• TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY 2 tháng 7/2020: Seattle dẹp khu vực biểu tình ‘tự trị’

Tin Tức

• TIN QUAN TRỌNG TRONG NGÀY 2 tháng 7/2020

Seattle dẹp khu vực biểu tình ‘tự trị’


Cảnh sát đi xe đạp làm thành rào cản tại East Pike và Đại lộ 12, trong thành phố Seattle, cho phép nhân viên thành phố dẹp lều trại của người biểu tình ngày 1/7/2020..

Nhà chức trách Seattle ngày 1/7 tiến hành giải tán một khu vực biểu tình mà cảnh sát trưởng thành phố mô tả là “vô luật pháp và tàn bạo.”
Cảnh sát, tăng cường trang bị bảo hộ, tiến vào “vùng tự trị” vào sáng sớm và tới giữa sáng đã bắt giữ 23 người, trong đó có một người đàn ông có hung khí là dao và một ống sắt, theo Twitter của sở cảnh sát. Cảnh sát cho biết không có phản ứng bạo động.
Cảnh sát tiến hành chiếm lại khu vực này sau khi thị trưởng Seattle Jenny Durkan tuyên bố việc tụ tập trong và xung quanh sở cảnh sát và Công viên Cal Anderson là “bất hợp pháp,” cảnh sát trưởng Carmen Best cho biết và nhấn mạnh đến những vụ nổ súng gần đây.
Ngày 1/7, cảnh sát trở lại sở cảnh sát phía đông, tái lập quyến kiểm soát. Mấy tuần trước, cảnh sát bỏ đi khỏi tòa nhà này sau những vụ xung đột với người biểu tình. Mọi việc diễn ra sau cái chết của một người đàn ông da đen tên là George Floyd trong lúc ông này bị ảnh sát khống chế hôm 25/5 tại Minneapolis.
Cái chết của ông Floyd đã làm phát sinh một làn sóng biểu tình rộng rãi trên toàn nước Mỹ, phần lớn là ôn hòa chống lại bất công chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát, tạo cơ hội cho việc thành lập Khu vực Biểu tình Chiếm Đồi Capitol (CHOP) tại phía đông trung tâm thành phố.
“CHOP đã trở nên vô luật lệ và tàn bạo. Bốn vụ nổ súng—hai người chết—cướp bóc, tấn công, bạo động và vô số vụ xâm phạm tài sản xảy ra trong khu vực trải dài vài dãy phố này,” cảnh sát trưởng Carmen Best nói.
Tổng thống Trump yêu cầu nhà cầm quyền địa phương trục xuất những người biểu tình mà ông gọi là “khủng bố nội địa” ra khỏi khu vực họ chiếm đóng.
Các nhân viên cảnh sát Seattle trong xe bọc thép màu đen hoặc đội mũ bảo vệ, mang gậy, tuần tra chung quanh khu vực bị phong toả bởi những tấm ván ép sơn vẽ khẩu hiệu của người biểu tình.
Cảnh sát đi xe đạp làm thành rào cản tại East Pike và Đại lộ 12, cho phép nhân viên thành phố dẹp lều trại của người biểu tình.
“Cảnh sát tiếp tục ra lệnh giải tán và kiểm tra các nhà vệ sinh tại công viên Cal Anderson,” sở cảnh sát nói. “Cám ơn những người có liên hệ đến CHOP giúp nhân viên cảnh sát khuyến khích mọi người an toàn rởi khỏi khu vực này.”
Khu này vài ngày qua bớt đông đúc, náo nhiệt. Đám đông hàng ngàn người tụ tập về đây nghe diễn thuyết về nạn bạo hành cảnh sát hay ngắm các tác phẩm nghệ thuật đường phố tưởng niệm người da màu đã không còn nữa. Các trạm y tế và những lều cung cấp thực phẩm miễn phí cũng không còn.
Chính quyền địa phương thúc đẩy các chủ cơ sở thương mại trong vùng, gồm các quán rượu và hàng quán, phải có lập trường cứng rắn hơn.
Văn phòng công tố đã kiện thành phố Seattle trong hai vụ kiện, trong đó có một vụ nhằm ngăn các nhà lãnh đạo thành phố và tiểu bang cho phép thành lập “những vùng tự trị vô luật pháp” trong tương lai.

 
Mỹ thành lập các đội bảo vệ tượng đài

Chính quyền Trump đã triển khai các đội thực thi pháp luật đặc biệt để bảo vệ các di tích lịch sử mà họ tin rằng có thể bị người biểu tình quá khích phá hoại trong dịp quốc khánh 4/7, Bộ An ninh Nội địa (DHS) cho biết thông tin trong một thông báo hôm thứ Tư, theo Reuters.
Sau khi những người biểu tình nhân danh đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc phá hoại một số tượng đại anh hùng dân tộc, Tổng thống Trump đã đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với họ và nói rằng có thể dùng biện pháp mạnh đế trấn áp những hành vi quá khích.
Vào tuần trước, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp cho phép thành lập một đội làm nhiệm vụ đánh giá khả năng gây bất ổn dân sự hoặc phá hủy các di tích liên bang, đồng thời đội này có thể “tăng cường” các phản ứng trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
“Bộ tôn trọng quyền biểu tình trong hòa bình của mọi người Mỹ, [nhưng] bạo lực và gây bất ổn dân sự sẽ không được dung thứ”, quyền Bộ trưởng DHS, Chad Wolf, nói.

Facebook quyết định xoá các bài đăng về
sự kiện hoặc nhân vật chính trị một cách tuỳ tiện


Ngoài ra, Facebook còn có quy định cấm hiển thị bài viết về chính trị xuất hiện ở Việt Nam với lý do “giới hạn pháp lý tại địa phương”. Hình phạt này còn áp dụng cả với việc cấm chạy quảng cáo bài đăng về chính trị tại Việt Nam.

Nói cách khác, Facebook công khai thừa nhận cơ chế kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam, bất chấp quốc tế nhiều lần lên án về tình trạng tồi tệ của tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Nguy hiểm hơn, Facebook ngang nhiên khoá nick những nhà bất đồng chính kiến, thậm chí là cấm bài đăng của họ xuất hiện trên tài khoản của những người dùng có địa chỉ IP ở Việt Nam.
- Phương pháp 2: Những thủ thuật không công khai.
Nếu như việc áp dụng “tiêu chuẩn cộng đồng” khiến Facebook bị mang tiếng tiếp tay cho độc tài, thì việc áp dụng những phương pháp không công khai tỏ ra hiệu quả, làm cho nạn nhân uất ức mà không có bằng chứng để khiếu nại.
Facebook quản lý hệ thống bằng thuật toán. Mọi việc đều có thể giải quyết với một thuật toán hợp lý.
Phương pháp thường xuyên nhất mà Facebook áp dụng là “bóp tương tác”. Nghĩa là bài đăng của bạn đang được rất nhiều người quan tâm, bỗng một thời gian sau ít người tương tác hẳn (like, share, comment,...) Lý do là các bài viết này không được Facebook cho phép xuất hiện trên các dòng thời gian của người khác, điều đó kéo tụt sự lan toả của bài viết. Đúng ý của chính phủ Việt Nam.

Một phương pháp cũng được Facebook áp dụng đó là âm thầm xoá bài viết. Nếu như cứ xoá bài, gắn vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng nhiều sẽ khiến Facebook giảm uy tín, vì vậy họ luồn lách bằng cách âm thầm xoá bài mà không thèm nói lý do.

Chỉ với các thủ đoạn như trên, Facebook đủ sức làm tàn lụi những người bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, cô lập họ, cô lập thông điệp và thúc đẩy các hành động có lợi cho nhà cầm quyền.

Chính vì xu hướng hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Facebook và chính quyền Việt Nam, rất mong sẽ có nhiều tiếng nói lên án những hành động này. Những người bất đồng chính kiến nên xem xét đến việc lập báo cáo hàng năm về các vi phạm của Facebook và nộp cho các tổ chức quốc tế, chính phủ các quốc gia dân chủ.
Phần Lan: khẩu trang của Đài Loan tốt hơn Trung Quốc
Taiwan News hôm nay đưa tin, khẩu trang sản xuất tại Đài Loan mà hòn đảo tặng cho Phần Lan có tỷ lệ lọc 99,7%, cao hơn nhiều so với lô sản phẩm mà Trung Quốc đã bán cho quốc gia châu Âu này hồi tháng 4.
Vào cuối tháng 5, Đài Loan đã tặng 200.000 khẩu trang phẫu thuật cho Phần Lan để hỗ trợ nước này chống dịch Covid-19. Sau khi trải qua thử nghiệm bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật VTT của Phần Lan, khẩu trang của Đài Loan được xác nhận đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất với tỷ lệ lọc tới 99,7%.
Trước đó, vào ngày 8/4, giới chức Phần Lan thông báo lô hàng 2 triệu khẩu trang y tế mà nước này nhập từ Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo vệ chống lại virus corona để sử dụng trong môi trường y tế. Hai ngày sau, Tomi Lounema, Giám đốc điều hành Cơ quan Cung ứng Khẩn cấp Quốc gia, đã từ chức sau khi ông cho biết đã chi 10 triệu Euro (11 triệu USD) để mua lô khẩu trang không đạt tiêu chuẩn.
 
Ấn Độ đóng tài khoản mạng xã hội Trung Quốc, xóa ảnh chụp chung với họ Tập

(Trái: Thủ tướng Ấn Độ (ảnh: Chính phủ Nga), Phải: Mạng xã hội Weibo 

Nối tiếp lệnh cấm 59 ứng dụng smartphone Trung Quốc của chính phủ Ấn Độ hồi đầu tuần, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã quyết định đóng tài khoản cá nhân của ông trên Weibo – một mạng xã hội của Trung Quốc giống Twitter.
Viện dẫn những lo ngại an ninh, chính phủ Ấn Độ tuyên bố hôm thứ Hai (29/6) rằng 59 ứng dụng điện thoại của Trung Quốc sẽ bị cấm ở nước này vì lo ngại chúng có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia. Các ứng dụng bị cấm bao gồm TikTok, WeChat, UC Browser và Cam Scanner.
Theo New Talk, tài khoản Weibo của ông Modi đã trở nên hoàn toàn trống vào hôm qua (1/7), tất cả 113 bài viết trong 5 năm trở lại đây đã bị xóa thủ công, bao gồm một vài bức ảnh chụp ông và Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngay sau 11:30 tối hôm qua, tài khoản của ông không còn truy cập được nữa.
Theo Taiwan News, ông Modi lập tài khoản Weibo vào năm 2015 để quan sát mối quan hệ Trung-Ấn và đã thu hút được hơn 244.000 người theo dõi (follower) – trong đó có nhiều người Trung Quốc. Bài đăng đầu tiên của ông trên Weibo là lời chào gửi đến người dân Trung Quốc, trong đó ông bày tỏ sự phấn khích khi được tương tác với họ.
Weibo cho biết họ đã nhận được yêu cầu chính thức xóa tài khoản từ văn phòng đại diện Ấn Độ tại Trung Quốc. Họ cho biết cần vài ngày thực hiện bởi thủ tục phức tạp hơn khi nhà lãnh đạo Ấn Độ có tài khoản được xác thực (verified account), báo Liberty Times đưa tin.
Các chuyên gia tin rằng đòn tấn công này của Ấn Độ vào các sản phẩm của Trung Quốc là một đòn đáp trả các xung đột biên giới bùng phát giữa hai nước. Ngày 15/6, quân đội hai nước đã nổ ra một cuộc ẩu đả ác liệt, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng ước tính có hơn 40 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã nổ ra tại Ấn Độ sau đó. Một số hãng smartphone Trung Quốc có thị phần lớn tại Ấn Độ như Vivo, OPPO nói riêng và nhiều nhà sản xuất Trung Quốc khác nói chung cũng chịu ảnh hưởng.
 
Ấn Độ đã dự phòng cho một cuộc chiến trên 2 mặt trận cùng lúc
Vào lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang bế tắc trong xung đột dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở phía Đông Ladakh, quân đội Ấn Độ cũng đang cảnh giác cao độ ở mặt trận phía Tây để ngăn chặn Pakistan “thừa nước đục thả câu” và đón lõng một cuộc xung đột trên hai mặt trận, giới chức Ấn Độ cho biết hôm 1/7, theo Hindustan Times.

Phía Ấn Độ đã có nhiều báo cáo quốc phòng nhấn mạnh về mối đe dọa đồng thời đến từ Trung Quốc và Pakistan.
Theo truyền thông Ấn Độ, ngay từ năm 2014 đã có một vị tướng lĩnh cấp cao của Không quân Ấn Độ (IAF) nói rằng, Pakistan có khả năng đẩy mạnh chiến sự nếu Trung Quốc tiến hành các hoạt động tấn công chống lại Ấn Độ.
Các quan chức theo dõi diễn biến quân sự gần đây trong khu vực cho rằng không nhiều khả năng Ấn Độ bị lôi kéo vào một cuộc chiến ở hai mặt trận, nhưng khẳng định rằng các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã sẵn sàng để tránh mọi mối đe dọa.
“Khả năng của một cuộc chiến hai mặt trận là không thể nào. Nhưng chúng tôi phải chuẩn bị về mặt quân sự để đối phó với mối đe dọa kết hợp từ Trung Quốc và Pakistan”, Hindutan Times dẫn lời vị quan chức giấu tên thứ nhất cho biết.
Quân đội Ấn Độ mô tả mối đe dọa thông đồng đến từ Trung Quốc và Pakistan là kế hoạch “Dự phòng III”, vị quan chức giấu tên thứ hai nói.
Dự phòng 1 và Dự phòng 2 đề cập đến mối đe dọa riêng từng 2 quốc gia.
“Ba quốc gia vũ trang hạt nhân có thể không tham chiến cùng một lúc. Nhưng Trung Quốc và Pakistan có mối liên hệ quân sự “thâm căn cố đế”. Cho dù khả năng của mối đe dọa hai mặt trận như thế nào đi nữa, các lực lượng vũ trang Ấn Độ vững vàng chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào”, Trung tướng D.S Hooda, nguyên chỉ huy Tư lệnh Lục quân Quân đoàn miền Bắc Ấn Độ cho biết.
Quân đội Ấn Độ đã điều động khoảng 30.000 binh sĩ, một vài sư đoàn xe tăng tiền tuyến, linh kiện pháo binh bổ sung và các đội bộ binh cơ giới đã hoàn toàn sẵn sàng cho khu vực Ladakh, đây là một phần mở rộng của quân đội Ấn Độ nhằm tăng cường triển khai quân sự đáp ứng với sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Một số khí tài quân sự cũng được điều đến khu vực phía Tây để đối phó với Pakistan.
Sự xâm lấn gần đây của Trung Quốc ở vùng đồng bằng Dépang và thung lũng Galwan đã tăng cường khả năng quân đội Trung Quốc cố gắng cắt qua phía Bắc Ladakh và liên kết với các lực lượng Pakistan ở phần thuộc khu vực Kashmir mà Pakistan chiếm đóng trong một kịch bản chiến tranh”, chiến lược gia Brahma Chellaney nói với Hindustan Times.
Căng thẳng dọc theo LAC đã bùng lên sau một cuộc giao tranh chết người giữa Ấn – Trung tại thung lũng Galwan vào ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, về phía Trung Quốc không tiết lộ số lính tử vong. Nhưng phía Ấn Độ đánh giá, số lính tử vong của Trung Quốc là gấp đôi.
 
TT Séc: ‘Black Lives Matter’ là kỳ thị chủng tộc


Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tuyên bố, “‘Black Lives Matter’ là một khẩu hiệu phân biệt chủng tộc bởi vì cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng [chứ không chỉ riêng người da màu]”, trong một bài phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Độc lập Hoa Kỳ tại Đại sứ quán Mỹ ở Prague hôm 30/6, theo The Epoch Times.

“Tôi ở đây không chỉ với tư cách một công dân độc lập, tôi còn ở đây trong tư cách một người bạn của nước Mỹ.  Ở trong cả hai vai trò, tôi cho rằng Black Lives Matter là một khẩu hiệu phân biệt chủng tộc bởi vì cuộc sống của tất cả mọi người đều quan trọng [chứ không chỉ riêng người da màu]”, ông Zeman nói tại lễ kỷ niệm.
Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống) là phong trào với bề mặt là đòi quyền lợi cho người da đen. Phong trào này nổi lên trong các cuộc biểu tình tại Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị một cảnh sát da trắng ngộ sát trong quá trình bắt giữ.
“Chúng tôi kỷ niệm sự độc lập của các công dân, của đức tin và của các quốc gia”, ông nói. 
Ông nhận định sự độc lập của công dân đang bị tấn công ở cả Cộng hòa Séc và Mỹ. “Nguy hiểm này không thể bị bỏ qua. Và chúng ta phải đối diện với nó”, ông nói thêm khi đề cập các cuộc biểu tình bạo loạn trên đường phố gần đây, hành vi giật đổ tượng đài và thiệu rụi phương tiện công cộng diễn ra ở cả hai nước.
Một số người tham gia vào các sự kiện này tuyên bố họ là “những người định hướng giá trị, hay thậm chí là những người lãnh đạo quan điểm”, ông Zeman nói.
“Chúng ta cần khả năng suy nghĩ tự do, chúng tôi cần những điều hợp lý cơ bản”, vị tổng thống nói, “chúng ta không cần bất kỳ ông lớn nào đó bảo cho chúng ta biết các giá trị đó là gì”, hay “bất kỳ nhà lãnh đạo quan điểm mới nào đó”. Zeman cho biết ông duy trì các giá trị và quan điểm truyền thống được cha mẹ truyền lạiPhong trào Black Lives Matter gần đây đã trở thành một thế lực có sức ảnh hưởng lớn trên chính trường Mỹ, khi nó đạt được một số lượng người ủng hộ nhất định theo sau tuyên bố cho rằng cộng đồng người da đen là nạn nhân đang bị nhắm mục tiêu một cách có hệ thống.
Phong trào cánh tả cực đoan, vốn kêu gọi cắt ngân sách cảnh sát và cung cấp cho người da đen “sự bồi thường” vì tổ tiên của họ đã bị bắt làm nô lệ trước cuộc Nội chiến Mỹ, đã giành được sự tôn trọng từ lưỡng đảng, mặc dù các nhà lập pháp đảng Dân chủ ủng hộ nhiều hơn so với đảng Cộng hòa.

Tổ chức Black Lives Matter toàn cầu (Black Lives Matter Global Network), được thành lập năm 2013 để phản đối việc tòa án tha bổng George Zimmerman – một nhân viên dân phố tự quản da trắng – trong vụ bắn chết chàng thanh niên da màu Trayvon Martin, hiện có một mạng lưới phủ khắp toàn cầu gồm hơn 40 chi nhánh, với sứ mệnh “xóa bỏ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng và quy tụ sức mạnh địa phương để can thiệp chống lại nạn bạo lực đối với cộng đồng người da đen gây ra bởi chính phủ và các thành viên đội dân phòng các nơi”, theo thông tin trên trang web của Black Live Matters.
Các nhà hoạt động của Black Lives Matter đang đẩy mạnh việc cắt ngân sách các sở cảnh sát trên khắp nước Mỹ, một số nói họ muốn các sở cảnh sát bị giải tán, một tình huống đang diễn ra ở thành phố Minneapolis, nơi xảy ra vụ ngộ sát ban đầu.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phong trào này đã từ chối lên án các vụ bạo loạn và cướp bóc, đang xảy ra song song với các cuộc biểu tình ôn hòa chỉ trích sự tàn bạo của cảnh sát và sự bất bình đẳng sắc tộc.
 
Sập mỏ ngọc bích ở Myanmar, 100 người chết
Mưa lớn khiến bùn đất tại mỏ ngọc bích ở bang Kachin, phía Bắc Myanmar sụp xuống sáng nay, ít nhất 113 thợ mỏ đã thiệt mạng, theo AFP.
Vụ sạt lở xảy ra khi các thợ mỏ đang tìm kiếm đá quý trên địa hình đồi núi hiểm trở tại khu mỏ ở thị trấn Hpakant, giáp biên giới Trung Quốc. Mưa lớn gây ra lở đất và một làn sóng bùn lầy đã nhấn chìm những người thợ mỏ.
“Những thợ mỏ bị phủ trong đợt sóng bùn. 113 thi thể đã được tìm thấy”, Sở Cứu hỏa Myanmar đăng trên Facebook, cùng với đó là hình ảnh đội tìm kiếm và cứu hộ đang lội qua một thung lũng ngập trong bùn lầy.
 
Ethiopia: Bạo lực leo thang, hơn 80 người chết
Aljazeera đưa tin, hôm thứ Tư, chính phủ Ethiopia đã triển khai quân đội ở khu vực thủ đô của nước này để trấn áp các băng đảng có vũ trang vẫn đang hoành hành trong các khu phố và cướp đi sinh mạng của hơn 80 người.
Tiếng súng vang vọng trên các khu phố, các băng đảng với dao rựa và gậy lảng vảng trên các con đường. Nhạc sĩ nổi tiếng Haacaaluu Hundeessaa của Ethiopia đã bị bắn chết vào hôm thứ Hai. Cảnh sát nói đây là một vụ giết người có chủ đích.
Bedassa Merdasa, cảnh sát trưởng của khu vực Oromia thông tin: “Cho đến nay 81 người đã thiệt mạng, trong đó có ba thành viên lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Oromia”.



 


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top