• Điểm Tin Thế Giới ngày 1 tháng 5, 2020 NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG: MỘT THẾ GIỚI PHONG TỎA VÀ KHỦNG HOẢNG

Tin Tức

Các thành viên của liên hiệp công đoàn PAME Hy Lạp chuẩn bị biểu tình ở thủ đô Athens, ngày 01/05/2020 REUTERS - ALKIS KONSTANTINIDIS

Hôm nay 01/05/2020, là Ngày Quốc tế Lao động đặc biệt nhất từ trước tới nay, không có một cuộc tuần hành, mít tinh biểu dương lực lượng nào của người lao động trên khắp thế giới. Hơn nửa dân số thế giới sống trong phong tỏa, một nửa người lao động thế giới sống trong lo âu không có việc làm vì đại dịch virus corona, hoành hành từ 4 tháng qua.
Không thể có các cuộc tập hợp người lao động mừng ngày lễ lớn, các công đoàn ở nhiều nước kêu gọi các hình thức thích ứng với thời Covid-19 : huy động biểu tình ảo trên mạng xã hội, hay treo khẩu hiệu trước ban công, bên tòa nhà ở của mình.
Theo các công đoàn Pháp, đây cũng là dịp để mọi người biểu thị sự ủng hộ, biết ơn đối với những người lao động như các y bác sĩ, các nhân viên siêu thị vẫn tiếp tục làm việc trên tuyến đầu dịch bệnh, phục vụ cộng đồng bất chấp nguy hiểm của mình.
Ngày 1/5 năm 2020 là ngày kỷ niệm buồn cho người lao động Mỹ, nơi mà trận đại dịch virus corona không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 50 nghìn người mà cả công ăn việc làm của hơn 30 triệu người.
Tại châu Âu, vùng dịch lớn nhất thế giới, dịch Covid-19 đang kéo kinh tế của khu vực vào cuộc khủng hoảng, suy thoái chưa từng có từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cùng hàng triệu người lao động tạm thời mất việc. Từ nước Đức, đầu tầu kinh tế châu Âu, qua đến Pháp, Ý, Tây Ban Nha hay nhiều nước khác bị dịch nhẹ hơn nhưng đều có chung một bầu không khí ảm đạm lo âu, về bệnh dịch cũng như đời sống. Các chỉ số GDP đều sụt giảm không cưỡng lại được từ 3 đến 6% trong khi mà các hoạt động kinh tế còn lâu mới trở lại bình thường.
Một vài quốc gia ở châu Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam hay New Zealand dù đã bước đầu chế ngự được dịch Covid-19, nhưng các hoạt động vẫn chưa thể hoạt động trở lại bình thường. Nỗi ám ánh về làn sóng dịch trở lại cùng với nỗi lo âu đời sống kinh tế trong những ngày tới vẫn bao trùm trong ngày kỷ niệm của người lao động

Mỹ thiệt hại nặng về nhân mạng và kinh tế


Dân nghèo xếp hàng chờ nhận đồ ăn miễn phí do Hiệp hội Từ Thiện Thiên Chúa Giáo Brooklyn and Queens phân phát, Brooklyn, TP New York, Mỹ, ngày 24/04/2020 REUTERS - Mike Segar
Ngày 30/04/2020, tại Hoa Kỳ đã có thêm 2.053 bệnh nhân Covid-19 tử vong, và đây là ngày thứ ba liên tiếp dịch bệnh cướp đi mạng sống của hơn 2.000 người trong 24 giờ, theo ghi nhận của đại học John Hopkins. Như vậy, đã có gần 63.000 trong số trên một triệu người Mỹ bị nhiễm virus corona đã qua đời.
Dịch Covid-19 không chỉ là một tai họa về y tế mà còn đang tiếp tục tàn phá kinh tế Hoa Kỳ : hơn 30 triệu người lao động bị mất việc.
Số người đăng ký thất nghiệp tăng chậm lại so với hồi tháng 3/2020, nhưng các chuyên gia dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên, và có thể đạt đến 20% trong tháng Tư. Đây là mức cao nhất được ghi nhận tại Mỹ kể từ cuộc Đại Suy thoái của những năm 1930.
Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa từng bước tại khoảng 15 bang chưa đủ để khởi động lại kinh tế. Các ngành công nghiệp chật vật mở cửa trở lại. Phần lớn dân Mỹ không đi du lịch và giới hạn tối đa các khoản chi tiêu.
Theo thống kê công bố vào thứ Năm 30/04, chỉ số tiêu thụ của các hộ gia đình, vốn chiếm đến hơn 2/3 các sinh hoạt kinh tế, đã giảm 7,5% trong tháng 3 vừa qua".

Mỹ lên kế hoạch trừng phạt Trung Cộng


Tổng thống Trump và Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell
Chính quyền Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt hoặc yêu cầu bồi thường tài chính từ Trung Cộng  vì sự tắc trách của họ gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán trên phạm vi toàn cầu, theo thông tin từ bốn quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nói với Washington Post.
Các nguồn tin nói với The Washington Post rằng Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã thảo luận riêng về việc tước quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Cộng  – tức đặc quyền cho phép các quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay thuộc quốc gia khác.
Nếu Trung Cộng  bị tước bỏ quyền này, các cá nhân, tổ chức và chính phủ bị thiệt hại vì COVID-19 có thể khởi kiện chính quyền Trung Cộng  để yêu cầu bồi thường.

8 quốc gia yêu cầu Trung Cộng
bồi Thường  vì giấu dịch

(VOA) Trên thế giới đang nổi lên làn sóng mạnh mẽ truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Cộng c trong trận đại dịch virus Corona Vũ Hán.. 
Một số người cho rằng để đòi bồi thường là vô cùng khó khăn, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra phương án hiệu quả nhất và Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo thông tin tổng hợp, tính đến ngày 29/4, đã có người dân và quan chức của 8 quốc gia đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ, với tổng số tiền gần một trăm nghìn tỷ USD, tương đương với 7 năm GDP của Trung Cộng c. 
8 quốc gia này là:
1. Hoa Kỳ
Vào ngày 21/4, Tổng chưởng lý bang Missouri, ông Eric Schmitt đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Cộng c, ĐCSTQ, Ủy ban Xây dựng Y tế Quốc gia và Viện Virus học Vũ Hán. Ông yêu cầu các đơn vị này phải bồi thường về tính mạng và thiệt hại kinh tế cho bang Missouri vì đã gây ra dịch bệnh. Bang Missouri cáo buộc Trung Cộng c che giấu dịch bệnh, khiến bang này chịu thiệt hại kinh tế ít nhất là hàng tỷ đô la.
Vào ngày 22/4, Tổng chưởng lý của Mississippi, bà Lynn Fitch đã tố cáo ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang vì che giấu dịch bệnh và cáo buộc tích trữ thiết bị y tế, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm nhưng không đề cập đến số tiền bồi thường.
Vào ngày 18/3, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và là nhà sáng lập tổ chức “Freedom Watch”, ông Larry Klayman đã đệ đơn kiện tập thể gửi lên chính phủ liên bang ở Texas, cáo buộc chính phủ Trung Cộng c, ĐCSTQ và Viện Virus học Vũ Hán đã vi phạm hiệp ước quốc tế về vũ khí sinh học và yêu cầu bồi thường 20.000 tỷ USD.
Ông Klayman nói trong một tuyên bố: "Người dân Trung Cộng c là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không và cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc".
2. Anh
Vào ngày 5/4, Henry Jackson Society - nhóm chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng ĐCSTQ đã vi phạm luật pháp quốc tế, gây ra đại dịch toàn cầu và thiệt hại cho các quốc gia. Phí tổn để ứng phó với kinh tế của 7 nước công nghiệp lớn lên tới 3,2 nghìn tỷ bảng Anh.
Báo cáo khuyến nghị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thông qua 10 kênh pháp luật quốc tế, bao gồm Tòa án Công lý Quốc tế, để duy trì trật tự và quy tắc quốc tế. Số tiền của yêu cầu bồi thường là 6.500 tỷ USD.
3. Ý
Vào ngày 21/4, Ý đã thành lập một trang web thu thập chữ ký "Yêu cầu ĐCSTQ bồi thường". Ước tính số người tham gia ký đã hơn 500.000 người và yêu cầu bồi thường 100 tỷ Euro (tương đương 108 tỷ USD).
Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Codacons) của Ý đang xem xét đệ đơn kiện ĐCSTQ. Cortina d'Ampezzo, một khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng ở miền Bắc Italy, đã đệ đơn kiện Bộ Y tế Trung Cộng c và đòi bồi thường.
4. Đức
Vào ngày 15/4, tờ báo Bild của Đức đã đăng một bài báo cáo buộc ĐCSTQ không tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hành vi che giấu thông tin đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Bild liệt kê "hóa đơn virus" mà ĐCSTQ phải chịu: khoản bồi thường của ĐCSTQ cho các ngành công nghiệp khác nhau của Đức vào tháng 3 và tháng 4 đã được tính toán chi tiết. Tổng số tiền bồi thường phải là 149 tỷ Euro (tương đương 160,2 tỷ đô la Mỹ).
5. Ai Cập
Vào ngày 7/4, luật sư Ai Cập Mohamed Talaat đã đệ đơn kiện tại Đại sứ quán Trung Cộng c ở Cairo, kiện Chủ tịch Trung Cộng c Tập Cận Bình, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại 10.000 tỷ USD cho Ai Cập do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.
6. Ấn Độ
Hiệp hội Luật sư Ấn Độ gần đây đã kiện chính phủ ĐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường 20.000 tỷ USD vì che giấu dịch bệnh và gây ra đại dịch toàn cầu. Hiện tại, vụ việc đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas để khởi tố.
7. Nigeria
Tờ Daily Post của Nigeria đưa tin, đại diện nhóm các luật sư Nigeria, ông Epiphany Azinge đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 25/4, nói rằng các luật sư yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường 200 tỷ USD để bồi thường cho “thiệt hại về tính mạng, kinh tế, chấn thương, khổ nạn, xã hội loạn lạc, hành hạ về tinh thần và hủy hoại cuộc sống hàng ngày của người Nigeria".
Ông Azinge nhấn mạnh rằng họ đã đệ đơn kiện tập thể tố cáo chính phủ Trung Cộng c. "Chính phủ Trung Cộng c sẽ nhận được cáo trạng thông qua đại sứ quán ở Nigeria".
8. Úc
Tờ The Sun-Herald của Úc đưa tin rằng hơn 1.000 người Úc có kế hoạch đưa ra yêu cầu bồi thường đối với ĐCSTQ. Luật sư đi đầu kế hoạch này cho biết số tiền yêu cầu bồi thường vượt quá 10.000 tỷ đô la Úc (khoảng 6.500 tỷ USD). Ông Jeremy Alters, chiến lược gia của Tập đoàn Luật Berman, nói rằng nếu ĐCSTQ có phản ứng tức thì trước đại dịch, chắc chắn đã có thể thay đổi toàn bộ phạm vi ảnh hưởng của dịch bệnh đối với dân số toàn cầu.

Có khó để yêu cầu bồi thường? Ngoại trưởng Mỹ Pompeo: tự tin có thể khiến ĐCSTQ phải trả giá

Một số người cho rằng việc yêu cầu Bắc Kinh bồi thường là vô cùng khó khăn và vụ kiện không thể thực hiện được. Lấy hệ thống tư pháp Hoa Kỳ làm ví dụ, các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ chủ quyền ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số luật sư đã chỉ ra rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã tạo tiền lệ cho việc miễn trừ nước ngoài. Cũng lưu ý rằng một số đối tượng truy tố không phải là chính phủ Trung Cộng c, mà là trực tiếp nhắm tới ĐCSTQ, tránh vấn đề miễn trừ chủ quyền.
Tất nhiên, truy tố ĐCSTQ, có thể ĐCSTQ không đáp trả đơn kiện hay phớt lờ phán quyết của Tòa án Quốc tế. Đối với điều này, Giáo sư luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, ông James Kraska nói với VOA rằng trong trường hợp này, cách truy cứu trách nhiệm hiệu quả nhất là mỗi quốc gia đối chiếu Luật trách nhiệm nhà nước của Luật pháp quốc tế mà tiến hành ‘tự tính bồi thường’.
Anh, Hoa Kỳ và Úc đều đề xuất rằng nếu ĐCSTQ không bồi thường, họ sẽ tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Cộng c. Dân biểu Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Jim Banks cũng đề xuất rằng để thu hồi khoản bồi thường của ĐCSTQ, họ có thể xem xét không thanh toán hầu hết các trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ mà ĐCSTQ đã mua.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vài ngày trước rằng: "Tôi rất tin tưởng rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá cho hành động của họ, và (lực lượng thúc đẩy cho việc này) chắc chắn là từ Hoa Kỳ".
Tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết rằng số tiền bồi thường mà Hoa Kỳ yêu cầu từ ĐCSTQ sẽ cao hơn nhiều so với Đức. Ông nói: "Chúng tôi có nhiều cách để khiến họ (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm".
 

Kim Jong-un tái xuất hiện



Ảnh Kim Jong Un do hãng thông tấn Bắc Hàn phát tán vào tháng 3 khi ông Kim kiểm tra một mũi khoan quân sự.
SEOUL, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, đã xuất hiện trở lại trước công chúng vào thứ Sáu, tin do các cơ quan truyền thông Bắc Hàn đưa tin hôm thứ Bảy, chấm dứt ba tuần tin đồn rằng ông đang gặp nguy hiểm sau khi trải qua phẫu thuật tim.
Ông Kim xuất hiện tại một buổi lễ tại một nhà máy ở Sunchon. Tuy nhiên tin tức này chưa được phối kiểm do các hãng tin quốc tế.
Ông Kim, 36 tuổi, lần cuối xuất hiện công khai vào ngày 11 tháng 4. Suy đoán về sức khỏe của ông - và về việc ai sẽ tiếp quản đất nước sau khi ông Kim bỏ lỡ lễ kỷ niệm Ngày lễ lớn nhất của Bắc Hàn vào ngày 15 tháng Tư. Đó là ngày đánh dấu sinh nhật của ông nội ông, Kim Il-sung, người sáng lập Bắc Hàn.
Tin này cho biết ông Kim đã cắt băng khánh thành tại nhà máy mới hoàn thành. Tất cả những người tham gia một lần nữa nổ ra những tiếng reo hò ầm ĩ! Tin này cũng cho biết ông Kim đi quanh nhà máy, cùng với các viên chức cao cấp của Đảng Công nhân, trong đó có em gái duy nhất của ông, Kim Yo-jong.
Chính phủ Nam Hàn Quốc đã không bình luận về báo cáo này, nhưng tin này đã đẩy lùi lại những đồn đoán gần đây về Kim Jong Un. Bộ trưởng thống nhất của Nam Hàn, Kim Yeon-chul, đã tuyên bố trước đó những tin đồn về sức khỏe của ông Kim là tin giả mạo và có thể nói rằng ông tự tin rằng không có bằng chứng nào xác nhận tin đồn rằng ông Kim bị bệnh nặng.
 

Thủ tướng Nga nhiễm COVID-19


Trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Tổng thống Putin hôm thứ Năm, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nói rằng ông đã bị nhiễm virus Vũ Hán và sẽ tự cách ly, Fox News đưa tin.
Điện Kremlin cho hay, mặc dù mặc bệnh nhưng ông Mishustin sẽ vẫn làm việc từ xa thông qua điện thoại và các cuộc thảo luận trực tuyến.
Hiện Nga là vùng dịch lớn thứ 8 thế giới. Tính tới sáng 1/5 (giờ Việt Nam), Nga có 106.498 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 1.073 ca đã tử vong.
 

Bắc Kinh cản trở điều tra của EU về đại dịch

Chính quyền Trung Cộng  đã cố gắng cản trở các nỗ lực điều tra của Liên minh châu Âu (EU) đối với các chiến thuật của Bắc Kinh nhằm làm sai lạc thông tin trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell, lần đầu tiên thừa nhận việc này vào thứ Năm, theo SCMP.

Ông Josep Borrell cũng bác bỏ các cáo buộc của giới truyền thông rằng EU đã cúi đầu trước các mối đe dọa của chính quyền Trung Cộng  và thay đổi báo cáo của mình.

“Trung Cộng  có gây áp lực không? Hãy quan sát, rõ ràng và hiển nhiên Trung Cộng  thể hiện sự lo ngại khi họ biết thông tin về tài liệu [điều tra của EU]. Họ bày tỏ thái độ đó thông qua các kênh ngoại giao”, ông Borrell nói với Nghị viện châu Âu tại Brussels.

 

Bắc Hàn được yêu cầu phóng thích một nhà truyền giáo


Một tổ chức phi lợi nhuận của Kitô giáo đang kêu gọi Bắc Hàn trả tự do cho một người bị giới an ninh Bắc Hàn bắt cóc và giam cầm vì chia sẻ sách phúc âm, Fox News đưa tin hôm thứ Năm.
Tổ chức VOM Nam Hàn đã kêu gọi mọi người trên thế giới viết thư đề nghị Bình Nhưỡng phóng thích ông Jang Moon Seok, một Kitô hữu người Hàn gốc Hoa, bị Bắc Hàn bắt vì truyền giáo ở khu vực gần biên giới Trung-Triều.
Ông Todd Nettleton, phát ngôn viên cho VOM và là người dẫn chương trình của VOM Radio, nói với Fox News rằng ông Jang đã bị Bắc Hàn giam giữ suốt hơn 2000 ngày qua.
Ông Jang bị chính quyền Bắc Hàn bắt giam vào tháng 11/2014 và bị tuyên án 15 năm tù vì tội truyền đạo trái phép.
 

Ai Cập: bom Nổ, 10 người chết hoặc bị thương

Mười quân nhân Ai Cập, bao gồm một sĩ quan, đã thiệt mạng hoặc bị thương vào hôm thứ Năm khi một quả bom phát nổ trong một chiếc xe bọc thép ở phía nam thành phố Bir al-Abd, một phát ngôn viên của quân đội Ai Cập cho biết thông tin, theo Reuters.

Hiện chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ đánh bom. Tuy nhiên các nhóm tay súng trung thành với IS đang hoạt động ở khu vực biên giới Ai Cập bị nghi ngờ thực hiện vụ tấn công này.

Quân đội và cảnh sát Ai Cập đã phát động một chiến dịch lớn nhằm truy quét các nhóm chiến binh vào năm 2018, chiến dịch này tập trung vào Bán đảo Sinai cũng như các khu vực phía Nam và biên giới với Libya.
 

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa


Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng  Cảnh Sảng (phải), Tàu USS Bunker Hill 

Hãng tin USNI dẫn thông cáo của Trung tá Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cho biết, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill ngày 29/4 đã tuần tra ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Thông cáo nêu rõ, hoạt động này “khẳng định quyền hàng hải và tự do ở quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”. Một quan chức giấu tên của Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Bunker Hill đã di chuyển trong phạm vi 12 hải lý quanh Đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa.
Đây là lần thứ hai trong tuần tàu chiến Mỹ thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Trước đó, vào hôm 28/4, tàu khu trục USS Barry cũng tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thụy Điển muốn điều tra
nguồn gốc nCov và WHO

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Thụy Điển đang lên kế hoạch đề nghị EU điều tra nguồn gốc Covid-19.
“Khi tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu được kiểm soát, việc tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập nhằm tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của nCoV là việc quan trọng và hợp lý”, Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallegren viết trong báo cáo trình lên Quốc hội hôm 29/4.
“Một việc quan trọng nữa là điều tra toàn bộ quá trình xử lý đại dịch của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thụy Điển sẵn sàng nêu vấn đề này trong khuôn khổ hợp tác của Liên minh châu Âu (EU)”, bà Hallegren cho biết.
Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cũng cho rằng nên điều tra WHO sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.

Trung Cộng  tuyên bố không quan tâm
bầu cử Tổng thống Mỹ

Reuters đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng  Cảnh Sảng hôm nay tuyên bố Bắc Kinh không quan tâm việc can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ, sau khi ông Trump nói rằng Trung Cộng  sẽ làm bất cứ điều gì để khiến ông thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra vào tháng 11.
“Bầu cử Tổng thống Mỹ là vấn đề nội bộ, chúng tôi không quan tâm đến việc can thiệp vào điều này”, ông Cảnh tuyên bố.

Nam Hàn Quốc: lần đầu không có ca nhiễm

Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 4 ca nhiễm nCoV ngoại nhập và lần đầu tiên không báo cáo ca nội địa mới nào kể từ ngày 29/2. 4 ca nhiễm nCoV mới cũng là mức thấp nhất trong hơn hai tháng. Hiện Hàn Quốc ghi nhận 10.765 ca nhiễm Covid-19, trong đó 247 người đã tử vong.


Trẻ em: Nạn nhân mới của Covid-19

Ngày 27/04, các bệnh viện nhi đồng ở Paris thông báo tin này với bộ Y Tế nghi ngờ có quan hệ nhân quả với siêu vi SARS-CoV-2. Cùng ngày, hệ thống bệnh viện Nhà nước Anh cũng báo động về triệu chứng viêm Kawasaki. Libération nghỉ lễ nhưng kịp bổ sung thông tin mới nhất trên mạng : Bệnh viện công, qua cuộc họp báo chiều nay, xác nhận quan hệ nhân quả giữa Covid-19 và viêm cơ tim.

Từ ngày 15/04 đến nay, sau hai tuần ở Pháp, Bỉ, Anh, Ý, ẩn số đã được giải đáp. Tất cả 21 trẻ em nhập viện ở Paris bị suy tim bất thường đều có dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài suy tim, các bệnh nhân thiếu nhi còn bị viêm mắt, sưng ngón chân, bàn tay, vỡ da... gần giống như triệu chứng mà bác sĩ Nhật Kawasaki mô tả vào năm 1967.

Lợi dụng thời cơ thực hiện tham vọng bá quyền  


Dịch Covid-19 còn là cơ hội để nhiều nước biểu dương lực lượng. Cho dù chương trình tập trận tạm ngưng nhưng quân đội vẫn chứng tỏ đang ứng chiến.

Tháng Tư vừa kết thúc với một loạt hành động phô trương thanh thế trên khắp địa cầu về quân sự. Hùng hổ nhất Trung Cộng , sau khi gây sự với tàu Việt Nam và Nhật Bản, một hạm đội  Trung Cộng  với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã tiến vào vùng Biển Đông. Để cảnh cáo Trung Cộng , Mỹ đưa 5 pháo đài bay chiến lược đến đảo Guam, nhưng sau đó rút về, làm các nước châu Á lo âu.

Tại Trung đông, Iran có một số hành động hù dọa lực lượng Mỹ trong Vịnh Ba Tư trước khi phóng lên không gian một vệ tinh quân sự.



Hải quân Pháp, bị chỉ trích sơ suất để hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tê liệt vì siêu vi, khẳng định là lực lượng nòng cốt bảo vệ quốc gia.

Cũng tại châu Âu, Liên Minh NATO phải đưa máy bay lên ngăn chận hai chiến đấu cơ Nga hung hăng áp sát hàng không mẫu hạm Mỹ USS Donald Cook ở ngoài khơi Litva. Matxcơva cũng loan báo lần đầu tiên trong lịch sử thả lính dù xuống Bắc Cực từ độ cao 10.000 mét.
Câu hỏi đặt ra là châu Âu phải làm gì ngay bây giờ ? Trong khi Tây phương lo tìm khẩu trang, thì những cường quốc chiến lược như Trung Cộng , Nga và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì tầm nhìn xa, thúc đẩy quân bài của họ đi tới phô trương gân bắp. Đã đến lúc các nền dân chủ phải có chiến lược lâu dài, theo khuyến cáo của chuyên gia địa chính trị Bruno Tertrais.

thế giới mới hậu đại dịch: Mọi chỉ số đều xấu
Đại dịch Covid-19  tác động mạnh làm biến đổi môi trường địa chính trị một cách triệt để. Vậy thì, thế giới hậu đại dịch có tốt hơn thế giới hiện nay hay không ? Châu Âu phải làm gì trong thế giới đa cực đang chao đảo vì sự trỗi dậy của  Trung Cộng  ?  

Thứ nhất, trật tự thế giới xây dựng với ảnh hưởng của Mỹ từ sau Thế Chiến thứ hai, không còn thích nghi với tương quan lực lượng trong thế kỷ 21. Trước đại dịch, trật tự này đã lung lay rồi, có người nói nó lung lay từ khi thế giới Cộng sản sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên xô tan rã, Trung Cộng  vuơn lên làm chao đảo một thế cân bằng dựa trên tương quan lực lượng Mỹ-Liên Xô.

Khủng hoảng y tế cho thấy rõ là sức mạnh của Trung Cộng  làm tan vỡ hệ thống trật tự cũ. Thái độ chậm chạp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trì trệ báo động nguy cơ đại dịch với cộng đồng quốc tế cho thấy bàn tay của Trung Cộng  khuynh đảo cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cũng như chính sách can thiệp thường trực vào tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Xung khắc Mỹ-Trung lên đến mức hai bên chỉ lo tố cáo lẫn nhau gieo rắc siêu vi, hơn là tập trung năng lượng để lo sức khỏe cho công dân mình. Bài học khác, là Hoa Kỳ không đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo thế giới của thế kỷ 20. Từ vài năm gần đây, Washington ngày càng do dự.

Còn châu Âu ? Bị Mỹ bỏ rơi, bị Trung Cộng  dòm ngó, bị Nga hục hặc, châu Âu vẫn tin vào một thế giới đa cực .

Muốn vậy, cần phải xây dựng một thế giới hậu Covid-19. Phải bắt tay vào việc ngay từ bây giờ, tổ chức tái thiết kinh tế chung, trong tinh thần đoàn kết và dứt khoát, Le Monde kết luận.

“Liên Hiệp Quốc” là Biểu Hiện của  rối loạn


Một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An, New York, ngày 26/02/2020, trước khi Liên Hiệp Quốc tạm đóng cửa vì đại dịch Covid-19. AFP/Archivos

Ngay từ khá sớm, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại kể từ năm 1945. Từ nhiều tuần trước đó, toàn bộ thế giới đã rơi vào tình trạng náo loạn, virus corona mới khiến hàng chục nghìn người chết, hàng tỉ người phải sống trong tình trạng phong tỏa. Tuy nhiên, phải đến ngày 09/04, một cuộc họp qua cầu truyền hình đầu tiên về Covid-19 mới được tổ chức tại Hội Đồng Bảo An (HĐBA). Không hề có bức ảnh nào về cuộc họp đựợc công bố ngoài một bức chụp lại từ màn hình đăng trên Tweeter của đại sứ Đức, người đã nỗ lực vận động để tổ chức cuộc họp này.

Chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An tháng 4/2020 là Cộng Hòa Dominica. Kết quả của cuộc họp đầu tiên về Covid-19 của HĐBA là một thông cáo báo chí, được đại diện của Cộng Hòa Dominica đọc trong vòng 70 giây. ‘‘Hình ảnh mờ nhạt, đứt đoạn’’ của thông báo báo chí từ Hội Đồng Bảo An hôm đó là ‘‘một biểu hiện sống động cho tình trạng chắp vá của cơ chế điều hành toàn cầu hiện nay’’.

Trung Cộng  ngăn chặn thảo luận về Covid-19



Vì sao HĐBA lại phản ứng chậm trễ như vậy ? Một điều rất rõ ràng là ngay từ đầu tháng 3/2020, Trung Cộng , với tư cách chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An trong tháng, đã tuyên bố sẽ không tổ chức bất cứ thảo luận nào về đại dịch. Đại sứ Trung Cộng  Zhang Jun giải thích : không cần thiết phải tổ chức thảo luận, vì thế giới đang sắp sửa vượt qua dịch, ‘‘khi mùa xuân đến’’. Kết cục là trong tháng 3, HĐBA đã thảo luận về nhiều xung đột trên thế giới, nhưng lại không hề đả động đến đại dịch đang khiến toàn cầu chao đảo. Bắc Kinh đã tìm mọi cách đến ngăn cản các cường quốc ‘‘nhúng mũi vào dịch Covid-19 tại Trung Cộng , và những bê bối của nước này trong việc xử lý dịch bệnh này’’.

Việc Trung Cộng  làm chủ tịch luân phiên vào tháng 3 là yếu tố quyết định, nhưng lịch trình chủ tịch luân phiên là điều ngẫu nhiên trùng hợp. Le Monde lưu ý là sự bất đồng sâu xa khiến HĐBA bị tê liệt lại là điều không khó dự đoán, nếu nhìn vào xu thế suy yếu kéo dài của định chế tối cao của Liên Hiệp Quốc, có trách nhiệm bảo vệ an ninh toàn cầu.

Thành phần hiện nay của Hội Đồng Bảo An hiện nay không còn thể hiện cho sự cân bằng sức mạnh của thế giới như ba phần tư thế kỷ trước, ''Hoa Kỳ rút lui khỏi vị trí lãnh đạo’' trong lúc ‘'Trung Cộng  chỉ coi cơ chế đa phương quốc tế, như một công cụ thống trị’'. Trong bối cảnh này, cuộc khủng hoảng Covid-19 chỉ là ‘‘chiếc kính phóng đại’’ làm cho toàn bộ thế giới thấy rõ hơn các bế tắc, mâu thuẫn xưa cũ như phân tích của nhà luật học Serge Sur, Đại học Panthéon - Assas, Paris.

Theo nhà chính trị học Thomas Gomart (IFRI), kể từ khi xung đột Syria quốc tế hoá, từ năm 2014, Hội Đồng Bảo An đã thể hiện rõ sự bất lực, với việc Trung Cộng  và Nga liên tục sử dụng quyền phủ quyết. Định chế tối cao bảo vệ an ninh toàn cầu chỉ còn là nơi đối đầu giữa các đại cường. Sự tê liệt của Hội Đồng Bản An, sự rút lui của Mỹ, để lại nhiều khoảng trống cho Bắc Kinh. Nhà chính trị học Gomart chỉ ra sự mâu thuẫn của Hoa Kỳ và phương Tây nói chung, một mặt khẳng định vai trò của LHQ, mặt khác lại rút dần các đóng góp về tài chính.

Nỗ lực cứu vãn cơ chế đa phương


Chính trong bối cảnh này, các nỗ lực ngoại giao của Pháp và một số ít quốc gia, cố gắng duy trì một số hợp tác tối thiểu. Trong hậu trường, tổng thống Pháp Macron đã nỗ lực vận động 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An ủng hộ sáng kiến của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngừng bắn toàn cầu, để tập trung vào dịch bệnh. Một nghị quyết không mang tính cưỡng chế, kêu gọi bảo vệ cơ chế đa phương, đoàn kết toàn cầu trước đại dịch, theo sáng kiến của 6 nước, trong đó có Na Uy, Ghana và Thuỵ Sĩ, đưa ra Đại Hội Đồng LHQ, được thông qua với 193 phiếu vào ngày 02/04, một tuần trước khi Hội Đồng Bảo An nhóm họp về Covid-19.

Hội Đồng Bảo An hoàn toàn bất lực, Bắc Kinh ngăn chặn quốc tế tập hợp nỗ lực chung đối phó với đại dịch, nhưng tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới rất cần đến một cơ chế hợp tác đa phương. Cơ chế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề rất cần đến sự chung tay của các thế lực đang trỗi dậy, để phục hồi và cải thiện. Theo Le Monde, không thể trông chờ ở việc cải tổ HĐBA, khả năng hành động hiện nay đang nghiêng về phía các thế lực khu vực, như Liên Âu, Ấn Độ, Nam Phi hay Brazil, với sự tham gia mạnh mẽ của xã hội dân sự. Thiết lập được các liên minh đa dạng như vậy mới hy vọng có thể trả lời được các thách thức lớn của nhân loại hiện nay : Khí hậu, quyền con người, y tế.  

Trung Cộng  muốn ‘‘sang trang khủng hoảng’’
Tại Trung Cộng , nhiều người nhìn nhận có dấu hiệu tình hình đã trở lại bình thường. Việc Bắc Kinh triệu tập họp Quốc Hội, sau nhiều thảo luận nội bộ, cho thấy chính quyền Trung Cộng  tin tưởng là khống chế được dịch, và có thể bắt tay vào công cuộc chấn hưng kinh tế.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh, không khí trong nội bộ chính quyền Trung Cộng  vẫn ‘‘rất căng thẳng’’.  Việc bắt giữ viên thứ trưởng Công An Tôn Lập Quân (Sun Lijun), được thông báo hôm Chủ Nhật 26/4, tiếp theo vụ bắt giam Nhậm Chí Cường, một thành viên nổi tiếng về các ý kiến khác biệt trong Đảng, cho thấy lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình không dễ dàng duy trì quyền lực độc tôn.

Theo Le Figaro, vấn đề hàng đầu đối với lãnh đạo nhiều địa phương Trung Cộng  hiện nay là không để bị Trung ương áp đặt chỉ tiêu tăng trưởng quá cao, rất khó đạt được, do nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh, và sự thận trọng của người tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại, mà Hắc Long Giang là một ổ dịch mới. Toàn bộ người từ bên ngoài vào Trung Cộng  hiện vẫn phải cách ly. Hoạt động tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn còn chưa trở lại bình thường, với giao thông hiện chỉ bằng phân nửa so với trước.

Nhà văn Fang Fang: ‘'Nạn nhân mới nhất của chủ nghĩa dân tộc Trung Cộng ’’


Nhà văn Phương Phương (Fang Fang), nạn nhân mới nhất của chủ nghĩa dân tộc Trung Cộng  là một bài viết đáng chú ý khác trên Le Figaro. Nhà văn Phương Phương, trở nên nổi tiếng, được ngưỡng mộ khắp nơi, cách nay ít tuần, với các ghi chép mô tả cuộc sống hàng ngày trong thời gian hai tháng phong tỏa tại Vũ Hán. Giờ đây, cũng nhà văn này đang trở thành đối tượng của các dòng Tweet đầy thù hận, đe dọa giết hại tại Trung Cộng . Những người lên án bà, gọi bà là ‘‘kẻ phản bội tổ quốc’’.

Tại sao lại là phản bội tổ quốc ? Những dòng ghi chép thuật lại cuộc sống tại thành phố Vũ Hán bị phong toả của Phương Phương đi ngược lại với quan điểm mà chính quyền Trung Cộng  đang muốn biến thành chính thức: đó là chính quyền đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh, và không hề có trách nhiệm gì về các thảm họa tại Vũ Hán, tại Hồ Bắc. Một blogger viết : ‘‘Chính quyền đã hết sức cố gắng với bên ngoài để khiến cho người dân Trung Cộng  được trắng án, thế mà bà, với ngòi bút của bà, bà đã lôi cả đất nước xuống vực thẳm’’.

Riêng việc tác phẩm của Phương Phương được dịch ra tiếng nước ngoài đã bị nhiều người lên án là phản bội. Hiện giờ nhà văn phải từ chối các phỏng vấn của mọi đài báo nước ngoài, để không cho những người thù hận có cớ để tiếp tục tấn công. Theo Le Figaro, từ nhiều tháng nay, chính quyền Trung Cộng  đã để cho trỗi dậy một làn sóng dân tộc chủ nghĩa đầy thù hận nhắm vào phương Tây.

Theo một giáo sư chính trị học Trung Cộng  xin ẩn danh, thì để phủi bỏ nguyên nhân để dịch Covid-19 bùng phát là do Đảng, chính quyền Trung Cộng  phải tìm mọi cách chĩa mũi  ra bên ngoài. Theo ông, ‘‘chủ nghĩa dân tộc thù hận như vậy không phải là mới tại Trung Cộng , cái đặc biệt hiện nay là quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình phải được bảo vệ bằng mọi giá. Ông ta phải là người không được mắc sai lầm’’.

Con đường tơ lụa mới của Trung Cộng  nhiễm virus corona


Một xưởng dệt may ở phía bắc tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng , ngày 29/04/2020. AFP - STR

(RFI) Siêu vi corona thách thức tham vọng « Vành đai - Con đường » của Trung Cộng , bao phủ khắp ba lục địa Á, Âu, Phi và hai phần ba dân số địa cầu. Những thiệt hại khổng lồ về kinh tế do dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Cộng , cùng với tình trạng phong tỏa, hạn chế mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên hầu khắp thế giới khiến dự án bá chủ của Bắc Kinh bị tác động nghiêm trọng.


Tác động thứ nhất liên quan đến tiến độ các công trình trong dự án. Ngay từ tháng 02/2020, sau Tết Nguyên đán, hàng loạt dự án trong khuôn khổ « Vành đai - Con đường » đã bị tạm ngừng hoặc giãn tiến độ do Trung Cộng  phong tỏa đối phó với dịch Covid-19 ở trong nước. Sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng bị tác động, nhân công Trung Cộng , nếu đến được nước sở tại (Sri Lanka, Pakistan, Malaysia, Indonesia, Cam Bốt, Thái Lan…), bị cách ly 14 ngày, đã làm chậm tiến độ của các dự án. Tình hình này sẽ chưa được cải thiện trong thời gian sắp tới vì cho dù Trung Cộng  đã « chiến thắng dịch bệnh » nhưng đến lượt cả thế giới đang chống chọi với virus corona.

Tác động thứ hai liên quan đến khả năng « vung tiền » của Bắc Kinh trong tương lai. Virus corona đã làm tăng trưởng của Trung Cộng  trong quý I/2020 giảm 6,8% (GDP năm 2019 là 6%). Thiệt hại này chắc chắn sẽ hạn chế khả năng tài chính của Trung Cộng  cho các dự án lớn ở nước ngoài vì Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc với chi phí cho y tế cộng đồng và tái thiết kinh tế trong nước.

Sắp tới, các chủ nợ Trung Cộng  sẽ chỉ có thể tái đàm phán nợ với các nước vay vốn và « sẽ không cấp những khoản tín dụng khổng lồ như từng thấy trong quá khứ, ví dụ một dự án lớn về đường sắt, cảng biển hoặc đập thủy điện », theo nhận định với báo mạng Deutsche Welle (17/04) của bà Agatha Kratz, thuộc văn phòng tư vấn Rhodium Group ở New York.

Thực ra, virus corona chỉ là yếu tố tác động mới trong Sáng kiến Vành đai - Con đường. Trước khi xảy ra dịch, dự án đầy tham vọng này đã bị ảnh hưởng vì tăng trưởng kinh tế Trung Cộng  đã chững lại và nhiều ngân hàng bắt đầu giảm tín dụng cho các công trình trong dự án Con đường tơ lụa mới. Ngoài ra, công luận Trung Cộng  có thể sẽ chỉ trích việc đầu tư ra nước ngoài thay vì chấn hưng kinh tế, bảo đảm đời sống cho người dân.

Một ý khác được chuyên gia Kratz nêu lên, đó là « một trên 5 đô la mà Trung Cộng  cho vay có khả năng gặp khó khăn. Nếu thêm yếu tố Covid-19, thì sẽ phải nhận ra rằng cần phải cải thiện mô hình và chất lượng các khoản tín dụng ».

Đây là một thách thức rất quan trọng, vì, theo thẩm định của công ty khai thác mỏ BHP, được Deutsche Welle trích dẫn, tổng chi phí cho các công trình liên quan đến Sáng kiến Vành đai - Con đường của Trung Cộng  có thể lên đến gần 1,3 nghìn tỉ đô la trong vòng 10 năm, đến 2023, cao gấp 7 lần Kế hoạch Marshall cứu châu Âu sau Thế Chiến II.

‘‘Ba điều kiện để Pháp ra khỏi phong tỏa”
Trở lại tình hình nước Pháp, với việc giai đoạn ra khỏi phong tỏa đầy gian nan, nhật báo Le Monde chú ý đến việc thủ tướng Edouard Philippe đưa ra hàng loạt các điều kiện để bảo đảm một làn sóng dịch thứ hai không xuất hiện. Xã luận Le Monde có bài ‘‘Ba điều kiện để ra khỏi phong tỏa thành công’’ nhấn mạnh đến ba chủ thể chính: Chính quyền, đại diện dân cử địa phương và các công dân.

Về phía chính quyền, cần bảo đảm cung cấp các phương tiện thiết yếu bảo đảo an toàn, khẩu trang, xét nghiệm, việc sử dụng xét nghiệm cũng như việc truy tầm người nhiễm virus, tổ chức cách ly phải tuân thủ các khuyến cách của giới khoa học. Các dân biểu địa phương có vai trò hỗ trợ rất lớn, đặc biệt trong việc tổ chức mở lại các trường học. Các công dân bình thường có vai trò quyết định trong việc tuân thủ các khuyến cáo về bảo đảm an toàn y tế, những người bị nhiễm virus thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp. Tóm lại, tất cả phải cùng nỗ lực, không thể trông đợi mọi thứ từ Nhà nước.

Dân Chúng Pháp Bất bình vì bị chính quyền coi nhẹ


Trong khi đó, bài xã luận của Le Figaro, với tựa đề ‘‘Trách nhiệm tập thể’’, tỏ ra rất bất bình với thái độ bị coi là khinh thường của chính quyền đối với 60 triệu người dân Pháp, với rất nhiều khuyến cáo, khuyến nghị, trong lúc bản thân chính quyền không chuẩn bị và cung cấp các phương tiện cần thiết, đặc biệt là khẩu trang, xét nghiệm, phương tiện định vị người nhiễm virus.

Theo Le Figaro, chính quyền không cần phải dạy khôn người dân, không cần phải nhắc đi nhắc lại là cần học cách sống chung với virus, bởi từ 45 ngày nay, cả ngày lẫn đêm, trên tất cả các phương tiện truyền thông, mọi người ''đã phải sống chung với thực tế đáng nguyền rủa này''.

Tóm lại, Le Figaro kết luận, công dân Pháp là ''những người tự do và có trách nhiệm'', và họ chắc chắn ''sẽ chung sống được với virus, trong cuộc sống kinh tế, xã hội, văn hoá và tôn giáo''. Vẫn Le Figaro dẫn kết quả thăm dò dư luận do Odoxa-Dentsu Consulting thực hiện, cho biết 55% không tin vào chính phủ sẽ dẫn dắt thành công việc ra khỏi phong tỏa (giảm 7% so với tuần trước).  

Về phần mình, La Croix, trong bài xã luận ‘‘Đức tin sau ngày 11/05’’, phàn nàn về việc chính phủ sẽ chỉ cho phép các hoạt động tín ngưỡng nối lại từ ngày 02/06. Nhật báo Công Giáo phê phán thái độ thiếu coi trọng của chính quyền đối với các tôn giáo, cụ thể là với những tín đồ Công Giáo mộ đạo, ‘‘hiện chỉ còn là một thiểu số nhỏ trong xã hội Pháp’’.

Tuy nhiên, La Croix cũng nhấn mạnh là các tín đồ Công Giáo, thay vì phẫn nộ, hãy coi đây là dịp để chứng tỏ đức tin. Không nhất thiết phải tổ chức thánh lễ trong thời gian trước 02/06. Đây cũng là một cơ hội để bày tỏ tình  huynh đệ, sự chia sẻ, với những người đang trong cảnh ngộ khó khăn, những ai đang phải sống cô đơn.


 

vấn đề nan giải khi muốn mở lại trường


Một phòng học của trường Quốc tế Song ngữ (International Bilingual School, EIB) ở Paris trong thời gian phong tỏa vì dịch Covid-19, ngày 20/03/2020. Ảnh minh họa. REUTERS - Gonzalo Fuentes

Sau gần hai tháng ở nhà để phòng dịch Covid-19, học sinh mầm non và tiểu học tại Pháp sẽ được ưu tiên trở lại trường học đầu tiên, ngay từ ngày 12/05/2020. Tiếp theo, các trường học cơ sở và phổ thông sẽ lần lượt được mở cửa trở lại từ ngày 18/05 và 25/05. Khoảng 12,5 triệu học sinh các cấp và 2,6 triệu sinh viên phải theo học từ xa kể từ ngày 16/03 khi các trường học phải đóng cửa vì virus corona.

Nguyên nhân chính giải thích việc từng bước mở cửa trường học trở lại ngay khi giảm bớt các biện pháp giãn cách xã hội, được tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu trong bài diễn văn ngày 16/03, là để tránh tình trạng « sao nhãng học hành », vì « có quá nhiều trẻ em, đặc biệt ở các khu phố bình dân và ở nông thôn, không được học tập nghiêm chỉnh vì không có phương tiện kỹ thuật số và không thể được cha mẹ kèm cặp đúng cách ».

Theo bộ trưởng Giáo Dục Pháp Jean-Michel Blanquer, giáo viên mất liên lạc với khoảng « 5 đến 8% » học sinh trong giai đoạn phong tỏa, việc đóng cửa trường học càng « đào sâu thêm bất bình đẳng » giữa các gia đình. Rất nhiều học sinh gặp khó khăn về học tập ở trường hoặc thường xuyên trốn học lại càng chểnh mảng hơn trong thời gian phong tỏa. Vì vậy, chính phủ khẳng định mở cửa trở lại các trường học là cách bảo đảm « công bằng xã hội ».

Tuy nhiên, quyết định mở cửa trở lại các trường mẫu giáo và tiểu học còn nhằm tạo điều kiện để đại bộ phận người lao động Pháp đi làm trở lại từ ngày 12/05 theo lời kêu gọi của tổng thống Pháp « tái khởi động ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ». Hoạt động kinh tế và sản xuất bị đình trệ từ gần hai tháng nay, trong khi đó « mỗi ngày, mỗi tuần phong tỏa [...] tác động nặng nề đề tài chính công », theo đánh giá của bộ trưởng phụ trách ngân sách Pháp Gérald Darmanin khi trả lời đài truyền hình Franceinfo.

Về quyết định dần mở cửa trở lại trường học, được thủ tướng Pháp trình bày trước Quốc Hội ngày 28/04, ông Cyril Menier, xã trưởng Lattes, nằm sát thành phố Montpellier (miền nam Pháp), nhận định với RFI (29/04) :

« Đây không phải là điều ngạc nhiên vì quyết định đó mang tính chính trị với mục đích để một bộ phận người lao động có thể trở lại làm việc. Chúng tôi đã biết trước điều này vì thế từ 15 ngày nay, tôi cho dọn dẹp, khử trùng mọi ngóc ngách trong trường, kể cả đồ dùng cá nhân mà học sinh để lại trong lớp trước khi có lệnh phong tỏa.

Tiếp theo, chúng tôi cũng xem xét làm thế nào để bộ Giáo Dục có thể sử dụng cơ sở của các trường từ 8g30 đến 11g30 sáng và từ 13g30 đến 16g30. Hiện tại tôi sẽ không để cho nhân viên của thành phố tiếp xúc với học sinh và giáo viên.

Tất cả các trường học ở Lattes sẽ được khử trùng vào buổi tối và buộc chúng tôi phải huy động từ 80-100 người mỗi buổi. Có nghĩa là sẽ phải thêm lương, chi phí cho các công ty vệ sinh và điều này sẽ còn đè nặng thêm cho ngân sách của xã, trong khi chúng tôi bị mất nhiều khoản thu thuế kinh doanh hoặc lĩnh vực nhà hàng trong khu vực vì chính họ cũng phải đóng cửa ngừng hoạt động. Đây là lĩnh vực mà chúng tôi cũng phải hỗ trợ vì nằm trong nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh tế của địa phương ».

Chính phủ ủy thác một phần quyết định cho chính quyền địa phương

Việc mở cửa trường học trở lại được chính phủ Pháp tiến hành đồng thời theo ba tiêu chí : mở cửa trường theo từng cấp, tùy theo tình hình tại mỗi địa phương và dựa trên tinh thần tự nguyện của các gia đình.

Đầu tiên là học sinh mầm non, các lớp 1 và lớp 5 tiểu học sẽ chính thức trở lại trường ngày 12/05 với mỗi lớp khoảng 15 học sinh. Học sinh lớp 6 và lớp 9 ở cấp trung học cơ sở và lớp 11 và 12 thuộc trung học phổ thông và trung học học nghề sẽ trở lại từ ngày 18/05. Cuối cùng, từ ngày 25/05, tất cả số học sinh còn lại có thể đi học.

Tuy nhiên, mọi quyết định đều tùy thuộc vào thực tế dịch bệnh ở mỗi vùng.


Khó khăn bảo đảm vệ sinh phòng chống ở trường học

Trường học là nơi có nguy cơ virus corona lan rộng và lây nhiễm chéo, nhưng lại là « nơi thiếu các biện pháp phòng ngừa » trái với những khu vực khác, theo cảnh báo với AFP của tổng thư ký nghiệp đoàn Snuipp-FSU. Để giảm thiểu những nguy cơ này, bộ Giáo Dục Pháp soạn thảo và công bố vào đầu tháng Năm, hai bản hướng dẫn vệ sinh liên quan đến các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sơ dành cho các cấp chính quyền địa phương, ban giám hiệu và toàn thể đội ngũ liên quan.

Các biện pháp hướng dẫn liên quan đến các chủ đề chính : tiếp nhận và giám sát học sinh ; bố trí lớp học như 15 học sinh trong lớp rộng 50 m2 ; biện pháp quy định về giờ ra chơi và đi lại trong hành lang ; lau chùi, khử trùng cẩn thận cơ sở vật chất ; quy định về bữa trưa ở trường ; xử lý các trường hợp nghi nhiễm virus corona.

Tuy nhiên, không phải trường học nào và địa phương nào cũng có thể thực hiện được những khuyến cáo trên. Kế hoạch để học sinh trở lại trường của chính phủ dường như chưa đủ sức thuyết phục vì vẫn chưa thỏa mãn hết những thắc mắc của giáo viên và phụ huynh học sinh. Bộ Giáo Dục hứa cung cấp thông tin cụ thể đến mỗi gia đình trong khoảng thời gian từ ngày 04 đến 07/05. Tuy nhiên, một số xã và thành phố đã quyết định không mở cửa trường tiểu học vào ngày 11/05. Trong khi đó, một số nghiệp đoàn giáo viên cảnh báo « sẽ sử dụng quyền rút lui » trong trường hợp điều kiện làm việc không bảo đảm.

 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top