• Điểm tin Thế Giới ngày 15 tháng 5, 2020: Mỹ Báo Động Về Bệnh Hiếm Ở Trẻ Em, Có Thể Liên Quan Đến Covid-19

Tin Tức

• Điểm tin Thế Giới ngày 15 tháng 5, 2020

Mỹ báo động về bệnh hiếm ở trẻ em,
có thể liên quan đến Covid-19


Hôm qua, 14/05/2020, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của Mỹ CDC đã phát lời cảnh báo đến giới y tế ở Hoa Kỳ về một căn bệnh viêm hiếm ở trẻ em, có thể gây tử vong và rất có thể liên quan đến Covid-19.
Căn bệnh, mà CDC gọi là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ( MIS-C ) đã được phát hiện vào cuối tháng 4. Sau đó, cả trăm ca bệnh MIS-C đã được ghi nhận tại bang New York của Mỹ, trong đó có một số ca tử vong.
CDC yêu cầu là những người đã chữa trị hoặc đang chữa trị các bệnh nhân dưới 21 tuổi có những hiện tượng của bệnh MIS-C phải thông báo các ca nghi ngờ này cho cơ quan y tế địa phương. Các hiện tượng đó là sốt cao và viêm nhiều bộ phận cơ thể đến mức phải nhập viện, mà không thể chẩn đoán được, bệnh nhân có phơi nhiễm với virus gây bệnh Covid-19 hoặc đã được xác nhận nhiễm bệnh này.
Bệnh MIS-C có những triệu chứng tương tự như triệu chứng của bệnh Kawasaki, tức là bệnh viêm mạch máu cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ, mà nguyên nhân cho tới nay vẫn chưa được xác định.

Trả lời hãng tin AFP, bác sĩ nhi khoa Sunil Sood, trung tâm y tế dành cho trẻ em Cohen, New York, cho biết các triệu chứng nói trên dường như xuất hiện trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần sau khi trẻ bị nhiễm virus, khi trong người đã phát triển các kháng thể, tức là theo lẽ virus đã bị cơ thể khống chế.
Bệnh MIS-C lại càng bí ẩn ở chỗ là tại châu Á, kể cả tại Trung Cộng , nơi xuất phát dịch Covid-19, cho tới nay chưa có ca bệnh nào tương tự. Theo bác sĩ Sunil Sood, một số nhà nghiên cứu nêu lên khả năng là có những nguyên nhân liên quan đến gen.

TT Trump ‘rất thất vọng về Trung Cộng”

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/bqgLLFYQIPffDdOEabgEbDv53m8pcvIzdMHIlBDHCpdg1oyVVfU6dr-m8ZtGGhdQTqZTfkIicj__S4z7Yh8UkNcPiRLTAM4L-2K4vPx1eLEdeWOKab8HsCbrCg=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/screenshot_1-9-700x366.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump 
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm (14/5) cho biết ông rất thất vọng về Trung Cộng  và cảnh báo ông có nhiều biện pháp để đáp trả Trung Cộng  vì trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19.
“Tôi rất thất vọng về Trung Cộng ”, Tổng thống Trump cho biết trên chương trình FOX Business. “Đáng lẽ họ không bao giờ được để dịch bệnh này xảy ra. Tôi vừa mới ký kết được một thỏa thuận thương mại tuyệt vời, vậy mà giờ thì tôi không cảm thấy như thế nữa. Mực còn chưa ráo thì dịch bệnh đã tới”.
Tổng thống Trump cảnh báo rằng ông có nhiều biện pháp để đáp trả chính quyền Trung Cộng  vì trách nhiệm của Trung Cộng  liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Có rất nhiều điều chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ” với Trung Cộng , ông Trump tuyên bố. “Nếu bây giờ làm thế thì điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta sẽ tiết kiệm được 500 tỷ đô la nếu cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này”.
Tổng thống Trump cho biết ông có mối quan hệ tốt với Chủ tịch Trung Cộng  Tập Cận Bình: “Nhưng lúc này tôi không muốn nói chuyện với ông ấy. Tôi không muốn nói chuyện với ông ấy”.
Trước khi ông Trump đưa ra những bình luận trên, thông tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết Trung Cộng  cố tình trì hoãn cảnh báo thế giới về dịch COVID-19 để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu. Khi dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới, nhiều nước lâm vào tình trạng khan hiếm vật tư y tế và buộc phải mua hàng từ Trung Cộng  với giá cao.
Bình luận về việc Trung Cộng  không cho phép chuyên gia nước ngoài giúp đỡ khi dịch bệnh mới chỉ xuất hiện ở Trung Cộng , Tổng thống Trump nói với Fox Business: “Chúng tôi đã đề nghị được tới đó mà họ không cho. Họ không muốn chúng tôi giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng điều đó không vấn đề gì vì họ phải biết mình đang làm gì. Thế nên, đó là sự ngu ngốc, bất tài hoặc cố ý.”
Chính quyền Trung Cộng  đang đối mặt với sự giận dữ của thế giới vì tình trạng bưng bít thông tin, che giấu dịch bệnh, khiến virus corona lây lan từ Vũ Hán tới hơn 200 quốc gia, cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người, hàng chục triệu người mất việc làm, hàng tỷ người phải chịu các hình thức hạn chế khác nhau và nguy cơ thụt lùi về kinh tế trên toàn cầu.

Ngoại trưởng Mỹ: Trung Cộng  cần chấm dứt việc đánh cắp dữ liệu nghiên cứu về Covid-19


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 14/5 chỉ trích nổ lực của Trung Cộng  khi đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu Covid-19 của Washington.
“Mỹ lên án những nỗ lực của các chủ thể mạng và các đối tượng thu thập phi truyền thống có liên kết với Trung Cộng  nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ và dữ liệu liên quan tới hoạt động nghiên cứu Covid-19 của Mỹ”, ông Pompeo cho biết trong một thông cáo.
Ngoại trưởng Mỹ nói thêm rằng các hành vi trên không gian mạng của Trung Cộng  là “sự tiếp nối các hành động phản tác dụng của nước này trong đại dịch Covid-19”.
Những phát biểu trên của ông Pompeo được đưa ra sau khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm 13/5 ra thông cáo chung xác nhận FBI đang điều tra những vụ tấn công của các thế lực mạng Internet có liên hệ tới chính quyền Trung Cộng  nhắm vào các tổ chức Mỹ đang thực hiện các nghiên cứu về Covid-19.

FBI: tin tặc Trung Cộng  đánh cắp nghiên cứu về Covid-19



Trong thông cáo chung với Cơ quan An ninh Cơ sở Hạ tầng và An ninh mạng (Cybersecurity and Infrastructure Security Agency – CISA), FBI đã khuyến cáo các tổ chức Mỹ đặt tiêu chí an ninh mạng lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu nCoV. Diễn biến mới nhất đến trong bối cảnh Trung Cộng  đối mặt sự chỉ trích dữ dội trong việc xử lý dịch bệnh tại nội địa, khiến dịch bệnh cục bộ lan ra thành đại dịch toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người trên toàn thế giới, theo số liệu của Worldometer.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Nebraska ông Ben Sasse, gương mặt tiên phong trong làn sóng chỉ trích Trung Cộng , đã có những lời phát biểu mạnh mẽ dành cho lãnh đạo Trung Cộng  Tập Cận Bình khi được hỏi ý kiến về diễn biến mới nhất.
“Chủ tịch Tập là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, vừa phóng hỏa vừa muốn dập lửa để đóng vai anh hùng”, ông nói với trang Daily Caller. “Đảng Cộng sản Trung Cộng  sẽ không chừa thủ đoạn để đánh bại Mỹ trong vấn đề vắc-xin Covid-19, nhưng hoàn toàn không phải để cứu người mà chỉ cốt để tuyên truyền đánh bóng cho bản thân. Tính hợp pháp tại nội địa và sức ảnh hưởng trên trường quốc tế của ĐCSTQ là nhờ nói phét, trong đó họ tự tô vẽ bản thân như một vị anh hùng. Đây cũng chính là lý do họ bịa đặt số liệu, lan truyền thuyết âm mưu và bắt cóc những người “thổi còi” cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bệnh tại đại lục”.
Trung Cộng  đang phải đối mặt với núi bằng chứng ngày càng gia tăng chứng tỏ họ chủ đích che đậy mức độ nghiêm trọng dịch bệnh tại Vũ Hán và những nơi khác ở đại lục trước tai mắt thế giới. Tình báo Mỹ kết luận hồi tháng 3 rằng ĐCSTQ đã làm sai lệch dữ liệu về cả số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại Vũ Hán.

Trung Cộng  xét nghiệm 11 triệu dân Vũ Hán


Dân Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Cộng , xếp hàng chờ được xét nghiệm Covid-19 ngày 14/04/2020 REUTERS - ALY SONG
Khi phát hiện 1 ca nhiễm Covid-19 bất thường trong cộng đồng sau hơn một tháng tại Vũ Hán, Trung Cộng  lo sợ dịch quay trở lại, nên đã quyết định xét nghiệm toàn bộ dân cư thành phố 11 triệu dân trong những ngày tới. Chiến dịch trên quy mô lớn này, huy động từ các khu dân cư cho đến hệ thống y tế trong cả nước, sẽ kéo dài cả chục ngày.
Thông tín viên Liu Zhifan tại Trung Cộng  tường trình :
Xét nghiệm trên quy mô toàn thành phố từng là cái nôi của đại dịch đã được phát động. Trước nhiệm vụ lớn như vậy, các tổ dân phố lên tuyến đầu để giúp các cơ quan y tế.
Biện pháp đã được quyết định khi thành phố này phát hiện ca nhiễm đầu tiên kể từ hơn một tháng qua. Đó là một cụ ông 89 tuổi, được xác định không hề ra khỏi nhà từ khi dịch bùng phát. Bệnh nhân cũng không có biểu hiện nhiễm virus trước khi được xét nghiệm dương tính.
Để có thể phát hiện các ca nhiễm mà không có triệu chứng, Trung Cộng  đã nâng khả năng sản xuất các bộ dụng cụ xét nghiệm. Tháng trước, chính quyền cho biết có thể sản xuất mỗi ngày 5 triệu bộ xét nghiệm.
Dù cả nước mới vừa trở lại hoạt động bình thường, nhưng tất các tỉnh đều được huy động cho đợt xét nghiệm này, đầu tiên là Trung Cộng. Tại thủ đô, 67 phòng thí nghiệm có thể xử lý kết quả cho 48 nghìn xét nghiệm mỗi ngày.
Chính quyền trung ương lo sơ dịch quay lại, nhất là khi sắp đến ngày 22/05, ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội hàng năm. Hoạt động chính trị quan trọng trong năm này của chế độ Cộng Sản quy tụ hơn 3000 đại biểu từ khắp cả nước. Một ổ lây nhiễm mới sẽ làm đảo lộn sự kiện vốn đã bị dời lại hồi tháng 3, cao điểm của dịch.
Theo Reuters, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Cộng  Song Shuli hôm nay tuyên bố nước này sẽ đẩy mạnh xét nghiệm nCov và sàng lọc để ngăn chặn đợt bùng phát mới của dịch bệnh.
Gần đây, sự gia tăng các trường hợp mới nhiễm nCov ở Cát Lâm và Liêu Ninh, đã gây ra mối lo ngại mới cho Trung Cộng .

Đài Loan xây nhà máy chip 12 tỷ USD ở Mỹ

Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC, một trong những công ty chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, công bố sẽ chi 12 tỉ USD để xây một nhà máy sản xuất chip hiện đại tại Mỹ, tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm.
Các hãng tin Reuters, AFP, Thời báo New York… đều nhận định quyết định của TSMC là một “chiến thắng lớn” đối với Tổng thống Trump. Thời gian qua ông Trump đã hối thúc các nhà sản xuất chip lớn đến sản xuất tại Mỹ và nỗ lực thúc đẩy các chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu rời khỏi Trung Cộng . Nhà máy của TSMC đặt ở Arizone, dự kiến khởi công năm 2021.

EU dừng phân phối 10 triệu khẩu trang Trung Cộng  kém chất lượng



Lô khẩu trang được sản xuất tại Trung Cộng  

Với nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19, Ủy ban châu Âu tháng này đã bắt đầu phân phối khẩu trang cho các nhân viên y tế của các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU). Toàn bộ số khẩu trang trên được mua từ một nhà cung cấp Trung Cộng  thông qua một quỹ của EU.
Sau khi lô 1,5 triệu khẩu trang đầu tiên được chuyển đến 17 trong số 27 quốc gia thành viên của EU và Anh, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Lukasz Szumowski nói rằng 600.000 sản phẩm mà nước này nhận được không có chứng nhận của châu Âu và không đáp ứng được các tiêu chuẩn y tế.
“Chúng tôi đã quyết định dừng việc phân phối lô khẩu trang này”, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Stefan De Keersmaecker ngày 14/5 cho hay. “Sau đó, chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp cần tiến hành tiếp theo nếu những chiếc khẩu trang này thật sự có vấn đề về chất lượng”.
Theo ông De Keersmaecker, một quốc gia thành viên khác là Hà Lan, cũng phàn nàn về chất lượng của lô khẩu trang Trung Cộng .
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ xúc tiến bất kỳ hành động pháp lý nào cần thiết nếu cần”, ông De Keersmaecker nói.
Ông nói thêm rằng Ủy viên châu Âu phụ trách Y tế và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides đã cảnh báo các nước thành viên về chất lượng lô khẩu trang mà họ đã nhận được, đồng thời yêu cầu các nước phản hồi về chất lượng sản phẩm.
Tờ New York Post hồi đầu tháng 4 đưa tin, một viên chức hải quan của Trung Cộng  cho biết nước này đã xuất khẩu gần 4 triệu khẩu trang kể từ ngày 1/3. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã phàn nàn về chất lượng khẩu trang cũng như các thiết bị y tế khác của Trung Cộng , trong đó có Croatia, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ, Phần Lan, Anh, Mỹ.
Gần đây, Mỹ đã rút giấy phép xuất khẩu của hàng chục công ty sản xuất khẩu trang tại Trung Cộng , sau khi phát hiện nhiều khẩu trang N95 được sản xuất tại quốc gia châu Á này không lọc được 95% hạt bụi siêu nhỏ như tiêu chuẩn đề ra.

Tòa án Đức chống Liên hiệp âu châu


Tòa Bảo Hiến Đức ở Karlsruhe : Một định chế đầy quyền lực của Cộng Hòa Liên Bang Đức. © wikipedia

Tòa Bảo Hiến Đức ở Karlsruhe đã  gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị giữa hai vùng nam và bắc Liên Âu. Với cuộc khủng hoảng virus corona, Liên Hiệp Châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của liên minh. Tại tất cả các nước, các chỉ dấu kinh tế đều mang tín hiệu nguy cấp. Bối cảnh này đòi hỏi phải các giải pháp mạnh, tuy nhiên cũng lúc đó, cũng rất thuận lợi cho việc quan điểm mang tính giáo điều (về tài chính) của nước Đức trở lại, giống như trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp trước đây. Phán quyết của tòa án Đức, gây bàng hoàng tại châu Âu, bị lên án là tấn công vào các nền tảng của Liên Hiệp Châu Âu, vào tính độc lập của Ngân Hàng BCE và vị trí cao nhất về pháp lý của Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu. Hôm thứ Tư 13/05, thủ tướng Đức Angela Merkel đã có bài phát biểu tại Nghị Viện Đức, nhằm hóa giải nguy cơ xung đột.

Vùng euro cần « liên minh chính trị »

Thủ tướng Merkel đã phát biểu với các dân biểu Đức: « Chúng ta đừng quên rằng Jacques Delors đã nói trước khi đồng euro được đưa vào sử dụng: Cần phải có một liên minh chính trị, một liên minh tiền tệ thôi sẽ không đủ ».

Jacques Delors, chính trị gia Pháp theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa, từng là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong 10 năm (1985-1995), cũng là người là người sáng lập viện nghiên cứu về chính trị châu Âu Institut Notre Europe - Jacques Delors.Việc thủ tướng Đức đặt vấn đề hội nhập về chính trị của châu Âu lên hàng đầu cũng là điều mà tổng thống Pháp mong đợi từ nhiều tháng nay, đặc biệt trong hồ sơ củng cố sự gắn bó của khu vực đồng euro.

Trên thực tế, phán quyết của Tòa Bảo Hiến Đức và quan điểm trái ngược của thủ tướng Merkel cũng thể hiện mâu thuẫn trong chính nội bộ đảng CDU cầm quyền Đức. Bởi ứng cử viên số một kế nhiệm bà Merkel trong vị trí lãnh đạo đảng, ông Friedrich Mertz, không phản đối việc tòa án Đức chống lại phán quyết của Tòa án châu Âu. Chính trị gia Mertz được sự ủng hộ của nhiều cử tri Đức, vốn căm ghét Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bị cáo buộc là phung phí tiền tiết kiệm của người Đức. Nhật báo bảo thủ Bild mới đây gọi thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu nhiệm kỳ trước, chính trị gia Ý Mario Draghi là « Draghila », con quỷ hút tiền người Đức. Tuy nhiên, thủ tướng Đức không thể can thiệp vào lĩnh vực tư pháp. Bà Merkel đã chọn đề xuất thay đổi các hiệp ước của châu Âu, và thúc đẩy trở lại ý tưởng về quỹ chấn hưng của châu Âu, đã từng được Pháp đưa ra. Tuy nhiên, đối với nhiều người, bà Merkel dường như khó có thể làm được gì nhiều hơn, bởi bà chỉ là một lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ.



Theo Le Figaro cho dù phán quyết nói trên không trực tiếp liên quan đến các kế hoạch hỗ trợ tài chính của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu hiện nay, nhưng nó mang lại cho phía phản bác các phương tiện cần thiết để tấn công vào các biện pháp chống khủng hoảng mới do Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chủ trì. Hiện tại, đương kim chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bà Christine Lagarde bình tĩnh, tiếp tục theo đuổi con đường đã chọn, không đếm xỉa đến các thách thức của Tòa án Đức. Trong khi đó, nhìn từ phía nước Pháp, phán quyết của Tòa án Đức có thể coi như một « tín hiệu báo động » đối với các thành viên Liên Hiệp Châu Âu, buộc họ phải tăng cường phối hợp.

Hồng Kông: 3 năm tù, $50,000 tiền phạt
nếu nhạo báng quốc ca Trung Cộng

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/Ym59a9mujfbtKiQCbFSCad4Rdc9XA1t3fXD9wR_Z3u_KPBSTt091O-pQqJA-y-cG5du-ZanY2SgLVDEs19rnSC0Zg-Ag7LdaZsdN1u7oSsCJ0NRkOic=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/hong-kong-700x366.png
Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam
Theo HKFP, chính phủ Hồng Kông đã yêu cầu chủ tịch Ủy ban Hạ viện nối lại phiên làm việc thứ hai của Ủy ban về dự luật quốc ca gây tranh cãi.
Đề xuất dự luật này đã bị công chúng chỉ trích là một nỗ lực nhằm làm xói mòn quyền tự do ngôn luận, bằng cách hình sự hóa việc cố tình thay đổi và biểu diễn xúc phạm bài “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc” – quốc ca Trung Cộng  – với án phạt tới 50.000 đô la Hồng Kông và ba năm tù giam.
Phát biểu trước cuộc họp của chính quyền Hồng Kông hàng tuần vào ngày 12/5, đặc khu trưởng Carrie Lam nói rằng Tổng thư ký Matthew Cheung và các quan chức chính có liên quan đã viết thư cho quyền chủ tịch Ủy ban Hạ viện Starry Lee. Họ đã tham khảo ý kiến của Lee – chủ tịch đảng DAB thân Trung Cộng  – về việc ưu tiên thông qua một số dự luật nhất định, như được quy định trong các quy tắc về thủ tục của Hội đồng Lập pháp.
“Tôi nghĩ có tổng cộng 10 dự luật. Hai trong số các dự luật đã bị trì hoãn trong một thời gian rất dài, và chúng là dự luật quốc ca và dự luật (sửa đổi) về bằng sáng chế. Vì vậy, chúng tôi hy vọng hai dự luật này sẽ được ưu tiên trong việc nối lại lần đọc thứ hai của Hội đồng Lập pháp”, bà Lam nói.
Bà Lam nói thêm rằng tám dự luật còn lại có thể được xem xét lần lượt với “hy vọng” được Hội đồng Lập pháp xem xét và thông qua.
Dự luật quốc ca sẽ được trình bày tại Hội đồng đầy đủ từ ngày 27/5, theo thư chia sẻ với các nhà lập pháp từ Cheung.
Dự thảo luật quốc ca đã được trình bày tại cơ quan lập pháp và đã hoàn thành giai đoạn đọc lần đầu. Nó đang chờ nối lại lần đọc thứ hai tại phiên làm việc chung của Hội đồng Lập pháp.
Kể từ tháng 10/2019, Ủy ban Hạ viện – nơi xử lý các vấn đề nội bộ – đã bị tê liệt do không bầu được một chủ tịch và phó chủ tịch mới, dẫn đến sự tồn đọng của các dự luật.
Lee, với tư cách là quyền chủ tịch của Ủy ban Hạ viện, đã nắm quyền kiểm soát phiên họp hiện tại để giải quyết tồn đọng, trước sự phản đối của các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, những người coi chủ tịch thành viên Dennis Kwok mới là người có quyền chủ trì các phiên họp trước cuộc bầu cử chủ tịch mới.
Trung Cộng  đã buộc tội ông Dennis Kwok “có hành vi sai trái và vi phạm lời thề” vì ông đã trì hoãn và ngăn chặn thông qua các dự luật, dẫn đến một vụ ẩu đả trong Ủy ban vào ngày 8/5.
Trước đó, vào tháng 5/2019, chính phủ Hồng Kông đã thúc đẩy cơ quan lập pháp thông qua dự luật dẫn độ, gây ra những cảnh hỗn loạn tương tự trong Ủy ban, và theo sau đó là nhiều tháng bất ổn và biểu tình. Vào tháng 9/2019, bà Lam thừa nhận rằng bà đã “gây ra sự tàn phá không thể tha thứ”.
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/EDRXgoNwy_TomtWZvWw2ld2jSATyOm2fAsDouwQ5YEuygCc6TaGpM0Yx2BYPH6o3cBL-a1Z1MpXonFgERHZKUfBgYpKxoWnxhG9_KezvA4pd3rTFMew=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/05/nga-italy-700x366.jpg

Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cho Ý

BT Esper ủy quyền cho Bộ Quốc phòng vào ngày 20/4 cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ý, bao gồm vận chuyển thiết bị y tế, nhiên liệu hoặc thực phẩm, cung cấp vật tư y tế, với sự tham gia của các quân nhân Hoa Kỳ trong các hoạt động nhân đạo được thực hiện ở Ý, với các dịch vụ lâm sàng từ xa được cung cấp cho các cơ sở y tế của Ý, và các dịch vụ y tế cho bệnh nhân không nhiễm COVID-19 tại các bệnh viện Ý.
Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho chính phủ của ông vào ngày 10/4 – theo yêu cầu của Chính phủ Ý – cung cấp cứu trợ COVID-19 cho Ý, và hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra.
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giành cho Ý, một trong những đồng minh “thân cận nhất và lâu đời nhất của Hoa Kỳ”, sẽ không chỉ giúp Ý chống lại sự bùng phát virus Trung Cộng, mà còn chống lại các chiến dịch bóp méo và tung tin giả của Trung Cộng  và Nga, và làm giảm bớt nguy cơ tái nhiễm từ châu u vào Hoa Kỳ, ông Trump nói.
Viện trợ nhân đạo cho Ý sẽ thúc đẩy sự hiện diện của 30.000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ và các thành viên gia đình của họ ở Ý, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cũng như sức mạnh của lực lượng quân đội ở Hoa Kỳ, cũng như sự tham gia của họ trong nước đối phó với sự bùng nổ của virus ĐCSTQ, mệnh lệnh của tổng thống Trump nói.
Tướng Tod Wolters, chỉ huy Bộ Tư lệnh Châu Âu Hoa Kỳ và các chỉ huy khác trong khu vực được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Ý trong cuộc chiến chống lại COVID-19, Bộ trưởng Esper nói với tờ La Stampa.

Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan
trước lễ nhậm chức của bà Thái Anh Văn


Tàu khu trục USS McCampbell di chuyển qua eo biển Đài Loan hôm 13/

Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS McCampbell đã đi qua eo biển Đài Loan hôm 13/5, một tuần trước khi Tổng thống Thái Anh Văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai.“Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell di chuyển qua eo biển Đài Loan nhằm thực thi nhiệm vụ tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. McCampbell thuộc biên chế Hải đội khu trục hạm số 15, đơn vị khu trục hạm tiền phương lớn nhất của Mỹ và cũng là lực lượng mặt nước chủ lực của Hạm đội 7”, Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay (14/5) viết trên trang Facebook kèm hình ảnh con tàu.
Reuters dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết chiến hạm Mỹ đã đi về phía Nam và tiếp tục di chuyển theo hướng đó. Cơ quan này gọi đây là “một nhiệm vụ thông thường”.
Hoạt động trên của tàu chiến Mỹ diễn ra chỉ một tuần trước khi bà Thái Anh Văn làm lễ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2 vào ngày 20/5. Bà Thái đã giành chiến thắng khi tái tranh cử hồi tháng 1,cam kết sẽ bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan và đứng lên chống lại Trung Cộng .
Trong những tháng gần đây, cả Trung Cộng  và Mỹ đều tăng cường hoạt động quân sự gần Đài Loan. Mỹ nhiều lần điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, trong khi lực lượng không quân Trung Cộng  thường xuyên diễn tập gần hòn đảo.
Hôm 8/5, Đài Loan cho biết một máy bay Y-8 của không quân Trung Cộng  đã đi vào Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan trong thời gian ngắn, khiến Đài Loan phải điều máy bay cảnh báo phi cơ Trung Cộng  rời đi.
Đài Loan lên án các cuộc tập trận của Trung Cộng  là nỗ lực hăm dọa và nói với Trung Cộng  rằng họ nên tập trung nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19 hơn là đe dọa hòn đảo.

Mỹ – Nam Hàn chưa đạt thỏa thuận
về chi phí quốc phòng

Mỹ và Nam Hàn đang đàm phán một thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng, và thỏa thuận cần phải “hoàn toàn chấp nhận được” đối với cả Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Moon Jae-in, hãng Yonhap dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết hôm 14/5.
Mỹ yêu cầu Nam Hàn chi 1,3 tỷ USD mỗi năm, tăng gần 50% so với năm ngoái, trong khi Nam Hàn từ chối mức chi vượt quá 13%. Hiện có 28.500 binh sĩ Mỹ đóng quân ở Nam Hàn.

Tàu nạo vét của Trung Cộng  
bị Đài Loan truy đuổi ở Biển Đông

Tờ Forbes ngày 12/5 đăng các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 13/4, cho thấy nhiều tàu nạo vét tự hành được ví như “sát thủ môi trường biển” của Trung Cộng  – đang hoạt động không ngừng nghỉ trên Biển Đông. Nhiều tàu trong số này bị Đài Loan truy đuổi vì khai thác cát, đá bất hợp pháp.

Dịch châu chấu ở Yemen vẫn chưa kết thúc

Liên Hợp Quốc cảnh báo, cuộc chiến chống lại đàn châu chấu khổng lồ ở Đông Phi và Yemen “vẫn chưa kết thúc”, theo tờ The National ngày 12/5. Thời tiết thuận lợi và việc ngừng phun thuốc trừ sâu do chiến tranh ở Yemen, đã tạo điều kiện cho châu chấu sinh sôi, dẫn đến nguy cơ phá hoại mới do loài côn trùng này gây ra.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ước tính bầy châu chấu có thể lên tới hàng triệu con với sức ăn lương thực tương đương với khẩu phần của 35.000 người một ngày.

Mỹ xét việc Iran chuyển dầu cho Venezuela

Mỹ đang xem xét hành động đáp trả việc Iran chuyển hàng lô dầu nhiên liệu cho Venezuela, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 14/5. Mỹ “gần như chắc chắn” chế độ Nicolas Maduro đang trả Iran hàng tấn vàng để đổi lấy dầu, vị quan chức này cho biết.
Có ít nhất một tàu chở dầu đã lấy hàng tại một cảng của Iran và ra khơi tiến về phía Venezuela, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon hôm 13/5.
Iran và Venezuela là 2 quốc gia dầu lửa, đều là thành viên khối OPEC, cùng mâu thuẫn với Mỹ và phải chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn từ phía Washington.
 

Thượng viện Mỹ thông qua
dự luật bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ

Hôm thứ Năm, Thượng viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn dự luật yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump tăng cường các phản ứng trước cuộc đàn áp của Trung Cộng  đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Cộng , theo Reuters.
Mỹ quan ngại về tình trạng nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt kể từ sau báo cáo hồi tháng 8/2018 của Liên Hợp Quốc (LHQ), trong đó cho biết có hơn 1 triệu người Ngô Duy Nhĩ đang bị chính quyền Trung Cộng  giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương.
Các nhà điều tra lo ngại rằng dân tộc Duy Ngô Nhĩ đang đứng trước nguy cơ trở thành nhóm nạn nhân tiếp theo, sau các học viên Pháp Luân Công, bị chính quyền Trung Cộng  biến thành “ngân hàng nội tạng sống” cho ngành cấy ghép tạng phi pháp tại nước này.

Trung Cộng  phản đối gia hạn
cấm vận vũ khí đối với Iran

Hôm thứ Năm, Trung Cộng  đã phản đối kế hoạch của Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc gia hạn cấm vận vũ khí đối với Iran, khi lệnh cấm sẽ hết hạn tháng 11 năm nay. Reuters cho hay, nếu kế hoạch này của LHQ thất bại, rất có thể Hoa Kỳ sẽ tái áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt đối với Teheran.
Một quan chức Trung Cộng  tại LHQ viết trên Twitter rằng Hoa Kỳ không có quyền nới thêm thời hạn của lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, và nêu quan điểm rằng chỉ có tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 mà chính quyền Trump đã bác bỏ thì mới có thể tiến lên phía trước.
Vào thứ Tư, đặc phái viên của Hoa Kỳ về vấn đề Iran, ông Brian Hook, đã xác nhận việc Mỹ có kế hoạch gia tăng trừng phạt Iran, hai tuần sau khi một quan chức khác của chính quyền Trump tiết lộ Washington đã thông báo với Anh, Pháp và Đức về kế hoạch này.

Cuba trở lại danh sách QG ủng hộ khủng bố

Hoa Kỳ đang xem xét đưa Cuba trở lại danh sách các quốc gia tài trợ cho hoạt động khủng bố, một quan chức cao cấp của chính quyền Trump nói với Reuters hôm thứ Năm.
Vị quan chức Mỹ cho biết “lý do thuyết phục” khiến Hoa Kỳ cần đưa Cuba trở lại danh sách đen là Havana không từ bỏ việc ủng hộ chính phủ thiên tả Maduro ở Venezuela và nhóm phiến quân ELN ở Colombia.
Vị quan chức yêu cầu giấu tên cho biết thêm, việc đưa Cuba trở lại danh sách đen có thể sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, chấm dứt 5 năm quốc gia này được đứng ngoài danh sách.

Burundi trục xuất viên chức WHO



Tiến sĩ Walter Kazadi Mulombo, đại diện hàng đầu của WHO phụ trách xử lý Covid-19 tại Burundi 
Reuters đưa tin, chính phủ Burundi hôm nay đã xác nhận bức thư đề ngày 12/5 của Bộ Ngoại giao gửi cho đại diện hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách xử lý Covid-19 tại nước này, tiến sĩ Walter Kazadi Mulombo cùng ba quan chức khác, yêu cầu những người này phải rời khỏi Burundi trước ngày 15/5.
Bức thư tuyên bố, các quan chức WHO “không được chào đón” tại Burundi, song không nêu chi tiết.
Một quan chức giấu tên nói với AFP rằng, Bộ trưởng Y tế Burundi cáo buộc 4 quan chức của WHO có hành động “can thiệp không thể chấp nhận vào cách nước này ứng phó virus corona”.

Bão Vongfong đổ bộ Philippines, 200.000 dân sơ tán

Theo Reuters, giới chức Philippines sơ tán 200.000 dân khỏi các khu vực ven biển và miền núi do lo ngại lũ lụt và lở đất khi bão Vongfong đổ bộ.
Cơ quan thời tiết quốc gia cho biết, Vongfong, cơn bão đầu tiên tấn công Philippines trong năm nay, hôm nay đổ bộ phía Đông nước này với sức gió 155 km/h và giật 190 km/h.
Quan chức cơ quan ứng phó thảm họa các tỉnh cho biết họ đã yêu cầu sở giáo dục cho phép sử dụng thêm nhiều trường học làm nơi trú ẩn tạm thời. Những người được đưa đến nơi sơ tán phải đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19.
Giới chức cảnh báo hàng chục triệu người dân sống ở các khu vực thuộc đường đi của cơn bão cấp hai về khả năng mưa dữ dội và tình trạng sạt lở, nước dâng cao. Bão có khả năng ảnh hưởng đến thủ đô Manila.

Nhật Bản dỡ bỏ phong tỏa

Reuters đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 39 trên tổng số 47 tỉnh của quốc gia này. Tuy nhiên, Tokyo và Osaka vẫn sẽ duy trì các biện pháp hạn chế cho đến khi có biện pháp hữu hiệu khống chế dịch.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top