• Điểm Tin Ngày 24 tháng 3, 2020: Covid-19 làm kinh tế Mỹ điêu đứng

Tin Tức

Điểm Tin Ngày 24 tháng 3, 2020

Covid-19 làm kinh tế Mỹ điêu đứng


Covid-19 khiến các trục xa lộ vào thành phố Los Angeles- California vắng chưa từng thấy. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới cả ngàn tỷ đô la. REUTERS - LUCY NICHOLSON

(Minh Anh) Ngày 23/03/2020, kế hoạch hỗ trợ kinh tế 2.000 tỷ đô la do chính quyền Donald Trump đề xuất đã không đạt được đồng thuận ở Quốc Hội. Đảng Dân Chủ chỉ trích bản kế hoạch này không dành nhiều ngân sách để hỗ trợ các bệnh viện.

Kế hoạch cứu trợ kinh tế của chính quyền Trump chỉ đạt được có 49 trong số 60 phiếu cần thiết. Ngoài những chỉ trích thiếu hỗ trợ cho các bệnh viện, các nghị sĩ đảng Dân Chủ còn cho rằng dự thảo kế hoạch thiếu các ràng buộc đối với việc dành quỹ tài trợ cho các doanh nghiệp lớn. Ngay lập tức, đảng Cộng Hòa cáo buộc phe đối lập gây cản trở vào lúc đất nước trong giai đoạn khẩn cấp.

Covid-19 lan rộng bắt đầu gây ra những tác động kinh tế trên khắp nước Mỹ. Khủng hoảng dịch bệnh làm cho kinh tế bị dừng lại trong khi từ 10 năm qua Mỹ có mức tăng trưởng đều đặn. Các doanh nghiệp bị tê liệt, GDP sụt giảm mạnh. Theo Wall Street Journal, các ngành sản xuất có thể sẽ bị thiệt hại đến 1.500 tỷ đô la.

Nhiều ngành nghề như dệt may hay thương mại lo sợ không có khả năng vực dậy. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Thomas Philippon, trường đại học New York, điều đáng lo nhất là tình trạng thất nghiệp. Chính quyền Mỹ đã không có những biện pháp cần thiết đúng lúc như sắp xếp việc thất nghiệp tạm thời chẳng hạn. Hàng triệu lao động tạm bợ có nguy cơ mất việc. Các phân tích của hãng bảo hiểm Allianz cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ tăng và có thể vượt mức 6%.

Lo ngại trước những tác động kinh tế do dịch virus corona gây ra, tổng thống Mỹ muốn xem xét lại các biện pháp phong tỏa. Chủ nhân Nhà Trắng dường như nhắm đến việc mở lại nhà xưởng từ đây đến cuối tuần tới bất chấp các khuyến cáo của giới chuyên gia theo đó việc cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại có nguy cơ dẫn đến bùng nổ các ca nhiễm bệnh trong khi mà đất nước đã bị ảnh hưởng nặng nề.


Donald Trump : Chloroquine, lộc trời ban… nếu trị được coronavirus?

Sự nóng lòng này của tổng thống Hoa Kỳ còn được thấy rõ trong việc thông báo cho thử nghiệm rộng rãi thuốc Chloroquine, một loại thuốc dùng để chữa bệnh sốt rét trong khi giới y khoa Mỹ vẫn còn tỏ ra cẩn trọng về hiệu quả của loại thuốc này.
Mặc dù Anthony Fauci, lãnh đạo Viện Nhiễm trùng Quốc gia tỏ ra dè dặt về nghiên cứu tại Pháp về thuốc Chloroquine. Nhưng tổng thống Trump lại rất hồ hởi. Trên Twitter, ông quảng bá thuốc này và khẳng định rằng Chloroquine rất có thể sẽ được thử nghiệm trên một bình diện rộng đối với những bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Thông báo này được ông Donald Trump đưa ra vào thứ Hai, 23/03/2020 mà không có sự hiện diện của ông Anthony Fauci.
Ông nói : ‘Dưới sự điều hành của tôi, chính phủ liên bang làm việc để có được số lượng lớn thuốc Chloroquine. Chúng ta có đến 10 ngàn đơn vị, sẽ được phân phát cho rất nhiều người vào sáng thứ Ba ở New York. Chúng ta chưa biết rõ nhưng đây là một cơ may thật sự và điều này sẽ có một tác động thật sự. Đó rất có thể sẽ món quà trời ban nếu như thuốc có tác dụng. Điều này có cơ may làm thay đổi tình thế.

Hydroxychloroquine, hay plaquenil, một loại thuốc chữa bệnh sốt rét khác cũng sẽ được thử nghiệm ở New York. Nhưng một số bác sĩ Hoa Kỳ đã kêu gọi cẩn trọng : Việc dùng quá liều là nguy hiểm và phải tránh mọi giá việc tự mua thuốc uống. Một người Mỹ đã chết vì tự chữa bệnh bằng một loại thuốc cùng loại với chloroquine ».

Nhưng hôm qua, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran đã cho biết là theo khuyến cáo của Hội đồng cao cấp về y tế công cộng, thuốc chloroquine chống sốt rét chỉ được dùng để chữa trị những bệnh nhận đang bị những dạng bệnh nặng của virus corona, chứ không nên sử dụng cho những người có dạng bệnh nhẹ hơn. Họ khuyến cáo không nên sử dụng chloroquine cho đại chúng khi chưa có những kết quả chắc chắn về tác dụng của thuốc này trên VirusCorona.

Pháp đặt trong tình trạng khẩn cấp về y tế


Chống dịch Covid-19 : Tổng thống Macron chủ trì một cuộc họp tại điện Elysée. Ảnh ngày 23/03/2020. REUTERS – POOL
(Thanh Phương) Hôm nay, 24/03/2020, nước Pháp chính thức bước vào tình trạng khẩn cấp y tế trong hai tháng và rất có thể chính phủ sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, trước đây được ban hành cho đến cuối tháng 3.

Sau bốn ngày làm việc khẩn trương với số nghị sĩ rất hạn chế, hôm 22/03, Quốc Hội Pháp đã thông qua đạo luật về tình trạng khẩn cấp y tế. Được đăng trên Công Báo ngày 24/03/2020, đạo luật dự trù một chế độ “tình trạng khẩn cấp y tế”, dựa theo mô hình của tình trạng khẩn cấp chiếu theo một đạo luật năm 1955. Đạo luật này đã từng được áp dụng sau các vụ khủng bố tháng 11/2015.

Theo thông báo của bộ trưởng Y Tế Olivier Véran, tại Pháp, từ đầu dịch Covid-19 đến nay đã có 860 người chết và 2.082 bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức. Trong số các ca tử vong, hiện đã có đến 5 bác sĩ. Theo lời giáo sư Philippe Juvin, trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Georges-Pompidou ở Paris, tại vùng Paris, đã có “vài trăm” bác sĩ, y tá bị lây nhiễm virus corona. Đáng lo ngại không kém là trong một viện dưỡng lão ở tỉnh Vosges, miền đông nước Pháp, đã có đến 20 người chết có thể là do bệnh Covid-19. Từ mấy ngày qua, giới y tế rất lo ngại nguy cơ dịch bệnh hoành hành trong các viện dưỡng lão tại Pháp.  


Các biện pháp nghiêm ngặt hơn

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng tại Pháp, tối 23/03/2020, thủ tướng Edouard Philippe đã báo trước là lệnh phong tỏa toàn quốc có thể sẽ được kéo dài thêm vài tuần nữa. Thủ tướng Philippe loan báo một số biện phát siết chặt lệnh phong tỏa, chẳng hạn như chỉ được đưa con đi dạo hoặc chơi thể thao trong phạm vi 1 km chung quanh nhà, tối đa là một tiếng và mỗi ngày một lần. Kể từ nay cũng không được phép họp chợ ngoài trời, ngoại trừ ở một số vùng quê, chính quyền địa phương có thể xin cho phép họp chợ, nếu đây là nơi duy nhất mà người dân đến mua thức ăn.

Giới y tế cho tới nay vẫn đòi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa toàn diện, nhưng tổng thống Emmanuel Macron không đồng ý, vì ông cho rằng chỉ cần kiểm soát chặt chẽ hơn lệnh phong tỏa hiện nay. Hội đồng khoa học hôm nay sẽ lại cho ý kiến về lệnh phong tỏa này. Trước mắt, đã có khoảng 30 thành phố ở Pháp ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm để hạn chế hơn nữa nguy cơ lây lan.. 

Thủ tướng Pháp, Edouard Philippe  cho biết thêm.
“Nhiều người dân muốn bình thường trở lại, nhưng điều này không xảy ra sớm được. Các biện pháp phong tỏa có thể kéo dài thêm vài tuần”.
Pháp : 12 tỷ euro để cứu hệ thống bệnh viện công

Bác sĩ và nhân viên bệnh viện tuần hành kêu gọi chính phủ Pháp cung cấp thêm phương tiện, nhân viên cho các bệnh viện quá tải, ngày 14/11/2019 tại Paris, Pháp. REUTERS/Johanna Geron

Pháp là nước dành đến hơn 9% GDP cho hệ thống y tế công cộng. Tỷ lệ này thuộc hàng cao nhất trong khối các nước phát triển thuộc OCDE. Ngày 20/11/2019, chánh phủ Pháp thông báo một kế hoạch quy mô để cứu hệ thống y tế công được coi là một trong những mô hình "hiệu quả nhất, tốt nhất" của thế giới.
Thống kê của bộ Y Tế Pháp nêu lên những con số như sau : Số lượng bệnh nhân nhờ đến các dịch vụ cấp cứu của các bệnh viện năm 2016 cao gấp hai lần so với hai thập niên trước đó. Mỗi năm, dịch vụ này phải giải quyết thêm 3,5% ca. Khoa cấp cứu do vậy bị quá tải. Gần đây, truyền thông nhiều lần đưa tin về một số trường hợp, bệnh nhân tử vong trong lúc đợi điều trị ở khâu "cấp cứu". Dù gọi là "cấp cứu", bệnh nhân có khi phải đợi 12 giờ đồng hồ sau mới được vào khám.

Vấn đề thứ nhì, vẫn theo bộ Y Tế, là trong vòng 20 năm, hệ thống bệnh viện công của Pháp đã cắt giảm 100.000 giường bệnh. Dù vậy, hệ thống y tế của Pháp dự trù 6,5 giường điều trị cho 1.000 dân. Để so sánh, tại Thụy Sĩ, tỷ lệ này là 4,7/1.000.

Vấn đề thứ ba của hệ thống bệnh viện công là món nợ 30 tỷ euro. Khoản nợ này tăng 40% trong thời gian 10 năm trở lại đây. Trong cùng thời kỳ, đầu tư của các bệnh viện vào nhân sự, vào máy móc hay cơ sở hạ tầng giảm đi phân nửa. Với mức nợ 30 tỷ euro, hàng năm, hệ thống y tế công của Pháp phải trả gần 90 triệu euro tiền lãi, thay vì dùng số tiền nói trên để đầu tư cho bệnh viện.

Cũng vì để khai thông những khúc mắc đã tích lũy từ lâu, hôm 20/11/2019, thủ tướng Edouard Philippe và bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thông báo một kế hoạch "quy mô" để cứu hệ thống bệnh viện công. Các biện pháp đó gồm thứ nhất là chính phủ lãnh 1/3 số nợ của bệnh viện, một khoản tương đương với 10 tỷ euro từ nay tới cuối 2022. Thứ hai là tăng ngân sách gần 2 tỷ trong 3 năm sắp tới cho các bệnh viện công, cấp tiền thưởng cho một số các nhân viên y tế có thu nhập thấp.

Ấn Độ bắt đầu giới nghiêm quốc gia 21 ngày


Kể từ giữa đêm 24/3 quốc gia 1,3 tỉ dân Ấn Độ giới nghiêm cả nước và cấm mọi người ra đường 21 ngày toàn quốc. Những người ra đường lớn sẽ bị cảnh sát phạt đánh roi, thụt dầu, lăn dưới đất hoặc chổng mông lên trời. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi người dân biểu tình phản ứng lệnh giới nghiêm.

Tin tặc tấn công Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


Reuters dẫn nguồn tin riêng cho biết hôm thứ Hai (23/3) rằng, các tin tặc đã cố gắng đột nhập vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng này, trong khi đó, một quan chức WHO thông tin rằng số trường hợp tổ chức này bị tấn công mạng đã tăng gấp hơn hai lần.
Giám đốc cơ quan an ninh thông tin của WHO, ông Flavio Aggio, cho hay, các tin tặc chưa thành công trong các cuộc tấn công và cơ quan ông chưa nắm được nhiều thông tin về họ. Ông cho biết thêm, các cuộc tấn công mạng nhắm vào WHO đã tăng vọt kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.
WHO đã công bố một cảnh báo vào tháng trước nói rằng tin tặc đang tấn công cơ quan này để đánh cắp tiền và thông tin nhạy cảm.

Ca nhiễm virus Vũ Hán ở Ý có xu hướng giảm

Vào thứ Hai (23/3), số người nhiễm mới virus Vũ Hán ở Ý đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm ngày qua, làm dịu bớt căng thẳng cho các bệnh viện quá tải và mang đến ít nhiều hy vọng cho quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao nhất thế giới tính tới thời điểm này, theo SCMP.
Cơ quan y tế Ý hôm thứ Hai đã công bố 4.789 trường hợp nhiễm mới virus Vũ Hán sau 24 giờ, giảm từ mức 5.560 ca nhiễm mới vào Chủ nhật và mức 6.557 ca nhiễm nhiễm mới vào thứ Bảy.
Số ca nhập viện vì virus Vũ Hán thuộc vùng Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 ở Ý, cũng đã lần đầu tiên giảm.
“Hôm nay có lẽ là ngày đầu tiên có tín hiệu tích cực mà chúng tôi có trong tháng khó khăn và hết sức vất vả này”, ông Giulio Gallera, quan chức cấp cao của ngành y tế Lombardy, nói. “Đây chưa phải là lúc ca khúc khải hoàn, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy tia sáng cuối đường hầm”.

Anh phong tỏa toàn quốc, cấm tụ họp trên 2 người

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/TOjL6y3LwKX1N4m1I3NvrC1iuOF0ZX8v7xg2W6wVVfQN2rZi73aUCyfmZXPWntySN2-XNp3yCDIIsAqyMCVOIFp7PboG045B09lgXhPWsyhpd-GWTe8I=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-31-700x366.jpg
Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo lệnh phong tỏa vào đêm 23/3 
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 23/3 thông báo lệnh cấm người dân ra đường, trừ khi đi mua nhu yếu phẩm, công tác, cần chăm sóc y tế hoặc tập thể dục để ngăn dịch bệnh lây lan
Ngoài ra, thủ tướng Anh khuyến cáo mọi người không gặp gỡ bạn bè hoặc tránh gặp thân nhân nếu không sống cùng một nhà. Các đám cưới và các cuộc tụ họp lớn cũng sẽ bị hoãn, song đám tang vẫn được phép tổ chức. Các cửa hàng bán đồ không thiết yếu, sân chơi, thư viện, địa điểm tôn giáo phải đóng cửa. Các công viên vẫn được mở cho người dân tập thể dục nhưng không tập trung đông người.
“Chúng tôi không cho phép các cuộc tụ họp trên hai người ở nơi công cộng – ngoại trừ những sống cùng nhau… Chúng tôi sẽ liên tục xem xét các lệnh cấm này. Chúng tôi sẽ xem lại các biện pháp sau ba tuần, sẽ nới lỏng nếu bằng chứng cho thấy có thể làm việc đó”, ông Johnson cho hay.
Theo cập nhật của worldometer lúc 9h31 ngày 24/3 Anh ghi nhận 6.650 ca nhiễm virus Vũ Hán, trong đó 335 người đã tử vong.

Myanmar đã có người nhiễm virus Vũ Hán

Myanmar đã xác nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán vào cuối ngày thứ Hai (23/3), sau nhiều tuần quốc gia có 2.100 km đường biên giới với Trung Cộng , nơi khởi phát của loại virus gây chết người, không bị COVID-19 tấn công, theo AFP.
Bộ Y tế Myanmar cho biết, hai ca được xác nhận dương tính với nCoV là những người ở nước ngoài về. Trường hợp thứ nhất là một người đàn ông 36 tuổi trở về từ Mỹ, trường hợp thứ hai là một nam thanh niên 26 tuổi trở về từ Anh.
Trước khi ghi nhận các ca nhiễm virus Vũ Hán, chính phủ Myanmar từng nói rằng “lối sống và chế độ ăn uống” của người dân, bao gồm việc ít tiếp xúc thân thể và sử dụng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng, đã bảo vệ quốc gia trước đại dịch COVID-19.

Lào: 2 ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên

https://ci6.googleusercontent.com/proxy/uG-kq_Nm6amPheYdGyROAv4yvaCGHU5Rd4sxae8pkiacGi4Cr-bgRKtwBKAZDj43pFwvBYbYw6rFTGPOxPu_NduTtWNDSkTKKYt3zznyKqTiZALE65v8=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pjimage-34-700x366.jpg
Sân bay Luang Phrabang, Lào 
Laotian Times đưa tin, Thứ trưởng Y tế Lào Phouthone Muongpak hôm nay xác nhận hai ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên tại nước này trong một cuộc họp báo khẩn. Hai bệnh nhân gồm một nam nhân viên khách sạn 28 tuổi và một nữ hướng dẫn viên du lịch 36 tuổi, đều ở thủ đô Vientiane.
Ông Muongpak thông tin thêm, hai người này từng ra nước ngoài, làm việc với người ngoại quốc và hiện được điều trị tại bệnh viện.

Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp từ 26/3

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha hôm nay thông báo, Thái Lan sẽ chuyển sang tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng 1 tháng kể từ ngày 26/3, trong bối cảnh số ca nhiễm virus Vũ Hán tại quốc gia đang tăng nhanh.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép Thủ tướng Prayuth có quyền hành pháp để công bố thêm các biện pháp nhằm ứng phó dịch viêm phổi Vũ Hán, trong đó có trao thêm thẩm quyền cho các quan chức phụ trách, cho phép lập các chốt kiểm tra nhằm hạn chế hoạt động di chuyển của người dân trong giai đoạn dịch bùng phát. Chi tiết về các biện pháp sẽ được công bố sau.
Giới chức Thái Lan hôm nay thông báo có thêm 106 ca nhiễm bệnh và 3 ca tử vong mới, nâng tổng số ca lên lần lượt là 822 và 4.

Số ca nhiễm ở Đài Loan vượt 200

Reuters đưa tin, Chính phủ Đài Loan hôm nay ghi nhận thêm 20 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán, nâng tổng số ca nhiễm lên 215. Tất cả các ca nhiễm mới này đều là “ngoại nhập”, người bệnh đã đi tới các quốc gia bao gồm Anh, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Hiện đã có 2 người ở Đài Loan tử vong vì dịch bệnh.

Đức tuyên bố ‘thắt lưng buộc bụng’ hậu COVID-19

Phát biểu trên đài truyền hình ZDF ngày 24/3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier phát biểu trên đài truyền hình ZDF ngày 24/3 rằng, Đức sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiết kiệm sau khi vượt qua dịch bệnh.
Khi khủng hoảng COVID-19 đi qua, chúng tôi hy vọng điều này xảy ra trong vài tháng nữa, chúng ta sẽ trở lại chính sách thắt lưng buộc bụng và càng sớm càng tốt, trở lại chính sách ngân sách cân bằng”, Reuters dẫn lời ông Altmaier, thêm rằng nước Đức đang sử dụng tiền dựa trên những “điều kiện thuận lợi của thị trường vốn”.
“Điều kiện chỉ thuận lợi khi người dân tin tưởng vào chúng tôi, tin tưởng rằng chúng tôi sẽ chỉ làm điều cần thiết”, ông nói.

Cựu chiến lược gia Nhà Trắng gọi COVID-19 là ‘virus CCP’- (Virus Chinese Communist Party)

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/w0I4QEEGR3zs8BJfO3q2qzZFS7jh2iqRrff3vZQKr954rDTQGdK6-fiqxVy0a9WYEOl_KujzAHbXy788DyrU4CWxR95W5-SvqOoR-YXlF2zYPUB9Gqxk_0-rLw=s0-d-e1-ft#https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/chien-luoc-gia-700x366.jpg
Cựu chiến lược gia Steve Bannon trả lời phỏng vấn chương trình Sunday Morning Features trên đài Fox News ngày 22/3
Ông Stephen K. Bannon, cựu chiến lược gia Nhà Trắng, khi được phỏng vấn trong một chương trình của đài Fox News sáng ngày 22/3, đã gọi virus corona chủng mới gây đại dịch COVID-19 là “virus CCP” tức “virus Đảng Cộng sản Trung Cộng ” (Đảng Cộng sản Trung Cộng viết tắt là CCP theo nghĩa tiếng Anh).
Ông Bannon từng là phó chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs và được tín nhiệm vì đã giúp Tổng thống Trump thắng cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Gần đây, ông được phỏng vấn trong chương trình Sunday Morning Futures của đài Fox News. 
Khi người dẫn chương trình hỏi liệu ông có cho rằng hệ thống y tế của Hoa Kỳ đang trên bờ vực quá tải không, ông Bannon trả lời: “Đây là một cuộc chiến” và nhắc đến virus corna chủng mới là “virus CCP”. 
“Virus CCP mà ĐCSTQ tung ra trên thế giới hiện sắp có nguy cơ phá hủy hệ thống y tế của New York. Đó là lý do vì sao Tổng thống Trump và Thống đốc Cuomo đều đang tham gia. Mọi thiết bị, tàu bệnh viện của Hải quân, Quân đoàn Kỹ sư Quân đội… họ đều đang tham gia”, ông cho biết. 
Không rõ ông Bannon có ngụ ý cho rằng virus corona chủng mới là sản phẩm nhân tạo của các quan chức ĐCSTQ, hay đơn giản ông nhận định tình huống bệnh dịch hiện nay là do sự thờ ơ và ém nhẹm thông tin của ĐCSTQ. 
Ông Bannon chia sẻ ông tin tưởng rằng Tổng thống Trump đã tạo nên nền kinh tế Mỹ thịnh vượng và Tổng thống có thể khắc phục những tác động kinh tế mà đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Trước khi phục vụ tại Nhà Trắng với tư cách là Chiến lược gia của Tổng thống Trump, ông Bannon từng là Phó Chủ tịch của Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs, và vào năm 1993 ông từng là Quyền Giám đốc của Biosphere 2, một cơ sở nghiên cứu “Khoa học hệ thống Trái đất” của Hoa Kỳ.

Tiểu bang Texas và Ohio cấm phá thai

Tiểu bang Texas sẽ cấm hầu hết các trường hợp phá thai. Bộ trưởng Tư Pháp của tiểu bang Texas, ông Ken Paxton, hôm thứ Hai (23/3) nói rằng lệnh ban hành vào cuối tuần qua của Thống đốc Greg Abbott cấm bất kỳ “hình thức phá thai nào không cần thiết về mặt y tế để bảo vệ tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ”.
Nếu ai không tuân thủ lệnh này có thể bị phạt tới 1.000 USD hoặc ngồi tù 180 ngày, ông Paxton nói. “Không ai được miễn trừ khỏi lệnh điều hành của thống đốc đối với các ca phẫu thuật và thủ tục không cần thiết về mặt y tế, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phá thai”, ông Paxton nói. “Những người vi phạm lệnh của thống đốc sẽ bị xử lý theo luật”.
Ở tiểu bang Ohio cũng đã thực hiện điều tương tự. Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tư Pháp Dave Yost của Ohio, Cộng hòa, đã gửi công văn tới các dịch vụ phá thai để yêu cầu chấm dứt hành động bị lên án trong văn hóa truyền thống phương Tây.







 
Kiều Mỹ Duyên, Một Chuyến Đi Đầy Nước Mắt: Thăm Viếng Người Cùi Ở Việt Nam
  Ngày 26/11/2024, phái đoàn "Hội Bạn Người Cùi" lên máy bay ở phi trường Los Angeles về Việt Nam thăm viếng làng cùi ở Việt Nam. Phái đoàn gồm có: Hải Quân Trung Tá linh mục Đặng Văn Chín- linh mục linh hướng của Hội Bạn Người Cùi, ông Lê Quang và vợ- cô Tuyết Nguyễn, bà Nguyễn Thị Soi, bà Vũ Tuyết Giang, ông Lê Khoa- thương gia trẻ thành đạt và vợ- cô Bình Nguyễn, Lê Thanh Phong và vợ- cô Trần Thị Tuyết Hằng, nghệ sĩ Chí Tâm và Kiều Mỹ Duyên.          Khi phái đoàn đến Sài Gòn, Mẹ Bề Trên thuộc dòng Mến Thánh Giá- dì Bảy Phụng (em ruột của Đức Ông Nguyễn Văn Phương- nguyên chánh văn phòng bộ truyền giáo Tòa Thánh Vatican- bây giờ đang ở Vĩnh Long), đón tiếp một cách nồng nhiệt ở nhà dòng Phú Nhuận.
Tòa soạn
Do công ty Saigon News LLC thực hiện
Editor-in-chief: HOÀNG DƯỢC THẢO
Director of Marketing: ANDY TRƯƠNG
Với sự cộng tác của: LÊ TẤT ĐIỀU, HOÀNG NGỌC NGUYÊN, NGUYỄN THỊ CỎ MAY, TRẦN TRỌNG HẢI.

Email: saigonweeklyonline@gmail.com

Thư từ bài vở: 702-389-5729

Quảng cáo: 702-630-0234

702-426-4404

Hotline: 702-426-4404

back top