• Điểm tin quan trọng trong ngày 20/03/2020

Tin Tức

• Điểm tin quan trọng trong ngày 20/03/2020

Thủ Tướng Đức Angela Merkel  ra Thông Điệp Toàn Quốc Về Tình Hình Đại Dịch Covid-19


 Nước Đức kể từ ngày thứ hai 16.3 xem như là “đứng chững” lại sau khi toàn bộ các nhà trẻ, các trường trung tiểu học và đại học trên toàn quốc bị đóng cửa nhưng vào tối ngày 18.3 vào lúc 19g 15 (giờ MEZ) nước Đức như chết lặng với bài Thông điệp toàn quốc bất thường của bà Thủ tướng Angela Merkel nói về tình hình đại dịch Covid – 19. Bất thường vì theo thông lệ từ hơn chục năm nay, bà Merkel chỉ gửi thông điệp đến toàn dân một lần trong năm, nhân dịp đầu năm.
Với khuôn mặt nghiêm trang, giọng nói rõ ràng nhấn mạnh từng câu chữ, bà Thủ tướng của một đất nước trên 80 triệu dân lên truyền hình trình bày trực tiếp cùng quần chúng diễn tiến về bệnh dịch đang xảy ra trong nước, giải thích nước Đức hiện đang ở đâu trong đại dịch này, chính phủ liên bang phải làm gì để bảo vệ cộng đồng, để giới hạn những thiệt hại về kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như đưa ra các biện pháp cần phải làm để đối phó với nạn dịch.
Khác với những vị nguyên thủ khác, thông điệp của bà đưa ra không mang nội dung “nổ”, không tự sướng, khoe khoang thành tích, không gây chia rẻ đảng phái mà là sự thật, và không gì khác ngoài sự thật, mà người dân phải chuẩn bị đối đầu.
Thông điệp không mang tính khích động, kêu gọi hy sinh mà là những lời trình bày dựa trên những dữ liệu, kết quả khoa học mà các nhà khoa học trong thời gian qua thu lượm, phân tích được. Đặc biệt bà dựa và đặt mọi tin tưởng vào viện Robert Koch, một cơ quan liên bang độc lập của Đức về các bệnh truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm. Là một tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng và là một tổ chức nghiên cứu chính tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Điểm chính trong thông điệp quần chúng của bà được người dân chờ đợi lắng nghe là chiến lược của chính phủ để chiến đấu chống lại Coronavirus SARS-CoV-2. Theo bà Merkel, chiến lược chính hiện nay là “câu giờ”: Làm thế nào để kéo dài thời gian lây nhiễm để người bệnh không phải trong một thời gian ngắn đồng loạt nhập viện. Nếu một khi xảy ra thì hệ thống y tế của Đức sẽ sụp đỗ ngay lập tức. Chiến lược “câu giờ” của Merkel đã bị một số người hiểu lầm như là chiến lược “miễn dịch bầy đàn” (Herd immunity) mà được nhiều người tán thành tại Anh quốc và Hòa Lan.
Mũi nhọn để thực hiện được chiến lược “câu giờ” của bà Merkel là biện pháp “cách ly xã hội” (social distance), yêu cầu người dân thực hiện như là giữ khoảng cách với nhau, không nên gặp những người lớn tuổi, vì đây là nhóm người nguy cơ bị nhiễm rất cao, tránh thăm viếng, tụ tập đông người v.v… Tất cả các biện pháp nhà nước đưa ra có thành công hay không là do chính mỗi một người dân.
Không hãnh tiến, chủ quan với chiến lược của mình đưa ra vì đây là lần đầu tiên trong 70 năm vừa qua chưa bao giờ xảy ra tương tự nên bà cũng cho rằng, phải vừa làm vừa học và tự điều chỉnh thường xuyên, cập nhật và ứng xử phù hợp bằng những hình thức khác nhau…
Đây là thông điệp được xem là một trong những thông điệp hay nhất của một phụ nữ trí thức, khiêm tốn nhưng quyết liệt bảo vệ đất nước mình. (Phương Tôn viết)

The Epoch Times - Cư Dân Mạng Không Tin khi

Trung Cộng Tuyên Bố ‘Không Có Ca Nhiễm Mới’

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/3p8Bqpsna9MD9uZ9wwcGQrdnBWzzIfJM3cl4g0aVQe60l_UPqHxltRBXyYQKnjsADkcj09fKQw6IJlWIGTK5hKWnmvX3Mr1xgAG74cbpIxJSxds=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/wuhan2-700x366.jpg
Ảnh chụp màn hình video: https://youtu.be/DcwAvSKLMeI.
Lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Cộng  đã tuyên bố vào ngày 19/3 rằng không có ca nhiễm mới trên toàn quốc. Nhưng người dân Trung Cộng  thì đang mô tả một thực tế khác. Tại Vũ Hán, tâm điểm đầu tiên của dịch bệnh, người dân đã chứng kiến hàng dài bệnh nhân xếp hàng tại bệnh viện trong khi nhiều cơ sở được báo cáo là được thiết lập để chứa bệnh nhân bị bệnh. Do đó, cư dân mạng cho biết họ không tin tưởng vào tin tức của chính quyền Trung Cộng .
Virus viêm phổi Vũ Hán, thường được gọi là corona virus mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào tháng 12/2019. Tờ The Epoch Times đã gọi corona virus mới là ‘Virus ĐCSTQ’ vì sự che đậy và xử lý sai của họ đã cho phép virus lây lan khắp Trung Cộng  và tạo ra một đại dịch toàn cầu.
Tại các bệnh viện
Trong một video được đăng lên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 19/3, một người dân Trung Cộng  cho thấy Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, một trong 46 cơ sở được chỉ định để điều trị COVID-19 có hàng dài người xếp hàng phía trước. “Nhìn kìa! Mọi người đang xếp hàng trước phòng khám sốt tại Bệnh viện Liên minh Vũ Hán,” The Epoch Times xác nhận cảnh quay được quay tại bệnh viện.
Hơn 30 người được nhìn thấy đang xếp hàng chờ đợi và giữ khoảng cách an toàn với người trước mặt họ. Một nhân viên bảo vệ bệnh viện ở gần đó, mặc một bộ đồ bảo vệ và đeo khẩu trang N95. Những người chờ đợi trong hàng đeo khẩu trang, một số mặc áo choàng phẫu thuật hoặc áo mưa bằng nhựa được dùng bởi nhiều người trong đợt bùng phát ban đầu khi mọi người tìm cách tự bảo vệ mình khỏi nhiễm virus.
Trong khi đó, ông Vũ, một người dân ở thành phố Huanggang gần đó, đã kêu cứu. Ông nói rằng không có bệnh viện nào ở Huanggang hay Vũ Hán có thể chẩn đoán bệnh của ông vì tất cả các cơ sở ông đến đều chứa đầy bệnh nhân nhiễm virus. Con gái của ông Vũ nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi đã gọi bác sĩ từ Vũ Hán. Họ nói rằng rất có thể cha tôi bị u thận, nhưng họ không thể cho ông nhập viện. Các bệnh viện của họ có rất nhiều bệnh nhân [nhiễm virus]”.
Các cơ sở điều trị mới được thiết lập
Trùng hợp với chuyến thăm đầu tiên tới Vũ Hán kể từ khi dịch bệnh bùng phát của lãnh đạo Trung Cộng  Tập Cận Bình, chính quyền đã đóng cửa các bệnh viện dã chiến tạm thời, nói rằng họ không còn cần đến chúng nữa.
Nhưng vào ngày 19/3, một công nhân xây dựng đã chia sẻ một đoạn video về một bệnh viện tạm thời mới được thiết lập trong một sân vận động ở ngoại ô Vũ Hán. “Sau một đêm nữa, nhiệm vụ của chúng tôi sẽ hoàn tất,” người đàn ông nói. “Một bệnh viện tạm thời mới sẽ sớm đi vào hoạt động.”
Cô Li, một cư dân ở Vũ Hán, nói với The Epoch Times rằng các nhà chức trách gần đây đã thiết lập cái gọi là trạm chuyển tiếp quanh thành phố. Điển hình là được thiết lập bên trong các trường đại học, các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus đang bị giam giữ tại đó. “Sau khi 14 bệnh viện tạm thời bị đóng cửa [vào ngày 10/3], họ đã thiết lập 300 trạm chuyển tiếp. Tôi tin rằng chúng giống như một loại cơ sở tạm thời mới,” Li nói. Cô Li cũng cho biết nhiều người không được chẩn đoán và tự cách ly tại nhà. “[Từ những gì tôi biết], mỗi khu dân cư ở quận Jiang  [một khu vực của Vũ Hán] đều có người nhiễm bệnh.
Các bệnh nhân bị buộc phải ở nhà.”
Zhang, một cư dân Vũ Hán khác, cho rằng dịch bệnh nghiêm trọng hơn nhiều so với chính quyền đang thừa nhận. “Nếu dịch bệnh không bùng phát nghiêm trọng, thì [chính phủ] sẽ cho phép chúng tôi trở lại làm việc. Đến bây giờ tất cả các con đường vẫn bị chặn, các doanh nghiệp không tiếp tục sản xuất ở Vũ Hán”, Zhang nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 17/3.
Kể từ cuối tháng 1, Vũ Hán đã bị phong tỏa hoàn toàn. Để ngăn chặn virus lây lan, nơi làm việc đã bị đóng cửa, giao thông công cộng và du lịch đường bộ bị cấm và các sự kiện công cộng bị hủy bỏ. Ngoài Tân Cương và Quý Châu, hai khu vực hẻo lánh của Trung Cộng  gần đây có mở lại các trường trung học dành cho người lớn tuổi thi tuyển sinh, tất cả các trường học ở các tỉnh và khu vực khác đều bị đóng cửa. Các trường học của Trung Cộng  vẫn đóng cửa kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các lớp học được tổ chức trực tuyến.
Cư dân mạng hoài nghi  
Nhiều cư dân mạng hoài nghi về tuyên bố của chính quyền rằng dịch bệnh đã được ngăn chặn. Một bài báo được lưu hành rộng rãi đăng trên một bảng tin internet của Trung Cộng  nói rằng, chỉ khi đáp ứng được ba tiêu chí thì dịch bệnh mới thực sự kết thúc.Ba tiêu chí đó là: tất cả các trường học ở Trung Cộng  mở cửa trở lại; Bắc Triều Tiên và Nga mở lại biên giới với Trung Cộng ; và ĐCSTQ tổ chức hội nghị thường niên của Đảng, gọi là Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Cộng. Năm nay, hội nghị đã được lên kế hoạch từ ngày 3/3 đến ngày 13/3 nhưng đã bị tuyên bố hoãn lại vào ngày 24/2 do dịch bệnh.
Theo Nicole Hao, The Epoch Times ngày 20/3
Hương Thảo dịch và biên tập

Thế Giới cảnh báo Trung Cộng  còn quá sớm để ăn mừng

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/07-tW59c8LXxC4DQQT-aOkdpyAridnX56ipvUL8mf1vokU4_Nro7OJ4c4GOdJttZZ3RwuQzq4hFngEgHWRNReQ7GWkg7ZDmMN3MTeW1emGIm=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/virus-vu-han.png
Thành phố Vũ Hán trong những ngày phong tỏa vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán 
( VOA) Ngày 20/3 dẫn lời chuyên gia y tế công cộng cảnh báo chính quyền Trung Cộng  chớ nên vội vã ăn mừng bởi vì nguy cơ một đợt bùng phát dịch bệnh thứ nhì có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Cộng  hôm 18/3 cho biết tất cả 34 ca lây nhiễm mới được báo cáo ngày hôm trước đều là những ca lây nhiễm từ bên ngoài. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Hồ Bắc, nơi xuất hiện ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên không ghi nhận ca lây nhiễm mới nào dù là từ trong nước hay từ nước ngoài. Tuy vậy, các nhà dịch tễ học nói không có lý do gì để chính quyền Trung Cộng  tuyên bố chiến thắng tại thời điểm này.
“Tôi nghĩ hãy còn quá sớm để ăn mừng, có khả năng đợt bột phát thứ hai đã bắt đầu ở Trung Cộng ”, Giáo sư dịch tễ học Ben Cowling thuộc Đại học Y tế Công thuộc Đại học Hồng Kông cảnh báo.

Châu Á trước nguy cơ đợt lây nhiễm thứ nhì


Một khu nhà ổ chuột tại New Dehli. © SAJJAD HUSSAIN / AFP
(Thanh Hà-RFI) Một "làn sóng" dịch Covid-19 thứ nhì từ châu Âu, Mỹ và Trung Đông tràn sang là kịch bản toàn châu Á đang hy vọng tránh khỏi. Các biện pháp kiểm soát người nước ngoài đặt chân đến châu Á đang được siết chặt. Cả Bắc Kinh lẫn Seoul đều lo ngại trước những ca bệnh du nhập "từ bên ngoài".

Tính đến ngày 19/03/2020, số ca tử vong tại Ý đã vượt quá số nạn nhân tại Trung Cộng . Iran bị xem là " lò lửa" tại Trung Đông. Châu Mỹ cũng không còn là vùng virus corona "bất khả xâm phạm".

Các số liệu thống kê cho thấy từ Trung Cộng  đến Nam Hàn và nhất là Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, cuộc chiến chống Covid-19, đã rất hiệu quả, đà lây lan đã được kềm hãm. Tỷ lệ tử vong ở những người bị nhiễm tại Trung Cộng , và đặc biệt là tại Đài Loan, Hồng Kông, rất thấp. Chính vì thế, từ nhiều ngày qua các chính quyền trong vùng đã lo bảo vệ bức tường thành còn mong manh đó để đối phó với virus corona.

Là ổ dịch chính tại châu Á, trong hai ngày liên tiếp, Trung Cộng  thông báo không có thêm ca lây nhiễm trong nước, nhưng số bệnh nhân từ nước ngoài vào Trung Cộng  đã tăng nhanh, với hơn 30 người mỗi ngày. Trung Cộng  đã mở lại bệnh viện từng được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân SARS hồi 2002-2003 để theo dõi những trường hợp này. Trong tuần tất cả những hành khách châu Âu đến Bắc Kinh đều được yêu cầu tự cách ly tại một số khách sạn đặc biệt. Riêng người độc thân hay phụ nữ mang thai thì được cách ly tại nhà.

Mối lo ngại dịch Covid-19 bùng phát đợt hai đã được thể hiện qua tuyên bố của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông hôm 17/03/2020 : « Tại rất nhiều nơi trên thế giới số người nhiễm virus corona đang bùng nổ, nếu không có những biện pháp ngăn ngừa nghiêm ngặt (...) tôi e rằng tất cả những nỗ lực của chúng ta trong hai tuần qua sẽ vô ích ».

Về phần Nam Hàn, trong bốn ngày liên tiếp, nước này thông báo số ca lây nhiễm mới vẫn dưới ngưỡng tâm lý 100 người. Có nhiều hy vọng nước này đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, các giới chức y tế Nam Hàn vẫn trong tình trạng báo động trước khả năng những ổ dịch mới bùng phát. Ngoài hai ổ dịch chính là Daegu và Bắc Gyeongsang, đến lượt Seoul, Incheon và tỉnh Gyeonggy đã phát hiện 35 ca trong ngày Thứ Năm 19/03/2020.

Tương tự như Trung Cộng, Nam Hàn cũng lo ngại nguy cơ người nước ngoài đem bệnh về cho xứ mình. Để phòng ngừa kịch bản tai hại đó, từ Chủ Nhật 22/03/2020 tất cả những người nhập cảnh vào Nam Hàn đều phải tự cách ly trong vòng 14 ngày, cho dù không có triệu chứng bị viêm phổi, ho, sốt ...  Quyết định này được đưa ra sau khi 44 hành khách đem bệnh vào Nam Hàn.

Tại Đài Loan, 24 những ca lây nhiễm mới đều du nhập từ bên ngoài. Tại Singapore, 11 trên tổng số 17 ca nhiễm được thông báo hôm đầu tuần (16/03/2020) cũng trong diện này.

Tuy nhiên, nếu như dịch bệnh đã thuyên giảm tại Trung Cộng , Nam Hàn hay Đài Loan, Hồng Kông ... thì ngay trong khu vực châu Á, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang trở thành những điểm nóng.

 Để tự vệ, các nước châu Á có hai phương án : Thứ nhất là cách ly hay phạt nặng những ai không thi hành nghiêm chỉnh các quy định y tế của chính quyền sở tại, như trường hợp của Hồng Kông hay Đài Loan. Biện pháp thứ nhì là tạm ngưng cấp visa nhập cảnh. Đây là giải pháp Việt Nam đã chọn.

Thế nhưng, nhà nghiên cứu Anne Wilkinson, thuộc Viện Nghiên Cứu và Phát Triển của Anh Quốc báo động : những khu nhà ổ chuột từ Philippines đến Ấn Độ có thể là những "quả bom nổ chậm". Đây là nơi có mật độ dân số cao, điều kiện vệ sinh tối thiểu không được bảo đảm.

Theo một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2017, tại châu Á Thái Bình Dương có khoảng 250 triệu dân sống trong những khu nhà ổ chuột. Tại Trung Cộng , Philippines và Indonesia, có nhiều nơi dân cư không có nước sạch để dùng, không có xà phòng rửa tay, thì cầm chắc đó sẽ là những ổ dịch mới của virus corona.

Cho dù một nửa dân số Philippines, kể cả tại thủ đô Manila, được kêu gọi ở yên trong nhà, nhưng còn dân cư tại các khu ổ chuột thì sao ? Có gì cấm cản họ đi vào thành phố ? Tới nay, cả Ấn Độ lẫn Indonesia đều không ban hành bất kỳ một lệnh phong tỏa nào và cũng không thấy Jakarta hay New Delhi có kế hoạch ngăn chận dịch tại những khu nghèo đó.

Pháp rất có thể kéo dài lệnh phong tỏa


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (G) cùng các thành viên chính phủ họp Hội Đồng Quốc Phòng bàn chống dịch virus corona, Paris, ngày 20/03/2020 REUTERS - GONZALO FUENTES


(Thanh Phương-RFI) Lệnh phong tỏa toàn nước Pháp nhằm kềm chế đà lây lan của dịch Covid -19 rất có thể sẽ được kéo dài thêm, do có quá nhiều người không tuân thủ nghiêm chỉnh.
Hôm nay, 20/03/2020, tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì một cuộc họp mới của Hội đồng Quốc phòng để xem xét tình hình dịch bệnh sau 4 ngày áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc. Hôm qua, khi đến thăm Viện Pasteur ở Paris, ông Macron đã tỏ vẻ bực bội vì thấy nhiều người dân Pháp nhân lúc trời đẹp vẫn kéo nhau ra đường, mặc dù mọi người được yêu cầu phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài trong những trường hợp tối cần thiết.

Hôm nay, phát ngôn viên chính phủ Pháp Sibeth Ndiaye tuyên bố rất có thể chính phủ phải kéo dài lệnh phong tỏa, hiện nay là 15 ngày. Theo thẩm định của tổng giám đốc cơ quan Y tế Công cộng Pháp, phải mất từ 2 đến 4 tuần mới có thể quan sát được tác động của lệnh phong tỏa lên sự lây lan của virus corona. Một bác sĩ được AFP trích dẫn hôm nay cho rằng lệnh phong tỏa cần phải được kéo dài đến 6 tuần, hoặc hơn nữa.

Hôm qua, trong cuộc họp báo hàng ngày về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp, giáo sư Jérôme Salomon, Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế, cũng đã nhấn mạnh đến việc tuân thủ nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa, nhất là trong bối cảnh mà dịch Covid-19 lây lan ngày càng nhanh tại Pháp. Giáo sư Salomon thông báo, tính đến cuối buổi chiều 19/03, đã có 372 ca tử vong, tức là trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm 108 người chết. Tổng số người bị lây nhiễm đã lên tới 10.995 ca và nhất là số ca bệnh nặng phải nằm ở phòng hồi sức tiếp tục tăng, lên tới 1.122 ca. Theo lời giáo sư Salomon, số ca bệnh nặng phải vào phòng hồi sức cứ bốn ngày lại tăng gấp đôi, làm gia tăng nguy cơ các bệnh viện Pháp quá tải.

Sáng sớm nay, Thượng viện Pháp trong lần biểu quyết đầu tiên đã thông qua dự luật về việc ban hành tình trạng khẩn cấp y tế, kèm theo các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế Pháp. Tối qua, Hạ Viện Pháp cũng đã nhất trí thông qua luật tài chính sửa đổi để đối phó với tác động của dịch Covid-19 lên nền kinh tế Pháp, theo kịch bản GDP của Pháp năm nay sẽ sụt giảm 1% và mức thâm thủng ngân sách lên tới 3,9% GDP.

Theo dự kiến cả hai văn bản luật này sẽ được cả hai viện thông qua trước cuối tuần này để chính phủ có thể ban hành ngay tình trạng khẩn cấp y tế, nhằm huy động toàn lực trong cuộc chiến chống virus corona.

Ngoài việc đặt mua thêm khẩu trang bảo hộ để trang bị cho các nhân viên y tế, chính phủ nay còn phải lo việc hồi hương 130 ngàn người dân Pháp đi du lịch đang bị kẹt lại ở nước ngoài.

Liên Hiệp Âu Châu lập kho dự trữ chiến lược về thiết bị y tế


Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu về công tác chống dịch bệnh, Bruxelles, ngày 13/03/2020. REUTERS/Johanna Geron/File Photo


(Trọng Thành – RFI) Đại dịch Covid-19 bùng lên tại châu Âu đòi hỏi sự chung tay đối phó. Một số nước đang trong tình trạng kiệt quệ về trang thiết bị y tế. Nhiều quốc gia thành viên Liên Âu đã đưa ra lời kêu gọi đóng góp. Hôm qua, 19/03/2020, Uỷ Ban Châu Âu đi xa hơn khi ra quyết định lập kho dự trữ chiến lược về trang thiết bị y tế, để cung cấp cho những quốc gia lâm nạn.

Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu thành lập một kho dự trữ chiến lược như vậy. Lãnh đạo Uỷ Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, nhấn mạnh là chỉ có đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, Liêu Âu mới vượt qua cuộc thử thách sống còn này.

Cho đến nay, đã có khoảng 5, 6 thành viên Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẵn sàng làm nơi tiếp nhận kho dự trữ chiến lược này. Uỷ Ban Châu Âu dự kiến chi trả 90% kinh phí của việc mua trang thiết bị, và hiện đã quyết định bỏ ra 50 triệu euro.



Hiện EU đã ban bố lệnh phong tỏa đối với tất cả các thành viên trong khối, 250 triệu dân của khối nay đang bị hạn chế di chuyển để tránh tạo điều kiện cho virus Vũ Hán lây lan. Ngoài Ý, nhiều thành viên khác của EU đang có số người nhiễm bệnh và tử vong vì virus Vũ Hán trong nhóm đầu của thế giới như Tây Ban Nha (18.077 người nhiễm, 831 người chết), Pháp (10.995 người nhiễm, 372 người chết), Đức (15.320 người nhiễm, 44 người chết), Hà Lan (2.460 người nhiễm, 76 người chết).

Ý vượt Trung Cộng về số tử vong


Quân đội Ý tham gia vận chuyển thi hài nạn nhân Covid-19 tại Bergamo, vùng Lombardia, ngày 18/03/2020. via REUTERS - Sergio Agazzi.Fotogramma

(RFI) Hãng tin Pháp AFP ngày 19/03/2020, cho biết tại Ý đã có thêm 427 ca tử vong, nâng số nạn nhân vì Covid-19 tại quốc gia này lên thành 3.405 người chết.

Trong cùng ngày, Trung Cộng  chỉ có tổng cộng 3.245 ca tử vong. Như vậy, Ý đã vượt qua Trung Cộng  về số người thiệt mạng, trong lúc các ca lây nhiễm mới vẫn tăng chóng mặt, lên đến 41.035 người trong ngày 19/3, bất chấp các biện pháp phong tỏa, giới hạn đi lại ban hành cách nay gần 10 ngày.



https://ci5.googleusercontent.com/proxy/9NGeY-9jyJI7girWFPPMWIK2hrgTGhWsMkqzdGCNLL4XVRUAT6ikRs8ZkOrnoYP1bxcFf6Fnhk0NQXS3jE6EfttWqIpPzAid1UMbCz4D5O2u8B23vB1fEWT45bUyuw=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/screenshot_1-13-1-700x366.png
Theo thống kê của Worldometers, số lượng người tử vong vì virus Vũ Hán ở Ý đã vượt qua Trung Cộng , mặc dù số người nhiễm ở quốc gia châu Âu chỉ bằng khoảng một nửa so với quốc gia Đông Á.
Cụ thể, số ca tử vong vì COVID-19 của Ý tăng lên 427 người vào thứ Năm (19/3) sau 24 giờ, nâng tổng số người tử vong vì virus Vũ Hán ở nước này lên 3.405, vượt quá con số tử vong 3.245 của Trung Cộng . Tuy nhiên, số người nhiễm bệnh ở Ý vẫn còn thấp hơn Trung Cộng , với 41.035 người nhiễm bệnh, trong khi con số này ở Trung Cộng  là 80.928.
Tính theo tỷ lệ số người chết trên số người nhiễm, hoặc số người chết, số người nhiễm trên tổng số dân thì Ý với 60 triệu dân đang là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về những chỉ số này.

Mỹ tìm cách trị virus Vũ Hán bằng những thuốc đã có

Hôm thứ Năm (19/3), Tổng thống Trump đã đề cập tới các phương pháp điều trị có thể phát huy tác dụng đối với virus Vũ Hán, trong đó nói tới tiềm năng của một loại thuốc được sử dụng từ lâu để điều trị bệnh sốt rét và một số phương pháp khác vẫn đang được thử nghiệm, theo AP.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump và Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Stephen Hahn, đã nói tới thuốc trị sốt rét chloroquine, cùng với thuốc trị virus remdesivir, có thể phát huy tác dụng trong điều trị bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán.
Cùng ngày, nhà sản xuất thuốc Roche của Thụy Sĩ cho biết họ đang hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ để bắt đầu một nghiên cứu về Actemra, một loại thuốc được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp và một số bệnh lý khác, có tiềm năng dùng cho điều trị virus Vũ Hán.

TT Trump: thế giới phải ‘trả giá rất đắt’ vì Trung Cộng  đưa tin chậm về virus Vũ Hán

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/95byLD4PQmG-yC5Ms0OxGaqQQuP7lLgU5b3xrqA56R62nfmhYlc4Xnfs75Loy-dLZBkRykPXuU5Kn8WWD-7AGrSgeBKUeBO7CmxduQ0F5ykL5_r33mFWf8k=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-15-1-700x366.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump 
Tổng thống Trump hôm 19/3 cho rằng thế giới đang “phải trả giá rất đắt” vì chính quyền Bắc Kinh không chia sẻ thông tin về virus Vũ Hán sớm hơn, đồng thời ông nhấn mạnh loại virus này xuất phát từ Trung Cộng .
“Thế giới đang phải trả giá rất đắt vì những gì họ đã làm”, ông Trump nói trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng, đề cập đến việc các quan chức Trung Cộng  đã không chia sẻ đầy đủ thông tin sớm hơn về sự bùng phát của dịch COVID-19 sau khi virus corona chủng mới khởi phát ở Trung Cộng .
“Có thể virus đã dừng ngay tại nơi nó xuất phát, Trung Cộng ”, Tổng thống Trump nói thêm.
Ông lập luận rằng các quan chức Mỹ sẽ có thể hành động nhanh hơn nếu chính quyền Trung Cộng  chia sẻ đầy đủ thông tin về dịch bệnh khởi phát từ thành phố Vũ Hán.
“Sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta biết về điều này từ vài tháng trước đó”, Ông chủ Nhà Trắng phát biểu.
Vào hôm 19/3, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Cộng , giới chức nước này báo cáo không có trường hợp nhiễm virus mới. Khi được hỏi liệu ông có tin báo cáo đó không, Tổng thống Trump đáp: “Tôi hy vọng điều này là đúng. Nhưng ai biết được cơ chứ?”.
Gần đây, Tổng thống Trump gọi nCov là “virus Trung Cộng ”, ông tiếp tục dùng thuật ngữ này khi bắt đầu cuộc họp báo ngày 19/3. Trước đó, vào hôm 18/3, khi được hỏi tại sao lại gọi như vậy, ông đáp: “Bởi vì nó xuất phát từ Trung Cộng . Tôi muốn sự chính xác”.

Iran: Cứ 10 phút lại có 1 người chết vì COVID-19

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/qOMqj8GgecmvbFXsh2PgM-gLYtkGvcMPwU_kXx8ZASO4pg0am8kz8Wv7y1CJPAbxfMYuK5NHBMRewVVe4Ujm874I8N-G0SiSa0vFwE2NHeiWd-knP6MavTE=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-16-1-700x366.jpg
Khử trùng tại Iran
Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur ngày 19/3 cho biết, cứ 10 phút lại có 1 người ở nước này chết vì virus Vũ Hán, và khoảng 50 trường hợp nhiễm mới mỗi giờ.
“Theo thông tin của chúng tôi, cứ 10 phút thì có 1 người chết vì virus corona và khoảng 50 người nhiễm SARS-CoV-2 mới mỗi giờ ở Iran”, ông Kianush Jahanpur ngày 19/3 viết trên mạng xã hội Twitter.
Thứ trưởng Bộ Y tế Iran Alireza Raisi ngày 19/3 thông báo nước này ghi nhận thêm 149 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì virus Vũ Hán lên 1.284. Ông cũng xác nhận thêm 1.046 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với nCov lên 18.407. Hiện Iran vẫn là ổ dịch lớn nhất ở khu vực Trung Đông.
Chính phủ Iran đã ra lệnh đóng cửa các trường học và 4 nhà thờ Hồi giáo dòng Shiite, cấm các sự kiện thể thao, văn hóa và tôn giáo. Người dân Iran sẽ đón “Tết Ba Tư” (Nowruz) vào ngày 20/3, nhưng tình hình dịch bệnh khiến không khí trở nên trầm lắng và các nhà chức trách kêu gọi mọi người ở nhà, tránh đi du lịch để ngăn virus lây lan.

Trung Cộng chiến dịch ngoại giao khẩu trang


Nhân viên cấp cứu di chuyển bệnh nhân bị nghi nhiểm Covid-19 từ nhà đến bệnh viện tại Paris (Pháp) ngày 20/03/ 2020. REUTERS - BENOIT TESSIER

(Trọng Nghĩa –RFI) Một loạt hành động của Trung Cộng  đối với các nước đang bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng Covid 19: Tặng cho nước Pháp 1 triệu chiếc khẩu trang, cử 300 bác sĩ qua Ý cùng với trang thiết bị để giúp chống dịch, cung cấp thiết bị hay trợ giúp y tế cho hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế, từ Nhật Bản, Pakistan cho đến Lào, Thái Lan… Tại châu Âu, ngoài Pháp và Ý, Bắc Kinh cũng ra tay giúp đỡ nhiều nước vùng Balkan, đặc biệt là Serbia

Cơ hội bằng vàng để tô điểm lại hình ảnh,

đào sâu chia rẽ tại châu Âu và giữa Mỹ với châu Âu


Theo báo Le Figaro, tình trạng rối loạn y tế mà dịch Covid-19 đang tạo ra tại châu Âu và Hoa Kỳ, là cơ hội bằng vàng cho Bắc Kinh để đánh bóng lại hình ảnh bị hoen ố năng nề sau những sai sót ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh vào lúc bùng lên tại Vũ Hán.

Theo Le Figaro, con virus corona đã phơi bày những vết rạn nứt trong nội bộ châu Âu cũng như giữa châu Âu và nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump, những kẽ nứt mà Trung Cộng  đã chen vào để khoét rộng từ nhiều năm nay.

Chuyên gia Natasha Kassam thuộc viện nghiên cứu Lowy tại Úc cho rằng: “Đây là một cái tát mới vào mặt liên minh phương Tây, đặc biệt là liên minh giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Viện trợ mà Trung Cộng  dành cho Ý nổi bật lên thành một điểm tốt, đối nghịch với những tin đồn về những nỗ lực thô bạo của Trump để dành lấy một loại vác-xin từ một phòng thí nghiệm của Đức. Điều đó rất tốt cho hình ảnh của Trung Cộng ”.


Không đủ dùng trong nước nhưng vẫn tung khẩu trang ra thế giới



Đối với Le Figaro, dù là nhà sản xuất khẩu trang số một thế giới, Trung Cộng  hiện vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt loại phương tiện bảo vệ này dù nhu cầu cực lớn tại các thành phố châu Á. Thế nhưng Bắc Kinh đã tăng sản lượng lên gấp 10 lần trong vài tuần bằng cách huy động guồng máy công nghiệp của họ.

Từ mức 10 triệu chiếc mỗi ngày vào đầu tháng 2, trong vài ngày, sản xuất khẩu trang tại Trung Cộng  đã tăng vọt, lên đến 54 triệu vào ngày 22/02, trước khi đạt kỷ lục 116 triệu đơn vị mỗi ngày kể từ ngày 29/02. Kỳ tích công nghiệp này đã có thể thực hiện được nhờ việc huy động các đại tập đoàn, sẵn sàng chuyển đổi công việc sản xuất, như tập đoàn dầu hỏa Sinopec, hay thậm chí là Foxconn của Đài Loan, thường sản xuất iPhone.

Trong bối cảnh sự gia tăng sản xuất ngoạn mục này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa khổng lồ của quốc gia đông dân nhất thế giới này, với 530 triệu công nhân viên Trung Cộng  cần khẩu trang mỗi ngày, Bắc Kinh vẫn đang thúc đẩy các nhà công nghiệp đáp ứng nhu cầu toàn cầu, vì đã đánh hơi cơ hội kinh tế và ngoại giao.

Trước lúc nổ ra cuộc khủng hoảng Covid-19, Trung Cộng  đã là nhà sản xuất một nửa khẩu trang của hành tinh và đang cố tăng thêm thị phần. Thế nhưng, theo Le Figaro, các nước châu Âu trong đó có Pháp sẽ phải tìm nguồn cung ứng khác, và nhất là dựa vào chính mình để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân của mình trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay.



Đây sẽ là một bài toán hóc búa khác cho giới lãnh đạo phương Tây, những người đã chuyển cơ sở sản xuất sang Trung Cộng  và hiện đang phải trả giá đắt cho sự lệ thuộc công nghiệp vào Bắc Kinh.

Thiếu khẩu trang, nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm



Theo Le Monde, trái với những lời hứa của chính phủ, hàng cung cấp rất thất thường, ngay cả các cơ quan y tế cấp vùng có vẻ như cũng mù tịt về số lượng khẩu trang hiện có.
Tình trạng cung cấp nhỏ giọt đã làm gia tăng rủi ro lây nhiễm cho những nhân viên y tế, vốn đã phải làm việc căng thẳng. Chính vì vậy mà ngày càng có thêm nhiều người cảm thấy mình bị chính quyền bỏ rơi, không có phương tiện để chống dịch.


 

Cám ơn giới y tá bác sĩ



Cũng chọn chủ đề dịch Covid-19, nhật báo Libération đã hô vang lời cảm ơn các nhân viên y tế Pháp đang ở trên tuyến đầu chống dịch. Hàng tựa đậm lớn viết bằng chữ in hoa “MERCI” trên trang nhất tờ báo, bên cạnh cận ảnh một nữ bác sĩ đeo khẩu trang, vẻ mặt đăm chiêu, đã nói lên lòng cảm ơn vô hạn của người Pháp trong mùa dịch bệnh khủng khiếp này.

Đối với Libération, cho dù tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bất kể các điều kiện làm việc khắc nghiệt, toàn bộ guồng máy y tế đang chiến đấu, với ý thức trách nhiệm mẫu mực, để đối mặt với dịch bệnh do con virus corona gây ra.

Tờ báo đã dành 14 trang báo để ghi nhận những lời chứng, đặc biệt liên quan đến các khó khăn, nguy hiểm mà các nhân viên y tế đang gặp phải, cũng như những lời cám ơn, động viên của mọi giới đối với sự tận tâm của các bác sĩ, y tá.

Trong bài xã luận mang tựa đề “Lòng biết ơn – Gratitude”, Libération đã nhắc lại một câu danh ngôn của thủ tướng Anh Churchill để cho rằng “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế của đất nước, một số lượng người to lớn như thế lại mang nhiều ơn như thế đối với một nhóm người nhỏ như thế.


Nguy cơ kinh tế bị tê liệt vì Covid-19


Tờ báo kinh tế Pháp ghi nhận là tổng thống Pháp Macron đã hô hào động viên cả nước nỗ lực duy trì các hoạt động. Les Echos đặc biệt chú ý đến những mối lo ngại của bộ Kinh Tế Pháp trước ba dấu hiệu: Khó khăn và căng thẳng nẩy sinh trong ngành xây dựng và đóng gói, sự tụt giảm của mức tiêu thụ điện và sự sụp đổ của lãnh vực việc làm theo thời vụ.

Les Echos cũng ghi nhận một trong những cách đối phó: Đó là sẽ quy định một khoản tiền thưởng cho những ai chịu đi làm trong mùa dịch.

Nguy cơ kinh tế Pháp bị tê liệt còn gia tăng trong bối cảnh lệnh hạn chế đi lại và tụ tập để ngăn dịch sẽ được kéo dài.

Mỹ điều động hàng chục ngàn Vệ binh Quốc gia
giúp dân chống virus Vũ Hán


Hàng chục ngàn lính Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ có thể được điều động để giúp các tiểu bang đối phó với virus Vũ Hán đang lây lan nhanh chóng, trang VOA dẫn lời người đứng đầu lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ cho biết vào ngày 19/3.
Tướng Joseph Lengyel cho biết tổng cộng có 2 ngàn lính đã được điều động và từ đây tới cuối tuần có thể tăng gấp đôi. Vệ binh Quốc gia đã được gọi đi phục vụ tại 27/50 tiểu bang của Mỹ để hỗ trợ dọn dẹp khử trùng các nơi công cộng và phân phối thực phẩm tới nhà dân trong mùa dịch virus corona.

Iran: người dân lo ngại vì thiếu thiết bị y tế
https://ci4.googleusercontent.com/proxy/uyEhMcGbOiu-9Fv7mBoHKq7iHmqMAzopMOTTXQ9MxEut0mEXz8DVobN1QyErqQtw-4RbNL0XB97ihIAnkt7BByqDsvpqZuG6skg8cUJwsNus9I2XAiYx=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-20-700x366.jpg
Người dân tại Tehran, Iran
Trong một bài đăng trên tờ Independent hôm 19/3, các chuyên gia y tế Iran tiết lộ điều kiện chữa trị tại các bệnh viện không đảm bảo vì các vật dụng y tế dần cạn kiệt trong khi số người nhiễm virus Vũ Hán tại nước này đang gia tăng.
Một y tá làm việc tại Karaj, cách thành phố Tehran 25km về phía Tây Bắc, nói với Independent rằng khẩu trang chỉ dành cho những người làm việc trong bộ phận cấp cứu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế tại các bộ phận khác cũng như các bệnh nhân.
“Chúng tôi thực sự thiếu các thiết bị y tế. Các bệnh viện của chúng tôi đều quá tải và các y bác sĩ đã kiệt sức”, người y tá nói.
“Trong những ngày đầu, các nhân viên y tế có khẩu trang và quần áo bảo hộ. Nhưng bây giờ những thứ này trở nên khan hiếm hơn khi số người nhiễm bệnh trên cả nước đang gia tăng”, cô nói thêm.
Một nam kỹ thuật viên phòng thí nghiệm ở Tehran cho biết mỗi nhân viên y tế được phát hai khẩu trang mỗi ca, nhưng số lượng này là không đủ.
“Các trường hợp lây nhiễm trong số các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác nhìn chung đang tăng nhanh chóng”, ông nói. “Chúng tôi rất lo lắng cho gia đình của mình vì chúng tôi có thể bị nhiễm bệnh và lây virus cho người nhà”.
Một cư dân ở Tehran cho biết các thi thể đang được chất đống tại nhà xác và khi chính quyền chôn cất, họ đã rắc thêm vôi để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Còn ở nhiều vùng nông thôn, nơi người dân chủ yếu tự mình xoay sở, một người đàn ông cho biết người dân địa phương nhanh chóng chôn xác trong các ngôi mộ tạm thời mà không tổ chức nghi lễ.
“Vài ngày trước, một trong những người thân của tôi sống xa thành phố phát hiện ra một người hàng xóm đã chết vì virus corona. Gia đình anh ấy sợ đến gần thi thể”, người dân nói.
“Họ hàng của tôi đã dùng một chiếc chăn để bọc thi thể, sau đó di chuyển thi thể và cuối cùng ném vào nơi chôn, mà không có bất kỳ nghi lễ nào – giống như chôn một con vật đã chết”, người đàn ông nói thêm.
Mặc dù các báo cáo cho biết Iran đã cấm các sự kiện tập trung đông người, nhưng người này nói rằng chính quyền đã thất bại trong việc cách ly các thành phố và cách ly xã hội.
Thay vào đó, nhiều người dân chuẩn bị cho dịp “Tết Ba Tư” của Iran vào ngày 20/3.
“Thật không may, nhiều người không hiểu và vẫn đi du lịch khắp nơi và đang chuẩn bị đi nghỉ”, cư dân Tehran cho biết.
“Chính quyền Iran chỉ đơn giản là không muốn thừa nhận sự bất tài của mình”, người này nói thêm.
Y tá ở Karaj cũng báo cáo cảnh sát ít khi hiện diện và thực thi lệnh giới nghiêm.
Chính quyền đã đưa ra các tuyên bố khuyến cáo mọi người ở nhà và tránh đi du lịch trong kỳ nghỉ năm mới để ngăn chặn việc lây nhiễm virus. Nhưng vào hôm 19/3, những bức ảnh được chia sẻ trực tuyến cho thấy tình trạng kẹt xe trên đường cao tốc Tehran – Qom.
Dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu tại thành phố Qom, cách thủ đô Tehran của Iran 120km về phía Tây Nam và là thành trì của Hồi giáo dòng Shiite. Các nhà chức trách đã yêu cầu đóng cửa các nhà thờ, song vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. 
“Theo các nguồn tin từ dân chúng, do tận mắt chứng kiến hoặc tiếp cận được các báo cáo từ những nơi chủ chốt, số ca nhiễm COVID-19 cao hơn ít nhất 4 lần so với những gì giới chức xác nhận”, ông Mzahem Alsaloum, một nhà nghiên cứu làm việc cho nhà thầu quốc phòng phương Tây nói.
“Các nhà chức trách không thể thực hiện các xét nghiệm chính xác, họ chỉ kiểm tra những người có triệu chứng nặng. Họ không có khả năng áp dụng các biện pháp kiểm dịch hoặc cách ly xã hội, và có những lo ngại về năm mới. Quản lý của chính quyền căn bản là yếu kém”, ông nói thêm.
Iran có quan hệ chặt chẽ với Trung Cộng  về mặt chính trị và thương mại. Giới chức Iran đã thừa nhận sự xuất hiện của virus corona tại nước này vào ngày 19/2 sau nhiều tuần phủ định. Một diễn viên truyền hình đã công khai chỉ trích chính quyền nói dối và không phong tỏa thành phố Qom để ngăn dịch bệnh lây lan.
Hiện Iran ghi nhận 18.407 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 1.284 người đã tử vong. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur ngày 19/3 cho biết, cứ 10 phút lại có 1 người ở nước này chết vì virus Vũ Hán, và khoảng 50 trường hợp nhiễm mới mỗi giờ.

TT Putin không cần xét nghiệm virus Vũ Hán

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không xét nghiệm chủng mới virus corona, và không cần phải trải qua xét nghiệm bởi vì ông khỏe mạnh và không có triệu chứng, Kremlin nói hôm thứ Sáu (20/3).
Theo Reuters, cho tới nay, Nga đã báo cáo 199 ca nhiễm virus Vũ Hán, ít hơn so với nhiều nước châu Âu khác. Nhưng con số này đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và một người được chẩn đoán nhiễm virus đã tử vong.

Malaysia huy động quân đội để khống chế virus Vũ Hán 

Malaysia sẽ huy động quân đội hỗ trợ việc thực thi các biện pháp nhằm khống chế sự lây lan của virus corona, chính phủ cho biết hôm thứ Sáu, khi nước này đang vật lộn với số lượng ca nhiễm cao nhất ở Đông Nam Á.
Malaysia hôm nay đã báo cáo 130 ca lây nhiễm mới, nâng tổng số lên 1.030, chiếm gần 40% ca nhiễm ở Đông Nam Á.
Kể từ hôm 18/3, Malaysia đã đóng cửa biên giới, trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu trong hai tuần và người dân được lệnh hạn chế ra ngoài.

Myanmar ‘miễn nhiễm’ với virus Vũ Hán?

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/c1ZbFQYujUPBPbp3KnqWwrbSa7foFiB9LBhDeJg88XRU3sxxADnxf-2BBmKKaXvnA40mdKJWCCln8SXMC6KgUAaw1rUn920jSdEMvexobMJcWb4ro4NY2NmSyaB4=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/lanh-dao-myanmar-700x366.png
Bà Aung San Suu Kyi 
Đường biên giới Myanmar – Trung Cộng  trải dài hơn 1.400 dặm, nhưng các ca nhiễm virus Vũ Hán chỉ được báo cáo ở phía một bên. 
Trung Cộng  đã thống kê hơn 80.800 người mắc virus corona, nhưng theo bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo dân sự của Myanmar, nước này vẫn chưa thấy có ai nhiễm virus. 
“Cho đến nay, nước ta không có ai nhiễm COVID-19”, bà Aung San Suu Kyi phát biểu trên truyền hình hôm thứ Hai (16/3). 
Trong khi đó, về phía Tây của đất nước, Ấn Độ xác nhận 114 ca nhiễm virus corona, còn ở Bangladesh ghi nhận 5 trường hợp. Quốc gia láng giềng phía Nam, Thái Lan, đã báo cáo 114 trường hợp. 
Để giải thích cho sự lạ thường này, một phát ngôn viên của chính phủ Myanmar đã tuyên bố rằng, do “lối sống và chế độ ăn uống” của người dân đã bảo vệ họ khỏi căn bệnh – đặt ra những lo ngại đất nước này đang hạ thấp tác động của căn bệnh do virus Vũ Hán gây ra. 
The Guardian ngày 17/3 trích dẫn một phát ngôn viên của chính phủ Myanmar, Zaw Htay, cho biết, việc sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng đã giúp hạn chế sự lây lan của căn bệnh.
Nhưng không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn kiêng hoặc tiền giấy có thể ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Aung Aung, một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa ở Myanmar, cho biết với tờ Thời báo New York: “Tôi không nghĩ rằng Myanmar có các kỹ thuật hiện đại để biết liệu virus có ở đây hay không”.
Dù tuyên bố không có ca nhiễm nào, nhưng chính phủ đã cấm các lễ hội và sự kiện giải trí vào tháng Tư, bao gồm ngày Tết té nước Thingyan, lễ lớn nhất hằng năm ở nước này.
Chính phủ cũng bắt đầu khởi động chiến dịch gây quỹ từ công chúng để hỗ trợ chính phủ đối phó với căn bệnh.
“Tôi kêu gọi các bạn ai có khả năng đóng góp hãy cho đi nhiều nhất có thể”, bà Aung San Suu Kyi nói.

Mali: 29 binh sĩ thiệt mạng sau khi bị tấn công


Các tay súng Hồi giáo cực đoan bị nghi ngờ là lực lượng đã giết chết 29 binh sĩ Mali vào thứ Năm (19/3) trong một cuộc tấn công vào một căn cứ quân sự ở quốc gia từng là thuộc địa của Pháp, nằm ở phía tây châu Phi, theo Reuters.
Hiện vẫn chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công xảy ra tại thị trấn Tarkint, nằm cách 125 km về phía bắc của Gao, một trong những thành phố lớn của Mali.
Quân đội Mali đã nhiều lần chịu tổn thất nặng nề từ các cuộc tấn công của những tay súng có liên hệ với nhóm phiến quân al Queda và IS.

TT Trump hủy cuộc họp trực tiếp với G7 vào tháng 6

Tổng thống Donald Trump sẽ hủy cuộc gặp trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo G7 tại trại David vào tháng 6 vì lo ngại ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thay vào đó sẽ tổ chức một hội nghị video, Nhà Trắng cho biết thông tin hôm thứ Năm (19/3), theo Reuters.
Quyết định này được ông Trump đưa ra sau khi nhiều nước trên thế giới tuyên bố đóng cửa biên giới và hạn chế người dân di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán.
Tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc họp video với các nhà lãnh đạo G7 vào đầu tuần này, và dự định tổ chức các cuộc họp video tương tự vào tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu.





 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top