• Điểm tin ngày 9 tháng 3, 2020": Bộ trưởng Văn hóa Pháp nhiễm CoVid-19, TT Trump chưa xét nghiệm Covid-19 dù đã tiếp xúc với 2 nghị sĩ đang tự cách ly/ Ghen Cô Vi và Vũ điệu rửa tay của Việt Nam thành trào lưu thế giới

Tin Tức

• Điểm tin ngày 9 tháng 3, 2020

Bộ trưởng Văn hóa Pháp nhiễm CoVid-19



Bộ trưởng văn hóa Franck Riester đã trở thành chính trị gia tiếp theo ở Pháp nhiễm nCoV, một người đồng cấp với ông trong chính phủ cho biết hôm thứ Hai (9/3), sau khi một số số nghị sĩ Pháp đã trở thành bệnh nhân COVID-19, theo Reuters.
Ông Franck Riester đang ổn và đang cách ly tại nhà, Bộ trưởng Y tế Pháp, Olivier Veran, nói với kênh Truyền hình BFM.
Trước đó, 5 nghị sĩ Pháp đã được chẩn đoán nhiễm nCoV, cùng với một người làm việc trong nhà ăn của Nghị viện Pháp, nơi có thể đã khiến các nghị sĩ này mắc bệnh.

TT Trump chưa xét nghiệm Covid-19 dù đã tiếp xúc với 2 nghị sĩ đang tự cách ly



Ngày 9 tháng 3, Tòa Bạch ốc cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa xét nghiệm nCov, dù ông đã tiếp xúc hai nghị sĩ đã tự cách ly sau khi tham dự một hội nghị có người nhiễm COVID-19.
“Tổng thống chưa xét nghiệm COVID-19 vì ông không tiếp xúc gần với bất kỳ người nào được xác nhận nhiễm bệnh, ông cũng không có bất kỳ triệu chứng nào. Tổng thống Trump vẫn đang có sức khỏe tốt và bác sĩ của ông sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ”, Reuters dẫn tuyên bố của phát ngôn viên của Nhà Trắng Stephanie Grisham.
Theo CNN, hai hạ nghị sĩ đã tiếp xúc với ông Trump là Matt Gaetz (bang Florida) và Doug Collins (bang Georgia). Ông Gaetz đã đi cùng chuyên cơ Không lực Một (Air Force One) và xe limousine với Tổng thống Trump, đồng thời ông cũng có chuyến nghỉ cuối tuần ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của tổng thống. Hai quan chức này gần đây đã tự cách ly sau khi nhận được thông báo về việc họ đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 tại một hội nghị vào cuối tháng trước.

CoVID-19 có thể di chuyển xa gấp nhiều lần so với khuyến cáo

Virus COVID-19  có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút và di chuyển xa tới 4,5 mét, xa hơn nhiều lần “khoảng cách an toàn” (từ 1 đến 2 mét) mà các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân đảm bảo để tránh lây lan bệnh, nghiên cứu của một nhóm các nhà dịch tễ học Trung cộng ở tỉnh Hồ Nam cho hay, theo bản tin ngày thứ Ba (10/3) của SCMP.
“Có thể khẳng định rằng trong một môi trường kín có điều hòa, khoảng cách di chuyển của Virus COVID-19  sẽ vượt quá khoảng cách an toàn thường được công nhận”, các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Practical Preventive Medicine vào thứ Sáu tuần trước.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng Virus COVID-19  có thể tồn tại nhiều ngày trên các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với hơi thở của người bệnh, làm tăng nguy cơ lây truyền nếu một người chạm vào nó và sau đó xoa mặt và tay.
Theo nghiên cứu này, thời gian tồn tại của Virus COVID-19  trên bề mặt phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ và loại bề mặt, ví dụ như ở khoảng 37 độ C nó có thể tồn tại trong hai đến ba ngày trên kính, vải, kim loại, nhựa hoặc giấy.
 

Ghen Cô Vi và Vũ điệu rửa tay của Việt Nam thành trào lưu thế giới


Ghen Cô Vy (Vũ điệu rửa tay) do Khắc Hứng sáng tác, Min và Erik thể hiện. Ảnh chụp màn hình YouTube. RFI/Ảnh chụp màn hình YouTube

(RFI) Bản hit Việt Nam Ghen do nhạc sĩ Khắc Hưng sáng tác và được hai ca sĩ Min và Erik có gần 116 triệu lượt xem trên YouTube. Nhưng hiện tại phiên bản Ghen Cô Vy (Washing Hands Song) cũng “hot” không kém, đặc biệt được vũ công Quang Đăng biên đạo Vũ điệu rửa tay trên nền nhạc Ghen Cô Vy.

Ghen Cô Vy là dự án hợp tác giữa Erik, Min, Khắc Hưng với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế). Phần hình ảnh thể hiện bởi Yang Animation Artist. Phiên bản được đặt lời mới phù hợp với tình hình dịch Covid-19 được trang Thông Tin Chính Phủ đăng trên Facebook ngày 23/02/2020.

Giai điệu bài hát rất trẻ và lời bài hát dễ thuộc, nhắc lại điểm xuất phát virus corona: ”Dạo gần đây, có một virus rất hot. Tên của em ấy Corona. Em từ đâu ? Quê của em ở Vũ Hán. Đang bình yên bỗng chợt thoát ra”.

Tiếp theo là cách phòng ngừa, từ tăng cường sức đề kháng, vệ sinh nơi ở và đặc biệt là thường xuyên rửa tay : “Cùng rửa tay xoa xoa xoa đều. Đừng cho tay lên mắt, mũi, miệng. Và hạn chế đi ra nơi đông người. Đẩy lùi virus corona”…


Lên sóng quốc tế


Khi Quang Đăng biên đạo vũ điệu rửa tay trên nền nhạc Ghen Cô Vy, hiệu ứng vượt ra ngoài quy mô quốc gia.

Chương trình Last Week Tonight With John Oliver trên kênh HBO Mỹ ngày 02/03/2020 bàn về virus corona đã đề cập đến bài hát và vũ điệu rửa tay. MC nổi tiếng với 16 giải Emmys (của Television Academy) phấn khích với ca khúc rất dễ thương giữa mùa dịch : “Việt Nam, với bài hát này, đã khuyến khích mọi người rửa tay đúng cách để phòng tránh lây nhiễm Covid-19”.




John Oliver còn thuần thục bắt chước theo vũ điệu rửa tay (từ phút thứ 6'23).

Khi Ghen Cô Vy cũng lên sóng truyền hình Pháp. Phòng thu chương trình thông tin sáng 04/03/2020 của đài BFM TV rộn ràng ca khúc Ghen Cô Vy. Julien Mielcarek, người giới thiệu mục La Pépite, cho biết sau khi nghe bài hát này, giai điệu sẽ nhảy nhót mãi trong đầu. Theo anh, Ghen Cô Vy có thể trở thành ca khúc của năm.

Thói quen rửa tay đề phòng dịch Covid-19 trở thành một thử thách (challenge) rất được ủng hộ trên Tik Tok. Trên kênh YouTube riêng, Quang Đăng, người thách đố, đưa ra luật chơi : Thực hiện động tác nhảy của bài Ghen Cô Vy ; Có sáu động tác rửa tay theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và bộ Y Tế Việt Nam ; Có thể thực hiện 2 người một lần, hạn chế tụ tập đông người trong thời gian có dịch.

Lời thách trở thành trào lưu, từ cơ quan đoàn thể, bệnh viện đến cá nhân. Ghen Cô Vy và vũ điệu rửa tay được hưởng ứng mạnh mẽ trên thế giới, từ Hội Chữ Thập Đỏ đến Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ... Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF chia sẻ trên trang Facebook hôm 03/03 : “Chúng tôi thực sự rất là yêu vũ điệu rửa tay từ một vũ công người Việt Nam - Quang Đăng. Rửa tay sạch với nước và xà phòng là một trong những bước đầu tiên giúp bảo vệ bạn khỏi virus corona”.

Quang Đăng chỉ mất 15 phút để phối hợp những động tác đơn giản với mục đích chính là để nhiều người ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay. Theo nhà biên đạo Vũ Nông Dân (The Dancing Farmers, tham gia Asia’s Got Talent 2019), tốc độ kỉ lục này có được là nhờ tiết tấu của bản hit Ghen đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam.

Virus corona : Số ca nhiễm từ «bệnh nhân 17» tiếp tục tăng ở Việt Nam


Hành khách và nhân viên của Vietnam Airlines tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2020 REUTERS/Kham

(RFI) Theo tin từ Báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, 10/03/2020, bộ Y Tế vừa thông báo đã có ca nhiễm virus corona thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân thứ 34 là một phụ nữ quốc tịch Việt Nam, sang Mỹ từ ngày 22/02 và trở về Việt Nam ngày 02/03. Khi bay sang New York, người này đã quá cảnh ở Hàn Quốc.

Bệnh nhân thứ 33 là một du khách quốc tịch Anh, đi trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17, một cô gái đi du lịch châu Âu trở về Hà Nội ngày 02/03. Khi được đưa đi xét nghiệm, bệnh nhân người Anh này lưu trú tại Hội An. Còn bệnh nhân thứ 32 là nữ, quốc tịch Việt Nam, đã có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 tại Luân Đôn ngày 27/02 và đã thuê máy bay riêng về Việt Nam hôm qua, 09/03.

Theo trang vnExpress, trên chuyến bay VN0054 còn có 11 người khác đã được xác nhận nhiễm virus corona, trong đó có 10 du khách. Các bệnh nhân từ chuyến bay này « đã đi nhiều tỉnh thành Việt Nam, tiếp xúc hàng trăm người khác ».

Như vậy là tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 34 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, theo thông báo chính thức, 16 người đã khỏi bệnh và 18 người đang bị điều trị cách ly.

Theo thông báo của Vietnam Airlines, kể từ hôm nay, toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và phải đeo khẩu trang y tế. Hôm qua, Việt Nam đã thông báo ngưng miễn visa nhập cảnh đối với 8 nước châu Âu, trong đó có Pháp, sau khi đã thi hành biện pháp này đối với Ý.

Thế giới trước nguy cơ suy thoái hơn cả 2008



Quảng trường San Marco, Venezia, Ý, không một bóng người vì lệnh cách ly do virus corona của chính phủ Ý, ngày 10/03/2020. REUTERS/Manuel Silvestri

Viễn cảnh suy thoái không có gì là xa vời. Virus corona và giá dầu giảm mạnh, giảm 30%, là hai nguyên nhân chính. Tất cả các nhật báo Pháp (10/03/2020) đều đề cập đến hai chủ đề này.

Chánh phủ Pháp phải đưa ra những biện pháp chưa từng có để ngăn đà lây nhiễm, như cấm tập trung trên 1.000 người, nới lỏng quy định việc khám bệnh từ xa, nhân viên y tế có thể làm thêm giờ…

Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos dành 10 trang để nói về nguy cơ suy thoái. Virus corona đã khiến sản xuất đình trệ, đặc biệt tại Trung cộng, công xưởng của thế giới, hoạt động du lịch giảm dẫn đến thiệt hại trong tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là hàng không.

Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo về « tác động « nghiêm trọng » của virus corona đối với tăng trưởng ». Thay vì kỳ vọng tăng trưởng đạt 0,3% cho ba tháng đầu năm, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh còn 0,1% và như vậy, tăng trưởng cả năm chỉ có thể đạt khoảng 0,7%, thay mức 1,3% được đề ra. Trong đợt khủng hoảng này, những doanh nghiệp nợ nhiều nhất có nguy cơ bị tác động mạnh nhất.

Trong khi đó, tình hình tại Ý được cho là nghiêm trọng hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Biện pháp cách ly toàn dân của thủ tướng Giuseppe Conte bị chủ tịch các vùng phản đối. Trả lời Les Echos, chủ tịch các doanh nghiệp Ý ở vùng Lombardia, không ủng hộ biện pháp cách ly triệt để này vì « không thể ngăn được đà lây lan của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy ». Theo ông, giải pháp trên tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, làm mất uy tín của các doanh nghiệp Ý với các đối tác quốc tế.


LH Châu Âu không có giải pháp đồng bộ?


Báo Le Figaro cho rằng phải « ngừng cỗ máy dữ dội này lại ». Ngoài tình trạng khẩn cấp đối phó, chính phủ Pháp phải ưu tiên tránh để các công ty phá sản. Châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu phải chứng tỏ quyết tâm thúc đẩy phục hồi và trấn an người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước « Dịch Covid-19 Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ khoanh tay nhìn. Lý do, y tế chỉ là một « kỹ năng hỗ trợ » của các nước thành viên. Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thể hành động nếu các thành viên không yêu cầu hỗ trợ. Ngay cả khi xảy ra dịch xuyên biên giới, Bruxelles cũng không thể tự đưa ra quyết định bảo vệ.

Toàn khối thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiện mỗi nước tự xoay sở trong khả năng riêng. Trong khi đó, theo Libération, chi phí cho việc thiếu quản lý đồng bộ sẽ còn cao hơn. Trước tình trạng Ý cô lập toàn dân, lãnh đạo 27 nước sẽ họp qua phương tiện nghe nhìn vào ngày 10/03 để tìm giải pháp « chấm dứt tình trạng hỗn loạn này nhanh nhất có thể ». Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu muốn « gửi đi thông điệp chính trị rằng châu Âu quyết tâm đoàn kết hành động ».


Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa



Trong khi thế giới bắt đầu cảm cúm, Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố sản xuất dầu không giới hạn, phá giá khiến vàng đen mất giá 30%. Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ trong ngày thứ Hai 09/03 đen tối, mất từ 7,8 đến 11%.

Chưa bao giờ, kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế thế giới lại mong manh đến như vậy. Thái độ vô trách nhiệm khi mở cuộc chiến vàng đen vào thời điểm này của Ả rập Seoudite  chỉ khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng, tạo thêm một cuộc khủng hoảng mới trong khi khủng hoảng dịch Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.

Trong bài « Virus corona : báo động đỏ và thứ Hai đen », Libération phân tích nguyên nhân khiến Ả Rập Xê Út thả nổi giá vàng đen. Trong cuộc họp của khối OPEP +, Riyad đề xuất giảm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ngăn việc giá dầu rớt thê thảm : 14 nước thành viên OPEP đồng ý gánh một triệu thùng, trong khi đó Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan và 7 nước ngoài OPEP sẽ giảm phần còn lại là 500.000 thùng. Nga không chấp nhận và cuộc chiến giá cả bắt đầu. Hoàng thái tử Mohammed ben Salmane quyết định hạ giá chưa từng có kể từ 20 năm qua.


Cuộc chiến vàng đen : Nga bắn một mũi tên nhắm hai đích ?

Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng « khi tấn công Ả Rập Xê Út, Nga chủ yếu nhắm đến Mỹ. Putin ngày càng khó chịu về liên minh Washington và Riyad. Hơn nữa, một nhánh của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đóng tại Geneve, bị Mỹ trừng phạt từ ngày 18/02. Bộ Ngân Khố Mỹ cáo buộc chi nhánh này đã bán dầu cho công ty Nhà nước Venezuela PDVSA, cũng bị Washington trừng phạt ».

Nước bị ảnh hưởng đầu tiên là Ả Rập Xê Út. Theo phân tích của ông Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine, « đúng là giá sản xuất mỗi thùng dầu chỉ là 7 đô la. Nhưng để cân đối chi phí ngân sách (của Ả Rập Xê Út), hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, thì mỗi thùng dầu phải được bán với giá khoảng 80 đô la ».

Nước thứ hai bị Nga nhắm đến là Mỹ. Giá dầu giảm, ngành khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng sẽ bị tác động nặng nề, do chi phí khai thác cao hơn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã đầu tư rất nhiều và gánh nợ cũng nhiều. « Nếu dầu ở dưới ngưỡng 40 đô la/thùng, các công ty Mỹ không còn lời nữa ». Các thị trường chứng khoán sẽ hình dung ra kịch bản tồi tệ nhất, và như vậy sẽ bán cổ phiếu của các công ty đó, với nguy cơ khiến nền kinh tế thế giới xấu thêm, theo nhận dịnh của ông Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu tại Natixis.


Trung cộng tung chiến dịch «khẩu trang» xóa thương tích Vũ Hán




« Bị » Hàn Quốc, Ý, Pháp, Đức, Iran soán ngôi số ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung cộng đang tìm cách đánh bóng lại hình ảnh thông qua việc cung cấp thiết bị y tế cho khắp thế giới, đặc biệt là khẩu trang, trước tiên là để cảm ơn bạn hữu, tiếp theo là để bắt đầu chiến dịch « ngoại giao khẩu trang ». Nghĩa là : « Trung cộng biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị»

Trung cộng khẳng định khả năng hồi phục nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

Khoảng 250.000 khẩu trang được Bắc Kinh gửi sang Teheran vì vào đầu tháng 02/2020, Iran, hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, đã vét gần hết kho để gửi sang Trung cộng một triệu khẩu trang. Tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cung cấp vài triệu khẩu trang cho Trung cộng, vừa nhận lại được hàng trăm triệu. Trung cộng đang từng bước cải thiện ngoại giao với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao Hàn Quốc không cách ly hết những người đến từ Trung cộng.

Hai quốc gia Đông Á này đã không quay ngoắt với Trung cộng như Mỹ từng làm ngay từ đầu mùa dịch và khẩu trang trở thành vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước khi Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donal Trump, dọa chuyển hết hoạt động sản xuất về Mỹ vì theo ông, Bắc Kinh quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất khẩu trang của Mỹ tại Trung cộng, hạn chế xuất sang Mỹ khẩu trang N95.

Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : « Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung cộng muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn », vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành « số mệnh chung của nhân loại » và trấn an tâm lý lo ngại « bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung cộng ».


Vẫn bệnh thành tích



Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương « nói dối » về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những gì được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung cộng.

Thêm một lần nữa, chính quyền Vũ Hán lại vẫn lo bệnh thành tích, sợ bị khiển trách. « Một nhóm của chính phủ trung ương đã ra lệnh chính quyền địa phương điều tra và giải quyết ngay vấn đề », theo Hoàn Cầu Thời Báo. Trong khi đó, trả lời Le Monde, một thanh niên Trung cộng sống tại Pháp, tỏ ra thông cảm cho chính quyền Vũ Hán vì rất khó để đáp ứng được nhu cầu của mấy chục triệu dân, bị cấm ra khỏi nhà từ giữa tháng Hai, trong khi chính quyền địa phương phải tổ chức cung ứng thực phẩm tại nhà.


Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới



Với thị phần 7,9% thị trường vũ khí, Pháp trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ (36%) và Nga (21%), nhưng đứng trước Đức (5,8%) và Trung cộng (5,5%).

Nhật báo Le Monde, trích báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri), theo đó, khối lượng vũ khí được Pháp bán ra từ 2015 đến 2019 tăng 72% so với giai đoạn 2010-2014. Kỉ lục này có được là nhờ vào các hợp đồng bán chiến đấu cơ Dassault cho Ai Cập, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, chiến đấu cơ của Naval Group cho Brazil, cũng như các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và tầu chiến cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

Về các nước nhập khẩu vũ khí, Ả Rập Xê Út đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ, Ai Cập, Úc và Trung cộng.


 

Di dân: Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu




Trong lĩnh vực xã hội, vấn đề di dân và cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 09/03 được các nhật báo chú ý.

Tổng thống Erdogan kêu gọi Hy Lạp mở cửa biên giới cho di dân sang châu Âu. Bruxelles từ chối nhân nhượng yêu cầu đổi chác của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng « muốn giảm căng thẳng với Erdogan », theo nhận định của Le Figaro. La Croix phân tích một « tổng thống Erdogan, người thích chiến lược bàn tay sắt » khi dọa dồn hết di dân đến biên giới Hy Lạp, đổi lại là yêu cầu Bruxelles ủng hộ tài chính và chính trị trong hồ sơ Syria. Còn Les Echos cho rằng « Thổ Nhĩ Kỳ đang thử tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong vấn đề di dân ».


 

Ý áp lệnh hạn chế đi lại trên cả nước

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/GBmwZBS5dueP6s714De75Q76M-ejv73crA-5JhE0r3FXKvYvNYGRoxT9Kt02aK2HPJdp3mxT92DzjZvQdiixQBetQ6E_g4pCi0xeyOBspuETdJFnCaS_bg=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-1-4-700x366.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo và hình ảnh một hành khách tàu điện ngầm ở Ý đeo khẩu trang phòng COVID-19 
Vào tối thứ Hai (9/3), Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte, tuyên bố việc hạn chế đi lại sẽ được mở rộng để áp dụng trên phạm vi cả nước nhằm sớm đầy lùi sự lây lan của COVID-19. Fox News cho hay, đây là một quyết định chưa từng được thực hiện trong thời bình ở Ý.
Thủ tướng Giuseppe Conte nói rằng yêu cầu cách ly đối với thủ đô Rome vào cuối tuần trước là không đủ và sẽ phải mở rộng phạm vi cách ly ra cả nước. Như thế tất cả 60 triệu người Ý sẽ phải tuân thủ quy định này.
Người đứng đầu chính phủ Ý cũng cho hay nghị định mới của chính phủ sẽ yêu cầu tất cả công dân Ý muốn đi khỏi nơi sinh sống phải đảm bảo được các điều kiện về sức khỏe hay cho thấy được lý do cần thiết phải ra ngoài để xử lý công việc.
Hiện Ý có số người chết vì nCoV cao thứ hai thế giới (sau Trung cộng) và số ca nhiễm mới tăng cao. Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 5h:05 (giờ Hà Nội), Ý có 9.172 ca nhiễm bệnh (tăng 1.797), và 463 người chết (tăng 97).

Israel gia tăng biện pháp cứng rắn phòng chống dịch Virus COVID-19  

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, hôm thứ Hai (9/3), nói rằng, theo quy định mới, tất cả người ở nước ngoài đến Israel sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày để đề phòng dịch COVID-19 ở nước này bùng phát, theo Reuters.

Ông Netanyahu cho biết, trước mắt, quy định mới này sẽ áp dụng trong hai tuần tới. Các quan chức Israel cho biết thêm lệnh mà thủ tướng của họ thông báo sẽ có hiệu lực ngay lập tức đối với người Israel trở về nước. Từ thứ Năm, những người nước ngoài muốn tới Israel sẽ phải chứng minh có đủ biện pháp tự cách ly thì mới được nhập cảnh.
Hiện Israel có 50 ca nhiễm bệnh, trong đó có 11 ca nhiễm mới, 4 bệnh nhân đã phục hồi và chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Quốc gia này đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để tránh lây lan nCoV, như việc yêu cầu máy bay chở khách đến từ vùng dịch phải quay đầu trở về nơi xuất phát.

Mỹ phản đối ý định thành lập hai chính phủ ở Afghanistan

Hoa Kỳ phản đối bất kỳ ý định muốn lập ra một chính phủ mới nào ở Afghanistan, tồn tại song song với chính phủ hiện tại, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, tuyên bố hôm thứ Hai (9/3), vài giờ sau khi tổng thống Afghanistan và đối thủ chính trị đều tuyên bố là người lãnh đạo đất nước, theo Reuters.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã tổ chức một buổi lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, nhưng buổi lễ này bị cắt ngang bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa và đối thủ chính trị Abdullah, một cựu quan chức của chính phủ Afghanistan, cũng tổ chức một buổi lễ cùng ngày tuyên bố mình là lãnh đạo đất nước.
Reuters cho hay, cảnh báo của ông Pompeo chủ yếu nhằm vào ông Abdullah. Nhưng ngoại trưởng Mỹ cũng không đưa ra lời chúc mừng đối với ông Ghani. Thay vào đó, ông bày tỏ sự ủng hộ để Ghani cam kết tiếp tục đàm phán trong hai tuần tới về việc thành lập một chính phủ thống nhất và ưu tiên hòa bình.



Ghen Cô Vy (Vũ điệu rửa tay) do Khắc Hứng sáng tác, Min và Erik thể hiện. Ảnh chụp màn hình YouTube. RFI/Ảnh chụp màn hình YouTube

(RFI) Bản hit Việt Nam Ghen do nhạc sĩ Khắc Hưng sáng tác và được hai ca sĩ Min và Erik có gần 116 triệu lượt xem trên YouTube. Nhưng hiện tại phiên bản Ghen Cô Vy (Washing Hands Song) cũng “hot” không kém, đặc biệt được vũ công Quang Đăng biên đạo Vũ điệu rửa tay trên nền nhạc Ghen Cô Vy.

Ghen Cô Vy là dự án hợp tác giữa Erik, Min, Khắc Hưng với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế). Phần hình ảnh thể hiện bởi Yang Animation Artist. Phiên bản được đặt lời mới phù hợp với tình hình dịch Covid-19 được trang Thông Tin Chính Phủ đăng trên Facebook ngày 23/02/2020.

Giai điệu bài hát rất trẻ và lời bài hát dễ thuộc, nhắc lại điểm xuất phát virus corona: ”Dạo gần đây, có một virus rất hot. Tên của em ấy Corona. Em từ đâu ? Quê của em ở Vũ Hán. Đang bình yên bỗng chợt thoát ra”.

Tiếp theo là cách phòng ngừa, từ tăng cường sức đề kháng, vệ sinh nơi ở và đặc biệt là thường xuyên rửa tay : “Cùng rửa tay xoa xoa xoa đều. Đừng cho tay lên mắt, mũi, miệng. Và hạn chế đi ra nơi đông người. Đẩy lùi virus corona”…


Lên sóng quốc tế


Khi Quang Đăng biên đạo vũ điệu rửa tay trên nền nhạc Ghen Cô Vy, hiệu ứng vượt ra ngoài quy mô quốc gia.

Chương trình Last Week Tonight With John Oliver trên kênh HBO Mỹ ngày 02/03/2020 bàn về virus corona đã đề cập đến bài hát và vũ điệu rửa tay. MC nổi tiếng với 16 giải Emmys (của Television Academy) phấn khích với ca khúc rất dễ thương giữa mùa dịch : “Việt Nam, với bài hát này, đã khuyến khích mọi người rửa tay đúng cách để phòng tránh lây nhiễm Covid-19”.




John Oliver còn thuần thục bắt chước theo vũ điệu rửa tay (từ phút thứ 6'23).

Khi Ghen Cô Vy cũng lên sóng truyền hình Pháp. Phòng thu chương trình thông tin sáng 04/03/2020 của đài BFM TV rộn ràng ca khúc Ghen Cô Vy. Julien Mielcarek, người giới thiệu mục La Pépite, cho biết sau khi nghe bài hát này, giai điệu sẽ nhảy nhót mãi trong đầu. Theo anh, Ghen Cô Vy có thể trở thành ca khúc của năm.

Thói quen rửa tay đề phòng dịch Covid-19 trở thành một thử thách (challenge) rất được ủng hộ trên Tik Tok. Trên kênh YouTube riêng, Quang Đăng, người thách đố, đưa ra luật chơi : Thực hiện động tác nhảy của bài Ghen Cô Vy ; Có sáu động tác rửa tay theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và bộ Y Tế Việt Nam ; Có thể thực hiện 2 người một lần, hạn chế tụ tập đông người trong thời gian có dịch.

Lời thách trở thành trào lưu, từ cơ quan đoàn thể, bệnh viện đến cá nhân. Ghen Cô Vy và vũ điệu rửa tay được hưởng ứng mạnh mẽ trên thế giới, từ Hội Chữ Thập Đỏ đến Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ... Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF chia sẻ trên trang Facebook hôm 03/03 : “Chúng tôi thực sự rất là yêu vũ điệu rửa tay từ một vũ công người Việt Nam - Quang Đăng. Rửa tay sạch với nước và xà phòng là một trong những bước đầu tiên giúp bảo vệ bạn khỏi virus corona”.

Quang Đăng chỉ mất 15 phút để phối hợp những động tác đơn giản với mục đích chính là để nhiều người ý thức được tầm quan trọng của việc rửa tay. Theo nhà biên đạo Vũ Nông Dân (The Dancing Farmers, tham gia Asia’s Got Talent 2019), tốc độ kỉ lục này có được là nhờ tiết tấu của bản hit Ghen đã quá quen thuộc với giới trẻ Việt Nam.

Virus corona : Số ca nhiễm từ «bệnh nhân 17» tiếp tục tăng ở Việt Nam


Hành khách và nhân viên của Vietnam Airlines tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2020 REUTERS/Kham

(RFI) Theo tin từ Báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, 10/03/2020, bộ Y Tế vừa thông báo đã có ca nhiễm virus corona thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân thứ 34 là một phụ nữ quốc tịch Việt Nam, sang Mỹ từ ngày 22/02 và trở về Việt Nam ngày 02/03. Khi bay sang New York, người này đã quá cảnh ở Hàn Quốc.

Bệnh nhân thứ 33 là một du khách quốc tịch Anh, đi trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17, một cô gái đi du lịch châu Âu trở về Hà Nội ngày 02/03. Khi được đưa đi xét nghiệm, bệnh nhân người Anh này lưu trú tại Hội An. Còn bệnh nhân thứ 32 là nữ, quốc tịch Việt Nam, đã có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 tại Luân Đôn ngày 27/02 và đã thuê máy bay riêng về Việt Nam hôm qua, 09/03.

Theo trang vnExpress, trên chuyến bay VN0054 còn có 11 người khác đã được xác nhận nhiễm virus corona, trong đó có 10 du khách. Các bệnh nhân từ chuyến bay này « đã đi nhiều tỉnh thành Việt Nam, tiếp xúc hàng trăm người khác ».

Như vậy là tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 34 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, theo thông báo chính thức, 16 người đã khỏi bệnh và 18 người đang bị điều trị cách ly.

Theo thông báo của Vietnam Airlines, kể từ hôm nay, toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và phải đeo khẩu trang y tế. Hôm qua, Việt Nam đã thông báo ngưng miễn visa nhập cảnh đối với 8 nước châu Âu, trong đó có Pháp, sau khi đã thi hành biện pháp này đối với Ý.

Thế giới trước nguy cơ suy thoái hơn cả 2008


Quảng trường San Marco, Venezia, Ý, không một bóng người vì lệnh cách ly do virus corona của chính phủ Ý, ngày 10/03/2020. REUTERS/Manuel Silvestri

Viễn cảnh suy thoái không có gì là xa vời. Virus corona và giá dầu giảm mạnh, giảm 30%, là hai nguyên nhân chính. Tất cả các nhật báo Pháp (10/03/2020) đều đề cập đến hai chủ đề này.

Chánh phủ Pháp phải đưa ra những biện pháp chưa từng có để ngăn đà lây nhiễm, như cấm tập trung trên 1.000 người, nới lỏng quy định việc khám bệnh từ xa, nhân viên y tế có thể làm thêm giờ…

Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos dành 10 trang để nói về nguy cơ suy thoái. Virus corona đã khiến sản xuất đình trệ, đặc biệt tại Trung cộng, công xưởng của thế giới, hoạt động du lịch giảm dẫn đến thiệt hại trong tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là hàng không.

Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire cảnh báo về « tác động « nghiêm trọng » của virus corona đối với tăng trưởng ». Thay vì kỳ vọng tăng trưởng đạt 0,3% cho ba tháng đầu năm, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh còn 0,1% và như vậy, tăng trưởng cả năm chỉ có thể đạt khoảng 0,7%, thay mức 1,3% được đề ra. Trong đợt khủng hoảng này, những doanh nghiệp nợ nhiều nhất có nguy cơ bị tác động mạnh nhất.

Trong khi đó, tình hình tại Ý được cho là nghiêm trọng hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Biện pháp cách ly toàn dân của thủ tướng Giuseppe Conte bị chủ tịch các vùng phản đối. Trả lời Les Echos, chủ tịch các doanh nghiệp Ý ở vùng Lombardia, không ủng hộ biện pháp cách ly triệt để này vì « không thể ngăn được đà lây lan của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy ». Theo ông, giải pháp trên tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, làm mất uy tín của các doanh nghiệp Ý với các đối tác quốc tế.


LH Châu Âu không có giải pháp đồng bộ?


Báo Le Figaro cho rằng phải « ngừng cỗ máy dữ dội này lại ». Ngoài tình trạng khẩn cấp đối phó, chính phủ Pháp phải ưu tiên tránh để các công ty phá sản. Châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu phải chứng tỏ quyết tâm thúc đẩy phục hồi và trấn an người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước « Dịch Covid-19 Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ khoanh tay nhìn. Lý do, y tế chỉ là một « kỹ năng hỗ trợ » của các nước thành viên. Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thể hành động nếu các thành viên không yêu cầu hỗ trợ. Ngay cả khi xảy ra dịch xuyên biên giới, Bruxelles cũng không thể tự đưa ra quyết định bảo vệ.

Toàn khối thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiện mỗi nước tự xoay sở trong khả năng riêng. Trong khi đó, theo Libération, chi phí cho việc thiếu quản lý đồng bộ sẽ còn cao hơn. Trước tình trạng Ý cô lập toàn dân, lãnh đạo 27 nước sẽ họp qua phương tiện nghe nhìn vào ngày 10/03 để tìm giải pháp « chấm dứt tình trạng hỗn loạn này nhanh nhất có thể ». Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu muốn « gửi đi thông điệp chính trị rằng châu Âu quyết tâm đoàn kết hành động ».


Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa


Trong khi thế giới bắt đầu cảm cúm, Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố sản xuất dầu không giới hạn, phá giá khiến vàng đen mất giá 30%. Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ trong ngày thứ Hai 09/03 đen tối, mất từ 7,8 đến 11%.

Chưa bao giờ, kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế thế giới lại mong manh đến như vậy. Thái độ vô trách nhiệm khi mở cuộc chiến vàng đen vào thời điểm này của Ả rập Seoudite  chỉ khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng, tạo thêm một cuộc khủng hoảng mới trong khi khủng hoảng dịch Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.

Trong bài « Virus corona : báo động đỏ và thứ Hai đen », Libération phân tích nguyên nhân khiến Ả Rập Xê Út thả nổi giá vàng đen. Trong cuộc họp của khối OPEP +, Riyad đề xuất giảm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ngăn việc giá dầu rớt thê thảm : 14 nước thành viên OPEP đồng ý gánh một triệu thùng, trong khi đó Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan và 7 nước ngoài OPEP sẽ giảm phần còn lại là 500.000 thùng. Nga không chấp nhận và cuộc chiến giá cả bắt đầu. Hoàng thái tử Mohammed ben Salmane quyết định hạ giá chưa từng có kể từ 20 năm qua.


Cuộc chiến vàng đen : Nga bắn một mũi tên nhắm hai đích ?

Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng « khi tấn công Ả Rập Xê Út, Nga chủ yếu nhắm đến Mỹ. Putin ngày càng khó chịu về liên minh Washington và Riyad. Hơn nữa, một nhánh của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đóng tại Geneve, bị Mỹ trừng phạt từ ngày 18/02. Bộ Ngân Khố Mỹ cáo buộc chi nhánh này đã bán dầu cho công ty Nhà nước Venezuela PDVSA, cũng bị Washington trừng phạt ».

Nước bị ảnh hưởng đầu tiên là Ả Rập Xê Út. Theo phân tích của ông Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine, « đúng là giá sản xuất mỗi thùng dầu chỉ là 7 đô la. Nhưng để cân đối chi phí ngân sách (của Ả Rập Xê Út), hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, thì mỗi thùng dầu phải được bán với giá khoảng 80 đô la ».

Nước thứ hai bị Nga nhắm đến là Mỹ. Giá dầu giảm, ngành khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng sẽ bị tác động nặng nề, do chi phí khai thác cao hơn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã đầu tư rất nhiều và gánh nợ cũng nhiều. « Nếu dầu ở dưới ngưỡng 40 đô la/thùng, các công ty Mỹ không còn lời nữa ». Các thị trường chứng khoán sẽ hình dung ra kịch bản tồi tệ nhất, và như vậy sẽ bán cổ phiếu của các công ty đó, với nguy cơ khiến nền kinh tế thế giới xấu thêm, theo nhận dịnh của ông Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu tại Natixis.


Trung cộng tung chiến dịch «khẩu trang» xóa thương tích Vũ Hán



« Bị » Hàn Quốc, Ý, Pháp, Đức, Iran soán ngôi số ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung cộng đang tìm cách đánh bóng lại hình ảnh thông qua việc cung cấp thiết bị y tế cho khắp thế giới, đặc biệt là khẩu trang, trước tiên là để cảm ơn bạn hữu, tiếp theo là để bắt đầu chiến dịch « ngoại giao khẩu trang ». Nghĩa là : « Trung cộng biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị»

Trung cộng khẳng định khả năng hồi phục nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

Khoảng 250.000 khẩu trang được Bắc Kinh gửi sang Teheran vì vào đầu tháng 02/2020, Iran, hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, đã vét gần hết kho để gửi sang Trung cộng một triệu khẩu trang. Tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cung cấp vài triệu khẩu trang cho Trung cộng, vừa nhận lại được hàng trăm triệu. Trung cộng đang từng bước cải thiện ngoại giao với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao Hàn Quốc không cách ly hết những người đến từ Trung cộng.

Hai quốc gia Đông Á này đã không quay ngoắt với Trung cộng như Mỹ từng làm ngay từ đầu mùa dịch và khẩu trang trở thành vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước khi Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donal Trump, dọa chuyển hết hoạt động sản xuất về Mỹ vì theo ông, Bắc Kinh quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất khẩu trang của Mỹ tại Trung cộng, hạn chế xuất sang Mỹ khẩu trang N95.

Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : « Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung cộng muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn », vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh tìm cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành « số mệnh chung của nhân loại » và trấn an tâm lý lo ngại « bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung cộng ».


Vẫn bệnh thành tích



Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương « nói dối » về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những gì được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung cộng.

Thêm một lần nữa, chính quyền Vũ Hán lại vẫn lo bệnh thành tích, sợ bị khiển trách. « Một nhóm của chính phủ trung ương đã ra lệnh chính quyền địa phương điều tra và giải quyết ngay vấn đề », theo Hoàn Cầu Thời Báo. Trong khi đó, trả lời Le Monde, một thanh niên Trung cộng sống tại Pháp, tỏ ra thông cảm cho chính quyền Vũ Hán vì rất khó để đáp ứng được nhu cầu của mấy chục triệu dân, bị cấm ra khỏi nhà từ giữa tháng Hai, trong khi chính quyền địa phương phải tổ chức cung ứng thực phẩm tại nhà.


Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới



Với thị phần 7,9% thị trường vũ khí, Pháp trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ (36%) và Nga (21%), nhưng đứng trước Đức (5,8%) và Trung cộng (5,5%).

Nhật báo Le Monde, trích báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri), theo đó, khối lượng vũ khí được Pháp bán ra từ 2015 đến 2019 tăng 72% so với giai đoạn 2010-2014. Kỉ lục này có được là nhờ vào các hợp đồng bán chiến đấu cơ Dassault cho Ai Cập, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, chiến đấu cơ của Naval Group cho Brazil, cũng như các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và tầu chiến cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

Về các nước nhập khẩu vũ khí, Ả Rập Xê Út đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ, Ai Cập, Úc và Trung cộng.


 

Di dân: Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu




Trong lĩnh vực xã hội, vấn đề di dân và cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 09/03 được các nhật báo chú ý.

Tổng thống Erdogan kêu gọi Hy Lạp mở cửa biên giới cho di dân sang châu Âu. Bruxelles từ chối nhân nhượng yêu cầu đổi chác của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng « muốn giảm căng thẳng với Erdogan », theo nhận định của Le Figaro. La Croix phân tích một « tổng thống Erdogan, người thích chiến lược bàn tay sắt » khi dọa dồn hết di dân đến biên giới Hy Lạp, đổi lại là yêu cầu Bruxelles ủng hộ tài chính và chính trị trong hồ sơ Syria. Còn Les Echos cho rằng « Thổ Nhĩ Kỳ đang thử tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong vấn đề di dân ».


 

Ý áp lệnh hạn chế đi lại trên cả nước

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/GBmwZBS5dueP6s714De75Q76M-ejv73crA-5JhE0r3FXKvYvNYGRoxT9Kt02aK2HPJdp3mxT92DzjZvQdiixQBetQ6E_g4pCi0xeyOBspuETdJFnCaS_bg=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-1-4-700x366.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo và hình ảnh một hành khách tàu điện ngầm ở Ý đeo khẩu trang phòng COVID-19 
Vào tối thứ Hai (9/3), Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte, tuyên bố việc hạn chế đi lại sẽ được mở rộng để áp dụng trên phạm vi cả nước nhằm sớm đầy lùi sự lây lan của COVID-19. Fox News cho hay, đây là một quyết định chưa từng được thực hiện trong thời bình ở Ý.
Thủ tướng Giuseppe Conte nói rằng yêu cầu cách ly đối với thủ đô Rome vào cuối tuần trước là không đủ và sẽ phải mở rộng phạm vi cách ly ra cả nước. Như thế tất cả 60 triệu người Ý sẽ phải tuân thủ quy định này.
Người đứng đầu chính phủ Ý cũng cho hay nghị định mới của chính phủ sẽ yêu cầu tất cả công dân Ý muốn đi khỏi nơi sinh sống phải đảm bảo được các điều kiện về sức khỏe hay cho thấy được lý do cần thiết phải ra ngoài để xử lý công việc.
Hiện Ý có số người chết vì nCoV cao thứ hai thế giới (sau Trung cộng) và số ca nhiễm mới tăng cao. Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 5h:05 (giờ Hà Nội), Ý có 9.172 ca nhiễm bệnh (tăng 1.797), và 463 người chết (tăng 97).

Bộ trưởng Văn hóa Pháp nhiễm nCoV

Bộ trưởng văn hóa Franck Riester đã trở thành chính trị gia tiếp theo ở Pháp nhiễm nCoV, một người đồng cấp với ông trong chính phủ cho biết hôm thứ Hai (9/3), sau khi một số số nghị sĩ Pháp đã trở thành bệnh nhân COVID-19, theo Reuters.
Ông Franck Riester đang ổn và đang cách ly tại nhà, Bộ trưởng Y tế Pháp, Olivier Veran, nói với kênh Truyền hình BFM.
Trước đó, 5 nghị sĩ Pháp đã được chẩn đoán nhiễm nCoV, cùng với một người làm việc trong nhà ăn của Nghị viện Pháp, nơi có thể đã khiến các nghị sĩ này mắc bệnh.
 

Tổng thống Trump chưa xét nghiệm Covid-19 dù đã tiếp xúc với 2 nghị sĩ đang tự cách ly


Ngày 9 tháng 3, Tòa Bạch ốc cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa xét nghiệm nCov, dù ông đã tiếp xúc hai nghị sĩ đã tự cách ly sau khi tham dự một hội nghị có người nhiễm COVID-19.
“Tổng thống chưa xét nghiệm COVID-19 vì ông không tiếp xúc gần với bất kỳ người nào được xác nhận nhiễm bệnh, ông cũng không có bất kỳ triệu chứng nào. Tổng thống Trump vẫn đang có sức khỏe tốt và bác sĩ của ông sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ”, Reuters dẫn tuyên bố của phát ngôn viên của Nhà Trắng Stephanie Grisham.
Theo CNN, hai hạ nghị sĩ đã tiếp xúc với ông Trump là Matt Gaetz (bang Florida) và Doug Collins (bang Georgia). Ông Gaetz đã đi cùng chuyên cơ Không lực Một (Air Force One) và xe limousine với Tổng thống Trump, đồng thời ông cũng có chuyến nghỉ cuối tuần ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của tổng thống. Hai quan chức này gần đây đã tự cách ly sau khi nhận được thông báo về việc họ đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 tại một hội nghị vào cuối tháng trước.

CoVID-19 có thể di chuyển xa gấp nhiều lần so với khuyến cáo

Virus COVID-19  có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút và di chuyển xa tới 4,5 mét, xa hơn nhiều lần “khoảng cách an toàn” (từ 1 đến 2 mét) mà các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân đảm bảo để tránh lây lan bệnh, nghiên cứu của một nhóm các nhà dịch tễ học Trung cộng ở tỉnh Hồ Nam cho hay, theo bản tin ngày thứ Ba (10/3) của SCMP.
“Có thể khẳng định rằng trong một môi trường kín có điều hòa, khoảng cách di chuyển của Virus COVID-19  sẽ vượt quá khoảng cách an toàn thường được công nhận”, các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo khoa học đăng trên tạp chí Practical Preventive Medicine vào thứ Sáu tuần trước.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng Virus COVID-19  có thể tồn tại nhiều ngày trên các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với hơi thở của người bệnh, làm tăng nguy cơ lây truyền nếu một người chạm vào nó và sau đó xoa mặt và tay.
Theo nghiên cứu này, thời gian tồn tại của Virus COVID-19  trên bề mặt phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ và loại bề mặt, ví dụ như ở khoảng 37 độ C nó có thể tồn tại trong hai đến ba ngày trên kính, vải, kim loại, nhựa hoặc giấy.

Israel gia tăng biện pháp cứng rắn phòng chống dịch Virus COVID-19  

Thủ tướng Benjamin Netanyahu, hôm thứ Hai (9/3), nói rằng, theo quy định mới, tất cả người ở nước ngoài đến Israel sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày để đề phòng dịch COVID-19 ở nước này bùng phát, theo Reuters.

Ông Netanyahu cho biết, trước mắt, quy định mới này sẽ áp dụng trong hai tuần tới. Các quan chức Israel cho biết thêm lệnh mà thủ tướng của họ thông báo sẽ có hiệu lực ngay lập tức đối với người Israel trở về nước. Từ thứ Năm, những người nước ngoài muốn tới Israel sẽ phải chứng minh có đủ biện pháp tự cách ly thì mới được nhập cảnh.
Hiện Israel có 50 ca nhiễm bệnh, trong đó có 11 ca nhiễm mới, 4 bệnh nhân đã phục hồi và chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo. Quốc gia này đã áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để tránh lây lan nCoV, như việc yêu cầu máy bay chở khách đến từ vùng dịch phải quay đầu trở về nơi xuất phát.

Mỹ phản đối ý định thành lập hai chính phủ ở Afghanistan

Hoa Kỳ phản đối bất kỳ ý định muốn lập ra một chính phủ mới nào ở Afghanistan, tồn tại song song với chính phủ hiện tại, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, tuyên bố hôm thứ Hai (9/3), vài giờ sau khi tổng thống Afghanistan và đối thủ chính trị đều tuyên bố là người lãnh đạo đất nước, theo Reuters.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã tổ chức một buổi lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, nhưng buổi lễ này bị cắt ngang bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa và đối thủ chính trị Abdullah, một cựu quan chức của chính phủ Afghanistan, cũng tổ chức một buổi lễ cùng ngày tuyên bố mình là lãnh đạo đất nước.
Reuters cho hay, cảnh báo của ông Pompeo chủ yếu nhằm vào ông Abdullah. Nhưng ngoại trưởng Mỹ cũng không đưa ra lời chúc mừng đối với ông Ghani. Thay vào đó, ông bày tỏ sự ủng hộ để Ghani cam kết tiếp tục đàm phán trong hai tuần tới về việc thành lập một chính phủ thống nhất và ưu tiên hòa bình.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top