50 người tại các vùng bị dịch nặng nhất, làm việc tại nhà) mà chính quyền đề ra được tuân thủ, và mỗi người cố gắng tối đa giảm đi lại, giảm các tiếp xúc với người khác, với người thân, bè bạn, thì hoàn toàn có khả năng dịch bệnh được khống chế. Theo Le Figaro, đây là một điều rất khó thực hiện trong xã hội, vì đi ngược lại với các thói quen thường nhật của mọi người. Le Figaro cũng đặt câu hỏi: ''Làm thế nào để các khuyến cáo nói trên được tuân thủ nghiêm ngặt bởi mọi người Pháp ?'' mà không gây ra tình trạng hoang mang ? Không dễ, tuy nhiên không có cách nào khác là phải nỗ lực hành động khẩn cấp.


Khoa hồi sức cấp cứu là lực lượng chủ chốt


Một trong những điểm tập trung lo ngại nhiều là các bệnh viện, vốn đã trong tình trạng quá tải. Khoa hồi sức cấp cứu chính là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống Covid-19. Theo Cục phụ trách điều trị (DGOS), nước Pháp có tổng cộng 5.065 giường hồi sức cấp cứu, và 7.364 giường thuộc đơn vị điều trị tăng cường (so với nước Ý, có tổng cộng 5.090 giường, và hiện đã phải đối mặt với tình trạng không có đủ phương tiện điều trị cho các bệnh nhân cần cấp cứu khẩn).

Theo thông tin tối thứ Tư 11/03 của bộ Y Tế, Pháp có 105 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực, nhưng số lượng người cần điều trị tích cực chắc chắn sẽ tăng mạnh trong những ngày tới. Trong hiện tại, Pháp rõ ràng đang trong tình trạng chưa phải quá tải, nhưng có thể coi đây là một ''khoảng khắc bình yên trước cơn bão lớn''.


Tập trung bảo vệ người đi làm và doanh nghiệp
Trên lĩnh vực kinh tế, đối phó với dịch Covid-19 đang chuyển sang một giai đoạn mới, tổng thống Pháp ban hành một loạt biện pháp kinh tế mạnh, để trấn an giới doanh nhân, giới làm công, cũng như các thị trường. Le Figaro chú ý đến việc, trong phát biểu hôm qua, tổng thống đã khẳng định chính quyền sẽ có các biện pháp rất rộng rãi, không tính toán để mang đến sự hỗ trợ cho tất cả những bên bị thiệt hại trong dịch bệnh chưa từng có kể từ một thế kỷ nay.
Nhà nước sẽ bồi hoàn cho tất cả những ai bị buộc phải ở nhà không đi làm, dù với giá nào. Các doanh nghiệp sẽ được hoãn nộp thuế, của tháng 3, không cần bất cứ điều kiện nào. Bảo vệ các doanh nghiệp, bảo vệ người lao động, dù là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn là hứa hẹn của tổng thống. Việc tuân thủ chi tiêu theo quy định về tài chính công hay về nợ sẽ tạm được gạt sang một bên. Cùng với chương trình hỗ trợ trực tiếp người làm công ăn lương bị thiệt hại do Covid-19, tổng thống Macron cũng hứa hẹn, cùng với các đối tác châu Âu xây dựng một kế hoạch chấn hưng kinh tế sau dịch.


Covid-19: Thử thách cho hai mô hình
độc tài và dân chủ


Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về ''Dịch bệnh Covid và các chế độ chính trị''. Nhà phân tích của Le Monde đặt rõ vấn đề: cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 là một cuộc cạnh tranh về tính hiệu quả. ''Ai hiệu quả hơn ai, chế độ độc tài hay nền dân chủ tự do?''. Đối với nước Pháp, những biện pháp mới của tổng thống vừa đưa ra liệu có đủ hay không ? Hiện tại khó có thể đưa ra nhận định. Tuy nhiên, đối với cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này, hơn bao giờ hết, nước Pháp cùng các đối tác châu Âu phải tăng cường đoàn kết, một lý tưởng mà chính châu Âu đã chủ trương. Đây chính là điều đã làm nên sức mạnh của Liên Âu. Hai thử thách trước hết của Liên Âu, theo Le Monde, là không được bỏ rơi nước Ý, quốc gia thiệt hại nặng nề nhất trong dịch này, trong cơn hoạn nạn, và thứ hai là không được để nền kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ
mang virus corona vào Trung cộng


Ảnh minh họa: Virus corona xuất phát từ Trung cộng  hay do Mỹ mang vào? NEXU Science Communication/via REUTERS

(RFI)Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung cộng . Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Trung cộng  ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi: “Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán”.

Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng  đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung cộng , có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung cộng . Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.

Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ: “Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?”

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung cộng . Tuy nhiên, trước đó ở Trung cộng  đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung cộng .

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung cộng  nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.

Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung cộng  là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung cộng .

 

Nam Hàn chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?





(RFI) Sau khi bùng nổ các ca nhiễm virus corona chủng mới, Nam Hàn đã có những nỗ lực để làm giảm các trường hợp dương tính với Covid-19 đồng thời duy trì tỉ lệ tử vong tương đối thấp.

Đến hôm nay 12/03/2020, Nam Hàn có 7.869 người bị nhiễm virus corona, đứng thứ tư trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 66 người chết so với ba nước đứng đầu lần lượt là Trung cộng  (3.169 tử vong), Ý (827), Iran (354). Hãng tin Pháp AFP đặt câu hỏi, phải chăng Nam Hàn là hình mẫu nên theo trong cuộc chiến chống nạn dịch này ?

Seoul xử lý nạn dịch như thế nào?
Ngược với Trung cộng  – đã chọn giải pháp cách ly ngay 50 triệu dân – Seoul sử dụng chiến lược phối hợp giữa việc thông tin cho công chúng với sự tham gia của cư dân và một chiến dịch xét nghiệm đại quy mô.
Người thân của tất cả những người bị dương tính được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.
Hành trình di chuyển của các bệnh nhân trước khi phát hiện dương tính đều được dựng lại thông qua hình ảnh từ các camera giám sát, việc sử dụng thẻ tín dụng hay định vị điện thoại thông minh, và công bố cho mọi người. Người dân nhận được các tin nhắn mỗi khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh mới ở gần nhà hoặc nơi làm việc.
Chiến lược này tất nhiên gây ra những tranh cãi về việc bảo vệ cuộc sống riêng tư, tuy nhiên cũng thúc đẩy nhiều người tự nguyện đi xét nghiệm.
Nam Hàn tiến hành xét nghiệm virus corona nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, với nhịp độ 10.000 trường hợp/ngày, nhờ đó có thể tấn công rất sớm vào các ổ dịch mới.


Làm thế nào Nam Hàn có thể cho xét nghiệm nhiều như vậy?
Cho đến hôm qua 11/3, số lượng xét nghiệm đã lên đến 220.000. Nam Hàn có 500 dưỡng đường đã quen với tiến trình xét nghiệm, trong đó có khoảng 40 trạm xét nghiệm di động, để giảm thiểu các tiếp xúc giữa những người bệnh tiềm năng và nhân viên y tế.

Nam Hàn cũng đã học được bài học từ những sai lầm của mình, nhất là tình trạng thiếu thốn các bộ xét nghiệm trong cuộc khủng hoảng dịch MERS (virus corona gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) năm 2015.

Thế nên nước này đã đẩy nhanh thủ tục đưa các bộ xét nghiệm ra thị trường, và chỉ vài tuần sau khi con virus corona xuất hiện tại Trung cộng , Seoul đã bật đèn xanh cho việc cung ứng cho các dưỡng đường các bộ kit mới để xét nghiệm Covid-19 chỉ trong vòng sáu tiếng đồng hồ.


Dân chúng phản ứng ra sao ?
Chính quyền đã tung ra chiến dịch « giữ khoảng cách hoạt động xã hội », cổ vũ người dân ở nhà, tránh các cuộc tụ tập và giảm thiểu những tiếp xúc. Kết quả là có những khu phố lâu nay đông đúc bỗng vắng tanh, trong khi các tiệm buôn, nhà hàng phải vất vả trong việc thu hút khách hàng.
Số lượng các sự kiện thể thao, văn hóa bị hủy bỏ và việc đeo khẩu trang trở thành phổ biến, như chính phủ đã dự kiến. Seoul trông cậy và cư dân đặc biệt tôn trọng kỷ luật.


Vì sao số tử vong ở Nam Hàn thấp như vậy ?
Không thể nào tính toán được cụ thể tỉ lệ tử vong do virus corona Vũ Hán, vì chỉ có thể thực hiện được một khi dịch bệnh kết thúc. Tuy vậy, quan sát các con số do chính phủ đưa ra, chúng ta nhận thấy tỉ lệ tử vong ở Nam Hàn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
AFP đưa ra nhiều nhân tố để giải thích. Chiến dịch xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh nhân, và quy mô rộng rãi của nó khiến cho có nhiều cơ hội nhận ra những người bị nhiễm virus nhưng chưa phát ra triệu chứng, hay có rất ít triệu chứng. Phát hiện được nhiều bệnh nhân hơn để điều trị, đương nhiên sẽ làm giảm đi tỉ lệ người bị chết vì bệnh này.
Ngoài ra, số người bị dương tính ở Nam Hàn có một điểm chung : hầu hết là phụ nữ, và gần phân nửa trong số này dưới 40 tuổi. Chính quyền giải thích là trên 60% số ca bị nhiễm liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) thường bị coi là tà giáo. Đa số thành viên của giáo phái này là phụ nữ ở độ tuổi 20, 30.
Trong khi đó tỉ lệ tử vong vì virus corona tăng lên với tuổi tác, và những người trên 80 tuổi, đặc biệt là phái nam, có nguy cơ nhiều nhất.


Nam Hàn là mô hình để noi theo?
Masahiro Kami, Viện nghiên cứu chính sách y tế ở Tokyo cho rằng : « Xét nghiệm là biện pháp quan trọng ban đầu để kiểm soát virus. Như vậy đó là mô hình tốt cho tất cả các nước ».
Marylouise McLaws, trường đại học Nouvelle-Galles của Nam Hàn nhận định : « Nam Hàn đã hành động đúng đắn. Đối với các chính phủ, rất khó khăn khi phải quyết định dùng các biện pháp nghiêm khắc như vậy, thế nên họ thường ra tay rất trễ ».

 

Iran đào hai hố lớn nghi dùng chôn bệnh nhân nhiễm dịch

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/VCN4o5IFMYSfssbY_R4gwedFes75ZFnjQWNSnA4qKiJ5JhqrhKD8VMIwRSAWPcjSnx7aBfG24uUX_xwmKUt06iGZbJ0ZCRuaL5adu3aQKX4Yi67yZyk7OMNJew=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/screenshot_1-7-700x366.png

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Iran đã đào hai hố lớn, mỗi cái có kích thước bằng sân bóng đá, ở thời điểm vài tuần sau khi nước này công bố ca nhiễm nCoV đầu tiên, theo bản tin hôm thứ Năm (12/3) của Fox News.
Hai hố này bị nghi ngờ được Iran dùng cho việc chôn cất người chết vì COVID-19. Theo The Washington Post, việc đào hai hố lớn này được bắt đầu vào ngày 21/2 tại một địa điểm cách thủ đô Teheran 80 dặm.
Theo cập nhật của Worldometers, tính đến sáng ngày 13/3, Iran có 10.075 người nhiễm nCoV (tăng 1.075), và có thêm 75 ca tử vong, nâng tổng số người chết do nCoV ở nước này lên 429, đứng thứ ba thế giới (sau Trung cộng , Ý) về số ca nhiễm cũng như số người chết vì dịch COVID-19.

Nhiều nước Mỹ Latinh gia tăng các biện pháp mạnh chống COVID-19

Hôm 12/3, một số quốc gia Mỹ Latinh đã tăng cường các biện pháp để làm chậm sự lây lan của nCoV, bao gồm tạm dừng đón các chuyến bay đến và từ châu Âu, cấm các cuộc tụ họp công cộng và đóng cửa trường học, theo Reuters.
Các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với nCoV đã được chính phủ Argentina, Bolivia, Peru, Costa Rica và Honduras triển khai, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Tính tới thứ Năm, Honduras đã phát hiện 2 ca nhiễm nCoV, Argentina ghi nhận 31 ca nhiễm bệnh, tăng 10 ca so với một ngày trước, trong khi đó, Bolivia có 3 bệnh nhân COVID-19, Peru có 2 ca nhiễm bệnh, và Costa Rica có 23 ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các nước này chưa có bệnh nhân COVID-19 nào tử vong.

TT Brazil đang chờ kết quả xét nghiệm

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã được xét nghiệm nCoV và đang chờ kết quả, mặc dù ông không cho thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh COVID-19, ông Eduardo, con trai của tổng thống Bolsonaro, thông báo trên Twitter.
Reuters cho hay, ông Bolsonaro đã đến thăm Mỹ và có cuộc gặp với Tổng thống Trump vào cuối tuần qua tại bang Florida. Trong khi đó, ông Fabio Wajngarten, thư ký báo chí của Tổng thống Brazil, người đi cùng ông Bolsonaro trong chuyến thăm Mỹ, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV.
Trong chuyến thăm Mỹ, ông Fabio Wajngarten đã đứng gần Tổng thống Trump để chụp ảnh. Ông Trump nói rằng không cảm thấy lo lắng khi nhận tin ông Fabio nhiễm nCoV.

Nghi nhiễm nCoV,
Thủ tướng Canada và vợ tự cách ly ở nhà



Thủ tướng Canada Justin Trudeau và vợ của ông, bà Sophie, đã tự cách ly ở nhà sau khi bà Sophie bị sốt và được xét nghiệm nCoV, theo Reuters.
Các trường học ở bang Ontario của Canada đã được lệnh đóng cửa để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, ngành thể thao của nước này cũng đã quyết định dừng các trận đấu còn lại của mùa giải khúc côn cầu.
Hiện Thủ tướng Justin Trudeau, 48 tuổi, không có triệu chứng của người mắc nCoV. Ông đang làm việc tại nhà. Ông Trudeau đã nói chuyện với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte và tham gia một cuộc họp nội các đặc biệt về dịch COVID-19 qua điện thoại, người phát ngôn của ông Trudeau thông báo trên Twitter.
 

Hầm trú ẩn COVID-19 được giới siêu giàu săn đón


Bên trong một boongke ngày tận thế 
Đại dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu về boongke trú ẩn ngày tận thế của giới siêu giàu, theo The Sun ngày 6/3.
“Nhu cầu tăng mạnh theo cấp số nhân. Mọi người đang thức tỉnh với thực tế rằng họ phải chuẩn bị trước khi quá muộn”, người sáng lập kiêm CEO của Vios Group, Robert Vicino nói với Daily Star. Công ty của ông cho thuê các boongke – ban đầu được thiết kế để lưu trữ đạn dược và bom trong Chiến tranh lạnh – ở Nam Dakota với tiền cọc là 35.000 USD/người.

Từ 5.000 đến 10.000 người Anh có thể đã nhiễm COVID-19

Thủ tướng Boris Johnson mô tả dịch virus corona là “cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất đối với một thế hệ”, theo Standard ngày 12/3. Cảnh báo ảm đạm của ông đưa ra sau tin tức cho rằng có đến 5.000 đến 10.000 người Anh nhiễm virus corona.
“Một số người so sánh nó với cúm mùa. Điều đó không đúng. Do thiếu khả năng miễn dịch, căn bệnh này nguy hiểm hơn. Nó sẽ còn lây lan hơn nữa và tôi cần cảnh báo với các bạn, với công chúng Anh, rằng nhiều gia đình có thể sẽ mất người thân do dịch bệnh”, tờ Guardian dẫn lời ông Boris Johnson sau cuộc họp khẩn hôm 12/3 với các cố vấn y tế và khoa học của chính phủ Anh.
Chính phủ Anh đã ban hành một loạt biện pháp ứng phó COVID-19, trong đó cấm học sinh ra nước ngoài, ngăn người già và người dễ tổn thương lên du thuyền, các gia đình tự cách ly nếu phát hiện một thành viên trong nhà bị ốm và quan tâm chăm sóc những người cao tuổi. 
 

Giới siêu giàu mất gần 1.000 tỷ USD vì dịch COVID-19

Theo Bloomberg, từ New York đến Paris, Sao Paulo đến Hồng Kông, giới siêu giàu đã gặp tổn thất lớn. Dữ liệu của Bloomberg Billionaires Index ngày 12/3 cho thấy, tài sản nhóm 500 người giàu nhất thế giới giảm 331 tỷ USD, mức kỷ lục trong vòng 8 năm. 
Chưa đến 2 tháng trước, thị trường tăng vọt và tiền lãi suất thấp giúp giới siêu giàu bỏ túi 6.100 tỷ USD. Nhưng số tiền này đã “bốc hơi” trong 4 ngày qua vì lo sợ đại dịch COVID-19 và giá dầu lao dốc.

Một số người sau khi khỏi bệnh COVID-19
bị suy giảm chức năng phổi

Cơ quan quản lý các bệnh viện ở Hồng Kông cho biết, một số bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh đã suy giảm chức năng phổi và gặp phải các vấn đề như thở gấp khi đi nhanh, theo South China Morning Post ngày 13/3.
Cơ quan này hôm 12/3 đã công bố kết luận trên sau khi theo dõi nhóm bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên được xuất viện. Bác sĩ Owen Tsang Tak-yin, giám đốc y khoa của Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm thuộc cơ quan trên cho biết, các bác sĩ đã thăm khám cho 10 bệnh nhân sau khi họ ra viện. Hai đến ba người không thể làm những việc như họ từng làm trước đây.

Huấn luyện viên Arsenal lên tiếng sau khi dương tính với COVID-19

Tờ Daily Mail ngày 13/3 đưa tin, nhà cầm quân người Tây Ban Nha Mikel Arteta của đội Arsenal và cầu thủ Callum Hudson-Odoi của đội Chelsea đều đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 chỉ vài giờ sau khi Premier League công bố giải đấu cuối tuần vẫn diễn ra. Huấn luyện viên 37 tuổi cảm thấy thất vọng sau khi trở thành trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona tại Premier League.
“Đây là điều rất thất vọng, nhưng tôi đã làm xét nghiệm khi cơ thể thấy mệt mỏi. Tôi sẽ trở lại làm việc ngay khi được cho phép”, trang chủ Arsenal dẫn lời huấn luyện viên Mikel Arteta.
Arsenal cũng thông báo trung tâm huấn luyện London Colney đã bị đóng cửa sau kết quả xét nghiệm dương tính vào chiều 12/3 của HLV trưởng Mikel Arteta. Toàn thể thành viên đội bóng, những người tiếp xúc gần với Mikel sẽ bị cách ly. 
 

Bắc Hàn có thể sắp thử tên lửa tầm xa

Tướng Mỹ Terrence O’Shaughnessy hôm thứ Năm (12/3) cho biết, Bắc Hàn có thể đã sẵn sàng cho vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tiên tiến, sau một loạt các vụ bắn các đầu đạn được cho là các tên lửa tầm ngắn ra biển Hoa Đông thời gian gần đây, theo Yonhap.
“Kim Jong Un đã cho thấy khả năng đe dọa Hoa Kỳ bằng các ICBM vũ trang hạt nhân”, ông O’Shaughnessy nói. “Năm 2017, Bắc Hàn rõ ràng đã thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch cũng như hai thiết kế ICBM có khả năng vươn tới hầu hết hoặc toàn bộ Bắc Mỹ”.

Gần 5 triệu người đã tháo chạy khỏi Venezuela

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/H4VOIukVCP0lMVFXZSROnslvUJJeGglQZlCVHhGxxiPjui6oq8ftoNxnz_TGvrd037mu8WGqVzqn-50PHwHY6DqepIlzeO82sJ4lfaTw2LPDe1tN8cyR2gMWNFhY=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/di-dan-venezuela-700x366.png

Khoảng 4,9 triệu người đã rời khỏi Venezuela, đất nước ở trong trạng suy thoái sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế và chính trị, AFP ngày 11/3 dẫn lời bà Michelle Bachelet, người đứng đầu tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết. 
Bà cũng lên án các cuộc tấn công đang diễn ra nhắm vào các chính trị gia đối lập, người biểu tình và các nhà báo.
Cập nhật về tình hình nhân quyền ở Venezuela trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Bachelet cảnh báo rằng “những căng thẳng chính trị và các hành động bạo lực của lực lượng an ninh và những người ủng hộ chính phủ chống lại quốc hội thuộc phe đối lập vẫn tiếp tục”.
Bà Bachelet cho biết, nghị sĩ thuộc phe đối lập Gilber Caro và trợ lý của ông này là Victor Ugas vẫn bị giam giữ tại một địa điểm không xác định kể từ khi họ bị bắt vào cuối năm ngoái, trong khi đó nghị sĩ Ismael Leon vẫn bị quản thúc tại gia.
Cũng theo bà Bachelet, kể từ đầu năm, các lực lượng an ninh chính quyền Maduro đã ngăn chặn các chính trị gia đối lập tiếp cận tòa nhà quốc hội.
“Ngoài ra, văn phòng của tôi tiếp tục nhận được các cáo buộc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục tại trụ sở của Tổng cục Tình báo Quân sự ở Caracas”, bà nói.
Những lạm dụng này xảy ra khi Venezuela đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, với việc ông Juan Guaido được hơn 50 quốc gia, gồm Mỹ, công nhận là tổng thống lâm thời.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ thịnh vượng một thời gần đây phải gánh chịu cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước, với tình trạng thiếu thốn thuốc men và thực phẩm cùng lạm phát phi mã.
 

Afghanistan sắp phóng thích
hàng ngàn tù nhân Taliban

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/KrNKWAakN2oEhovRjqMQCbvrvfbrGgFZ5S_6g5qG3Xxe9aQk-RLcrJM_X4x6VaftECg5vnIqkNmZ_duTTFqXebkpA8QMxFChYXBjjE-OcnPU=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/3-12-700x366.png
Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani 
Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani, sắp phóng thích 1.500 tù nhân Taliban trong những ngày tới để mở đường cho các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm ở nước này.
Theo thỏa thuận hòa bình được ký giữa Hoa Kỳ và Taliban gần đây, chính phủ Afghanistan sẽ trả tự do cho khoảng 5.000 phiến quân Taliban. 
Và vào ngày 11/3, Tổng thống Afghanistan đã ra sắc lệnh, tù nhân Taliban sẽ bắt đầu được phóng thích trong 4 ngày tới.
“Tiến trình phóng thích 1.500 tù nhân Taliban sẽ hoàn tất trong 15 ngày, mỗi ngày có 100 tù nhân bước ra khỏi nhà tù Afghanistan”, sắc lệnh cho biết.
Tuy nhiên, theo sắc lệnh, 1.500 phiến quân Taliban đầu tiên được thả sẽ dựa trên tuổi tác, sức khỏe và thời hạn thi hành án của họ. Các tù nhân được thả sẽ phải ký kết một văn bản đảm bảo rằng, họ sẽ không quay trở lại chiến trường. 3.500 tù nhân còn lại sẽ được thả sau khi các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan bắt đầu với 500 người sẽ được thả sau mỗi hai tuần, cùng điều kiện Taliban phải giảm bạo lực trên chiến trường.
Sắc lệnh của Tổng thống Ashraf Ghani được đưa ra khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng mức độ bạo lực ở Afghanistan vẫn trong tình trạng “không thể chấp nhận được”, và trong khi Taliban đã ngừng các cuộc tấn công chống lại lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo tại các thành phố của Afghanistan, thì tình hình bạo lực ở nông thôn của nước này vẫn còn ở mức cao.
Bất chấp sự hỗn loạn chính trị ở thủ đô Kabul và bạo lực gia tăng trên chiến trường, Hoa Kỳ đã bắt đầu rút quân để tuân thủ thỏa thuận đã ký vào ngày 29/2 với Taliban. Trong giai đoạn đầu tiên, Washington sẽ giảm quân số của mình xuống còn 8.600, từ mức 13.000 ở hiện tại. Nếu Taliban tuân thủ các cam kết của họ là từ chối cung cấp cho những kẻ khủng bố nơi trú ẩn an toàn ở Afghanistan, Washington sẽ rút phần còn lại của quân đội trong hơn 14 tháng, theo thỏa thuận.
Khi được ký kết, thỏa thuận Hoa Kỳ – Taliban được cho là cơ hội tốt nhất để tìm kiếm hòa bình sau 40 năm chiến tranh không ngừng nghỉ, đồng thời đưa Hoa Kỳ thoát khỏi một cuộc chiến dài nhất.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top