• Điểm Tin Quan Trọng trong ngày 18/3/2020: Liên Hiệp Châu Âu (EU) đóng biên giới

Tin Tức

• Điểm Tin Quan Trọng trong ngày 18/3/2020

Liên Hiệp Châu Âu (EU) đóng biên giới

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/zmZeWeoPg3fvbeH4-5jvWsaXKIle-6ExLGorkQBUHAN0s8t_a6tiwHAxkSSuRTAqFo0K3hMFLPVE7bubpM1aB8UThZZLIav_341EYlIB1mg0CTMGtcrlCQ=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-8-2-700x366.jpg
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen 
Lãnh đạo các nước EU hôm 17/3 nhất trí đóng biên giới toàn khối trong 30 ngày nhằm ngăn virus Vũ Hán lây lan.
Biện pháp đóng biên giới EU sẽ có hiệu lực ngay khi chính phủ các nước thành viên hoàn tất bước chuẩn bị nội bộ. Biện pháp không áp dụng cho nhân viên và thiết bị y tế, cũng như nhu yếu phẩm. Các lãnh đạo EU cũng nhất trí thành lập tuyến thông quan nhanh ở biên giới nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa.
Lệnh phong tỏa áp dụng cho 30 nước, gồm toàn bộ các quốc gia thành viên EU trừ Ireland, cùng 4 nước không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen. Những người được miễn trừ gồm công dân EU và thân nhân, thường trú nhân, các nhà ngoại giao, bác sĩ và các nhà nghiên cứu tham gia công tác kiểm soát virus Vũ Hán.

Malaysia cảnh báo ‘sóng thần’ COVID-19


Malay Mail cho hay, Tổng giám đốc cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah hôm nay cảnh báo trên Facebook rằng nước này có thể hứng chịu một đợt “sóng thần” COVID-19 nếu không tuân thủ các biện pháp ứng phó.
“Thất bại không phải là lựa chọn ở đây, thậm chí, Malaysia sẽ phải hứng chịu một đợt COVID-19 thứ ba, với thiệt hại ngang sóng thần, có khi hơn, nếu chúng ta thiếu quyết đoán”, ông Abdullah cho biết.
Ông cũng kêu gọi người dân Malaysia nên ở nhà “càng nhiều càng tốt”, thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để giữ gìn cho bản thân và gia đình, góp phần vào nỗ lực của ngành y tế đất nước chống lại virus Vũ Hán.

Singapore: ‘khủng hoảng kép’ vì Coronavirus

Bộ trưởng Phát triển Singapore Lawrence Wong hôm nay phát biểu rằng COVID-19 có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây suy thoái kinh tế cho các nước trên thế giới.
“Thách thức là khi chúng ta càng cố làm giảm đường cong của biểu đồ nhiễm bệnh, chúng ta lại khiến đường cong của biểu đồ suy thoái kinh tế tăng lên. Khi chúng ta thực hiện những biện pháp đúng đắn để bảo vệ mọi người, các hoạt động kinh tế sẽ chững lại và làm tăng nguy cơ suy thoái”, ông Wong hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC.
“Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trong lịch sử hiện đại”, vị quan chức Singapore bày tỏ.

Đài Loan cấm nhập cảnh người nước ngoài

Taiwan News đưa tin, Đài Loan cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài kể từ ngày mai trong bối cảnh số ca nhiễm virus Vũ Hán ngoại nhập ở hòn đảo tiếp tục tăng.
Trong cuộc họp báo sáng nay, ông Chen Shih-chung, người đứng đầu cơ quan Y tế Đài Loan và Trung tâm Dịch bệnh Đài Loan (CECC), cho biết, kể từ ngày mai, tất cả những người đến hòn đảo phải cách ly 14 ngày.
Ông Ngô Chiêu Tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan sau đó tuyên bố tất cả các công dân nước ngoài sẽ bị cấm nhập cảnh Đài Loan, trừ những người có giấy chứng nhận cư trú dành cho người nước ngoài (ARC), các quan chức ngoại giao và doanh nhân có giấy phép nhập cảnh đặc biệt.

Ngoại trưởng Đài Loan: Trung Cộng đang cố ‘đổ lỗi’ về nguồn gốc của virus Vũ Hán

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/TU-mcHMmUDeZCiyfF7Aam1xWUZMcHdbNzYn6YgO19_GK3J4KHfpJKyC1b1jZFzq4WvjkM0V7s-JSu9plyDU7Wy9pCmtCjy7dNwN3PoyC0QRzD0bFyit7=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/untitled-2-700x366.png
Ông Ngô Chiêu Tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan 
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Hugh Hewitt hôm 16/3, ông Ngô Chiêu Tiếp, ngoại trưởng Đài Loan đã bác bỏ tuyên bố của Trung Cộng  rằng, virus Vũ Hán có nguồn gốc từ quân đội Hoa Kỳ.
Trước đó, vào hôm 12/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng  Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) viết trên Twitter: “Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch COVID-19 đến Vũ Hán?”.
Khi được đài phát thanh Hugh Hewitt hỏi trong cuộc phỏng vấn tại sao một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng  lại đưa ra tuyên bố như vậy, ông Ngô nói rằng ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan đã cử các chuyên gia điều tra tình hình ở Vũ Hán, Trung Cộng .
Ông Ngô nói rằng, bất chấp những nỗ lực của chính phủ Trung Cộng  trong việc hạ thấp số ca nhiễm bệnh và che đậy sự bùng phát của virus, các chuyên gia dịch bệnh của Đài Loan đã nhận thức được rằng “có gì đó không ổn ở nơi đó”. Và ông nói rằng cho đến hiện tại, “thế giới đã biết dịch bệnh bắt đầu từ đâu”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Ngô nói rằng ở Đài Loan, căn bệnh do chủng mới của virus corona gây ra được gọi là “viêm phổi virus corona Vũ Hán” do nguồn gốc của nó là ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng . Tuy nhiên, ông cho rằng do chính quyền Trung Cộng  đã nhận thức được rằng “danh tiếng quốc gia của họ đã bị ảnh hưởng rất lớn” bởi sự bùng phát của dịch bệnh, nên họ đang cố gắng đổ lỗi cho ai đó.
Ông Ngô nói rằng ngoài việc đổ lỗi cho quân đội Hoa Kỳ đã tạo ra virus, câu chuyện mới mà bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung Cộng  đang cố gắng tạo ra là, Trung Cộng  hiện đang là “vị cứu tinh của thế giới”. Theo ông, Trung Cộng  đang cố gắng “biến đen thành trắng” bằng cách tuyên bố họ có thể cung cấp hàng cứu trợ và bảo vệ các quốc gia khác.
Ông Ngô cho rằng chiến dịch tuyên truyền của Trung Cộng  chắc chắn sẽ là điều mà “Hoa Kỳ không thể chấp nhận được”. Còn về quan điểm của Đài Loan, ông Ngô nói rằng Đài Loan sẽ cố gắng phớt lờ ‘sự ồn ào’ phát ra từ Trung Cộng  và tập trung vào cuộc chiến chống lại đại dịch này.

Ngân hàng Thế giới nâng mức hỗ trợ lên 14 tỷ USD

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/xMVZAp1MYVdgwbl83k49JVoYl-GFVG7_7wbh5dSdv7mSuvCiY4yjfZn_BMQx8MVTJJChidnGXM1KBjWdTCczhpaqDFW5nY7SGvPER2V-qjq62ca4zR_9Ug=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-6-3-700x366.jpg
Trụ sở của tổ chức Ngân hàng Thế giới tại Washington DC, Mỹ 
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 17/3 thông báo nâng gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp thêm 2 tỷ USD lên thành 14 tỷ USD để hỗ trợ các nước thành viên để đối phó với dịch virus Vũ Hán.
Theo thông báo của WB, gói hỗ trợ này sẽ “cải thiện năng lực quốc gia ứng phó với các vấn đề y tế công cộng”, bao gồm chính sách ngăn chặn dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị, đồng thời cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp và người lao động để giảm bớt ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với tài chính và kinh tế.
Trước đó, vào ngày 3/3, WB thông báo cung cấp gói hỗ trợ ban đầu lên tới 12 tỷ USD, trong đó có 6 tỷ USD từ WB để cải thiện hệ thống y tế và giám sát dịch bệnh, 6 tỷ USD từ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của WB, để hỗ trợ cho các công ty tư nhân và nhân viên của họ. Hiện IFC đã đồng ý bổ sung thêm 2 tỷ USD cho gói hỗ trợ nói trên.
IFC cho biết, phần lớn khoản tài trợ sẽ được sử dụng cho các tổ chức tài chính để họ có thể tiếp tục cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động thương mại, vốn lưu động và vốn trung hạn cho các công ty tư nhân đang phải vật lộn với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Khoản tài trợ trên cũng sẽ giúp các khách hàng của IFC đang hoạt động trong ngành du lịch, sản xuất và các ngành bị ảnh hưởng nặng nề khác có thể tiếp tục thanh toán chi phí. Đồng thời IFC còn hỗ trợ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe khi ngành này đang phải đối mặt với nhu cầu gia tăng về dịch vụ, thiết bị và thuốc men.
Giám đốc điều hành IFC, ông Philippe Le Houerou nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển được trang bị tốt hơn để giúp nền kinh tế sớm phục hồi”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ chối cho Venezuela
vay 5 tỉ USD để chống dịch COVID-19

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/WXUsbS1rZoQbjOcf2_Ki10UiZ2gChZ0ekjQ3dC2DGafxIyrQSlYWOr3pMMDxEYdg2i7tjnSTZQ2GarA6txuMzELd16g65T3aQ7LtgzyC_FeNbjaYsLiH4Q=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-5-2-700x366.jpg
Kiểm soát tại lối vào thành phố Caracas, Venezuela vào hôm 16/3 nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan 
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 17/3 từ chối yêu cầu vay 5 tỉ USD từ phía Venezuela để chống dịch COVID-19 với lý do, không có sự rõ ràng trong việc các nước trên thế giới công nhận chính quyền Maduro.
Tổng thống Nicolas Maduro vào hôm 17/3 đã yêu cầu IMF cho nước này vay 5 tỉ USD, nhưng trong một tuyên bố vài giờ sau đó, tổ chức có trụ sở tại Washington cho biết: “Thật không may, IMF không thể xem xét yêu cầu này”.
Động thái của IMF đã gián tiếp bác bỏ chính quyền của ông Nicolas Maduro. 
“Như chúng tôi đã đề cập trước đây, sự cam kết của IMF với các quốc gia thành viên được khẳng định dựa trên sự công nhận chính thức từ cộng đồng quốc tế, như được phản ảnh trong tư cách thành viên của IMF. Không có sự rõ ràng về một chính phủ được công nhận tại thời điểm này”, tuyên bố của IMF cho biết. 
Hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền ông Nicolas Maduro mà công nhận nhà lãnh đạo đối lập, ông Juan Guaido, là tổng thống lâm thời.
Hiện, ông Maduro vẫn được các chủ nợ của Venezuela là Trung Cộng  và Nga hậu thuẫn.

Nghị Sĩ Quốc Hội Ý:  Đảng Cộng Sản Trung Hoa  Là Virus Trên Toàn Cầu

 
Mr. Maurizio Gasparri_Nghị Sĩ Thượng Viện Ý, cựu Bộ Trưởng Truyền Thông Ý.
[Ngày 14.03] Ông này đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng Cộng Sản Trung Cộng  tung tin đồn và những tuyên truyền dối trá về việc Trung Cộng  giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác. Ông cho biết các vật tư y tế hoàn toàn là do các nước này tự bỏ tiền ra mua.
Ý là quốc Gia Châu Âu chịu ảnh hưởng của dịch Virus Corona Vũ Hán nghiêm trọng nhất. Nghị Sĩ Maurizio Gasparri chỉ trích Trung Cộng  đã gây nguy hại cho toàn Thế Giới. Trung Cộng  không chỉ là Quốc Gia có nguồn lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng nhất và thực hiện các giao dịch thương mại Quốc Tế thông qua các thủ đoạn không chính đáng khiến các Quốc Gia đối tác rơi vào khủng hoảng kinh tế, đã che dấu và báo cáo giả về tình hình dịch bệnh, lừa dối toàn Thế Giới, khiến các nước trên Thế Giới đều bị rơi vào thảm họa.
Cuối cùng, nghị sĩ kết luận rằng: “Trung Cộng  cơ bản chính là Virus trên Thế Giới"

Bắc Kinh trục xuất 13 nhà báo Mỹ
 

Quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng trên lĩnh vực truyền thông. Ngày 18/03/2020, hơn mười nhà báo làm việc cho nhiều nhật báo nổi tiếng Mỹ nhận được yêu cầu nộp lại chứng nhận cho phép hành nghề tại Trung Cộng  - tương đương với quyết định trục xuất. Theo Bắc Kinh, quyết định nói trên là để trả đũa lại việc Washington giới hạn số lượng nhân viên làm việc cho 5 cơ quan truyền thông Trung Cộng  tại Mỹ.

Theo AFP, đây là đòn trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào các nhà báo nước ngoài làm việc tại Trung Cộng . Hồi cuối tháng 02/2020, ba nhà báo của Wall Street Journal đã bị trục xuất. Theo Câu Lạc Bộ các Nhà Báo Nước Ngoài tại Trung Cộng  (FCCC), với biện pháp này, ‘‘Trung Cộng  tự làm cho chính quốc gia này trở nên tăm tối, bởi sứ mạng của các nhà báo là làm sáng tỏ thế giới mà chúng ta đang sống’’.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompoe kêu gọi Bắc Kinh hủy bỏ quyết định trục xuất nói trên. Ông khẳng định Washington chỉ ‘‘giảm mạnh số lượng nhân viên của bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng ’’ tại Mỹ, chứ không tấn công vào các nhà báo Trung Cộng . Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:

‘‘Như thường lệ, những phóng viên thuộc loại xuất sắc nhất làm việc tại Trung Cộng  là nạn nhân của lệnh trục xuất của chính quyền Bắc Kinh, cho dù đây không phải là một quyết định công khai. Tuy nhiên, lần này, Bắc Kinh đưa ra lời biện minh: Việc trục xuất không hề liên quan đến tự do báo chí. Theo cơ quan ngoại giao Trung Cộng , các biện pháp này chỉ là nhằm để trả đũa, sau khi Washington ra quyết định giới hạn tối đa 100 người làm việc cho các cơ quan truyền thông Trung Cộng  tại Mỹ.

Theo Câu Lạc Bộ các Nhà Báo Nước Ngoài tại Trung Cộng , ít nhất 13 nhà báo của New York Times, Wall Street Journal và The Washington Post đã nhận được thông báo nộp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 10 ngày. Các nhà báo trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu giữa hai đại cường, thứ nhất và thứ nhì thế giới.

Quyết định của chính quyền Bắc Kinh gây chấn động tại các cơ quan báo chí nước ngoài ở Trung Cộng . Những phóng viên bị trục xuất là những người nói tiếng Hoa thành thạo, nhiều người trong số họ là người Mỹ gốc Hoa… Chính các nhà báo có nhiều phẩm chất cần thiết này là những người có khả năng giúp công luận hiểu rõ được những vấn đề tại Trung Cộng ’’.
 

Mỹ phản đối Trung Cộng  hạn chế truyền thông quốc tế

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/6dfaEsldL5DP5YnjPzomeYJAMKvr4hZMexMyIAtG7HRn8VmERShpwN9NTG_q30AKG_S-eg8dmeh-NCvSc036Vt6vdVlqWZpBHEht73YcRika=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/g7-3-700x366.png
Chính quyền Hoa Kỳ hôm thứ Ba (17/3) đã phản đối mạnh mẽ việc Bắc Kinh hạn chế hoạt động của 3 tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ tại Trung Cộng, nói rằng hành động này của Bắc Kinh đã tước đi cơ hội tiếp cận với sự thât của người dân Trung Cộng  và thế giới.
“Quyết định của chính quyền Trung Cộng  về việc trục xuất các nhà báo [quốc tế] khỏi Trung Cộng  và Hồng Kông là một bước đi nữa để ngăn cản người dân Trung Cộng  và thế giới tiếp cận thông tin chân thực về Trung Cộng ”, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ viết trên Twitter. “Hoa Kỳ kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Cộng  thu hồi quyết định trục xuất các nhà báo và dừng việc truyền bá thông tin sai sự thật về virus Vũ Hán”.
Trước đó chính quyền Trung Cộng  trong một tuyên bố nói rằng họ hạn chế hoạt động của 3 hãng truyền thông của Mỹ, bao gồm The New York Times, The Washington Post và The Wall Street Journal, tại Đại Lục và Hồng Kông. Đây được xem là hành động trả đũa của Bắc Kinh đối với việc Washington chế tài hoạt động của 5 hãng truyền thông nhà nước Trung Cộng  tại Mỹ, và sau khi Hoa Kỳ gay gắt phản đối việc Trung Cộng  “vu” cho Hoa Kỳ phát tán virus COVID-19, cũng như việc Tổng thống Trump gọi virus SARS-CoVid-19 là “virus Trung Cộng ”.

Tướng Mỹ nói về tên lửa Bắc hàn trong đại dịch

Hoa Kỳ đã không phát hiện thấy hoạt động bất thường nào bên trong lực lượng tên lửa của Bắc hàn kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Ba (17/3), theo Yonhap.
Trong một cuộc họp báo qua điện thoại với các phóng viên, tướng Mỹ Charles Richard đã nhận được câu hỏi về lực lượng tên lửa của Bắc hàn và tác động của virus đối với lực lượng này.
“Xem xét từng mối đe dọa đối với quốc gia chúng ta. Đó là điều mà chúng tôi quan sát mỗi ngày”, ông trả lời. “Tới nay, chúng tôi chưa thấy bất kể điều gì bất thường ngoài những gì mà tôi cho là các hoạt động bình thường hàng ngày của bất kể lực lượng nào”.
Hiện Bắc hàn vẫn chưa thông báo có ca nhiễm nCoV nào. Tuy nhiên, quốc gia bí ẩn này có nguy cơ cao khi nằm giữa Trung Cộng , nơi khởi phát đại dịch, và Hàn Quốc, một trong những tâm dịch COVID-19 của Thế giới.

Iran cảnh báo người dân về thảm họa COVID-19

Truyền thông nhà nước Iran hôm thứ Ba (17/3) cảnh báo rằng dịch COVID-19 có thể giết chết hàng triệu người nếu người dân tiếp tục phớt lờ lời khuyên về sức khỏe và an toàn, theo Fox News.
Phóng viên truyền hình nhà nước, và cũng là một bác sĩ y khoa, bà Afruz Eslamik, đã đưa ra cảnh báo nặng nề này ngay sau khi những người biểu tình Shiite tập trung ở sân của hai ngôi đền lớn đã bị đóng cửa vì đại dịch COVID-19.
Bà Afruz Eslami nói rằng nếu người dân không tuân theo các hướng dẫn phòng chống dịch, thì có thể làm sập hệ thống y tế vốn đã rất khó khăn của Iran. Nếu chúng ta “không có đủ các cơ sở y tế phục vụ [đại dịch], sẽ có 4 triệu ca nhiễm và 3,5 triệu người sẽ chết”, bà Eslami nói.
Iran hiện là quốc gia có số người nhiễm và tử vong vì nCoV cao thứ 3 thế giới, sau Trung Cộng  và Ý. Theo Worldometers, tính tới sáng ngày 18/3, Iran có 16.169 người nhiễm bệnh (tăng 1.178) và 988 người chết (tăng 135). 

Sinh viên y khoa ở Ý sẽ tham gia chống dịch

Ý sẽ đưa 10.000 sinh viên ngành y sắp tốt nghiệp tham gia chống dịch COVID-19 nhằm giảm bớt khó khăn cho các nhân viên y tế của nước này, theo Reuters.
Bộ trưởng Bộ Đại học Ý, Gaetano Manfredi, cho biết, chính phủ cho phép sinh viên sắp tốt nghiệp ngành y bắt đầu công việc của mình sớm hơn tám hoặc chín tháng so với dự kiến và họ sẽ không phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp bắt buộc như mọi năm.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Ý đã đẩy các bệnh viện đến chỗ quá tải. Các cơ sở ý tế ở nước này đang tìm mọi cách để củng cố hệ thống của mình, kể cả phải tranh giành nguồn lực với các cơ sở y tế khác, trong bối cảnh số người nhiễm bệnh trên toàn quốc tăng nhanh chóng.
Số người chết vì COVID-19 ở Ý đã tăng lên 2.503 trong 24 giờ qua, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý cho biết, trong khi tổng số trường hợp được xác nhận dương tính với nCoV tăng lên 31.506 so với con số 27.980 một ngày trước.

Brazil bắt tù nhân trốn thoát trước lệnh phong tỏa chống COVID-19

Brazil đã bắt trở lại gần 600 tù nhân trốn khỏi 4 nhà tù trước khi phong tỏa tất cả các cơ sở giam giữ tội phạm để chống dịch COVID-19, trong khi đó, vẫn còn khoảng 800 tù nhân đang lẩn trốn, chính quyền nhà tù bang Sao Paulo cho biết trong một thông báo hôm thứ Ba (17/3), theo Reuters.
Vào thứ Hai (16/3), có tổng cộng 1.389 người đã trốn thoát khỏi bốn nhà tù ở bang Sao Paulo sau khi họ rời nơi giam giữ để đi lao động hoặc học tập.
Để tránh sự lây lan của nCoV, chính quyền bang Sao Paulo có kế hoạch dừng các hoạt động lao động và học tập của tù nhân ở bên ngoài khuôn viên nhà tù. Theo một quan chức nhà tù, việc phong tỏa chống dịch COVID-19 như vậy sẽ mang lại lợi ích cho 34.000 ngàn tù nhân và các quản giáo cũng như nhân viên phục vụ trong các nhà tù.

Hoa Kỳ soạn thảo sắc lệnh đưa các nguồn cung ứng y tế của Hoa Kỳ về nước

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/DueBlpnMVeK0Fi_cM9qL3aKw_N8c0EtE-xw_aKGxw_AUfnVt5dy88HVGtZ7_AXKz0WuV02xSV0gTOVPoGlhKJhdUFVWMDWyChv8tqdsHZ1Iu=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/g7-2-700x366.png
Tổng thống Trump đi thăm phòng thí nghiệm sinh học vào ngày 3/3/2020 tại Viện Y tế Quốc gia 
Một vị quan chức Hoa Kỳ cho biết ông đang soạn thảo một sắc lệnh cho Tổng thống Donald Trump nhằm di dời các chuỗi cung ứng y tế của Hoa Kỳ ở nước ngoài về Mỹ.
Vào ngày 16/3, trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC, ông Peter Navarro, Cố vấn thương mại Nhà Trắng, nói rằng Hoa Kỳ hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu, không chỉ là thuốc mà còn cả vật tư y tế và thiết bị y tế.
“Nội dung của sắc lệnh… là phải mang tất cả chuỗi cung ứng về nhà để chúng ta không phải lo lắng về sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài nữa”, ông nói và cho biết thêm rằng 70% các thành phần được sử dụng trong dược phẩm cao cấp tại Mỹ hiện nay là “đến từ nước ngoài”.
https://ci6.googleusercontent.com/proxy/_HloZKxtWS35u9p8nImb4-iZ_WzMaQflqIofnb9WkTeGuVI66Di2QcARwukPqg9FADGxVINEYQ7YYiphtgEMnLbSI-i3up7oegScqUmxdZTk=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/g7-1-700x363.png
Ông Peter Navarro trong cuộc phỏng vấn với kênh CNBC hôm 16/3 (ảnh chụp màn hình từ video của CNBC).
Ông Navarro không cho biết cụ thể Hoa Kỳ hiện đang phụ thuộc vào nước nào, nhưng các chuyên gia từ lâu đã chỉ ra sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Trung Cộng . 
Bà Rosemary Gibson, một cố vấn cấp cao tại Trung tâm Hastings, một viện nghiên cứu đạo đức sinh học, và đồng tác giả của cuốn sách “Trung Cộng  Rx: Phơi bày những rủi ro phụ thuộc của Mỹ đối với Trung Cộng  về dược phẩm”, đã nói với tờ The Epoch Times rằng đó là “một rủi ro đối với an ninh quốc gia của chúng ta”.
“Đối với các loại thuốc theo toa, 90% các thành phần cốt lõi, hóa chất và các thành phần khác đều phụ thuộc vào Trung Cộng ”, bà Gibson nói với The Epoch Times.
Bên cạnh đó, theo tờ The Hill, Tổng thống Donald Trump trong nhiều năm luôn khẳng định rằng, nước Mỹ đã quá phụ thuộc kinh tế vào Trung Cộng , và cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hiện nay đã chứng minh điều đó.
Giờ đây, với sự bùng phát dịch COVID-19 trên toàn thế giới, có thể khiến quá trình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Cộng  được đẩy nhanh hơn nữa, khi các công ty bắt đầu nhận ra những nguy cơ đến từ quốc gia độc tài có quá nhiều quyền lực đối với chuỗi cung ứng của họ. Sau khi Bắc Kinh đặt hàng trăm triệu công dân của mình dưới sự cách ly, đóng cửa phần lớn nền kinh tế trong nhiều tuần, nhu cầu đa dạng hóa các địa điểm sản xuất đã trở nên rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Lãnh đạo các nước G7 cam kết
cùng nhau chống lại đại dịch COVID-19

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/bVFrZzL4_g-9OcCE4cvz9lPKf2eoX4XU4O2KWUoYuyzV4DGlRpZT9Pafns73H5rwAz7KFl4SxsBt9xTXAo1j_51YPByVcDcUGCUj9Si6FA=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/g7-700x366.png
Lãnh đạo các nước thuộc nhóm G7 hôm 16/3 tuyên bố rằng, sẽ “làm bất cứ điều cần thiết” để đối phó với đại dịch COVID-19. 
Các nhà lãnh đạo thuộc nhóm G7 – gồm các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức, Ý và Vương quốc Anh, cho biết sau cuộc hội đàm qua video hôm 16/3 rằng, đại dịch là “một thảm kịch của con người đồng thời là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, cũng gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế thế giới”.
“Chúng tôi cam kết làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo một sự phản ứng toàn cầu mạnh mẽ”, tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp cho biết.
Các nhà lãnh đạo cho biết họ “cam kết sẽ duy trì sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu”.
“Chúng tôi cho rằng những thách thức hiện tại liên quan đến đại dịch COVID-19 cần rất nhiều đến sự phối hợp quốc tế chặt chẽ….phù hợp với các giá trị dân chủ của chúng tôi và sử dụng các thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân”, tuyên bố chung cho biết.
“Bằng cách hành động cùng nhau, chúng tôi sẽ làm việc để giải quyết các rủi ro về sức khỏe và kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đồng thời tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng”, các nhà lãnh đạo cho biết.
Dịch COVID-19 bắt nguồn tại thành phố Vũ Hán, Trung Cộng  vào tháng 12/2019 đến nay đã gây ra cái chết của hàng ngàn người trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong giữa các quốc gia là khác nhau, ở một số quốc gia tỷ lệ tử vong là khoảng 0,3 phần trăm, trong khi ở một số nước nó lên tới khoảng 4 phần trăm.

Virus Corona : Châu Âu và những biện pháp phòng ngừa khác nhau


Thủ đô Luân Đôn Anh Quốc thời dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 18/03/2020 REUTERS - HANNAH MCKAY





 (RFI) Ý là quốc gia đầu tiên tại châu Âu ban hành lệnh "phong tỏa" toàn quốc và đang lo ngại dịch tràn xuống miền nam. Tây Ban Nha và Pháp noi gương Roma. Đức từng bước đóng cửa với các nước láng giềng và tuyên chiến với virus corona trên mặt trận kinh tế. Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng. Còn tại Budapest, chính quyền vẫn cho rằng "người nhập cư mang bệnh đến cho Hungary".

Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng

Tính đến ngày 17/03/2020, Anh Quốc có hơn 1.500 ca nhiễm, 53 người tử vong. Vào lúc nhiều quốc gia tại châu Âu đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học cũng như các địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp, chính quyền Anh mới chỉ đưa ra các khuyến cáo tránh tụ tập và lui tới những nơi đông người. Luân Đôn vẫn cho phép tổ chức một số sự kiện thể thao.

Cho đến nay, phương pháp chống dịch của thủ tướng Boris Johnson và chính phủ được phần lớn công luận và giới khoa học ủng hộ. Trong cuộc sống hàng ngày, không có sự hốt hoảng hay dân chúng đua nhau đi mua nhu yếu phẩm tích trữ.
Dân Ý làm quen với cảnh phải "xếp hàng"

Nhìn sang Ý, với hơn 2.000 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm virus corona, từ hôm 11/03/2020, từ bắc chí nam đã bị đặt trong tình trạng "phong tỏa". Mọi di chuyển đều bị giới hạn tối đa. Có thêm những vùng bị nhiễm và chính phủ đang lo dịch tràn xuống miền nam. Đây là vùng đất nông nghiệp nghèo, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Một điểm khác khiến Roma lo ngại đó chính là "tác phong lè phè" của dân ở miền nam nước Ý.

Budapest : Covid-19, "bệnh người nước ngoài đem vào cho Hungary"

Tại Hungary, đến nay có hơn 50 ca lây nhiễm, và một bệnh nhân thiệt mạng. Budapest đã rất sớm ban hành tình trạng khẩn cấp chống dịch nhưng các biện pháp ngăn ngừa không triệt để như tại nhiều nước ở Tây Âu.
Hungary có lẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Âu ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 11/3, tức là cùng lúc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là "đại dịvch toàn cầu". Đây là điều mà như chính giới Hung khẳng định, chưa từng có trong lịch sử 30 năm nay, kể từ khi nước này thay đổi thể chế.

Cho tới nay, Hungary đã có 50 trường hợp lây nhiễm Covid-19, trong đó có 39 công dân Hungary, và 1 ca tử vong vì Coronavirus. Lãnh đạo nước này tuyên bố nước Hung chuyển sang giai đoạn thứ hai của dịch bệnh - giai đoạn lây nhiễm tập thể và nhiều khi sẽ không thể xác định chính xác ai gây nhiễm cho ai.

Từ 11/3 tới giờ, nội các Hungary cho thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus, hoạt động gần như 24/24h hàng ngày, và mỗi buổi chiều lại có họp báo rất được công luận theo dõi. Nước này cũng đang gấp rút cho xây dựng một bệnh viện dã chiến, thiết lập các khoa Truyền nhiễm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Mặc dù "vào cuộc" sớm như vậy nhưng các biện pháp của Hungary lại mang tính "nhẹ nhàng": nước này chưa ban lệnh giới nghiêm (mà mới chỉ khuyến cáo các vị cao niên chớ ra đường), chưa đóng cửa các hàng quán, cửa hàng không thiết yếu (mà mởi chỉ hạn chế giờ mở cửa tới 15h), và mới hôm qua mới chỉ thị đóng biên giới.

Người dân Hungary, trong nhiều trường hợp cũng lao vào mua sắm các mặt hàng cần dùng cho đời sống thường nhật như gạo, thịt, bột, đường, giấy toilet... Khẩu trang và nước rửa tay đã hết từ lâu, cho dù chưa mấy người đeo khẩu trang. Đường sá vắng ngắt, nhưng hiện tượng hoảng loạn chưa thấy phổ biến.

Mục tiêu chính trị của Hungary

Cũng như ở một số nước Châu Âu, phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc ở mức nhẹ hơn là những hành động bất lịch sự, ác cám với người Châu Á đã xảy ra tại Hungary hàng tháng trước, khi căn bệnh Covid-19 còn chưa xâm nhập vào Hung. Không có những trường hợp quá lớn, nhưng nhiều người Việt cho hay họ đã gặp phải.

Nhiều doanh nghiệp phải trương biển "Chúng tôi là người Việt Nam" để tránh sự phân biệt, kỳ thị dành cho người Hoa. Chính cộng đồng người Hoa tại Hungary cũng phải dấy lên một phong trào vận động những người Hoa có uy tín trong xã hội Hung, hãy lên tiếng để giải tỏa niều hiểu nhầm, tin thất thiệt và sự kỳ thị vô căn cứ.

Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Orbán Viktor, trong một số phát biểu, vẫn tiếp tục coi là có mối quan hệ giữa dân nhập cư và dịch bệnh, và rằng "người nhập cư đã mang bệnh tới Hungary". Ám chỉ việc một số bệnh nhân đầu tiên của dịch Covid-19 là các sinh viên Iran theo học tại Hungary. Nhiều sinh viên Iran đã bị trục xuất, vì bị coi là không hợp tác với các biện pháp của chính quyền.

Đại diện của Tổ chức Ân xá Thế giới tại Hungary nhận xét: với việc ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Hung tiếp tục thâu tóm trong tay một quyền hành vô biên, mà thật ra không cần phải đến thế cũng có thể xử lý được tình trạng bệnh dịch. Đây rất có thể là một con bài trong tay nội các Hungđê tiếp tục thi hành những bước đi phi dân chủ ở xứ này...

Người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế của Đức

Sát cạnh với Pháp là Đức, nơi số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày gần đây : hơn 6.000 bệnh nhân dương tính với virus corona. Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp cấm lui tới các nơi công cộng. Cộng đồng người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế rất tốt của Đức. Các hoạt động tại khu chợ Đồng Xuân ở Berlin suy giảm nhưng các doanh nghiệp vững tin vào chính sách hỗ trợ kinh tế của chính quyền Angela Merkel như trình bày của thông tín viên Lê Trung Khoa từ Berlin. 

Virus corona, mặt trận mới trong cuộc đọ sức Mỹ- Trung


Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Cộng  Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20, ngày 29/06/2019 ở Osaka, Nhật Bản. © AFP - BRENDAN SMIALOWSKI

(RFI) Vào lúc cộng đồng quốc tế lần lượt đóng cửa biên giới ngăn chận virus corona và đặt ưu tiên cho việc cứu gần 200.000 người đã bị nhiễm Covid-19, với hơn 8.000 trong số đó đã tử vong, Trung Cộng  và Mỹ như đã tìm ra một mặt trận mới để khai chiến với nhau.

Washington trong một thời gian dài xem virus corona là một loại virus của "nước ngoài". Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thậm chí còn gọi siêu vi chủng mới gây viêm phổi cấp tính là "virus Vũ Hán". Nhưng với Bắc Kinh, giọt nước đã tràn ly khi tổng thống Donald Trump, qua mạng Twitter hôm 16/03/2020 khẳng định "Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các lĩnh vực kinh tế, chẳng hạn như các hãng hàng không và nhiều ngành khác, đặc biệt bị thiệt hại do virus Trung Hoa gây nên".

Lập tức tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng đáp trả, xem lời lẽ của nguyên thủ Hoa Kỳ là một hình thức "lên án" Trung Cộng . Tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ bồi thêm khi sử dụng lần thứ hai cụm từ "virus Trung Hoa" cũng trên mạng Twitter hôm 17/03/2020.

Lần này, đến lượt truyền thông chính thức tại Bắc Kinh nhập cuộc. Tân Hoa Xã lên án Mỹ sử dụng từ ngữ mang tính "kỳ thị chủng tộc và bài ngoại để đùn đẩy trách nhiệm của mình sang sân của những quốc gia khác" trước dịch Covid-19. Cho tới nay, Bắc Kinh chủ trương, do không thể chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc của siêu vi chủng mới, nên không thể gọi đó là "sản phẩm" Trung Cộng  tạo ra.

Tuần trước, một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Cộng  thậm chí còn đi xa hơn nữa, khi nêu lên giả thuyết chính quân đội Mỹ đã đưa virus độc hại này vào Hoa lục. Đương nhiên là quan chức này không đưa ra bất kỳ một chứng cớ nào cho điều đó.

Khẩu chiến Mỹ-Trung quanh virus corona nghe qua có vẻ là những tranh luận vô bổ và thậm chí là ấu trĩ trước khủng hoảng về y tế đã lan rộng ra tới 165 quốc gia hiện nay. Nhưng trên thực tế, đây là một mặt trận mới cho thấy rõ căng thẳng về ngoại giao đã âm ỉ giữa Washington với Bắc Kinh kể từ đầu năm 2017, khi tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng.

Tháng 12/2019 khi dịch bệnh vừa bùng lên tại Vũ Hán, rồi lan ra cả tình Hồ Bắc, chính quyền Trump đã cấm người Trung Cộng  nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Washington đã tiên phong trong việc điều máy bay đến Hồ Bắc hồi hương các công dân Mỹ khỏi ổ dịch. Điều này đã khiến Bắc Kinh rất phẫn nộ.

Trong suốt thời gian chính quyền của ông Tập Cận Bình tập trung nỗ lực ngăn chặn dịch lây lan và đe dọa trực tiếp đến cả nền kinh tế Trung Cộng , thì Washington vẫn dồn dập tấn công Bắc Kinh, từ nhân quyền, dân chủ, cho đến tham vọng của Trung Cộng  tại Biển Đông. Mỹ chỉ nương nhẹ Bắc Kinh về thương mại. Donald Trump từng khẳng định thỏa thuận mậu dịch bán phần Mỹ-Trung không bị virus corona đe dọa.

Dịch Covid-19 chẳng những đã khơi dậy hiềm khích ngoại giao Mỹ-Trung, mà còn đẩy hai cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới vào một cuộc chạy đua trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, tìm thuốc "giải độc" virus corona. Trong lĩnh vực này, bàn thắng dường như đang nghiêng về phía Hoa Kỳ sau khi Viện Y Tế Quốc Gia thông báo "thử nghiệm lâm sàng vác-xin có tên gọi mRNA-1273 do các nhà khoa học của Viện cùng với hãng công nghệ sinh học Moderna, bang Massachusetts, bào chế".

Mỹ chuẩn bị kế hoạch cả nghìn tỉ đô la để đối phó


Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các đại diện ngành du lịch, khách sạn, bị tác động vì virus corona, ngày 17/03/2020 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. REUTERS - LEAH MILLIS


Sau một thời gian có vẻ như bình chân như vại trước đại dịch virus corona (Covid-19), ngày 17/03/2020, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ tài chính khẩn cấp, với quy mô lớn chưa từng có, kể từ cuộc khủng hoảng 2007-2008. Chính quyền Donald Trump dự kiến cung cấp thêm từ 800 đến hơn 1 000 tỉ đô la cho các doanh nghiệp và các gia đình người Mỹ.

Theo AFP, tổng thống Donald Trump cho biết bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đang làm việc với Quốc Hội lưỡng viện về một chương trình trợ giúp ‘‘táo bạo và rất quan trọng’’. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ không nói rõ số tiền dự kiến cho kế hoạch, hiện đang được thảo luận, nhưng theo truyền thông Mỹ, sẽ có khoảng 850 tỉ được tung ra. Kênh truyền hình CNBC thậm chí còn nêu ra con số hơn 1.000 tỉ đô la.

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhấn mạnh là các trợ giúp tài chính sẽ phải được cung cấp không chậm trễ, cho không chỉ các gia đình, mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện đang điêu đứng vì khủng hoảng. Cùng với ngành khách sạn, các hãng hàng không đang ở trong ‘‘tình trạng bi đát’’ còn hơn cả sau vụ khủng bố tấn công ngày 11/09/2001.

Trước đó, Ngân Hàng Trung Ương cũng ban hành một loạt các biện pháp để bảo đảm là nền kinh tế hấp thu tốt hàng nghìn tỉ đô la đã được Ngân Hàng Trung Ương bơm thêm vào từ khoảng một tuần này. Đây là lần đầu tiên Ngân Hàng Trung Ương tái lập cơ chế, vốn đã được sử dụng trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008: Đó là bảo đảm các ngân hàng có khả năng cấp tín dụng cho các cá nhân và các doanh nghiệp, để việc trả nợ không gặp khó khăn. Bởi nếu người dân và doanh nghiệp Mỹ không có tiền hoàn các khoản nợ đến hạn, thì khủng hoảng do Covid-19 sẽ thêm phần tồi tệ.

Hôm thứ Hai 16/03, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào suy thoái. 

Virus Vũ Hán đang đe dọa châu Phi

https://ci5.googleusercontent.com/proxy/fSso3ohj1XtEKac7PJTKuhS2KN52luiU8PBXH3WZC-NtrnSq5_FebICzWv29l6xaR_VNJmVUFT9DxUz9By2kVLGRuCFTB5RrWO2j_Se1-Vwh_erwYFUnvQ=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-7-2-700x366.jpg
Đến nay, các quốc gia ở châu Phi là khu vực bị virus Vũ Hán tấn công sau cùng. Khi các trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng, nhiều quốc gia hiện đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh này.
Dưới đây là một số thông tin về tình hình dịch COVID-19 ở châu Phi, nơi có hệ thống y tế yếu kém và thiếu các y bác sĩ.

Virus “đến muộn” nhưng đang lan rộng

Trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên ở châu Phi được ghi nhận ở Ai Cập vào ngày 14/2 và đến đầu tháng 3, chỉ có thêm hai ca bệnh nữa ở Algeria và Nigeria.
Các chuyên gia ban đầu tự hỏi tại sao lục địa này dường như có rất ít người nhiễm COVID-19 và có suy đoán rằng liệu có trường hợp nhiễm bệnh nhưng lại không được phát hiện hay không.
Sau đó, các ca nhiễm virus Vũ Hán tăng nhanh chóng và chỉ trong một tuần, hơn 20 quốc gia đã phát hiện người nhiễm. Đến nay, ít nhất 30 trong tổng số 54 nước ở châu Phi xuất hiện dịch COVID-19 với hàng trăm ca nhiễm.
Tính đến 16h25  ngày 18/3, các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất là ở khu vực Bắc Phi với 12 trường hợp tử vong đã được xác nhận.
Ai Cập đã ghi nhận 196 ca nhiễm bệnh và 4 người tử vong. Algeria báo cáo 67 trường hợp và có 5 trường hợp tử vong. Sudan và Morocco ghi nhận số người chết lần lượt là 1 và 2.
Senegal là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở Tây Phi với 31 trường hợp – hầu hết trong số họ bị lây bệnh từ một công dân từ Ý về nước.

Hạn chế đi lại

Theo dõi tình hình dịch bệnh ở châu Á và châu Âu, nhiều nước ở châu Phi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.
Morocco đã dừng tất cả các chuyến bay quốc tế “cho đến khi có thông báo mới”, ngoại trừ các chuyến bay đặc biệt cho khách du lịch châu Âu hồi hương.
Somalia, một quốc gia phải đối mặt với nhiều thập niên xung đột, cũng đã cấm tất cả các chuyến bay quốc tế, bao gồm cả vận chuyển hàng không, sau khi nước này xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyến bay nhân đạo vẫn được phép tiến hành.
Chad, nơi chưa báo cáo ca nhiễm virus nào, cũng đã đóng cửa các sân bay và biên giới với Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Tương tự, nước láng giềng Mali, dù chưa có người nhiễm COVID-19, tuyên bố dừng tất cả các chuyến bay thương mại từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus.
Guinea-Bissau cũng quyết định dừng tất cả các chuyến bay trong và ngoài nước. Cape Verde dừng các chuyến bay từ các quốc gia châu Âu có người nhiễm virus, cũng như Senegal, Nigeria, Brasil và Hoa Kỳ.
Một số quốc gia khác cấm các chuyến bay và khách du lịch đến từ vùng dịch.
Senegal đã dừng các chuyến bay đến và đi từ 7 quốc gia châu Âu và khu vực Trung Đông. Togo và Madagascar thực hiện các biện pháp tương tự.
Những nước khác như Kenya, Ghana, Nam Phi và Bờ Biển Ngà đã cấm người nước ngoài đến từ vùng dịch, những người có giấy phép cư trú có thể được nhập cảnh.
Zambia, Nigeria, Ghana và Equatorial Guinea yêu cầu du khách đến từ vùng dịch tự cách ly.
Du lịch ở châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả ngành công nghiệp du thuyền, do nhiều quốc gia từ chối các tàu, trong đó có Madagascar, Senegal, Seychelles và Mauritius.

Đóng cửa trường học và hủy các sự kiện

Ít nhất 13 quốc gia ở châu Phi đã hoặc đang chuẩn bị đóng cửa hệ thống trường học, trong đó có Kenya, Rwanda, Morocco, Ai Cập, Sénégal, Nam Phi, Zambia, Guinea Xích đạo và Bờ biển Ngà.
Kenya khuyến khích người dân làm việc tại nhà.
Một số quốc gia thực hiện các biện pháp mạnh mẽ liên quan đến các cuộc tụ họp tôn giáo.
Tại Senegal, các tổ chức Hồi giáo đình chỉ các sự kiện trong tháng này. Chính quyền Tunisia đã tạm dừng hoạt động tập trung cầu nguyện, kể cả vào thứ Sáu.
Các sự kiện thể thao và văn hóa lớn cũng phải hoãn lại.
Lễ hội âm nhạc Bushfire hàng năm ở Eswatini bị hủy bỏ, trong khi ở Nam Phi, lễ hội AfrikaBurn nổi tiếng cũng sẽ không diễn ra, hàng loạt sự kiện thể thao cũng không được tổ chức.
Tunisia vẫn tiếp tục với các sự kiện thể thao nhưng không có khán giả.





 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top