• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 12 THÁNG 5, 2020: VIRUS CORONA VÀ TRẺ EM , TT TRUMP KHÔNG MUỐN NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VỚI TRUNG CỘNG

Tin Tức

• ĐIỂM TIN THẾ GIỚI NGÀY 12 THÁNG 5, 2020

Virus corona và trẻ em 


Trẻ em lau rửa tay trước khi vào trường, tại Saint-Sebastien-sur-Loire, gần Nantes, Pháp, ngày 12/05/2020 REUTERS - STEPHANE MAHE


Ngày hôm nay, 12/05/2020, nước Pháp mở lại các trường mẫu giáo và tiểu học trong khuôn khổ kế hoạch dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa. Tuy việc mở cửa lại các trường được tiến hành một cách hạn chế và phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt về an toàn dịch tễ, nhiều giáo viên và phụ huynh vẫn rất lo ngại, nhất là vì chưa ai biết rõ về nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mọi người ở trường được yêu cầu rửa tay thường xuyên và lúc nào cũng phải tuân thủ các hành vi ngăn chận virus. Các thầy cô giáo được khuyên nên đeo khẩu trang. Các trường đều khống chế số học sinh trong lớp để bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các em. Vì sợ bị phản đối mạnh, chính phủ Pháp cũng để cho bố mẹ tự quyết định cho con đi học lại hay không, chứ không bắt buộc.

Nhưng các biện pháp đó vẫn không đủ để làm an tâm các phụ huynh cũng như các giáo viên. Các nghiệp đoàn giáo chức Pháp đã phản đối việc mở cửa lại các trường, nhất là vì theo khuyến cáo của Hội đồng khoa học, cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, các trường nên đóng cửa cho đến tháng 9. Vào đầu tháng 5, 332 thị trưởng ở vùng Ile-de-France, một trong những vùng bị dịch nặng nhất, cũng đã chỉ trích việc chính phủ cho mở lại các trường theo một lịch trình “không thể kiểm soát và phi thực tế ».

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ là virus corona chủng mới lây lan như thế nào ở trẻ em. Ngay từ đầu tháng 2, những nghiên cứu về các ca nhiễm Covid-19 nơi trẻ em đã đi đến kết luận là các em nhỏ ít bị nhiễm hơn nhiều so với người lớn. Nhưng người ta vẫn lo ngại về nguy cơ lây nhiễm từ trẻ em sang người lớn, nhất là vì các em nhỏ thường không có triệu chứng, cho nên rất khó được phát hiện. Ngay từ đầu mùa dịch, các chuyên gia đã sợ là trên thực tế có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và virus rất dễ lây từ các em nhỏ, như trường hợp của virus bệnh cúm.

Nếu như đa số các nghiên cứu đều cho thấy trẻ em ít bị nhiễm Covid-19 hơn người lớn, thì các nhà khoa học vẫn chưa biết lý do vì sao lại có hiện tượng này. Mặt khác, giới bác sĩ nhi khoa hiện đang đau đầu về một hiện tượng khác: số ca bệnh nặng ở trẻ em nghi là có liên hệ với Covid-19. Nhiều ca trẻ em mắc các triệu chứng gần giống với bệnh Kawasaki, ảnh hưởng đến tim, phổi và bộ tiêu hóa, đã được phát hiện ở Anh Quốc, Pháp, Bỉ và Ý. Việc căn bệnh rất hiếm này bổng dưng xuất hiện liên tiếp ngay giữa mùa dịch Covid-19 khiến các chuyên gia nghi là có sự liên hệ giữa hai căn bệnh, nhưng họ chưa thể xác định chắc chắc được. Trong tuần qua, có 3 trường hợp trẻ vị thành niên tử vong và 93 trường hợp khác với triệu chứng của Covid-19 nhập viện tại New York đã khiến cho giới khoa học gia đâu đầu vì những “bí ẩn” chưa thể giải đáp của Virus này.

NT Mỹ: Trung Cộng  và Bắc Hàn che đậy sự thật

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng “những điều tồi tệ xảy ra” ở Trung Cộng  và Bắc Hàn là hệ lụy của việc chính phủ ở hai nước kiểm duyệt thông tin, không cho người dân của họ tiếp cận sự thật, theo bản tin tối hôm thứ Hai của Yonhap.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình phát thanh “Chú trọng gia đình” của đài Christian, ông Pompeo than thở rằng một số nhà lãnh đạo Trung Cộng  và Bắc Hàn đã sử dụng tuyên truyền và thông tin sai lệch để đạt được quyền lực và địa vị xã hội.
Ngược lại với Trung Cộng  và Bắc Hàn, ông Pompeo cho biết, tại Hoa Kỳ, các phương tiện truyền thông ở thế chủ động, họ buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm, thậm chí có cả các công ty công nghệ đứng ở thế thao túng thông tin, ví dụ như Google, công ty này đôi khi làm những việc không “báo trước” để kiểm duyệt thông tin theo nhu cầu của họ.

TT Trump không muốn nối lại đàm phán với Trung Cộng

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (11/5) tuyên bố ông “không có hứng” với việc mở lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Cộng , trong bối cảnh Hoa Kỳ đang phải chịu tổn thất nghiêm trọng vì dịch viêm phổi Vũ Hán.
Reuters đưa tin, ông Trump đưa ra tuyên bố này tại một cuộc họp báo về tình hình COVID-19.
Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ việc tái khởi động thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Bắc Kinh hay không, như một số cố vấn Trung Cộng  đã đề xuất, Tổng thống Trump trả lời: “Tôi không có hứng. Chúng tôi đã ký một thỏa thuận. Tôi cũng đã nghe nói về việc đó – họ muốn mở lại các cuộc đàm phán thương mại để khiến nó trở thành một thỏa thuận có lợi hơn đối với họ”.
Hôm 8/5, ông Trump nói với Fox News rằng ông chưa quyết định liệu có tiếp tục duy trì thỏa thuận Giai đoạn 1 với Trung Cộng  hay không.

nhân viên Bạch ốc đeo khẩu trang

Nhà Trắng đã chỉ đạo các nhân viên làm việc ở phía tây của tòa nhà, nơi diễn ra các hoạt động hàng ngày của chính quyền Trump, phải đeo khẩu trang trong khi làm việc, trừ trường hợp họ ngồi một mình, theo Reuters.
Quyết định này được đưa ra sau khi cả hai nhân viên của Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Pence đều cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán vào tuần trước.
ABC News đưa tin, theo yêu cầu mới, các nhân viên phục vụ ở phía tây tòa nhà phải đeo khẩu trang và việc giao lưu giữa các bộ phận trong Nhà Trắng với khu vực này, bao gồm phòng Bầu dục và không gian làm việc của các cố vấn cao cấp, không được khuyến khích.

18 Tổng chưởng lý Mỹ kêu gọi hạ viện
điều tra Bắc Kinh giấu dịch


Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr tham gia Lễ thắp nến hàng năm lần thứ 31 tưởng niệm các nhân viên thực thi pháp luật khác đã chết trong quá trình làm nhiệm vụ tại Washington D.C. hôm 13/5/2019 
Tổng chưởng lý 18 tiểu bang Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo nghị viện điều tra vai trò của chính quyền Trung Cộng  trong việc lây lan Covid-19 ra toàn cầu – nỗ lực mới nhất trong chiến dịch buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo The Epoch Times.
Tổng chưởng lý tiểu bang là người đứng đầu cơ quan Tư pháp tại các bang. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, ở mức độ cao hơn, chính là Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ.
Bức thư, đề ngày 9/5, được gửi đến các nhà lãnh đạo lưỡng đảng của Hạ viện và Thượng viện cũng như các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện, kêu gọi các nhà lập pháp mở các phiên điều trần về vấn đề này. Giới chức các bang cũng chỉ trích chính quyển Trung Cộng  thiết lập “nhiều lớp vỏ lừa đảo” trong quá trình giấu dịch, dẫn đến một đại dịch “reo rắc sự hủy hoại” lên nước Mỹ.
“Các phiên điều trần Nghị viện nhằm tìm hiểu nguồn gốc COVID-19 và những nỗ lực của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Cộng  (ĐCSTQ) trong việc đánh lừa cộng đồng quốc tế là rất quan trọng đối với quốc gia của chúng ta”, bức thư có ghi. Bức thư được soạn bởi Tổng chưởng lý bang South Carolina ông Alan Wilson.
Bức thư xuất hiện trong bối cảnh chính quyền tổng thống Trump đang nghiên cứu cách thức dịch bệnh bùng phát ở Trung Cộng  đại lục. Trong khi đó, Ủy ban Chính phủ và An ninh nội địa Thượng viện đã mở cuộc điều tra riêng về nguồn gốc và phản ứng của chính quyền Trung Cộng  đối với đại dịch.
Trong bức thư, Wilson và các đồng sự đã lên án nỗ lực của chính quyền Trung Cộng  nhằm che giấu sự nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch vào giai đoạn đầu.
Các quan chức cũng chỉ trích các chiến dịch tuyên truyền và phát tán tin giả không ngừng nghỉ nhằm mục đích chuyển hướng chú ý toàn cầu khỏi trách nhiệm của ĐCSTQ đối với đại dịch.
“Những lớp vỏ lừa dối này đã bắt đầu vào năm ngoái với sự kiểm duyệt của các quan chức y tế Trung Cộng  và việc bóp nghẹt những lời phàn nàn của Đài Loan”, bức thư tiếp tục. “Chiến dịch che đậy tiếp diễn với việc trục xuất các cơ quan truyền thông nước ngoài và tăng cường tuyên truyền của Trung Cộng  nhắm vào thế giới phương Tây. Chiến dịch tuyên truyền này đã lan truyền thông tin sai lệch về Hoa Kỳ liên quan đến dịch bệnh (ví như Mỹ là nơi khởi nguồn Covid-19, theo một tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng  Triệu Lập Kiên)”.
Ngoài bang South Carolina, lá thư cũng có chữ ký của nhiều tổng chưởng lý các bang, tất cả đều thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm bang Alabama, Alaska, Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, Oklahoma, Tennessee, Texas và West Virginia.
Một số bang đã chọn tiến hành các biện pháp pháp lý. Vào tháng Tư, Missouri đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ đệ đơn kiện ĐCSTQ cho các hành vi bưng bít thông tin giai đoạn đầu của dịch bệnh. Không lâu sau, Tổng chưởng lý bang Mississippi bà Lynn Fitch chính thức công bố quyết định đệ đơn kiện buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho Covid-19.
Bức thư nói nhiều Tổng Chưởng lý các bang khác nhìn chung đang cân nhắc các động thái pháp lý tương tự. 
Bên cạnh đơn kiện của bang Missouri, có ít nhất 8 đơn kiện độc lập nhắm vào chính quyền Trung Cộng  – các đơn kiện tập thể tiềm năng – đệ trình lên tòa án liên bang Mỹ. 
Cuối tháng 4, Giám đốc tài chính bang Florida, ông Jimmy Patronis, đã gửi thư yêu cầu đến Đại sứ Trung Cộng  tại Hoa Kỳ ông Thôi Thiên Khải, yêu cầu Trung Cộng  bồi thường thiệt hại mà người dân tiểu bang này phải gánh chịu do đại dịch Covid-19. Patronis cho biết ông đã xem xét việc đóng băng các tài sản của người Trung Cộng  tại bang Florida để chi trả cho khoản bồi thường này.

Cố vấn thương mại Nhà Trắng: ‘Trung Cộng,
đã đến lúc phải kết toán hóa đơn rồi!’


Ông Peter Navarro (bên phải) phát biểu trên CNBC ngày 11/5

Cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, hôm thứ Hai (11/5) cho biết chính quyền Trung Cộng  sẽ bị trừng phạt vì trách nhiệm trong đại dịch Covid-19.
“Trung Cộng , đã đến lúc phải kết toán hóa đơn rồi”, ông Navarro khẳng định trong cuộc phỏng vấn với đài CNBC. “Vấn đề bây giờ không phải là trừng phạt họ, mà vấn đề là phải buộc họ chịu trách nhiệm, phải buộc Đảng Cộng sản Trung Cộng  chịu trách nhiệm”.
Ông Navarro nói tiếp: “Họ đã mang đến tổn hại to lớn cho thế giới và điều này vẫn chưa thấy điểm dừng. Chúng ta đã mất đến 10 nghìn tỷ USD để đánh trận chiến chống virus này”.
Tuy nhiên, ông Navarro từ chối đề cập đến việc liệu ông có đang tư vấn cho Tổng thống Trump áp các đòn thuế quan bổ sung đối với Trung Cộng , hoặc khả năng hủy bỏ thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà hai nước đã ký kết hồi đầu năm hay không.
Phát biểu hôm 10/5 trên Fox News, ông Navarro cho biết Tổng thống Trump đã “tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ và tốt đẹp nhất trên thế giới trong vòng ba năm qua”, vậy mà “Đảng Cộng sản Trung Cộng  đã phá hoại nó chỉ trong vòng 60 ngày” thông qua thủ đoạn giấu dịch.
“Chúng ta biết rằng bệnh nhân số 0 xuất hiện ở Trung Cộng  vào giữa tháng 11 năm ngoái. Xuất hiện ở chính Vũ Hán”, ông Navarro cho hay. “Trong 2 tháng tiếp theo, Trung Cộng  đã giấu con virus này khỏi tầm mắt thế giới đằng sau tấm lá chắn Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Và khi họ làm điều đó, họ cũng đồng thời cho phép các máy bay chở khách từ Vũ Hán, nhưng không phải tới các nơi khác của Trung Cộng , mà tới những nơi như New York và Milan, từ đó gieo rắc mầm bệnh cho thế giới mà rốt cục đã bùng nổ thành đại dịch toàn cầu”.
Ông Navarro tiếp tục lên án Trung Cộng : “Khi họ làm điều đó (giấu dịch), họ đã thu gom ồ ạt hầu như tất cả các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) trên toàn cầu, trong đó bao gồm hơn hai tỷ chiếc khẩu trang”.
Sự bùng nổ dịch COVID-19 trên khắp nước Mỹ đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt đồ PPE chưa từng có cho các chuyên gia y tế tuyến đầu. Ông Navarro đã chỉ trích Bắc Kinh trục lợi bằng cách bán lại với giá cắt cổ – đôi lúc gấp 10 lần giá thu mua – các đồ PPE.
Là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action (Chết bởi Trung Cộng : Đối mặt con rồng – Lời kêu gọi hành động toàn cầu)”, ông Navarro được đánh giá là một trong những nhân vật “chống Trung Cộng ” quyết liệt nhất trong chính quyền.

Nhật Bản kêu gọi 400 công ty sản xuất nội địa


Một phụ nữ Nhật Bản mua tích trữ khẩu trang 

Chính phủ Nhật Bản đã làm việc với hơn 400 doanh nghiệp của nước này nhằm tăng cường sản xuất nội địa các sản phẩm y tế và chấm dứt phụ thuộc vào Trung Cộng , Nikkei đưa tin.
Động thái của Tokyo diễn ra trong khi Nhật Bản phải lệ thuộc vào nguồn vật tư y tế nước ngoài để ứng phó với dịch viêm phổi có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Cộng .
Nikkei cho biết các nhà sản xuất Nhật Bản thường nhập khẩu khoảng một nửa số hoạt chất của họ từ Trung Cộng , Hàn Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm xáo trộn hoạt động thông quan trên toàn thế giới.
Một nhà giao dịch cho biết: “Việc giao hàng trước kia thường mất 4-5 ngày, thì giờ phải cần đến 3 tuần”.
Theo Nikkei, bộ kinh tế và bộ y tế của Nhật Bản đang tổng hợp thông tin về hơn 400 công ty tình nguyện tham gia sản xuất vật tư y tế, cùng với các nhà sản xuất hiện có. Danh sách này sẽ được cung cấp cho Hiệp hội Y khoa Nhật Bản và các bệnh viện để giúp họ nhanh chóng tìm thấy các nhà cung cấp các sản phẩm mà họ cần.
Nhật Bản là một trong số các quốc gia đang rời bỏ Trung Cộng  sau khi chính quyền Bắc Kinh bị sụt giảm uy tín nghiêm trọng vì tình trạng che giấu dịch bệnh, làm thế giới bỏ lỡ thời điểm vàng để ứng phó với Covid-19, khiến virus lây lan tới hơn 200 quốc gia, hơn 4 triệu người nhiễm và hơn 200.000 người tử vong.
Tháng trước Nhật Bản tuyên bố sẽ chi hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Cộng .


 

WHO:  không thể mời Đài Loan 
tham gia Hội nghị thường niên


Theo National Review, bất chấp kêu gọi từ Mỹ cũng như các quốc gia khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11/5 cho biết họ không thể mời Đài Loan tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sắp tới, sau khi Bắc Kinh tuyên bố rằng việc Đài Loan tham gia sẽ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Một Trung Cộng ”.
Ông Steven Solomon, quan chức phụ trách pháp chế của WHO hôm 11/5 đã giải thích với các phóng viên rằng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom chỉ có thể mời Đài Loan tham gia hội nghị khi các quốc gia thành viên ủng hộ điều này, khi đó ông Tedros mới có cơ sở và có thể là buộc phải làm vậy.
“Tuy nhiên, tình huống hiện tại không như thế. Thay vì bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng, các quốc gia thành viên có các quan điểm khác nhau và do đó, không có cơ sở nào – không phải là việc bắt buộc – để Tổng giám đốc mời Đài Loan tham dự”, ông Solomon tuyên bố.

TT Trump và đảng Cộng hòa quyên được
61,7 triệu USD quỹ tranh cử giữa mùa dịch

Theo The Hill, chiến dịch tái tranh cử tổng thống Trump và Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) đã quyên góp được 61,7 triệu USD trong tháng 4 và đang sở hữu 225 triệu USD tiền mặt.
Do dịch Covid-19, chiến dịch vận động của ông Trump phải chuyển sang hình thức trực tuyến, song mức tiền quyên góp cho nhóm ông Trump và RNC chỉ giảm nhẹ so với con số 63 triệu USD của tháng 3. Hiện tại, chiến dịch Tổng thống Trump và RNC đã gây quỹ được 742 triệu USD.
Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của cựu Phó tổng thống Joe Biden và Uỷ ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) quyên góp được 60,5 triệu USD trong tháng 4, giảm đáng kể so với con số 79 triệu USD của tháng 3. Nhóm của ông Biden và DNC không công khai họ tích luỹ được bao nhiêu cho đến cuối tháng 4.

Cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây – Trung cộng
ra tòa vì tội tham nhũng

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), ông Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư tỉnh uỷ Thiểm Tây – Trung Cộng , ra hầu toà hôm 11/5 với các cáo buộc lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ từ các nhà thầu, từ những người muốn chạy chức và muốn hưởng lợi trong kinh doanh.
Cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây và vợ bị cáo buộc đã nhận hối lộ số tiền 426 triệu tệ (60 triệu USD) và còn đồng ý nhận thêm 291 triệu tệ (41 triệu USD).
Phiên toà xét xử ông Triệu hôm 11/5 diễn ra trong bối cảnh kỳ họp Quốc hội thường niên của Trung Cộng  bị lùi lại đến 22/5 do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cháy bệnh viện Nga, 5 bệnh nhân Covid-19 thiệt mạng


RT đưa tin, 5 người chết sau khi đám cháy bùng lên lúc sáng nay tại Bệnh viện Saint George ở quận Vyborg, thành phố St. Petersburg, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, nguyên nhân có thể do chập điện máy thở.
Khói bốc ra từ tầng 6 của tòa nhà. Lính cứu hỏa được triển khai đến hiện trường và đám cháy được kiểm soát sau đó. Phát ngôn viên Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho biết 5 người chết là bệnh nhân Covid-19 đang được hỗ trợ thở máy. Khoảng 150 bệnh nhân và nhân viên bệnh viện đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Nguyên nhân sơ bộ của vụ cháy là do chập điện. Một nguồn tin nói với Interfax rằng đám cháy bùng phát từ một máy thở.

Trung cộng sẽ tập trận lớn ở Biển Đông
vào tháng 8


Vị trí màu đỏ là quần đảo Đông Sa 

Hãng Kyodo News của Nhật Bản hôm nay (12/5) đưa tin quân đội Trung Cộng  đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông vào tháng 8.


Taiwan News trích dẫn báo cáo của Kyodo News, cho biết Chiến khu Nam bộ (trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Cộng ) sẽ triển khai cuộc tập trận, với sự tham gia của nhiều thủy quân lục chiến, các tàu đổ bộ, tàu lượn và máy bay trực thăng. Kyodo cho biết đây sẽ là một cuộc diễn tập với quy mô lớn chưa từng có.
Báo cáo cho biết mục tiêu của cuộc tập trận là hy vọng một ngày nào đó Trung Cộng  sẽ chiếm được quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.
Kyodo News còn cho biết, Trung Cộng  cũng đang mở rộng các căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Taiwan News nhận định Bắc Kinh ngày càng muốn kiểm soát quần đảo Đông Sa, trong bối cảnh Hoa Kỳ liên tiếp thực hiện các cuộc diễn tập trong khu vực và tăng cường mối quan hệ với Đài Loan hay còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc.
Đáp lại kế hoạch tập trận của Trung Cộng , Thiếu tướng Lâm Văn Hoàng (Lin Wen-huang), Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND), tuyên bố Đài Bắc đã chuẩn bị và lên kế hoạch cho trường hợp bị Trung Cộng  tấn công.
Quần đảo Đông Sa nằm ở đông bắc Biển Đông, thuộc quản lý của thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, vì vậy cũng coi quần đảo Đông Sa là thuộc chủ quyền của Trung Cộng .
Giới quan sát nhận định chính quyền Trung Cộng  đang lợi dụng thời gian các nước bận ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán để gia tăng kiểm soát ở Biển Đông, một vùng biển có vị trí chiến lược và các tuyến đường thủy quan trọng của thế giới.

Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt Úc


Thịt nhập khẩu từ Úc bên trong một siêu thị Hồng Kông 

Trung Cộng  đã đình chỉ nhập khẩu thịt từ bốn nhà cung cấp thịt của Úc trong bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nước Lệnh đình chỉ diễn ra vài ngày sau khi Trung Cộng  công bố kế hoạch đánh thuế 80% đối với sản phẩm lúa mạch Úctheo AAP hôm thứ Ba (12/5).
Trung Cộng  là thị trường xuất khẩu thịt bò số một của Úc, với trị giá hơn 3 tỷ USD mỗi năm. Hội đồng Công nghiệp Thịt Úc đã giải thích nguyên nhân lệnh đình chỉ này là do vấn đề đóng nhãn chưa đúng quy cách.
“Mặc dù không mong muốn, chúng tôi đã đối mặt với các vấn đề kiểu này trước đây, và đang phối hợp chặt chẽ với chính phủ liên bang để giải quyết,” giám đốc điều hành Hội đồng Patrick Hutchinson nói.
“Đây là một vấn đề mang tính thương mại và tiếp cận thị trường và chúng tôi nhận chỉ đạo từ liên bang”.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham tỏ ra bất ngờ trước lệnh cấm. Ông nói với các phóng viên rằng, “Không hề có thông báo nào được đưa ra trước khi lệnh đình chỉ có hiệu lực ngày hôm nay.”
Quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Cộng  đã nhanh chóng xấu đi sau khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc Covid-19.
Đầu tháng, đại sứ Trung Cộng  tại Úc đã cảnh báo người dân Trung Cộng  sẽ xem xét lại việc mua thịt bò Úc nếu thủ tướng Morrison tiếp tục kêu gọi điều tra.
Bốn công ty cung cấp thịt – JBS Dinmore, JBS Beef City, Kilcoy và Northern Cooperative Meat Company – chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Úc.
Nghị sĩ liên minh Coalition George Christensen muốn triệu tập đại sứ Trung Cộng  để yêu cầu trả lời chất vấn của một ủy ban nghị viện về mối đe dọa tẩy chay thương mại.
 “Đã đến lúc phải lên tiếng trước sự thâm nhập kinh tế và tống tiền kinh tế của Trung Cộng  đối với chúng ta. Vậy là quá đủ rồi! Chúng ta cần phải có lập trường đối với chủ quyền quốc gia mình.”

Pháp thận trọng tái lập sinh hoạt
bình th
ường sau 8 tuần phong tỏa


Hành khách rời khỏi tàu tại nhà ga Saint-Lazare (Paris) ngày 11/05/2020. Mọi người đều đeo khẩu trang, đúng theo yêu cầu của chính quyền. REUTERS - CHARLES PLATIAU


Toàn nước Pháp vào hôm qua, 11 tháng Năm, đã bắt đầu ngày đầu tiên của thời kỳ hậu phong tỏa, ngày mà các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do đi lại và tụ tập áp dụng 8 tuần lễ trước đó để chống dịch Covid-19, bắt đầu được nới lỏng.

Nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa lớn: “Nước Pháp nhẹ nhàng tái khởi động”, bên trên bức ảnh cho thấy một đám đông hành khách đang rời khỏi xe lửa ở nhà ga Saint Lazare Paris vào lúc 8g30 sáng. Hình ảnh này bình thường ra không có gì lạ, nhưng điểm mới ở đây là tất cả các hành khách đều đeo khẩu trang, điều chưa từng thấy từ trước đến nay tại Pháp. Giới kinh doanh, những nhân viên làm công ăn lương hay các giáo viên đều trên đường trở lại nơi làm việc.

Theo báo Le Figaro, thành công của kế hoạch nới lỏng phong tỏa là điều cực kỳ quan trọng đối với chính quyền của tổng thống Macron, mà uy tín đang xuống rất thấp trong các cuộc thăm dò dư luận, trong bối cảnh tranh cãi bùng lên trên vấn đề để xẩy ra tình trạng thiếu khẩu trang và phương tiện xét nghiệm tìm virus.

Tuy nhiên, đối với Le Figaro, tiến trình đó không phải là không có khó khăn, nhất là khi cần phải áp đặt những quy định y tế chặt chẽ tại những nơi có đông người tụ tập. Ở các thành phố lớn, như ở Paris, các phương tiện giao thông công cộng đã chạy lại một cách suôn sẻ, việc mở lại các cửa hàng và trường học đã mang dưỡng khí trở lại cho đất nước, tuy nhiên tâm lý lo âu và thận trọng vẫn bao trùm.


Cần khởi động cuộc chiến nhằm phục hưng kinh tế

Có thể nói là nước Pháp đã thành công trong cuộc chiến ngăn dịch Covid-19, nhưng cần phải thắng tiếp một cuộc chiến khác cũng quan trọng không kém: Khôi phục kinh tế.
Bị phong tỏa trong hai tháng vô tận, nước Pháp bắt đầu hít thở lại, cuộc sống hàng ngày bắt đầu trở lại từng bước : có thể -gần như- đi lại bình thường, cửa hiệu mở lại, công trường, nhà máy hoạt động trở lại. Nhưng trên măt y tế, việc đình chỉ hoạt động của cả một nước, vì thiếu chuẩn bị, dường như là chọn lựa ít tồi nhất trước nạn dịch. Với hơn 26.000 ca tử vong đến nay, hệ quả rất nặng nhưng cũng đã được kềm hãm.

Có điều cái giá kinh tế thì lại vô cùng lớn. Để giảm cú sốc, chính phủ đã tung ra những phương tiện chưa từng thấy để hỗ trợ các xí nghiệp, và nhân công đột ngột bị mất việc làm. Hàng chục tỷ euro trợ giúp khẩn cấp đã khiến nợ nhà nước bùng nổ…
Có lẽ đó là cái giá phải trả để tránh sự sụp đổ hoàn toàn. Nhưng suy thoái nặng nề đang chờ đợi chúng ta, cũng như hàng loạt những vụ phá sản và nạn thất nghiệp tăng vọt.

Tương tự như đồng nghiệp Le Figaro, nhật báo Công Giáo La Croix cũng chạy tựa lớn trang nhất: “Một tiến trình khôi phục từng bước” để nói về bước đầu nới lỏng phong tỏa tại Pháp. La Croix đã gởi phóng viên đi khắp nơi để tim hiểu về tâm trạng của mọi giới, từ các đại biểu dân cử, giáo viên, cho đến các doanh nhân hay những người làm công ăn lương. Theo tờ báo Pháp, tâm trạng chung của mọi người là một sự phấn khởi xen lẫn tâm lý lo âu.

Dân Pháp chê cả chính phủ lẫn chính minh!
Trích dẫn một cuộc thăm dò dư luận mới nhất thực hiện tại 5 quốc gia châu Âu, nhật báo Pháp cho biết là có đến 66% người Pháp được  hỏi đánh giá là chính phủ Pháp đã không xử lý tốt cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, trong khi đó thì tại Anh Quốc, thì 63% người được hỏi lại đánh giá rằng chính phủ của họ đã làm tốt. Nghịch lý nằm ở chỗ là mọi người đều có thể nhìn thấy là việc xử lý khủng hoảng ở Anh có nhiều thiếu sót sai lầm hơn là ở Pháp, với số nạn nhân cao hơn.
Cuộc thăm dò kể trên còn cho thấy một giải thích khác qua sự kiện chính người Pháp tự đánh giá là mình đã không hành xử tốt trước tình hình, ngược lại với dân ở các nước châu Âu khác. Người Pháp như vậy là cũng không có đánh giá về chính mình tốt hơn là về chính phủ.

Theo La Croix, đây là hai mặt của một thói xấu của người Pháp: tính hay tự chê bai, từng dẫn đến nỗi ám ảnh về sự suy tàn của nước Pháp. Đối với La Croix, đã đến lúc người Pháp phải dứt bỏ tâm lý bi quan đó nếu muốn vươn lên.


Thời kỳ hậu phong tỏa là một thách thức đối với mọi quốc gia

Theo Le Monde, vào lúc mà mọi người đều muốn lật sang trang mới, khó khăn vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là việc còn rất nhiều điều chưa rõ về con virus SARS-CoV-2 và khả năng ngăn chặn dịch bệnh ngoài biện pháp phong tỏa. Giới nghiên cứu vẫn chưa biết rõ phương thức và mức độ lây nhiễm của con virus, cũng như tầm quan trọng của trẻ em trong việc truyền virus hay vai trò của nhiệt độ đối với hoạt động của virus.

Ngay cả vấn đề “khoảng cách an toàn” cũng không chắc chắn. Trong lúc Ý và Anh yêu cầu phải giữ khoảng cách 2 mét, thì Đức chỉ khuyên duy trì 1,5 mét, và Pháp 1 mét, đúng theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

Bên cạnh đó, nhiều tín hiệu cảnh cáo đã xuất hiện tại một số nước: Các ổ lây nhiễm mới tại Trung Cộng , như ở Vũ Hán và ở gần biên giới với Nga, các ca nhiễm mới tai quán bar ở Seoul, các trường hợp mới bùng nổ ở Nga, Brazil, quốc gia mà vào tháng Sáu có thể trở nên  tâm điểm mới của đại dích, tỷ lệ lây nhiễm tăng ở Đức, báo động mới tại Pháp, ỏ tỉnh Vienne và vùng Dordogne. Ở mọi nơi việc phục hồi sinh hoạt, tái lập quyền tự do đi lại, mở cửa biên giới đều là những thách thức kinh khủng.

Công luận nhiều nước đang lo ngại khả năng những đợt dịch mới, và  muốn giới lãnh đạo phải thận trọng. Tại Pháp chẳng hạn, theo một thăm dò của viện Ifop, 76% người dân cho rằng việc tháo gỡ phong tỏa phải được tiến hành từ từ. Còn ở Anh Quốc, việc thủ tướng Anh Boris Johnson thay khẩu hiệu “Hãy ở nhà” bằng “Hãy tiếp tục cảnh giác” đang gây phẫn nộ, trong bối cảnh nước này ghi nhận số tử vong cao nhất châu Âu.


Libération: Vết rạn nứt xã hội lộ rõ

Theo Libération, vào hôm qua, người ta lại ghi nhận một tình trạng từng được thấy trong suốt hai tháng phong tỏa vừa qua: Đó là tình cảnh nhiều người lao động, ngay từ sáng sớm, đã phải vội vã chen chúc nhau trên các phương tiện chuyên chở công cộng để đến chỗ làm, với nguy cơ bị lây nhiễm rất cao, và bên cạnh đó, có những người được yên ổn ngồi nhà làm việc từ xa.

Đối với tờ báo, tình trạng này một lần nữa, đã đặt ra câu hỏi về sự tương ứng giữa lương bổng với tính chất hữu ích cho xã hội, vì lẽ những người lao động “chân tay” mà ai cũng công nhận là rất cần thiết cho xã hội đó, lại có thu nhập thấp hơn giới “tinh hoa” lo việc tổ chức, quản lý, điều hành…


Thông điệp của giới chủ nhân Đức, Ý và Pháp

Nhật báo kinh tế Les Echos loan tin giới chủ nhân Đức, Ý và Pháp chủ trương một kế hoạch chấn hưng kinh tế châu Âu mang tính chất liên đới và có quy mô to lớn, tượng trưng cho 5% GDP mỗi năm. Đây sẽ là một tín hiệu mạnh gởi đến các chính phủ.

Nigeria: Đón khách trong dịch, hai khách sạn bị phá hủy

Các nhà chức trách của bang Rivers, Nigeria, đã ra lệnh phá hủy hai khách sạn vẫn mở cửa đón khách , vi phạm các quy định phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của chính phủ, BBC đưa tin hôm thứ Hai.
Thống đốc bang Rivers nói rằng nhiều người cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán là những người lưu trú ở các khách sạn của tiểu bang, tuy nhiên không cho biết cụ thể có bao nhiêu người trong số đó ở trong hai khách sạn bị phá hủy.
Các quản lý của cả hai khách sạn đã bị bắt, nhưng chủ sở hữu của một trong hai khách sạn này phủ nhận rằng khách sạn của ông đã mở cửa đón khách, vi phạm quy định phong tỏa của chính phủ.

Tấn công cảnh sát, 4 người Trung Cộng  ở Nepal bị bắt

Bốn du khách Trung Cộng  ở Nepal sẽ bị xét xử vì “hành vi bất hảo” sau khi những người này cùng với đồng hương của họ tấn công cảnh sát ở thủ đô Kathmadu vào thứ Sáu tuần trước, theo bản tin hôm thứ Hai của Phayul.
47 người Trung Cộng  bị mắc kẹt ở Nepal do lệnh phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã tổ chức một cuộc biểu tình để đòi được trở về nhà. Cảnh sát đã cố gắng đưa họ khỏi khu vực cấm, nhưng những người biểu tình Trung Cộng  phản ứng lại, xô xát xảy ra sau đó khiến 4 cảnh sát Nepal và hai người biểu tình bị thương.
“Những người biểu tình đã tập trung trước đại sứ quán Trung Cộng  và khu phức hợp của Tổng cục Du lịch Nepal”. Giám đốc cấp cao Kiran Bajracharya, người phát ngôn của Văn phòng cảnh sát đô thị Ranipokhari cho biết, “Họ đã không duy trì quy định giãn cách xã hội và cố gắng tiến vào khu vực cấm phía ngoài Singha Durbar [khu văn phòng của chính phủ Nepal], đó là thời điểm phát sinh đụng độ”.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top