• Điểm tin ngày 3 tháng 4, 2020 FDA Hoa Kỳ chấp nhận xét nghiệm máu  tìm kháng thể để xác định người miễn nhiễm

Tin Tức

Điểm tin ngày 3 tháng 4, 2020

FDA Hoa Kỳ chấp nhận xét nghiệm máu 
tìm kháng th để xác định người min nhim



Tổng thống Donald Trump lắng nghe Cục trưởng FDA Stephen Hahn nói trong cuộc họp báo với Lực lượng đặc nhiệm chống Coronavirus của Tòa Bạch Ốc vào ngày 19/3/2019...
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho xét nghiệm máu nhiễm virus Vũ Hán khẩn cấp để phát hiện ra khi những người miễn nhiễm với virus với hy vọng họ có thể trở lại làm việc nhằm 'khởi động nền kinh tế.
FDA Hoa Kỳ đã cho phép xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu một người có nhiễm virus Vũ Hán hay không. Loại xét nghiệm này, được gọi là xét nghiệm huyết thanh học, nhằm tìm kiếm các kháng thể trong máu.
Nhà sản xuất Cellex Inc, một công ty thiết bị y tế có trụ sở tại North Carolina, cho biết thử nghiệm này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được mức độ lây lan của virus và thời gian bệnh nhân duy trì miễn dịch sau khi họ hồi phục. Điều này rất quan trọng vì nó có thể cho phép những người đã miễn dịch rời khỏi nhà và trở lại làm việc để 'khởi động nền kinh tế' cũng như giúp nhân viên y tế xác định xem họ có miễn dịch hay không.
Trước đây, FDA đã khuyên không nên sử dụng xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán virus Vũ Hán vì phải mất nhiều thời gian để kháng thể phát triển. Nhưng bằng cách ban hành Ủy quyền sử dụng khẩn cấp, cơ quan này chỉ ra rằng họ tin rằng lợi ích vượt trội hơn bất kỳ rủi ro nào.
"Dựa trên tổng số bằng chứng khoa học có sẵn của FDA, thật phù hợp khi tin rằng sản phẩm của các bạn có thể đạt hiệu quả trong chẩn đoán virus Vũ Hán" - Denise Hinton, nhà khoa học đứng đầu FDA đã viết trong một lá thư gửi cho James Li, CEO của Cellex.

'Những lợi ích hiện hữu và tiềm năng từ sản phẩm của bạn khi được sử dụng để chẩn đoán virus Vũ Hán, vượt xa những rủi ro đầy tiềm ẩn trước đó.'
Các xét nghiệm được sử dụng hiện nay liên quan đến việc lấy dịch từ mũi và họng bằng tăm bông mũi hoặc họng, rồi cố gắng xác định sự di truyền của virus để xem ai đó hiện đang bị nhiễm bệnh.
Thử nghiệm mới này đòi hỏi mẫu máu phải được thu thập qua tĩnh mạch và chỉ có thể được phân tích trong phòng thí nghiệm được chứng nhận. Nó được dùng để đánh giá nếu ai đó đã từng bị nhiễm và bây giờ là miễn dịch.
Theo FDA, các kháng thể chống lại coronavirus mới "thường được phát hiện trong máu vài ngày sau khi bị nhiễm ban đầu". Nhưng cơ quan này đã cảnh báo trong thư rằng "mức độ trong quá trình lây nhiễm không được mô tả rõ ràng".
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết họ đang thực hiện xét nghiệm huyết thanh học riêng, có thể phát hiện kháng thể ở những người bị nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng.
Hôm thứ Ba, một công ty có tên Bodysphere đã thông tin sai leehcj rằng FDA đã ban hành Giấy phép sử dụng khẩn cấp để thử nghiệm kháng thể. Xét nghiệm được quảng cáo có thể phát hiện kháng thể coronavirus chỉ trong 2 phút từ việc trích máu ở ngón tay.
Sau đó, FDA cho biết họ đã không cho phép thử nghiệm. Vào thứ Tư, công ty này đã quay lại và thừa nhận rằng họ chưa bao giờ nhận được ủy quyền.
Tại Mỹ, hiện có hơn 242.000 trường hợp nhiễm Coronavirus đã được xác nhận và hơn 5.800 trường hợp tử vong.

Tổng thống Trump âm tính với virus Vũ Hán lần 2


Tổng thống Mỹ Donald Trump 
Theo thông báo từ bác sĩ của Tòa Bạch Ốc, Sean Conley, Tổng thống Trump được xét nghiệm vào sáng 2/4 bằng phương pháp công nghệ mới, nhanh và cho kết quả âm tính sau 15 phút. Ông Conley cho biết thêm, Tổng thống Trump khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nhiễm Covid-19 nào.
Ông Trump cũng xác nhận kết quả thử nghiệm nCov lần 2 tại cuộc họp báo hôm 2/4 ở Tòa Bạch Ốc.
 “Đây là kết quả âm tính lần 2. Tôi làm xét nghiệm này vì tò mò, để xem nó hoạt động nhanh như thế nào. Nó dễ dàng hơn nhiều. Tôi đã làm cả hai và phương pháp thứ hai dễ chịu hơn nhiều”, Tổng thống Trump nói thêm.
Trước đó, ông Trump từng xét nghiệm nCov vào giữa tháng 3 sau khi nhiều quan chức Tòa Bạch Ốc tự cách ly và vì ông Trump đã tiếp xúc với một số người nhiễm Covid-19.

Thống đốc New York đề nghị sản xuất
đồ bảo hộ y tế nội địa thay vì mua từ Trung Cộng

Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo đã đồng ý trợ cấp cho các công ty Mỹ sản xuất đồ bảo hộ để Hoa Kỳ có thể ngừng mua từ Trung Cộng, trang mạng Washington Examiner ngày 2/4 cho hay
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm (2/4), ông Cuomo đã công bố tài trợ cho các công ty sẵn sàng thay đổi năng lực sản xuất của họ để sản xuất các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chống lại Covid-19. Ông gọi đây là “điều trớ trêu cay độc nhất” khi Mỹ bị buộc phải mua hàng hóa từ Trung Cộng
“Điều trớ trêu cay độc nhất là Hoa Kỳ hiện đang phụ thuộc vào Trung Cộng  trong việc sản xuất rất nhiều những sản phẩm loại này. Rất nhiều sản phẩm như vậy trên thị trường bình thường đang được sản xuất tại Trung Cộng . Và hiện hầu như tất mọi người đều mua PPE, áo choàng, máy thở do Trung Cộng  sản xuất. Áo choàng, găng tay không phải các món đồ sản xuất phức tạp”, ông Cuomo nói.
Ông nói tiếp: “Nếu bạn là một nhà sản xuất có thể chuyển đổi để làm các sản phẩm này và làm chúng nhanh chóng – mà chúng không phải khó làm. Nếu bạn có khả năng sản xuất các sản phẩm này, chúng tôi sẽ trả giá cao để thu mua, và chúng tôi sẽ trả phí để chuyển đổi cơ sở sản xuất của bạn sang một loại hình có thể phục vụ mục đích này”.
Ông Cuomo lưu ý rằng các doanh nghiệp sẽ có thể chế tạo những vật dụng này mà không gặp quá nhiều khó khăn nếu họ có khả năng cắt vải. Ông tuyên bố sẽ xóa bỏ tất cả các thủ tục quan liêu nào có thể làm chậm quá trình.
“Chúng ta cần ngay bây giờ. Không phải là hai tháng, ba tháng, bốn tháng, mà là ngay bây giờ. Đây là một áp lực. Tôi hiểu điều đó. Nhưng nếu các bạn làm trong ngành may mặc, nếu các bạn có máy móc theo kiểu mẫu. Hiện các bạn không làm quần áo thời trang phải không? Đây là những thành phần tương đối đơn giản. Vậy nên nếu bạn có thể làm điều này, thì đây là một cơ hội kinh doanh, đây là điều tiểu bang cần, đây là điều quốc gia cần. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm việc với các bạn”.
Một số công ty đã điều chỉnh việc sản xuất để chế tạo thiết bị y tế, bao gồm mặt nạ bằng bông, mặt nạ N95, kính che mặt, áo bảo hộ và máy thở. Các công ty khác bên ngoài ngành sản xuất cũng đã quyên góp nguồn cung để giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt.
Trong khi Mỹ đang làm những gì có thể, hàng triệu mặt nạ vẫn đang được mua từ các công ty Trung Cộng. Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Vũ Hán, Trung Cộng  vào tháng 12/2019 và đã có bằng chứng từ các quan chức tình báo Mỹ tiết lộ chi tiết việc Đảng Cộng sản Trung Cộng  che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Đã có hơn 1 triệu người nhiễm virus Vũ Hán trên thế giới

Theo báo cáo của Đại học Johns Hopkins, số trường hợp nhiễm virus Vũ Hán trên toàn cầu đã vượt qua 1 triệu vào thứ Năm trong bối cảnh đại dịch bùng nổ ở Mỹ và số người chết tiếp tục gia tăng ở Ý và Tây Ban Nha, theo Reuters.
Virus Vũ Hán đã giết chết hơn 51.000 người trên toàn thế giới với số người chết nhiều nhất ở Ý, tiếp theo là Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, theo con số thống kê của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống thuộc Đại học Baltimore.
Theo dữ liệu thống kê của Worldometers, nước Pháp hôm thứ Năm ghi nhận số ca tử vong mới vì virus Vũ Hán cao kỷ lục, với 1.355 ca, xếp phía dưới là Tây Ban Nha với thêm 961 người chết, kế nữa là Ý (760) và Mỹ (706).

Anh sẽ làm 100 nghìn xét nghiệm nCoV mỗi ngày

Bộ trưởng y tế của Anh quốc, ông Matt Hancock, hứa sẽ tăng gấp 10 lần số lượng xét nghiệm hàng ngày đối với nCoV vào cuối tháng này. Quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ Anh đối mặt với chỉ trích rằng họ không làm đủ các xét nghiệm virus Vũ Hán cho nhân viên y tế và người dân, theo Reuters.
“Tôi hiện đang đặt mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm/ngày vào cuối tháng này”, ông Matt nói với các phóng viên ở lần xuất hiện đầu tiên sau thời gian bị cách ly vì nCoV.
Hiện Anh đang làm khoảng 10.000 xét nghiệm virus Vũ Hán mỗi ngày. Tính tới sáng thứ Năm, Anh có 33.718 người nhiễm virus Vũ Hán (tăng 4.244), trong đó có 2.921 người tử vong (tăng 569), 135 bệnh nhân đã phục hồi và 163 bệnh nhân ở tình trạng nguy kịch. 

Mỹ tăng cường sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19

Hôm thứ Năm, Tổng thống Trump đã áp dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) để hỗ trợ các công ty sản xuất máy thở cho các bệnh nhân COVID-19, Reuters đưa tin.
Theo một biên bản ghi nhớ do Tòa Bạch Ốc phát hành, ông Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ sử dụng thẩm quyền của mình để giúp tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu sản xuất máy thở cho sáu công ty nhằm có thêm thiết bị hỗ trợ các bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đang ở tình trạng nguy kịch.
“Mệnh lệnh hôm nay sẽ cứu sống các bệnh nhân bằng việc loại bỏ những trở ngại trong chuỗi cung ứng đe dọa tới tốc độ sản xuất máy thở”, ông Trump nói.
Các quan chức nhà nước và các chuyên gia y tế cho biết Hoa Kỳ sẽ có thể cần tới hàng chục nghìn máy thở dành cho các bệnh nhân COVID-19. Hiện Mỹ đang là vùng dịch viêm phổi Vũ Hán lớn nhất thế giới với 240.421 người nhiễm bệnh (tăng 25.418), và 5.808 bệnh nhân tử vong (tăng 706).

Châu Phi có thể là điểm nóng dịch bệnh vào cuối tháng


Một người châu Phi đeo khẩu trang phòng dịch viêm phổi Vũ Hán 
Một số quốc gia châu Phi sẽ có hơn 10.000 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán vào cuối tháng Tư, các quan chức y tế hôm thứ Năm đưa ra nhận định, làm dấy lên lo ngại rằng bệnh dịch có thể lây lan mạnh ở châu lục có điều kiện y tế khó khăn, theo AP.
Hiện châu Phi có khoảng trên 6000 ca nhiễm bệnh, đây là khoảng thời gian “bình minh” của dịch bệnh, “rất, rất gần” với điểm xuất phát bùng nổ dịch bệnh ở châu Âu cách nay khoảng 40 ngày, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, Tiến sĩ John Nkengasong, nói với các phóng viên.
Virus Vũ Hán “là mối đe dọa hiện tại đối với châu lục chúng ta”, ông John nói. Hiện đã có 50/54 quốc gia ở châu Phi đã xác nhận các trường hợp dương tính với nCoV, trong đó Malawi là quốc gia mới nhất ở châu lục này thông báo có bệnh nhân COVID-19 đầu tiên.

Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani nhiễm virus Vũ Hán



Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani 
Đài truyền hình quốc gia Iran hôm 2/4 đưa tin, ông Ali Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran, đã dương tính với virus Vũ Hán, trở thành quan chức mới nhất nhiễm Covid-19 tại quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này.
Bản tin của đài truyền hình Iran cho biết ông Ali Larijani “đã được xét nghiệm nCov sau khi xuất hiện một số triệu chứng nhất định và kết quả là dương tính, ông hiện đang được cách ly và điều trị”.
Theo AFP, ông Larijani, 62 tuổi, người thân cận với đội ngũ lãnh đạo và Tổng thống Iran, đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Quốc hội vào năm 2016.
Virus Vũ Hán đã tấn công nhiều quan chức hàng đầu của Iran. Hãng thông tấn nhà nước IRNA hôm 31/3 cho biết, ít nhất 23 trong số 290 thành viên của cơ quan lập pháp đã thử nghiệm dương tính với nCov. Phó tổng thống Masoumeh Ebtekar, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc quốc hội Iran Mojtaba Zolnour, nghị sĩ Mahmoud Sadeghi và Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi cũng đều nhiễm virus. Covdi-19 cũng đã khiến ít nhất 12 nhân viên và cựu quan chức chính phủ Iran tử vong.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani hôm 2/4 cảnh báo tại một cuộc họp nội các rằng, nước này có thể phải chiến đấu với đại dịch thêm một năm nữa.
“Virus corona không phải là thứ mà chúng ta có thể chỉ ra vào một ngày và nói rằng nó sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn vào lúc đó”, ông Rouhani phát biểu.
Tổng thống Iran cho biết virus “có thể tiếp tục đeo bám chúng ta trong những tháng tới hoặc cho đến cuối năm” theo lịch Iran (3/2021).
Thống kê của Worlometer sáng ngày 3/4 cho biết, Iran hiện ghi nhận 50.468 ca nhiễm, trong đó 3.160 người đã tử vong và là vùng dịch lớn thứ 2 ở châu Á, chỉ sau Trung Cộng . Tehran đã cấm tất cả các chuyến đi liên tỉnh, ít nhất đến ngày 8/4 nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, song vẫn chưa chính thức phong tỏa các thành phố.

Vài lãnh đạo thế giới vẫn không tin Coronavirus là đại dịch



Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đeo khẩu trang trong một bức bích họa, mặc dù ông coi đại dịch Covid-19 là một "tiểu cúm". Ảnh minh họa. AFP

Trong lúc thế giới ngày đêm nỗ lực cứu người trong bầu không khí tang tóc khắp thế giới thì cũng đó đây trên địa cầu vẫn có những người "không tin".
Le Monde chỉ ra ít nhất là "bốn nhóm": Phe bảo thủ chống khoa học ở Mỹ, một số mục sư Tin Lành Phúc Âm, tổng thống Brazil Jair Bolsonario và tổng thống Belarus Alexander Loukachenko, từng bị cựu ngoại trưởng Mỹ Codolizza Rice gọi là "nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu".
Tổng thống Brazil nay, gọi dịch Covid-19 là "tiểu cúm"  đã bị các thống đốc đồng minh bỏ rơi, với hàng loạt địa phương ban hành biện pháp hạn chế đi lại, người dân tự cách ly bất chấp chính sách trung ương. Đêm về, dân chúng mang chén bát, xoong chảo ra khua vang phản đối tổng thống.
Còn ở châu Âu, tổng thống Belarus xem siêu vi corona là hiện tượng, là "sản phẩm của kẻ tâm thần". Một trong những hành động bất chấp lý trí của ông là đứng trước cửa một sân trượt băng và hỏi các nhà báo: "Các ông có thấy con siêu vi corona nào không, chỉ xem?"
Thế giới đang chờ xem ngày diễu binh kỷ niệm Thế Chiến II vẫn được duy trì tại Minks vào ngày 9 tháng 5 sắp đến. Không rõ tình hình dịch bệnh ở Belarus đến đâu nhưng Nga đã đóng cửa biên giới .
Trở lại Tây Âu, Le Monde giới thiệu những nỗ lực của quân đội Tây Ban Nha. Trên đất nước bị tang tóc đau thương này, với 10.000 người chết theo tổng kết ngày thứ Năm, quân đội phải lên tuyến đầu với các công tác nặng nề nhất, từ vận chuyển xác bệnh nhân, dựng bệnh viện dã chiến cho đến tẩy trùng các tòa công sở.

Từ Vũ Hán, virus đi toàn cu




Vấn đề là đại dịch, như định nghĩa, đã lan rộng và còn lan rộng thêm. Trong bài phân tích "khó áp dụng cách ly ở các nước nghèo", Le Monde đưa độc giả đi một vòng Ấn Độ và châu Phi. Làm sao giúp các nước này ?  Vấn nạn nằm ở điều mà người ta gọi là thế giới đa cực. Làm sao giúp các nước này ? Liên Hiệp Quốc quản lý nhưng tiền lại do các thành viên đóng góp.
Nước Mỹ của Donald Trump  co cụm, cắt giảm ngân sách nhân đạo, Trung Cộng  của Tập Cận Bình chiếm khoảng trống Mỹ để lại để gây ảnh hưởng quốc tế, trong khi châu Âu chật vật duy trì vị thế của mình. Trong khi đó, virus không chờ ai cả, nó đang toàn cầu hóa.
Định vị người mang siêu vi để chận dịch, đừng hiểu lầm Đài Loan và Nam Hàn
Pháp có nên áp dụng phuơng pháp phản tự do này không ? Đây là vấn đề đang được tranh luận trong bối cảnh sau hơn hai tuần hạn chế tự do đi lại mà số người bị lây nhiễm không giảm. Đây là chủ đề chính trên nhật báo Le Figaro.
Vào lúc chính phủ Pháp bị chỉ trích phản ứng kém, tựa của hầu hết các báo hôm nay, Le Figaro đặt vấn đề then chốt: có nên dùng biện pháp theo dõi đường đi nước bước của một người được xét nghiệm có nhiệm siêu vi Corona chủng mới hay không ?
Biện pháp này được tiến hành ngay từ đầu tại Nam Hàn, Đài Loan và Singapore song song với xét nghiệm đại trà và đã cho phép ngăn chận dịch lây lan.
Nhưng theo dõi một công dân, xem họ tiếp xúc với ai, đi đâu, làm gì, đặt ra vấn đề đạo lý và luật pháp. Thủ tướng Pháp nói đến khả năng sử dụng biện pháp theo dõi nhưng phải được đương sự tự nguyện.
Giáo sư bác sĩ Antoine Falahault nhắc khéo đừng tưởng lầm là các chính quyền thực hiện những biện pháp trói buộc "hợp với văn hóa Á châu". Trên thực tế, họ áp dụng "biện pháp ít xấu nhất" hầu "tránh gây đớn đau nhất cho kinh tế và con người qua biện pháp phong tỏa triệt để toàn quốc".  Đã đến lúc nước Pháp phải lựa chọn. Thật ra, không phải các biện pháp chống dịch của Đài Loan hay Nam Hàn làm dân Pháp do dự.

Đã đến lúc Pháp phải lựa chọn




Tính xa hơn nữa, không muốn các quyền tự do bị hạn chế một cách tùy tiện như chuyện giới hạn tốc độ trên các quốc lộ, triết gia Gaspard  Koenig, sáng lập viên Thế Hệ Tự Do, lên án xu hướng mà ông gọi là "hiện tượng hâm mộ chế độ độc đoán và độc quyền thông tin của Trung Cộng ". Nếu phải hy sinh một số quyền tự do để chống dịch thì các quyền này phải được tái lập "toàn vẹn" một khi khủng hoảng chấm dứt .
Bài xã luận "không nên ngăn cấm" của Le Figaro khuyến khích chính phủ can đảm: "Lãnh đạo là phải biết tiên liệu". Bất cứ giải pháp nào được chọn, kể cả theo dõi bệnh nhân qua điện thoại di động có định vị, cũng cần phải được tính toán, dự phòng ngay bây giờ.
Trong bầu không khí tang tóc của dịch Covid-19, Liberation mô tả "Paris và vùng phụ cận là quần đảo đau thương". Cho dù huy động các bác sĩ khắp nước về tiếp tay, các bệnh viện ở thủ đô thiếu giường đón tiếp các ca khẩn cấp. Thuốc men cũng bắt đầu khan hiếm. La Croix báo động "Châu Âu  lâm nạn lớn ". Trong cái rủi, có cái may vì "đây là cơ hội để Tây phương và cả thế giới rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hệ thống y tế cộng đồng.
Trước hết, một người Đức đã ý thức được rằng không một nước nào, đơn độc, có thể tự cứu được mình trong lúc đại dịch. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Layen đã lên tiếng xin lỗi dân Ý là không huy động các thành viên còn lại trợ giúp nước Ý trong lúc nguy nan. Bài học thứ hai là đem các cơ sở sản xuất dụng cụ y tế và thuốc men về châu Âu, không trao sinh mạng cho các hãng gia công Trung Cộng  hay Ấn Độ.

Chung Nam Sơn: Con rối của Tập Cận Bình




Hôm nay, Le Figaro cũng dành một bài về nhà bác sĩ Chung Nam Sơn, người hùng Trung Cộng  năm 2003, phát hiện siêu vi viêm phổi cấp tính SARS và công bố bất chấp lệnh cấm của Bắc Kinh.
Từ vài tháng gần đây, lập trường của Chung Nam Sơn "mềm nhũn" như bún, làm con rối cho chế độ Tập Cận Bình. Theo nhà phân tích độc lập Chen Dao Yin, ông Chung Nam Sơn không phải là một nhà khoa học đúng nghĩa. Ông  dùng uy tín trong vụ SARS để định hướng công luận nghi ngờ Hoa Kỳ là nơi phát xuất siêu vi corona chủng mới chứ không phải là từ Vũ Hán.
Nói chính xác, định mệnh của Chung Nam Sơn là số phận chung của các nhà khoa học trong thời Tập Cận Bình: "Một chuyên gia Trung Cộng  tôn trọng bổn phận phải biết im lặng" theo lệnh chính quyền .

Covid-19: Viruscorona chủng mới kỵ khí hậu nóng?



Ảnh minh họa : Người dân tận hưởng nắng ấm trước cổng Brandenburg, Berlin, Đức. Ảnh chụp ngày 04/04/2018 REUTERS - FABRIZIO BENSCH

Vào lúc đại dịch Covid-19 hoành hành dữ dội tại châu Âu và Bắc Mỹ, nơi khí hậu vẫn còn rất lạnh, một câu hỏi dưới dạng hy vọng đang được đặt ra : Liệu khí hậu nóng có thể làm giảm sức lây lan của con virus corona chủng mới có cái tên chính thức là SARS-CoV-2 hay không ? Từ ngày dịch bệnh bùng phát, nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra câu trả lời, nhưng chưa có kết luận dứt khoát.
Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 02/04/2020 đã giới thiệu một nghiên cứu mới nhất về tác động của khí hậu trên con virus corona do một nhóm nghiên cứu Pháp và Úc thuộc công ty tham vấn dịch tễ học Ausvet thực hiện. Công trình này cho rằng nhiệt độ ngoài trời từ 20 đến 30°C có khả năng giảm thiểu tuổi thọ và sức lây lan của con virus.
Công trình được công bố vào trung tuần tháng 03/2020 trên trang mạng medRxiv, tập hợp các nghiên cứu chưa được cộng đồng khoa học duyệt lại, cho nên chưa được xem là có giá trị khoa học.
Camille Lebarbenchon, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong môi trường hải đảo và nhiệt đới tại Đại Học La Réunion cho rằng đây là một công trình đáng được các kênh thẩm định giá trị khoa học chú ý xét duyệt vì có một số yếu tố dễ dẫn đến ngộ nhận, trong đó có vấn đề “khoảng thời gian nghiên cứu rất ngắn và số lượng nhỏ các trường hợp được phân tích”.
Các tác giả bản nghiên cứu cũng công nhận phần lớn các thiếu sót và giải thích rằng công trình nghiên cứu của họ chỉ nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp phong tỏa để tự bảo vệ chống virus, và không nên dựa vào khả năng nhiệt độ ấm lên để giảm đáng kể số lượng các ca lây nhiễm.
Virus thường, thậm chí virus SARS, rất kỵ thời tiết nóng và ẩm
Tuy nhiên, đối với Le Figaro, ý kiến về tác động kềm hãm của khí hậu nóng trên đà lây lan của con virus corona chủng mới không chỉ hay và hấp dẫn, mà còn dựa trên những thực tế khoa học đã được xác nhận.
Phần lớn các loại virus thường “sống” tốt hơn trong môi trường khí hậu lạnh, trong lúc mà khí hậu nóng, ẩm, với nhiều tia cực tím UV có thể giảm thời gian tồn tại của virus trên các mặt bằng. Chính yếu tố này giải thích cho hiện tượng có ít ca nhiễm virus cảm cúm trong mùa hè. Một ví dụ khác là virus bệnh viêm phổi cấp tính SARS chẳng hạn, một con virus rất gần với virus corona chủng mới, đã biến đi vào các ngày đẹp trời tháng 7/2003, 9 tháng sau khi xuất hiện.
Chuyên gia Camille Lebarbenchon tuy nhiên vẫn thận trọng: “Điều này đúng với nhiều loại virus, nhưng không phải là sự thật tuyệt đối. Nhiều trường hợp nhiễm virus của bệnh cúm Trung Đông MERS, cũng là một loại virus corona, truyền từ lạc đà sang người, vẫn được ghi nhận suốt năm ở Ả Rập Xê Út, một nơi mà khí hậu đặc biệt nóng”.
Virus của bệnh Covid-19 vẫn lưu hành tại những xứ nóng
Riêng đối với virus gây nên dịch Covid-19, đà lây lan từ nhiều tuần qua đã cho thấy là nhiệt độ không phải là cản lực. Theo ông Camille Lebarbenchon: “Còn quá sớm để khẳng định như vậy, nhưng người ta cũng thấy là dịch cũng lan nhanh ở Nam Phi  và châu Mỹ La Tinh”, hai vùng có khí hậu nóng.
Ở Pháp cũng vậy: Nhiều người đi nghỉ ở Ai Cập, khi trở về Pháp vào đầu tháng 3, đã bị xét nghiệm dương tính với virus corona, trong lúc nhiệt độ ở Ai Cập khá cao. Nếu hiện nay dịch Covid-19 có vẻ không mấy hung hăng ở Nam Bán Cầu và Châu Phi, đó có thể là vì hai vùng này bị nhiễm muộn màn hơn và việc xét nghiệm tiến hành chậm hơn.
Camille Lebarbenchon cuối cùng đưa ra kết luận: “Nếu con virus này thật sự bị sức nóng làm suy yếu, điều đó không có nghĩa nó sẽ biến mất vào mùa hè này. Nó sẽ đi theo cùng một con đường của virus cúm, lan xuống Nam Bán Cầu vào mùa đông ở khu vực đó, để rồi trở ngược lên phía bắc vào mùa thu”.
Theo chuyên gia này: “Có những yếu tố khác phải được lưu ý như mức độ miễn dịch của dân chúng và tiến trình chuyển hóa của con virus để đưa ra những dự đoán đáng tin cậy về sự lan truyền của Covid-19 trong những tháng tới.”

LH Châu Âu đề nghị 100 tỷ euro hỗ trợ người thất nghiệp



Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tại Bruxelles ngày 02/04/2020. POOL/AFP
Trong nỗ lực hỗ trợ các nước thành viên vượt qua khủng hoảng Covid-19, hôm qua, 02/04/2020, Ủy Ban Châu Âu thông báo đã đề nghị một ngân khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi lên tới 100 tỷ euro để các nước có thể chi trả cho bảo hiểm thất nghiệp, duy trì lao động trong và sau đại dịch.

Các nước thành viên đều đã có các chương trình hỗ trợ thất nghiệp tạm thời từ khi có khủng hoảng y tế. Với đề xuất mang tên gọi "SURE", Ủy Ban Châu Âu muốn giúp các nước có nguồn tài chính hỗ trợ người lao động bị tác động của đại dịch mất việc làm để có thể chi trả các hóa đơn trong cuộc sống và ổn định nền kinh tế.
Để có tiền cho các nước thành viên vay, Ủy Ban Châu Âu cũng phải đi vay trên thị trường tài chính, nhưng các nước thành viên sẽ chỉ phải trả lãi suất vay rất thấp.
Các khoản vay này dành trước tiên cho những nước có hoàn cảnh "khẩn cấp nhất". Đề xuất này sẽ được đưa ra trong cuộc họp qua video của các bộ trưởng Tài Chính EU vào ngày 07/04 tới.
Ủy Ban Châu Âu cũng đề nghị các nguồn quỹ hiện có sẽ hướng ưu tiên cho việc đối phó với khủng hoảng virus corona. Ngoài ra châu Âu đang dự trù một số hỗ trợ khác đối với nông dân và ngư dân của Liên Hiệp.
Đối với chương trình ngân sách 2021-2027 của Liên Hiệp, bà chủ tịch Ủy Ban Ursula von der Layen cho biết cần phải có một "kế hoạch Marshall" thực sự để bảo đảm tương lai của châu Âu. Kế hoạch Marshall là chương trình tín dụng rộng lớn của Mỹ cho các nước châu Âu vay để tái thiết đất nước sau Đệ Nhị Thế Chiến.

NATO không để khủng hoảng y tế biến thành đe dọa an ninh

Trong một bối cảnh đại dịch đang hoành hành rộng khắp châu Âu, hôm qua tại Buxelle diễn ra cuộc họp qua truyền hình ngoại trưởng của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, với sự tham dự của Bắc Macedonia, thành viên thứ 30 vừa chính thức gia nhập tổ chức.
Cuộc chiến chống dịch virus corona, không thể nằm ngoài sự quan tâm của NATO,nhưng vẫn còn nhiều mối đe dọa khác không được quên lãng, theo tổng thư ký của liên minh.  
Các ngoại trưởng của NATO đã  chào mừng  đại diện Bắc Macedonia, thành viên thứ 30 của tổ chức, lần đầu tiên tham dự cuộc họp qua màn hình. Các thành viên NATO nêu các vấn đề về mưu đồ của quân đội Nga và kế hoạch rút khỏi Afghanistan.
Mọi công việc của NATO ở cuộc họp này chứng tỏ đại dịch không tác động đến khả năng đưa ra các quyết định hay triển khai quân của liên minh nhằm bảo đảm an ninh chung của khối.
Jens Stoltenberg, tổng thư ký của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương phát biểu:
"Trách nhiệm hàng đầu của NATO là bảo đảm cuộc khủng hoảng y tế này không biến thành khủng hoảng an ninh. Trọng tâm nhiêm vụ của chúng ta là tiếp tục bảo đảm khả năng răn đe và phòng vệ hiệu quả ngay giữa lúc khủng hoảng y tế. Đây chính là điều chúng ta đang làm: Những nhiệm vụ, chiến dịch, phản ứng của NATO vẫn tiếp tục vì NATO được lập ra để đối phó với các khủng hoảng".
Tuy nhiên đại dịch vẫn là chủ đề bao trùm các cuộc thảo luận giữa các đồng minh. Các thành viên cố gắng tập hợp các công cụ chung có thể huy động chống lại dịch virus corona. Điều cốt yếu là phối hợp các phương tiện của lực lượng không quân khác nhau để lập các cầu hàng không.
NATO hầu như không có các phương tiện thiết bị riêng cho y tế ngoài các máy bay radar và các nước đồng minh cũng đều đã bắt đầu sử dụng các phương tiện quân sự trên quy mô quốc gia để chống dịch.

Sau Covid-19, phương Tây đối mặt với những « núi » nợ khổng lồ



Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Christine Lagarde. Ảnh chụp trên màn hình, tại thị trường chứng khoán Frankfurt, Đức, ngày 12/03/2020 REUTERS - Ralph Orlowski

Nước Pháp 45 tỷ euro, Ý 50 tỷ euro, Anh Quốc 34 tỷ bảng Anh,… và ấn tượng nhất là Hoa Kỳ 2.000 tỷ đô la. Những kế hoạch hỗ trợ kinh tế này sẽ đẩy các nước phương Tây vào một thời kỳ mắc những khoản nợ to lớn chưa từng có. Làm thế nào để đối phó ?
 Theo thẩm định của công ty dịch vụ tài chính Thụy Sĩ UBS, tổng giá trị các kế hoạch tái thiết kinh tế chiếm đến 2,6% tổng thu nhập toàn cầu (GDP), vượt xa con số 1,7% hồi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn tại một số nước như Hoa Kỳ (10%), Anh Quốc (8%)…
Ở châu Âu, viễn cảnh này sẽ còn đen tối hơn. Tại nhiều nước, nợ công vốn dĩ đã nặng giờ sẽ còn tăng vọt với các khoản hỗ trợ kinh tế được đề ra. Chẳng hạn như tại Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% của GDP, có nguy cơ tăng đến mức 181% từ đây đến cuối năm 2020. Nước Pháp cũng không sáng sủa hơn khi mức nợ công có thể tăng từ 101% lên 141% của GDP, hay Tây Ban Nha là 133%. Với những rủi ro này, mục tiêu chính thức của Liên Hiệp Châu Âu đặt ra là ở mức 60% của GDP xem như tan thành mây khói.
Làm thế nào để đối phó với tình trạng bùng phát nợ ? Trả lời báo Le Monde, nhà kinh tế học Marchel Alexandrovich tại Jefferies cho rằng tình hình không có gì đáng lo ngại trong ngắn hạn : Nếu lãi suất vẫn thấp, thậm chí là âm như hiện nay, việc hoàn nợ và lãi sẽ không đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Hoặc nếu tăng trưởng mạnh, tức là GDP tăng thì tỷ lệ nợ so với GDP sẽ giảm đi. Kịch bản thứ hai này đã từng xảy ra sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc.
Tuy nhiên, bà Helene Rey, trường London Business School lưu ý là « chiếc chìa khóa » để có được kết quả thần kỳ này là lòng tin đối với các Nhà nước, tính khả tín của các nước đi vay, nếu không, các chủ nợ có thể đòi mức lãi suất rất cao, khiến cho việc hoàn nợ còn thêm khó khăn, và có thể dẫn đến nguy cơ giá trị đồng tiền bị sụp đổ, dòng vốn bị thất thoát và Nhà nước bị phá sản.
Chỉ có điều tình hình ngày nay khác xa so với châu Âu thời hậu chiến. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 buộc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) phải ra tay cứu giúp các nước thành viên bằng cách mua trái phiếu của các nước thành viên. Trong khối đồng tiền chung euro, BCE hiện nắm giữ đến 1/4 nợ các nước.
Vậy châu Âu sẽ phải đối phó thế nào với đống « núi nợ » khổng lồ đó sau trận đại dịch ? Kinh tế gia trưởng Gilles Moec tại Axa cho rằng châu Âu có hai giải pháp. Thứ nhất là xóa nợ cho các nước thành viên. Điều này chắc chắn không thể xảy ra vì với BCE đây là một giải pháp « không chính thống » (heterodoxe).
Giải pháp thứ hai là « hãm không để cho nợ phình ra ». BCE có thể « triệt sản » số nợ đang nắm giữ bằng cách cho « tái đầu tư trong vòng 30 hay 50 năm tại những nước mắc nợ ».
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, phương thức « tiền tệ hóa » nợ công (các ngân hành trung ương tài trợ trực tiếp cho các chính phủ) cũng có những hạn chế. Việc nợ được chuyển thành tiền đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra một khối lượng lớn tiền tệ trên thị trường, có thể làm sụp đổ giá trị đồng nội tệ, dẫn đến tình trạng thất thoát dòng vốn.
Đó cũng là những gì từng xảy ra cho nước Pháp trong những năm 1950 sau một chuỗi chính sách hạ giá đồng tiền và hải quan buộc phải kiểm soát nghiêm ngặt nhằm ngăn chận việc tuồn vàng sang Thụy Sỹ.

 

Mỹ-Hàn vẫn đang đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng

Nam Hàn và Hoa Kỳ vẫn chưa đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mặc dù vẫn tiếp tục đàm phán “cấp cao”, Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết hôm thứ Năm, theo Yonhap.
Bộ này đưa ra tuyên bố trong bối cảnh có thông tin cho rằng Seoul và Washington đã tạm thời đạt được thỏa thuận chia sẻ chi phí duy trì hoạt động của lực lượng 28.500 quân nhân thuộc quân đội Mỹ tại Nam Hàn.
Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây đã có cuộc điện đàm nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng, một nguồn tin nói với Yonhap.


 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top