• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI SÁNG ngày 6 tháng 3, 2020 Trung Cộng  muốn thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch virus COVID-19 /Dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của việc ‘đưa sản xuất trở lại Mỹ’

Tin Tức

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI SÁNG ngày 6 tháng 3, 2020

Trung Cộng  muốn thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch virus COVID-19


Nỗ lực xoay chuyển hình ảnh là một canh bạc đối với ông Tập và Đảng cộng sản cầm quyền, theo báo New York Times.
Việc thúc đẩy tuyên truyền cho thấy chính phủ Trung cộng  đang lo lắng về những thiệt hại kéo dài của nạn dịch.
Trung cộng  vẫn đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng với ít nhất hơn 80.000 người nhiễm bệnh và 2.900 ca tử vong, theo cơ quan y tế quốc gia Trung cộng . Từ cuối tháng 1, nhiều thành phố bị phong tỏa, hàng nghìn xí nghiệp phải tạm dừng sản xuất.
Chính phủ Trung cộng  đã bịt miệng những “người thổi còi,” che giấu thông tin và xem nhẹ mối đe dọa do virus corona mới gây ra, tạo nên cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ chưa từng có.
Đối mặt với cơn bão giận dữ từ người dân vì những sai lầm của mình, Đảng Cộng sản Trung cộng  (ĐCSTQ) đang cố gắng sử dụng các chiêu bài tuyên truyền, tìm cách khôi phục hình ảnh của mình trước công luận bằng cách xây dựng hình ảnh “một nhà lãnh đạo của thế giới” trong cuộc chiến chống virus.
Ông Tập, nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Trung cộng  sau Mao, đã ưu tiên mở rộng sức mạnh kinh tế và quân sự của đất nước trên toàn thế giới để chứng minh rằng Trung cộng  có thể thực hiện vai trò của một siêu cường có trách nhiệm. Tuy thế, dịch corona đã hủy hoại những tham vọng toàn cầu đó.
Việc thúc đẩy tuyên truyền cho thấy ĐCSTQ đang lo lắng về những thiệt hại kéo dài. Và khi virus lây sang hơn 70 quốc gia, làm tổn thương trầm trọng nền kinh tế thế giới, các chuyên gia cho rằng chiến dịch này có thể làm dấy lên những lo ngại về cách thức che giấu của Trung cộng  trong quản lý cuộc khủng hoảng.
“Khi virus lây lan toàn cầu, hệ thống quản trị của Trung cộng  đang đối mặt với sự giám sát và chỉ trích ngày càng tăng từ cộng đồng quốc tế vì đã để vuột mất khoảng thời gian vàng ban đầu để kiểm soát dịch bệnh,” cô Elizabeth C. Economy, giảng viên chính và là giám đốc của bộ phận Châu Á học tại Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại, nói với New York Times.
Việc đổi mới hình ảnh đất nước dường như là “nỗ lực cuối cùng của ông Tập nhằm lảng tránh chỉ trích và yêu cầu của cộng đồng quốc tế trong việc giải thích một cách trung thực điều gì đã xảy ra,” cô nói thêm.
Những chiêu bài tuyên truyền trong nước
Truyền thông nhà nước Trung cộng thời gian gần đây liên tục có những bài ca ngợi phản ứng của chính quyền Trung cộng  đối với nạn dịch như một mô hình cho thế giới học hỏi, cáo buộc các nước khác như Mỹ và Hàn Quốc hành động chậm chạp để ngăn dịch lây lan.
“Một số quốc gia phản ứng chậm đối với virus” là một tiêu đề gần đây trên Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận do ĐCSTQ kiểm soát.
Chính quyền ĐCSTQ còn thành thạo trong việc sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, biến họ thành những cái loa ca ngợi việc áp dụng các biện pháp kiểm soát xã hội thời Mao Trạch Đông để ngăn chặn dịch bệnh, với hashtag phổ biến #“Duy nhất phương pháp của Trung cộng  chứng tỏ thành công.”
ĐCSTQ đã tìm cách phát huy các chủ đề yêu nước và tinh thần hy sinh để vẽ lại bức tranh về cuộc khủng hoảng thành một trận chiến anh hùng chống lại virus với ông Tập ở vị trí lãnh đạo.
Các trang tin tức đăng tải những bức ảnh về các nhân viên y tế tại sân bay, với dòng chữ “tấn công” được trình bày bằng chữ màu đỏ nổi bật. Bộ phim hoạt hình lan truyền trên mạng miêu tả các bác sĩ và nhân viên an ninh diễu hành dọc theo dòng chữ, “Chúng tôi sẽ chiến thắng trận chiến này!”
Chính quyền còn phái hàng trăm nhà báo do nhà nước tài trợ để sản xuất những “câu chuyện cảm động” về các bác sĩ và y tá ở tuyến đầu.
Đẩy mạnh những lời ca ngợi từ quốc tế
Ngoài “tự khen”, chính quyền ĐCSTQ còn nỗ lực đẩy mạnh xuất bản những bài báo và thông điệp đầy ắp những lời ca ngợi mà các chuyên gia quốc tế nói về các quyết sách của mình.
Một câu chuyện gần đây của Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, kể rằng các chuyên gia từ một số nước đồng minh của Trung cộng , gồm có Nga, Cuba, Belarus, đã không tiếc lời khen ngợi những nhà lãnh đạo Trung cộng  vì đã thể hiện “sự cởi mở” và một “tinh thần trách nhiệm cao” trong việc xử lý nạn dịch.
Trung cộng  còn tỏ ra “hào phóng” khi tuyên bố sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ Nhật, Iran và các nước khác trong việc phòng, chống dịch.
Đáng kể nhất trong kế hoạch tuyên truyền của Trung cộng  phải là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trưởng nhóm chuyên gia WHO tại Trung cộng  Bruce Aylward đã tuyên bố thế giới phải biết ơn Trung cộng  vì đã chấp nhận quyết định khó khăn là phong tỏa thành phố Vũ Hán, nhờ đó giúp hạn chế tốc độ lây lan ra toàn cầu của dịch bệnh.
Ông Aylward mô tả công tác dập dịch của Trung cộng  là “phi thường” và “tham vọng, linh động nhất” trong lịch sử, đồng thời cho rằng thế giới cần học tập kinh nghiệm từ Trung cộng  để thành công trong cuộc chiến chống virus. “Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới đã xoay chuyển được tình hình bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng và quy mô lớn.” Ông cũng tuyên bố rằng nếu bị nhiễm bệnh, ông cũng muốn ở lại Trung cộng  chữa trị.
Trong khi thế giới đang bày tỏ quan ngại về mối quan hệ mờ ám giữa WHO và Trung cộng , thì những nội dung xoay quanh những lời ca ngợi trên đã được lan truyền mạnh mẽ bởi truyền thông nhà nước.
Để làm nổi bật những “thành công” của đất nước hơn nữa, các quan chức và các nhà bình luận Trung cộng  còn khuyến khích các quốc gia khác triển khai chiến thuật của Bắc Kinh trong việc chống lại nạn dịch, bao gồm các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt.
“Bài tập về nhà mà người Trung cộng  đã viết bằng máu và mồ hôi của họ ở ngay trước mắt các bạn, các bạn không thể sao chép nó sao? một bài viết đang lan truyền rộng rãi trên WeChat cho biết.
Trong khi đó, một số người trong chính quyền ĐCSTQ lại hướng sự chỉ trích về phía Hoa Kỳ, cáo buộc Mỹ nói xấu Trung cộng  và cho rằng hệ thống chính trị của Mỹ không có khả năng giải quyết hiệu quả nạn dịch.
“Trung cộng  đã hành động như một nước lớn có trách nhiệm,” một bài báo tuần này trên Thời báo Hoàn Cầu cho biết. “Tuy nhiên, bởi vì định kiến về ý thức hệ và chính trị đối với Trung cộng , giới tinh hoa của Mỹ không tin rằng động thái và kinh nghiệm của Trung cộng  là đáng tin và hữu ích,” bài báo viết.
Người dân đã không còn tin vào ĐCSTQ
Tuy vậy, việc cố gắng điều chỉnh cách nhìn nhận của công chúng với cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ thường nhận được sự mỉa mai và phản đối từ công chúng.
Ông David Bandurski, đồng giám đốc của Dự án Truyền thông Trung cộng , một chương trình nghiên cứu liên kết với Đại học Hồng Kông, cho biết ĐCSTQ dường như đang trong khủng hoảng và không biết làm thế nào để đối phó với sự chỉ trích không ngừng.
Ông Tập có vẻ mong muốn điều chỉnh lại cuộc khủng hoảng như một chiến thắng cho Đảng và một minh chứng cho những nỗ lực của ông nhằm tăng cường kiểm soát cuộc sống hàng ngày tại Trung cộng .
Ông đã nói trong một cuộc họp qua truyền hình với 170.000 cán bộ đảng hôm 1/3 rằng sự sụt giảm các trường hợp nhiễm bệnh gần đây “một lần nữa chứng minh những lợi thế đáng chú ý của sự lãnh đạo của ĐCSTQ và hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Hoa.”
Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị ở Bắc Kinh và là một nhà phê bình của đảng, nói rằng một chiến dịch tuyên truyền khó có thể làm hài lòng công chúng.
“Thật khó để tin rằng ĐCSTQ đóng vai trò một anh hùng hay một nhà lãnh đạo trong cái gọi là phòng chống virus trên thế giới,” ông Wu nói.
Ông Tập đang gắng sức lấy lại niềm tin, nhưng trước công chúng vẫn đang giận dữ về nạn dịch, ông có thể phải đối mặt với những câu hỏi dai dẳng về uy tín của đảng và sự lãnh đạo của mình, theo các chuyên gia.
“Cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn chí mạng cho hình ảnh cá nhân của Tập Cận Bình,” ông Wu nói. “Trong một thời gian dài sắp tới, công chúng sẽ tiếp tục nghi ngờ ông ấy, và nghi ngờ này không thể khắc phục.”
Gia Huy (theo NEW YORK TIMES)

Dịch COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của việc đưa sản xuất trở lại Mỹ


Tổng thống Trump đi thăm phòng thí nghiệm sinh học vào ngày 3/3/2020, tại Viện Y tế Quốc gia
Tổng thống Donald Trump cho biết sự bùng phát COVID-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa trở lại nước Mỹ các chuỗi cung ứng về thuốc và thiết bị y tế trong việc chống lại sự lây lan của virus.
“Virus corona cho thấy tầm quan trọng của việc đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ để chúng ta có thể sản xuất tại Hoa Kỳ thuốc men và thiết bị và mọi thứ khác mà chúng ta cần để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng”, Tổng thống Trump nói khi gặp gỡ các đại diện của các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học tại Nhà Trắng vào ngày 3/3. “Quá trình đó đã bắt đầu.”
“Chúng ta muốn những sản phẩm thiết yếu sản xuất tại Mỹ. Chúng ta muốn đưa sản xuất về nước. Chúng đã không chỉ được sản xuất ở Trung cộng  mà ở nhiều nơi khác, bao gồm cả Ireland và rất nhiều nơi đã sản xuất ra các loại thuốc khác nhau và những thứ mà chúng ta cần rất nhiều”, ông Trump nói.
Rosemary Gibson, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Hastings, một viện nghiên cứu đạo đức sinh học nói với The Epoch Times trước đó rằng, việc phụ thuộc vào các quốc gia khác về các loại thuốc chữa bệnh khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương.
“Đây là một sự thức tỉnh lớn lao”, bà nói.
Trong một phiên điều trần vào tháng 7/2019 tại Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung cộng  – Hoa Kỳ,  bà Gibson đã cung cấp chi tiết về sự cạn kiệt của một số cơ sở công nghiệp dược phẩm của Mỹ.
“Hoa Kỳ không còn có thể tạo ra kháng sinh chung. Bởi Hoa Kỳ đã cho phép các khu công nghiệp đóng cửa, Hoa Kỳ không thể sản xuất thuốc kháng sinh chung cho trẻ em bị nhiễm trùng tai, viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh Lyme, siêu vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác là mối đe dọa đối với cuộc sống con người. Chúng ta không thể tạo ra các loại kháng sinh chung cho phơi nhiễm bệnh than”,  bà nói với các nhà lập pháp.
“Hoa Kỳ thậm chí không còn có thể sản xuất penicillin nữa”, bà Gibson nói.
“Nhà máy lên men penicillin cuối cùng của Hoa Kỳ đã đóng cửa năm 2004. Dữ liệu ngành công nghiệp tiết lộ rằng các công ty Trung cộng  đã thành lập một đoàn thể, thông đồng với nhau để bán sản phẩm trên thị trường toàn cầu với giá thấp, và đẩy tất cả các nhà sản xuất Hoa Kỳ, Châu Âu và Ấn Độ ra khỏi ngành. Một khi họ giành được thị phần thống trị toàn cầu, giá thuốc sẽ tăng”, bà cho biết.
“An ninh y tế của quốc gia đang gặp nguy hiểm”, bà Gibson nói.
Bên cạnh rủi ro thiếu thuốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân, như khẩu trang N95. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) Alex Azar nói với Nghị viện vào ngày 25/2 rằng, Hoa Kỳ có một kho dự trữ khoảng 30 triệu khẩu trang N95, nhưng có thể cần tới 300 triệu cái khi dịch bệnh bùng phát. 
“Tôi đã cảnh báo nhiều lần cùng một thông điệp từ năm 2007”, Mike Bowen, người sáng lập Hiệp hội Cung cấp Khẩu trang An toàn, nói với tờ The Epoch Times trong một văn bản gửi qua email. “Trong 14 năm, tôi đã nhiều lần cảnh báo về việc nguồn cung khẩu trang của nước Mỹ hoàn toàn do nước ngoài kiểm soát”. 
Ông Bowen cảnh báo rằng dịch bệnh ở Trung cộng  sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp khẩu trang và nếu dịch bệnh biến thành đại dịch toàn cầu, điều này sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng ứng phó ở các quốc gia như Hoa Kỳ. (Hương Thảo dịch và biên tập)

Washington sẽ đáp trả tương xứng nếu Bắc Kinh cản trở nhà báo Mỹ 

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/TKk84DwNHlgzIn66j_eY0S-rA1F3p29iwGjw3JXZSGymKeUWLpmrR-d9SkFXBmuyhEjXDZx2TLeCWo5R5-AT_g4hH2JqrDJhZqmTTgJHUyC0KnOyRUQ=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-5-700x366.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân COVID-19. 
Reuters cho hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Năm (5/3) nói rằng, Washington sẽ có động thái “tương xứng” nếu Bắc Kinh tiếp tục gây khó dễ cho các nhà báo Mỹ tại Trung cộng . Tuyên bố này được nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đưa ra sau khi quan chức Trung cộng  đe dọa việc Washington giảm số lượng phóng viên thường trú của Bắc Kinh tại Mỹ.
“Trong trường hợp đảng Cộng sản Trung cộng  (ĐCSTQ) áp đặt sự giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo độc lập và hoạt động trên phạm vi quốc tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả để có đi có lại”, ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo.
“Một nền báo chí tự do giúp vạch trần tham nhũng và bảo vệ người dân khỏi sự che đậy, cũng như giúp thế giới hiểu được suy nghĩ của ĐCSTQ”, ông Pompeo nói về ý nghĩa của tự do báo chí, và cảnh báo rằng việc kiểm duyệt báo chí của lực lượng cầm quyền ở Trung cộng  “có thể gây ra hậu quả chết người”. Ngoại trưởng Mỹ nói tiếp: “Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức giữ vững cam kết bảo vệ tự do báo chí”.

WHO nói COVID-19 sẽ kiểm soát được nếu các nước đồng tâm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm thứ Năm (5/3), nói rằng dịch COVID-19 có thể kiểm soát được nhưng với điều kiện tất cả các chính phủ trên thế giới phải cùng nhau phối hợp, theo Reuters.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại khi số nước bị COVID-19 tấn công ngày càng tăng, đặc biệt là những nước có hệ thống y tế yếu và kêu gọi chính phủ các nước huy động tất cả các nguồn lực để chống lại nCoV.
Tuy nhiên, ông Tedros nói rằng tình hình COVID-19 hiện tại chưa phải là một đại dịch nhưng WHO sẽ sử dụng thuật ngữ này nếu thực sự như vậy.

Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách tài chính 8,3 tỷ USD cho COVID-19

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói tài chính trị giá 8,3 tỷ đô la vào thứ Năm (5/3) để giúp ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ, AP đưa tin.
Gói tài chính được thông qua với số phiếu 96-1 và đang chờ Tổng thống Trump ký để thực thi. Thượng Nghị sĩ Rand Paul là người duy nhất từ chối gói tài chính này. Trước đó, vào ngày 4/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói tài chính với số phiếu 415-2.
Hiện COVID-19 đang diễn biến xấu tại Mỹ. Theo thống kê của Worldometers, tính tới 5h05 (giờ Hà Nội), ngày 6/3, Hoa Kỳ có 12 người chết vì nCoV (tăng 1 ca),  213 người nhiễm bệnh (tăng 55 ca), trong đó có 9 người đã hồi phục và 8 người đang ở tình trạng nguy kịch.
Chuyên gia Trung cng  tuyên b

Vũ Hán có th hết COVID-19 vào cui tháng 3

Thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát và là tâm điểm của dịch COVID-19 tại Trung cộng , có thể sẽ không còn người nhiễm nCoV vào cuối tháng này, Reuters hôm 5/3 dẫn nhận định của một chuyên gia y tế của chính phủ Trung cộng  có tên Zhang Boli.
Ông Zhang nói với tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSSTQ rằng, gần như tất cả các khu vực bên ngoài tỉnh Hồ Bắc đã kiểm soát được dịch COVID-19 vào cuối tháng trước. Ông đánh giá, các địa phương của Hồ Bắc, bao gồm Vũ Hán, sẽ đạt được thành tích như vậy vào cuối tháng Ba dựa trên các số liệu thống kê về diễn biến của COVID-19 tại địa phương, tuy nhiên không cho biết thông tin chi tiết.

Brazil hạ cấp độ quan hệ ngoại giao với chính phủ Maduro - Venezuela

Chính phủ Brazil của tổng thống thiên hữu Bolsonaro đã bắt đầu rút các nhà ngoại giao khỏi đại sứ quán và lãnh sự quán ở Caracas sau quyết định khi hạ cấp độ quan hệ với chính phủ cánh tả Maduro ở Venezuela, theo Reuters.
Trong một thông báo phát đi hôm 5/3, chính phủ Barazil yêu cầu 5 nhà ngoại giao và 11 nhân viên lãnh sự ở thủ đô của Venezuela trở về nước, bao gồm trong đó Tổng lãnh sự Elza de Castro và hai quan chức đại sứ quán.
Chính phủ của Tổng thống Bolsonaro cũng từ chối gia hạn thời gian làm việc tại Brazil cho đặc phái viên của chính phủ Maduro. Cũng như hơn 50 năm nước khác trên thế giới, chính phủ Brazil không thừa nhận chính phủ thiên tả ở Venezuela là hợp pháp

 





 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top