• Tin Mới Nhất về COVID-19 (Feb 26): CÔNG TY MODERNA CHẾ TẠO THUỐC CHỦNG COVID-19/Vì sao Iran lại có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới?

Tin Tức

Tin Mới Nhất về COVID-19 (Feb 26)

CÔNG TY MODERNA
CHẾ TẠO THUỐC CHỦNG COVID-19



(Hữu Nguyên) Công ty bào chế dược phẩm Mỹ Moderna (MRNA) vừa công bố, chế tạo được thuốc chủng mRNA-1273 có khả năng phòng chống COVID-19. Hiện thuốc chủng, ở giai đoạn 1 (Phase 1), được chuyển cho viện NIAID (National Institute of Allergy and Infectious Diseases), tiến hành thử nghiệm cho những người khoẻ mạnh, tình nguyện, xem cơ thể của họ có tạo ra kháng thể chống lại COVID-19 hay không.

Anthony Fauci (hình trên), Giám đốc NIAID, cho báo Wall Street Journal biết, việc thử nghiệm có thể bắt đầu vào tháng 4, có kết quả vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay. Nếu thử nghiệm thành công, NIAID sẽ thực hiện tiếp những cuộc thử nghiệm sâu rộng khác, đồng thời hợp pháp hoá việc chế tạo trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Hiển nhiên, việc chế tạo được thuốc chủng để thí nghiệm trong vỏn vẹn 42 ngày, là thành công bước đầu của công ty Moderna, nhất là so với 20 tháng nghiên cứu chế tạo thuốc chủng cho SARS trước đây. Thành công ngoạn mục này đã khiến cổ phần của Công Ty tăng 16-20% trước khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa vào sáng Thứ Ba, 26/2/20.

Được biết, COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay là nguyên nhân khiến hơn 2600 người tử vong và gần 80,000 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới, trong đó có cả Iraj Harirchi, Thứ Trưởng Bộ Y Tế Ba Tư.
https://edition.cnn.com/2020/02/25/business/moderna-coronavirus-vaccine/index.html
 

Covid-19: Vì sao Iran lại có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới?

Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 trên một chiếc xe buýt ở Teheran, thủ đô Iran, ngày 25/02/2020. WANA (West Asia News Agency)/Nazanin Tabatabaee via REUTERS


(Trọng Nghĩa – RFI) Chỉ mới đầu tuần trước thôi, chính quyền Iran còn khẳng định rằng đất nước này không có trường hợp nhiễm Virus COVID-19  nào. Thế nhưng đến ngày 19/02/2020, Teheran đã phải công nhận hai ca lây nhiễm đầu tiên, đồng thời là hai ca tử vong ở thành phố Qom, cách thủ đô Iran khoảng 145 km về phía nam.

Và kể từ lúc đó, nhiều ca mới lần lượt được loan báo, và đến hết ngày hôm qua 25/02, theo số liệu chính thức, số người bị nhiễm bệnh Covid-19 tại Iran đã lên đến 95, và đáng sợ nhất là số tử vong đã tăng thành 15 người. Tính số người chết, Iran đứng hàng thứ hai, sau Trung cộng. Nhưng tính theo tỉ lệ (tử vong/nhiễm bệnh) thì Iran đứng đầu thế giới.

Tỷ lệ tử vong cao bất thường của Iran đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức chính quyền Iran đối phó với dịch bệnh và phải chăng là chế độ nổi tiếng là bưng bít thông tin đã lại che giấu thông tin. Yếu tố thiếu minh bạch này rất nghiêm trọng vì lẽ Nhà nước Hồi Giáo này đang trở thành nơi phát tán dịch bệnh ra toàn vùng Trung Đông, một khu vực được cho là yếu kém về khả năng phòng chống.

Tỷ lệ tử vong ở Iran đạt 16%, trong lúc Trung cộng  chỉ là 2%

Nếu chỉ căn cứ vào các số liệu được chính quyền công bố, thì tại Iran, tỷ lệ người chết so với người nhiễm dịch covid-19 lên đến khoảng 16%, cao hơn rất nhiều so với những nơi khác có người thiệt mạng vì Virus COVID-19 .

Tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), tâm điểm của bệnh dịch, tỷ lệ tử vong được báo cáo ước tính khoảng 2%. Còn ở Ý, với 11 người chết trên tổng số 322 ca lây nhiễm tính đến hôm qua 25/02, tỷ lệ tử vong cũng chỉ là hơn 3%, trong lúc tại Hàn Quốc, nơi đã ghi nhận 11 ca tử vong trên tổng số 977 trường hợp lây nhiễm, tỷ lệ thấp hơn, chỉ khoảng 1%.

Tại sao Iran lại có tỷ lệ tử vong cao ngất ngưởng như vậy, thậm chí còn cao hơn cả tỷ lệ gần 10% của dịch SARS năm 2003 ?

Một số chuyên gia y tế ngoại quốc, được kênh truyền hình Mỹ CNBC ngày 25/02 trích dẫn, cho rằng tỷ lệ cao này có thể bắt nguồn từ việc số liệu được loan báo về các trường hợp nhiễm bệnh ở Iran đã thấp hơn rất nhiều so thực tế, vốn cao hơn rất nhiều. Lý do là vì chính quyền Iran đã bỏ qua những ca ít nghiêm trọng do cách thức kiểm tra và chẩn đoán bệnh nhân, do chọn lựa trong cách chia sẻ thông tin hoặc do tình trạng tồi tệ của thiết bị y tế.

Thiếu khả năng và thói quen điều tra thống kê đầy đủ

Theo một giáo sư tại Đại Học Mỹ Seton Hall, chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại trung tâm tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Council on Foreign Relations của Mỹ thì vấn đề có thể đến từ cách thức thống kê: Chính quyền Iran “dường như chú ý nhiều hơn đến việc loan báo các trường hợp tử vong hơn là các ca nhiễm bệnh”.

Giáo sư William Schaffner, chuyên về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Y Tế Đại Học Vanderbilt thì thiên về giả thuyết theo đó chính quyền Iran thiếu khả năng phát hiện đầy đủ số người đã bị nhiễm Covid-19. Theo ông, để làm được điều đó, chính quyền phải cử người đến mọi thị trấn và làng mạc để tiến hành xét nghiệm chứ không chỉ đơn thuần dựa vào số người đến các bệnh viện lớn với các triệu chứng nghiêm trọng.

Trả lời kênh NBC News, chuyên gia Schaffner giải thích: “Điều đó có nghĩa là đi đến từng khu phố, gõ cửa từng căn hộ, và thực sự cố gắng phát hiện mọi trường hợp… Tôi không biết là liệu họ có khả năng đó hay không, vì quả thực là nhiều quốc gia không có khả năng đó”.

Đối với chuyên gia này, Iran không có truyền thống điều tra trong hệ thống y tế công cộng của họ, và cách phát hiện người bệnh như kể trên sẽ là một điều rất mới đối với ngành y tế Iran.

Virus COVID-19  hoành hành ngay trong một cộng đồng người già

Một giả thuyết thứ ba về tỷ lệ tử vong quá cao vì Virus COVID-19  tại Iran là khả năng bệnh dịch ngay từ đầu đã bùng phát trong một cộng đồng chủ yếu bao gồm những người lớn tuổi, dễ bị tổn thương.

Theo giáo sư Schaffner: “Nếu virus tấn công vào một nhóm dân số cao tuổi, với đặc điểm là có sẵn một loạt bệnh tiềm tàng, [điều đó] có thể giải thích tỷ lệ tử vong cao”.

Một khả năng khác là các bệnh viện của Iran đã thất bại trong cách chữa trị và các bệnh nhân không được chăm sóc y tế đúng cách cần thiết. Nhưng theo chuyên gia Schaffner, giả thuyết này không đứng vững vì Iran là một nước có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tương đối tiên tiến.

Giả thuyết về virus đột biến không đứng vững

Bên ngoài các giả thuyết liên quan đến cách vận hành của nền y tế Iran, một câu hỏi khác cũng được nêu lên là phải chăng dịch bệnh gây nhiều tử vong tại nước này là vì con virus đã chuyển hóa ?

Trên vấn đề này, tiến sĩ John Torres, công tác viên về lãnh vực y tế của kênh NBC News, cho rằng hiện không có bằng chứng về sự thay đổi trong hồ sơ di truyền của virus, và chưa hề có thông tin nào về việc virus gây nên dịch Covid-19 đã đột biến.

Theo tiến sĩ Torres, lời giải thích hợp lý nhất cho vấn đề tỷ lệ tử vong cao tại Iran là cách thức chính quyền nước này theo dõi các trường hợp nhiễm bệnh.

Chính quyền lại che giấu sự thật?

Một thành viên của Quốc Hội Iran, Mamoud Sadeghi, và thứ trưởng y tế của nước này, Iraj Harirchi, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống virus, đã bị nhiễm Virus COVID-19 . Điều đáng nói là thông tin về việc thứ trưởng y tế Iran bị nhiễm virus đã được loan báo một ngày sau khi nhân vật này họp báo, không đeo khẩu trang, và cực lực đả kích một chính khách Iran vì đã nói số người chết ở thành phố Qom cao hơn nhiều so với những gì chính phủ loan báo.

Sự cố trên đây đã làm dấy lên những dư luận hoài nghi về cách Iran quản lý khủng hoảng, với câu hỏi là phải chăng chính quyền cố tình che giấu thông tin về dịch bệnh, không cho người dân cũng như thế giới được biết.

Phản ứng này rất dễ hiểu vì chỉ mới đây thôi, vào tháng Giêng vừa qua, chế độ Iran đã phải mất ba ngày mới chính thức công nhận là quân đội của họ đã bắn nhầm vào chiếc Boeing của hãng hàng không Ukraina trên bầu trời Iran.

Dẫu sao thì diễn biến dịch Covid-19 tại Iran rất đáng lo ngại. Từ những trường hợp lây nhiễm đầu tiên tại thành phố tôn giáo Qom vào tuần trước, giờ đây Virus COVID-19  đã lan sang ít nhất bảy tỉnh khác ở Iran. Các quốc gia trong khu vực từ Irak, Koweit, cho đến Oman và Afghanistan, tất cả đều đã loan báo các ca lây nhiễm đầu tiên. Và các bệnh nhân gần đây đều có ghé Iran.

Covid-19: "Đại dịch" tin giả hoành hành trên mạng



Một phụ nữ tại Thượng Hải (Trung cộng) đeo khẩu trang, đang kiểm tra điện thoại của mình. Ảnh chụp ngày 29/01/2020. REUTERS/Aly Song/File Photo
Thanh Phương
Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về Virus COVID-19  mới hiện đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội, một « đại dịch » mà các tập đoàn Internet đang cố chống đỡ, nhưng không dễ ngăn chận.


Theo lời giáo sư Carl Bergstrom, đại học Washington, một chuyên gia về tin giả trên mạng, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 26/02/2020, đa số những người phao tin giả chẳng thèm biết là người đọc có tin hay không. Họ chỉ dùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để đạt được mục đích của họ, hoặc để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận.

Một số người tìm cách bán hàng, chẳng hạn như bảo đảm với mọi người là cần sa có thể giúp ngừa virus dịch Covid-19. Những người khác thì cố thu hút người xem càng nhiều càng tốt để nhận tiền quảng cáo trên mạng.

Ấy là chưa kể những chiến dịch tuyên truyền nhằm làm suy yếu các nền dân chủ, tạo cảm tưởng là không thể tin vào ai được. Theo giáo sư Bergstrom, đó là chiến lược tuyên truyền ồ ạt, thường được nước Nga sử dụng.

Hôm 22/02, các quan chức Hoa Kỳ cho hãng tin AFP biết là hàng ngàn tài khoản với tên giả có liên hệ với Nga trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram đang phao những tin thất thiệt có nội dung chống Mỹ về Virus COVID-19  mới. Cụ thể, chiến dịch thông tin này để lan truyền các thuyết âm mưu, lúc thì cho rằng virus Covid-19 là do Mỹ tạo ra để gây chiến tranh thương mại với Trung cộng, lúc thì khẳng định đây là một vũ khí sinh học do CIA chế tạo, hoặc đây là một phần trong chiến lược của phương Tây tuyên truyền chống Trung cộng.

Moscow, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, đã bác bỏ những cáo buộc nói trên của Mỹ. Nhưng các cáo buộc đó không phải là không có cơ sở, vì trước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cơ quan mật vụ Liên Xô đã từng nhiều lần tuyên truyền rằng bệnh SIDA chính là do các nhà khoa học Mỹ tạo ra.

Rất nhiều người tin vào những thuyết âm mưu đó, đơn giản chỉ là vì cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch Covid-19, nên công chúng phải tự đi tìm hiểu, và hầu như ai cũng lên các mạng xã hội để tìm lời giải đáp.

Ngay từ đầu tháng 2, Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO đã cảnh báo về « đại dịch » tin giả này, bởi vì có quá nhiều thông tin sai lạc về dịch Virus COVID-19  mới, gây thêm khó khăn cho công việc của họ và của các cơ quan y tế các nước.

Vì nghe theo các tin giả, nên người dân càng thêm hoảng loạn, và thế là mọi người đổ xô đi mua khẩu trang bảo hộ y tế, hay bị sốt một chút cũng chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện, vốn đã bị quá tải, hoặc ngược có những triệu chứng bị nhiễm Covid-19, nhưng giấu nhẹm vì nghe đồn là những người bệnh sẽ bị thế này thế kia.

Để phối hợp chống « đại dịch » tin giả, cách đây 10 ngày, WHO đã họp với đại diện các tập đoàn công nghệ tin học (Facebook, Twitter, Google - bao gồm cả YouTube - ngay tại trụ sở của Facebook ở khu Silicon Valley.

Các tập đoàn này đã tăng cường các chính sách hiện có, tức là gỡ bỏ mọi nội dung có thể gây phương hại cho công chúng, những quảng cáo về các phương thức điều trị nguy hiểm, và thay vào đó là những thông tin đáng tin cậy, trong đó có những thông tin đến từ WHO.

Riêng Facebook còn dựa vào chương trình "Third party fact-checking", tức là nhờ một bên thứ ba thẩm tra thông tin, một chương trình được phát triển từ năm 2016.

Trong khi đó, theo đài truyền hình Mỹ CNBC, tập đoàn thương mại trực tuyến Amazon đã rút khỏi trang mạng những sản phẩm được quảng cáo là « thần dược » chống Virus COVID-19 .

Nhưng đối với giáo sư Carl Bergstrom và Jevin West, hai đồng tác giả một cuốn sách về tin giả sắp được phát hành, những biện pháp nói trên chẳng có tác dụng gì đáng kể, lý do là vì cơ cấu của các mạng xã hội vẫn tạo điều kiện dễ dàng cho sự lan truyền của những tin « giật gân » hoặc sai lạc. Các học giả khác ở Mỹ thì cho rằng những nỗ lực thẩm tra thông tin có thể chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn phản tác dụng.

Tóm lại, chưa biết thế giới có sẽ chặn đứng được dịch Covid-19 hay không, nhưng rõ ràng là không dễ gì dẹp được « đại dịch » tin giả trên mạng.

Virus COVID-19  : Trung cộng cm buôn bán và tiêu th động vt hoang dã


Dơi bị nghi là động vật lây truyền virus (wikipedia.org)
(Đức Tâm-RFI) « Mất bò mới lo làm chuồng ». Ngày 24/02/2020, chính quyền Trung cộng thông qua dự luật cấm « thói quen xấu tiêu thụ quá nhiều động vật hoang dã »
Vào lúc dịch Virus COVID-19  mới (Covid-19) đã làm hơn 2000 người chết và hơn 70 ngàn người nhiễm bệnh tại Trung cộng, đài truyền hình Nhà nước Trung cộng CCTV, được báo Les Echos trích dẫn, cho biết, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung cộng đã thông qua dự luật cấm « toàn bộ » và ngay lập tức việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.

Mặc dù giới chuyên gia chưa thể kết luận được nguồn gốc của dịch Virus COVID-19  mới – Covid-19, nhưng các cơ quan y tế của Trung cộng vẫn cho rằng chính việc buôn bán bất hợp pháp các động vật hoang dã (chuột, sói, kỳ đà,…) tại chợ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, là nguyên nhân gây ra dịch lần này.

Đối với dịch bệnh viêm phổi cấp tính không điển hình- SARS, các nhà khoa học đã xác định dơi là « ổ chứa » virus và con cầy là động vật « trung gian » để virus lây lan sang người.

Lần này, với Virus COVID-19  mới, giới chuyên gia lúc đầu cũng nghi ngờ là dơi, sau lại cho rằng có thể là tê tê hoặc một số động vật khác. Thậm chí một số nhà nghiên cứu còn thẩm định rằng chợ Vũ Hán dường như không phải là nguồn gốc của dịch.

Vào cuối tháng Giêng vừa qua, Trung cộng mới chỉ tạm thời cấm buôn bán động vật hoang dã. Lệnh cấm này cũng từng được áp dụng khi xẩy ra dịch SARS năm 2002-2003. Hết dịch, việc buôn bán lại nở rộ.

Mặc dù chưa có những chi tiết cụ thể, nhưng dường như dư luật lần này mở rộng danh sách các động vật hoang dã cần được bảo vệ và do vậy cấm buôn bán và tiêu thụ lần này, Trước khi xẩy ra dịch Virus COVID-19 , luật của Trung cộng chỉ liên quan đến 63% các loại động vật cần được bảo vệ, chiểu theo danh sách của Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng (Convention on International Trade of Endangered Species - CITES) và không áp dụng đối với hơn 1000 loại hoang dã như dơi, cầy, nhím…

Trung cộng và Việt Nam nằm trong số các nước có buôn bán hợp pháp hoặc bất hợp pháp và tiêu thụ nhiều động vật hoang dã nhất. Việc thay đổi tập quán lâu đời này rất phức tạp. Do vậy, theo giới chuyên gia, cấm buôn bán là chưa đủ. Cần phải tăng cường ngăn chặn nạn săn bắt bất hợp pháp, đi kèm với các giải pháp chăn nuôi.

Khủng hoảng COVID-19 đặt ra những nghi vấn về quan hệ của Trung Cộng với WHO


https://ci5.googleusercontent.com/proxy/eNHiwNA8hT_oWUA74Bfl_5mafPKuFdPT0m47CaACB5tfkO4eSUReMJT91qfQ5EEI3a1jnm6n1BWcWnYvVdF672YqSBsD8Yg7gGPVgV5d41NXNzmQ7jU=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/who-china-700x366.jpg
Ông James Griffiths có bài phân tích trên CNN ngày 17/2, cho rằng WHO có thái độ thiên vị rõ rệt đối với Bắc Kinh liên quan đến cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Trung cộng .

Trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch Trung cộng  Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 28/1/2020, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hết lời khen ngợi về phản ứng của Trung cộng  đối với cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
“Chúng tôi đánh giá cao sự nghiêm túc của Trung cộng  trong đợt dịch này, đặc biệt là cam kết từ lãnh đạo cao nhất và sự minh bạch mà họ đã thể hiện”, ông Tedros nói. Bình luận này đã được giới truyền thông Trung cộng  trích dẫn nhiều lần trong nhiều tuần qua.
Cuộc gặp diễn ra vào cuối tháng 1/2020, sau khi ông Tập trực tiếp chỉ đạo việc kiểm soát tình hình do các quan chức địa phương thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát dịch tại tỉnh Hồ Bắc.
Vào thời điểm diễn ra cuộc gặp này ở Bắc Kinh, số ca nhiễm virus COVID-19 đang gia tăng, với nhiều tiết lộ rằng các quan chức tại tỉnh Hồ Bắc và Vũ Hán – thành phố nơi phát hiện ra ca nhiễm virus COVID-19 đầu tiên – đã tìm cách hạ thấp và kiểm soát tin tức về virus này, thậm chí họ đe dọa và bắt giữ những người đưa tin tức thật về dịch bệnh.
Vài ngày sau, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, và ông Tedros một lần nữa lại ca ngợi sự ứng phó của Bắc Kinh.
Mặc dù Trung cộng  đã hành động nhanh chóng sau sự can thiệp của ông Tập, cách ly một số thành phố lớn và dồn mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống lại virus, nhưng họ vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ thông tin về virus, và những nỗ lực kiểm soát sự lan truyền thông tin đã chuyển sang hướng tàn bạo.
Theo ông Griffiths, sự khen ngợi của WHO về phản ứng của Trung cộng  đã khiến các nhà phê bình đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa WHO và Bắc Kinh. Việc tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) này phụ thuộc vào sự tài trợ và hợp tác của các thành viên để hoạt động, đã giúp cho những nước thành viên giàu có như Trung cộng  có ảnh hưởng đáng kể. Có lẽ một trong những ví dụ điển hình nhất về sự ảnh hưởng của Trung cộng  đối với WHO là việc Bắc Kinh thành công trong việc ngăn cản Đài Loan trở thành thành viên WHO.
“Việc Đài Loan nằm ngoài WHO sẽ khiến hòn đảo này không được quốc tế cập nhật thông tin, cũng như họ không thể cập nhật cho quốc tế các thông tin kịp thời vì sự lây lan của virus Covid 19”, ông Griffiths nhận định.
Ông Griffiths cho rằng quan điểm của WHO về Trung cộng  cũng đã làm sống lại một cuộc tranh luận đã tồn tại từ lâu về việc liệu WHO, được thành lập 72 năm trước, có đủ độc lập để cho phép họ thực hiện mục đích của mình hay không?.
Ông Griffiths lưu ý về việc Bộ Ngoại giao Trung cộng  đã không trả lời các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của Bắc Kinh với WHO. Người phát ngôn WHO đã hướng CNN vào những bình luận gần đây của ông Tedros khi ông một lần nữa ca ngợi Trung cộng  vì “làm cho chúng ta an toàn hơn”.
Ông Tedros tuyên bố: “Tôi biết có rất nhiều áp lực đối với WHO khi chúng tôi đánh giá cao những gì Trung cộng  đang làm, nhưng vì áp lực, chúng tôi không nên không nói sự thật. Chúng tôi không nói bất cứ điều gì để xoa dịu bất cứ ai. Bởi vì đó là sự thật”.

Y tế b trn ln vi chính tr

WHO được thành lập vào năm 1948 dưới sự bảo trợ của LHQ, với nhiệm vụ điều phối chính sách y tế quốc tế, đặc biệt là về bệnh truyền nhiễm. Kể từ đó, tổ chức này đã có nhiều thành công, đặc biệt nhất trong số đó là loại trừ bệnh đậu mùa và giảm 99% các trường hợp bại liệt, cũng như chống lại các bệnh mãn tính và giải quyết tình trạng hút thuốc lá.
Nhưng, theo ông Griffiths, trong lịch sử 7 thập kỷ của mình, WHO hiếm khi mà không bị chỉ trích. Nhiều người cho rằng tổ chức này quá quan liêu, cấu trúc kỳ cục, quá phụ thuộc vào một số ít các nhà tài trợ lớn, và thường bị cản trở bởi các lợi ích chính trị. Sau cuộc bầu cử năm 2017, ông Tedros, chính trị gia người Nigeria, đã trở thành tổng giám đốc gần đây nhất của WHO, hứa hẹn cải cách quy mô lớn.
Ông Tedros là người châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này, tiếp quản WHO sau khi tổ chức này tự nhận là phản ứng kém đối với dịch Ebola 2013-2016 ở Tây Phi.
Theo một đánh giá khoa học, WHO đã mất 5 tháng để tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng về mối quan tâm quốc tế (PHEIC) đối với Ebola, một sự chậm trễ “chắc chắn đã đóng góp vào quy mô chưa từng có của sự bùng phát dịch”.
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/4Dj1jpdBuwe3FrscvANo-XbV_braxZT6OK2XFFj4vpT9KYCFRcbZMydccE47jYQKxvCNgthu-6KI89h2GK8-6fcDRCcIhyXoSae3FLjAzy4=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/02/who-china-2.jpg
Thất bại này được đổ lỗi một phần do bộ máy quan liêu và phức tạp của WHO – với 6 văn phòng khu vực và chỉ được kiểm soát một cách lỏng lẻo bởi trụ sở chính tại Geneva. Các yếu tố khác gây nên sự thất bại trong việc ngăn chặn Ebola bao gồm đội giám sát quá tải và thiếu thốn, và áp lực chính trị từ các chính phủ Tây Phi, không sẵn sàng chịu thiệt hại kinh tế do tuyên bố PHEIC gây ra.
Trong một tuyên bố với CNN, một phát ngôn viên của WHO thông báo rằng “do kết quả của những bài học rút ra từ Tây Phi, WHO đã thành lập Chương trình khẩn cấp y tế mới”, đó là “một sự thay đổi sâu sắc, bổ sung năng lực hoạt động cho những vai trò chuẩn mực và kỹ thuật truyền thống của WHO”.
“Chương trình được thiết kế để mang lại tốc độ và khả năng dự đoán cho công việc khẩn cấp của WHO. Nó mang lại tất cả các công việc của WHO trong trường hợp khẩn cấp, cùng với một cấu trúc chung tại trụ sở chính và tất cả các văn phòng khu vực, để tối ưu hóa sự phối hợp, hoạt động và luồng thông tin”.
Tuy nhiên, ông Griffiths cho hay mặc dù Ebola có thể đã làm nổi bật một số vấn đề, các chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong một thời gian dài. Chẳng hạn như, trong một báo cáo năm 2014, ông Charles Clift, cựu cố vấn của WHO, nhận xét rằng hầu hết các nhà quan sát – bao gồm nhiều người trong cuộc trước đây – có cùng quan điểm rằng tổ chức này “quá chính trị, quá quan liêu, quá bị chi phối bởi các nhân viên y tế, quá rụt rè trong việc tiếp cận các vấn đề gây tranh cãi, quá tải và quá chậm để thích nghi với sự thay đổi”.
Ông Clift cho rằng “WHO vừa là cơ quan kỹ thuật vừa là cơ quan hoạch định chính sách. Sự xâm nhập quá mức của những toan tính chính trị trong công việc chuyên môn, có thể làm tổn hại đến uy quyền và uy tín của một tổ chức mang tiêu chuẩn cho y tế”.
Theo ông Griffiths, WHO phụ thuộc một phần vào dữ liệu do các quốc gia thành viên cung cấp, được lọc qua các tổ chức khu vực – một cấu trúc bị đổ lỗi cho sự chậm trễ trong việc tuyên bố Ebola là trường hợp khẩn cấp. Với một chính phủ như Trung cộng , với lịch sự không thích sự minh bạch và nhạy cảm với chỉ trích quốc tế, đó có thể là một vấn đề.

Mơ h v Đài Loan

Về vấn đề Đài Loan, ông Griffiths cho răng ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh đối với WHO là rõ ràng nhất.
Trong một bài phát biểu vào năm ngoái tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), một cuộc họp thường niên của WHO ở Genena, ông Luke Browne, bộ trưởng y tế của quốc gia St. Vincent ở Caribbean, đã yêu cầu Đài Loan phải được phép có ghế tham dự.
“Đơn giản là không có cơ sở có tính nguyên tắc tại sao Đài Loan không nên ở đây … lý do duy nhất là vì chính phủ ở Bắc Kinh không thích chính phủ hiện tại ở Đài Loan”, ông Browne giải thích.
Bất chấp bài phát biểu của ông Browne và sự can thiệp của một số quốc gia thành viên khác, từ Belize và Haiti ở Caribbean đến vương quốc Eswatini của châu Phi và quốc gia nhỏ bé Nauru ở Thái Bình Dương, đề xuất bao gồm Đài Loan của ông Brown đã nhanh chóng bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự.
Đài Loan là một hòn đảo dân chủ tự trị gồm 23,7 triệu người, chưa bao giờ bị cai trị bởi chính quyền Trung cộng , nhưng được Bắc Kinh tuyên bố là một phần của lãnh thổ của họ. Bắc Kinh ngăn chặn Đài Loan tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế trừ khi họ làm theo cách tuân thủ nguyên tắc “một Trung cộng ”, như tự gọi mình là “Đài Bắc Trung Hoa” trong Thế vận hội.
Ông Natasha Kassam, một chuyên gia về Trung cộng , Đài Loan tại Viện Lowy của Úc cho rằng: “việc loại Đài Loan ra khỏi WHO khiến cho người dân của họ không được bảo vệ trong cuộc khủng hoảng này – do thiếu các kênh thông tin trực tiếp và kịp thời đến WHO và việc báo cáo không chính xác về các ca nhiễm ở Đài Loan. Các nhà chức trách Đài Loan đã phàn nàn về việc thiếu quyền truy cập vào dữ liệu và hỗ trợ của WHO”.
Những lo ngại tương tự đã được đưa ra trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) trong năm 2003, khi các nhà khoa học Đài Loan phàn nàn rằng họ bị các quan chức WHO ‘ném đá’, nói rằng họ có thể hỏi chính quyền ở Trung cộng  về dữ liệu của căn bệnh này.
Chỉ ra rằng khoảng 50 triệu khách du lịch nước ngoài đi qua sân bay lớn nhất Đài Loan mỗi năm, ông Kassan “kỳ vọng rằng Đài Loan sẽ nhận được lời khuyên của WHO về bất kỳ vấn đề sức khỏe cộng đồng nào”.
Theo ông Kassan “hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đài Loan liên tục được xếp hạng là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới – và tại thời điểm như thế này, mọi quốc gia nên đặt chính trị sang một bên để tập trung vào việc chống virus”.
Đài Loan đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống dịch virus corona do hòn đảo này không phải là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, và bị nhiều quốc gia xem là một phần lãnh thổ của Trung cộng .
Đài Loan – nơi có mối liên hệ văn hóa và kinh doanh quan trọng với Trung cộng  bất kể sự bất hòa về chính trị – WHO thậm chí không thể xử lý được cách gọi hòn đảo này.
Nói chuyện với các phóng viên hồi tháng trước, một phát ngôn viên WHO đã sử dụng ngôn từ lạ lùng “Trung cộng , Đài Loan”, trong khi một báo cáo ngày 4/2, lại đảo lại là “Đài Loan, Trung cộng ’’.
Báo cáo đã đưa ra số trường hợp nhiễm bệnh bị sai, do dựa vào số liệu từ Bắc Kinh, chứ không phải từ Đài Bắc. Các báo cáo sau đó của WHO đã bỏ hoàn toàn thuật ngữ Đài Loan, thay vào đó sử dụng thuật ngữ “Đài Bắc và xung quanh ” trong danh sách các thành phố bị ảnh hưởng ở Trung cộng .
Khi đề cập tại WHA năm ngoái, ông Browne đã đoán trước về sự nhầm lẫn này, nói rằng “tất cả chúng ta đều biết rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thực hiện quyền kiểm soát và quyền hạn đối với Đài Loan và không thể hợp lý khi cho rằng [Trung cộng ] đại diện [cho Đài loan] ở đây

Virus Covid-19: Điện ảnh thế giới bị ảnh hưởng nặng



Disney hy vọng Hoa Mộc Lan lập kỷ lục doanh thu nhưng các trung tâm thương mại ở Bắc Kinh lại vắng người AFP/Greg Baker


(RFI) Ngày công chiếu phim đành phải dời lại, phim trường ngưng hoạt động, nhiều rạp xinê đóng cửa vì vắng khách. Tại Hoa Lục , ngành sản xuất phim là một trong những nạn nhân của virus corona. Các dự án hợp tác châu Âu-Trung Cộng buộc phải đình chỉ. Điện ảnh Hoa Kỳ cũng bị vạ lây, do khoảng 25% doanh thu của phim Mỹ là nhờ thị trường Hoa Lục.

Theo tờ báo Huffington Post, khu vực xung quanh các rạp xinê Megabox ở trung tâm Bắc Kinh vào những ngày cuối tuần thường đông nghịt chật kín, nay lại vắng vẻ một cách lạ thường. Tại Bắc Kinh cũng như tại nhiều thành phố lớn, các rạp hát đều phải đóng cửa kể từ ngày 24/01/2020 và ngày mở cửa trở lại vẫn chưa được ấn định, chừng nào dịch bệnh còn lây lan.

Vấn đề là kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Hoa Lục là một trong những thời điểm thuận lợi nhất để khai thác phim. Rất nhiều bộ phim bom tấn (blockbuster) của Hoa Lục hay của Mỹ thường được cho ra mắt khán giả vào mùa này. Cho tới giờ, hai hãng phim lớn là Hoành Điếm (Hengdian Studios) và Thanh Đảo (Qingdao Movie) đều vẫn đóng cửa, ảnh hưởng tới việc công chiếu 7 phim blockbuster, trong đó có tác phẩm ‘‘The Rescue’’ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền (Dante Lam) và bộ phim ‘‘Vanguard’’ của Thành Long (Jackie Chan). Về phần mình, đạo diễn Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai) đành phải ngưng kế hoạch quay phim ‘‘Blossoms’’ trong tháng Hai.

Doanh thu các rạp phim Trung cộng  giảm 800 lần

Để dễ so sánh, doanh thu của các rạp xinê Hoa Lục nhân mùa Tết âm lịch tương đương với 30% doanh thu của nguyên một năm. Theo ông Wilson Chow, chuyên gia thuộc Văn phòng kiểm toán PwC, doanh thu mồng một Tết năm ngoái từ mức 240 triệu đô la trong một ngày đã giảm đến 800 lần, xuống còn 300 ngàn đô la năm nay. Cứ theo đà này, theo ông Wilson Chow, các rạp chiếu phim nào đang gặp khó khăn tài chính, có nguy cơ phải đóng cửa luôn.

Tập đoàn điện ảnh Trung Hoa (China Film Group Corporation) vốn là hãng phim quốc doanh sẽ không bị phá sản, nhờ vào nguồn tài trợ của nhà nước, thế nhưng tập đoàn này sẽ bị thua lỗ nặng, vì ngoài doanh thu dịp Tết, hầu hết các kế hoạch hợp tác làm phim cho hai ngành điện ảnh và truyền hình đều bị gián đoạn, mất luôn nguồn kinh phí đã đầu tư vào việc thực hiện.

Hãng phim Huanxi Media thay vì dời lại ngày công chiếu ở rạp bộ phim hài ‘‘Lost in Russia’’ đã quyết định trình làng bộ phim này trên mạng. Do Huanxi đã từng nhận 90 triệu đô la từ tập đoàn thông tin Bytedance để có độc quyền chiếu phim trực tuyến (trên hai mạng Douyin và Toutiao), cho nên hãng phim Huanxi khó thể nào dời lại ngày ra mắt mà không vi phạm hợp đồng.

Cổ phiếu các hãng phim Trung Hoa bị mất giá

Ngoại trừ trường hợp kể trên, hầu hết các hãng phim Trung Quốc đều dời lại vô thời hạn việc ra mắt phim mới, đồng thời các dự án quay phim (ngoài khâu hậu kỳ) đều bị đình chỉ. Trị giá cổ phiếu của công ty sản xuất phim Vạn Đạt (Wanda Film) đã mất 25% trong chưa đầy một tuần trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến. Hoạ người phúc ta, mạng chiếu phim trực tuyến iQiyi lại ‘‘hốt bạc’’ trước nhu cầu xem phim tăng vọt tại các thành phố có lệnh cấm các hộ gia đình không được phép rời khỏi nhà.

Còn theo phụ trang văn hoá báo Le Figaro, virus Corona chẳng những làm tê liệt guồng máy sản xuất và khai thác phim Trung Quốc, mà còn làm cho các nước Âu Mỹ cũng bị cảm lạnh. Giới sản xuất Tây phương cũng bị tác động dây chuyền trớc sự lan truyền của virus corona. Hầu hết các phim blockbuster của Mỹ đều dành cho thị trường Trung Quốc một vị trí quan trọng : đôi khi phim Mỹ thất bại trên thị trường nội địa, nhưng nhờ thành công tại Trung Quốc, lại “gỡ gạc” được mức thua lỗ. Đó là trường hợp trước đây của Warcraft, Expendables 3 hay là Pacific Rim ….

Pháp duy trì việc quay phim Astérix tại Hoa Lục

Hệ thống phân phối phim Imax Corporation, trụ sở tại Canada cho biết bị thất thu gần đến cả trăm triệu đô la do các rạp xinê có dùng công nghệ Imax bị đóng cửa. Điệp viên 007 thường thì chẳng bao giờ lại sợ‘‘trời sập’’, nay cũng phải ngất ngư choáng váng. Tập thứ 25 của loạt phim James Bond với tựa đề ‘‘No Time To Die’’ (tạm dịch Chưa tới số chết) cũng buộc phải dời lại các buổi công chiếu tại Trung Quốc đầu tháng Tư 2020.


Về phía Pháp, hãng phim Pathé qua thông cáo báo chí cho biết ‘‘liều thần dược’’ của người Gô Loa mạnh hơn virus, ý muốn nói rằng trước mắt hai hãng phim Pathé và Les Productions du Trésor vẫn không hoãn lại dự án quay phim hài ‘‘Chuyến phiêu lưu của Astérix tại Trung Hoa’’ với nam diễn viên Guillaume Canet trong vai chính. Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể thay đổi trong trường hợp dịch bệnh vẫn dây dưa kéo dài trong khi đoàn làm phim Astérix chỉ dự trù bấm máy tại Trung Hoa vào mùa hè năm 2020.

Tập đoàn Disney đành chịu thất thu

Hãng phim bị tác động mạnh nhất vẫn là Disney. Tập đoàn này dự trù cho ra mắt phim Hoa Mộc Lan (Mulan) phiên bản live-action vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư. Năm ngoái ‘‘Aladdin và cây đèn thần’’ đã cán mốc một tỷ đô la doanh thu, thành công rực rỡ đủ để cho Disney thông báo quay phần kế tiếp với Will Smith. Disney cũng hy vọng phiên bản mới của Hoa Mộc Lan sẽ thành công hơn thế nữa, và sẽ lập nhiều kỷ lục tại các phòng chiếu phim Hoa Lục do nhân vật Hoa Mộc Lan rất gần gũi với khán giả ở Trung cộng .

Tuy nhiên, virus corona đã làm xáo trộn lịch phát hành phim, trong khi các công viên giải trí của Disney tại Hồng Kông và Thượng Hải đều bị đóng cửa vô thời hạn. Trên thị trường Trung Quốc, các rạp chiếu phim đã thu về 9,2 tỷ đô la trong năm 2019, tức là doanh thu đã tăng gấp 6 lần so với một thập niên trước (1,5 tỷ đô la vào năm 2009). Giới chuyên gia từng hy vọng rằng doanh thu ngành điện ảnh Trung Quốc trong vài năm nữa sẽ đuổi kịp Hollywood. Nhưng rốt cuộc, dịch virus corona đã khiến cho niềm hy vọng này tiêu tan thành mây khói.

--



 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top