• Tin Mới Nhất về Di Trú Anh Quốc Không Muốn Nhận Công Nhân Không Năng Khiếu ! Luật Gánh Nặng Xã Hội Đã được Áp Dụng Tại 50 Tiểu Bang Hoa Kỳ

Tin Tức

• Tin Mi Nht v Di Trú

Anh Quốc Không Muốn
Nhận Công Nhân
Không Năng Khiếu !

Luật Gánh Nặng Xã Hội Đã được Áp Dụng
Tại 50 Tiểu Bang Hoa Kỳ


Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Ðề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên www.Facebook.com/rmiodp vào mỗi tối  thứ Tư , từ 7:00-8:00 giờ, hoặc sáng thứ Năm lúc 10:00 sáng, giờ Việt Nam.
(Robert Mullins International)

Chính phủ Hoa Kỳ đang quan tâm đến chính sách di trú "tính điểm" đối với những di dân muốn xin thẻ xanh. Sự quan tâm tương tự này đang xảy ra tại Anh quốc khi chính phủ nước này muốn rằng công nhân ngọai quốc phải nói được tiếng Anh, có năng khiếu và có thư mời làm việc, và dĩ nhiên không thể xin quy chế thường trú nhân. Vào ngày 19 tháng Hai năm 2020 vừa qua, chính phủ Anh tuyên bố một chính sách di trú sẽ ngăn cản các công nhân không năng khiếu nhập cảnh nước này. Họ đòi hỏi các công nhân đến từ các nước trong Liên Hiệp Âu Châu phải nói được tiếng Anh và bảo đảm có một công việc được trả lương ít nhất là 31.200 mỹ kim một năm.

Chính phủ Anh nói rằng chính sách mới này sẽ giúp nước Anh có những công nhân "giỏi nhất và sáng chói nhất từ khắp nơi trên thế giới" đến quốc gia này. Kết họach này dự trù sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2021. Chính sách mới này sẽ lập một hệ thống "dựa trên việc tính điểm" và những công nhân ngọai quốc cần phải hội đủ điều kiện dựa trên năng khiếu, trình độ chuyên môn và tiền lương hợp lý.
Trước khi có chính sánh "Nước Anh Ra Đi" (Brexit), rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu, công dân của Liên Hiệp Âu Châu được phép di chuyển tự do trong những quốc gia thuộc khối này, nhưng chính sách mới của Anh quốc sẽ chấm dứt việc di chuyển tự do. Khá nhiều công nhân ngọai quốc hiện nay ở Anh quốc đến từ Đông Âu và làm việc trong các kỹ nghệ như chế biến thực phẩm, ngành khách sạn, xây dựng, nhà hàng và giúp đỡ người già. Tại Anh quốc và Hoa Kỳ, những công việc này được chính phủ xem là "năng khiếu thấp". Tuy nhiên, những công việc này lại rất cần cho nền kinh tế thịnh vượng và kinh doanh phát triển.
Chính phủ Anh đang khuyến khích giới doanh thương thu nhận những công ngọai quốc có năng khiếu cao. Chính phủ cũng muốn giới doanh thương ngưng trông cậy vào lao động rẻ từ Âu Châu, thay vào đó nên tập trung vào việc đầu tư vào công nghệ và tự động hóa. Theo chính phủ, các chủ nhân nên tập trung vào người bản xứ ở Anh và làm thăng tiến khả năng của họ và làm cho năng khiếu của họ phù với công việc làm. Và, quan trọng nhất là các chủ nhân nên tập trung vào việc thu nhận những người sinh ở Anh quốc, tuổi từ 16 đến 64, thay vì đưa di dân vào nước này.
Giới lãnh đạo doanh nghiệp không vui chút nào về luật mới này. Họ cảnh cáo rằng những thay đổi này sẽ đưa đến một chấn động tiêu cực khủng khiếp liên quan đến các xí nghiệp biến chế thực phẩm vốn dựa phần lớn vào các công nhân trong Liên Hiệp Âu Châu để giữ cho các ngăn kệ trong các siêu thị chất đầy gà, thịt bò và thịt heo được đóng gói. Và chính sách mới đe dọa xa thải những người mà họ cần để cung cấp những dịch vụ công cộng. Giới chủ nhân nói rằng họ cần công nhân  để giúp săn sóc người già, xây nhà và giúp cho nền kinh tế mạnh mẽ.
Người đứng đầu của Liên Đòan Công Nhân Thực Pẩm Anh Quốc nói rằng chẳng có gì vô lý cho bằng trong khi chính phủ  khuyến khích dân chúng phải khỏe mạnh bằng cách ăn rau và trái cây nhưng lại gây khó khăn hơn cho trái cây và rau được sản xuất tại Anh bằng những bàn tay cần cù của công nhân ngọai quốc. Liệu người dân Anh và Hoa Kỳ có muốn làm những công việc hiện đang do những công nhân ngọai quốc làm hay không? Pret a Manger là một công ty dây chuyền có rất nhiều cửa hàng bán bánh mì sandwich và cà phê quốc tế và có văn phòng chính ở Anh quốc. Khi họ đăng quảng cáo cần tuyển người làm phục vụ cho các cửa tiệm này thì chỉ có 1 trong số 50 người nộp đơn là người Anh.
Quy Luật Gánh Nặng Xã Hội Đã Áp Dụng
Tại 50 Tiểu Bang Hoa Kỳ

Vào ngày 21 tháng Hai năm 2020 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã cho phép quy luật Gánh Nặng Xã Hội được áp dụng tại tiểu bang Illinois, theo sau 49 tiểu bang khác và Quận Columbia. Trước khi Pháp Viện quyết định, Illinois là tiểu bang không bị ảnh hửơng bởi quy luật mới vì bị một tòa án ngăn chận quyết định này.
Theo quy luật mới, một "gánh nặng xã hội" được xác nhận khi một người ngọai quốc nhận một hoặc nhiều phúc lợi công cộng đã được chỉ định hơn 12 tháng tổng tộng trong thời gian 36 tháng.
Kể từ nay, các nhân viên của Sở di trú USCIS sẽ quan tâm đến việc đương đơn sử dụng những phúc lợi công cộng được quy định, chẳng hạn như trợ cấp nhà ở công cộng, tem phiếu thực phẩm (food stamp), Trợ Cấp Y Tế (Medicaid) hoặc trợ cấp tiền mặt. Họ sẽ quyết định xem người này có hợp lệ để xin chuyển diện sang quy chế thường trú nhân hay không.
Nói cách khác, nếu bất cứ di dân nào sẽ nhận những trợ cấp về y tế (Medicare), tem phiếu thực phẩm, nhà cửa hoặc có khả năng trở thành gánh nặng xã hội bất cứ lúc nào thì họ có thể bất hợp lệ để trở thành thường trú nhân.
Hiện nay, nhiều di dân, kể cả công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân đã tự động từ bỏ những dịch vụ xã hội mà họ và con cái họ được quyền hưởng, vì sợ sẽ bị trục xuất.
Như chúng tôi đã từng nói nhiều lần trước đây, quy luật mới về gánh nặng xã hội không áp dụng cho những người đã có thẻ xanh hoặc công dân Hoa Kỳ. Những người này không cần thiết phải chấm dứt những phúc lợi công cộng, đặc biệt là những phúc lợi cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình.
Vì quy luật mới về "gánh nặng xã hội", các nhân viên di trú được phép từ chối cấp thẻ xanh nếu họ nghi ngờ đương đơn có thể sử dụng các phúc lợi của chính phủ vào một thời điểm nào đó - "bất cứ thời điểm nào trong tương lai". Điều này thực sự có nghĩa ra sao? Các nhân viên này làm sao có thể đóan nếu một đương đơn sẽ sử dụng những phúc lợi công cộng trong tương lai? Không có câu trả lời rõ ràng về điều này.
Ngay cả Sở di trú USCIS nói rằng đưa ra những tiên đóan như trên cũng rất chủ quan. Nhưng họ không đưa ra bất cứ những hướng dẫn nào cho các nhân viên di trú để họ có thể đưa ra những đánh giá khách quan và nhất quán về những đơn xin thẻ xanh.
Những hướng dẫn của Sở di trú nói với các nhân viên di trú rằng khi có thẻ xanh sẽ làm cho người di dân sẽ dễ dàng trở thành  "gánh nặng xã hội" trong một ngày nào đó. Tạo sao vậy? Vì "các đương đơn có ý định sống thường trú ở Hoa Kỳ và sẽ hợp lệ xin nhiều phúc lợi xã hội hơn những ngọai kiều không có thẻ xanh".
Nói cách khác, theo hướng dẫn chính thức, việc nộp đơn xin thẻ xanh có thể làm một người ít đủ tiêu chuẩn để nhận được thẻ xanh. Điều này có hợp lý không?
Chẳng có gì ngạc nhiên về mục đích của quy luật mới về gánh nặng xã hội: Đó là chiêu thức mới nhất của lịch trình hành pháp muốn giảm tối đa những di dân hợp pháp không phải là dân Âu Châu.
Stephen Miller, một trong những cố vấn hàng đầu của Tòa Bạch Ốc thường đưa ra những chính sách di trú kỳ thị nhất, chẳng hạn như ngăn cấm những người Hồi giáo nhập cảnh Hoa Kỳ và liên tục đề nghị cắt giảm chiếu khán (visa) của người tỵ nạn.
Vào thán 11 năm 2019 vừa qua, những điện thư (email) bị tiết lộ cho thấy Miller cổ động cho việc tuyên truyền chủ nghĩa da trắng cực hữu và những tài liệu khác từ những trang điện tử cực hữu da trắng. Những email này đã được báo động và 27 thượng nghị sĩ đã gửi thư cho Tòa Bạch Ốc vào tháng 12 để yêu cầu khai trừ Miller. Ông này vẫn tiếp tục tuyên bố rằng việc giới hạn di dân là "tất cả những điều mà tôi quan tâm".
Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Hiện có bao nhiêu công nhân trong khối Liên Hiệp Âu Châu làm việc tại Anh quốc?

- Đáp: Nước Anh, với dân số 66 triệu người, có vào khoảng 3 triệu công nhân của Liên Hiệp Âu Châu. Họ sẽ được phép ở lại mặc dù họ không hội đủ những tiêu chuẩn của kế họach di trú mới dựa trên việc "tính điểm".
- Hỏi: Có bao nhiêu công nhân sinh đẻ ở nước ngòai làm việc tại Hoa Kỳ?
- Đáp: Có 28 triệu công nhân ở Hoa Kỳ sinh đẻ ở nước ngòai. Con số này chiếm 17% số lực lượng lao động, nhưng dưới 10% dân số 327 triệu của Hoa Kỳ.
- Hỏi: Quy luật mới về gánh nặng xã hội sẽ ảnh hưởng thời gian duyệt xét đơn xin thẻ xanh ra sao?
- Đáp: Tiến trình duyệt xét sẽ chậm hơn. Nhân viên di trú sẽ phải bỏ nhiều thời gian kiểm trên hồ sơ điện tóan để tìm xem nếu đương đơn đã từng nhận những phúc lợi công cộng hay không. Họ cũng sẽ cần thêm thời gian tập hợp những ý kiến chủ quan của họ để xem có nên từ chối hay chấp thuận đơn. Và họ cũng đã phổ biến lọai đơn mới xin thẻ xanh. Đơn này nhắm vào tình trạng tài chánh của đương đơn và việc nhận những phúc lợi công cộng.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 12:00PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc www.facebook.com/rmiodp.  Hay liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.
=END=

 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top